Đây là bài của GS Trần Chung Ngọc nói về vụ án Nguyễn Văn Lý, Trelang mang về đây cho anh em đọc. Bài tuy cũ nhưng giá trị của nó vẫn còn nguyên tính thời sự, trong bối cảnh gần đây những cái lều rân trủ đang cố gắng bám vào cái mác Ki Tô để hù dọa chính quyền.
Bài viết hay và dài, cần kiên nhẫn thưởng thức.
Hoan nghênh những lời bình độc đáo!
VỤ ÁN NGUYỄN VĂN LÝ
Trần Chung Ngọc
nguồn http://giaodiemonline.com/2007/04/vuan.htm
http://sachhiem.net/TCN/TCNdt/TCNdt0.php
| ||
Vụ án Nguyễn Văn Lý [trong bài này tôi không viết lên chức vụ Linh mục của Nguyễn Văn Lý vì người bị truy tố trước tòa án không phải là “linh mục Nguyễn Văn Lý” mà là một công dân Việt Nam bị cáo là phạm tội vi phạm luật pháp quốc gia, và tôi cũng tin rằng công an Huế không bao giờ lại bắt giữ và truy tố một “Chúa thứ hai” (alter christus) trong người tràn đầy Thánh Linh của giáo hội Công giáo. Vả chăng, trước vành móng ngựa không có linh mục, không có địa vị, chức tước v..v.., chỉ có bị cáo trước quan tòa với một cáo trạng] đã làm sôi nổi dư luận hải ngoại vì tấm ảnh “bịt miệng”, tuy rằng chẳng có ai đặt vấn đề tại sao công an phải bịt miệng Nguyễn Văn Lý.
Đúng như Matt Steinglass đã nhận định ở Huế ngày 30 tháng 3, 2007: ;“Cũng tương tự như những vụ án trước đây, phiên tòa xử Linh mục Nguyễn Văn Lý hôm thứ sáu đã gặp phải sự chỉ trích dữ dội của các nhà tranh đấu cho dân chủ Việt Nam ở hải ngoại cùng với các tổ chức nhân quyền quốc tế.”
Cho nên, trên những diễn đàn truyền thông hải ngoại chúng ta thấy xuất hiện những bình luận gia nhà nghề quen thuộc rất nổi tiếng, tiếng gì thì còn tùy theo quan điểm mỗi người, như Bùi Tín, Đoàn Viết Hoạt, Nguyễn Thanh Hiệp, Ngô Nhân Dụng, Minh Võ, Trần Phong Vũ, Lưu Vũ, Thông Luận, Quê Mẹ v..v.. và một số không nhỏ những tên tuổi không có ai biết đến, lên tiếng phê bình, bình luận và lẽ dĩ nhiên đồng thanh kết tội chính quyền là đã đàn áp, bịt miệng giữa tòa một ngôi sao không đồng chính kiến với chính quyền và đang tranh đấu cho tự do, dân chủ. Hình ảnh “bịt miệng” đã được khai thác triệt để và tối đa, để “chứng minh” hơn 80 triệu người dân Việt Nam đang sống trong ngục tù “cộng sản vô thần” [Voltaire: “Vô Thần là thói xấu của một số ít những người thông minh” (Atheism is the vice of a few intelligent people)] , không có tự do tôn giáo [của mấy vị tu sĩ], và những tiếng nói thần thánh cho tự do dân chủ đều bị công an bịt miệng.
Chỉ có điều, tất cả những nhân vật nổi danh này, cộng với vài chính khách hạng hai, hạng ba, hay viên chức của vài tổ chức nhân quyền quốc tế đều sống ở nước ngoài, không có mặt khi công an vào lục xét tư gia của Nguyễn Văn Lý, và cũng không có mặt nơi tòa án khi xử Nguyễn Văn Lý. Cho nên những lời phê bình hay bình luận hay gì gì đi chăng nữa chẳng qua chỉ là dựa theo những thông tin đưa ra từ trong nước, và từ đó chỉ dựa vào một án lệnh, một bức hình, rồi đưa ra ý kiến, nhận định, lên án v..v.. không mấy xa lạ với những ý kiến, nhận định, lên án mà họ đã từng đưa ra rất nhiều lần trước đây. Chuyện gì thì cũng phải có đầu có đuôi, bỏ đầu chỉ lấy đuôi làm phần diễn giải riêng tư thì có vẻ hơi thiếu lương thiện, nhất là về một vụ án làm sôi nổi dư luận quần chúng.
Cá nhân tôi cũng vậy, sống ở nước ngoài, không phải là một nhân chứng trực tiếp những biến cố xung quanh vụ án Nguyễn Văn Lý. Do đó, để tìm hiểu vụ án, tôi không có thông tin nào khác ngoài những thông tin tôi lấy được trên Internet. Làm công việc này tôi bắt buộc phải ghé qua một số trang nhà mà tôi chưa từng có thì giờ vào đọc. Ngoài ra, nhìn tấm ảnh “bịt miệng”, tôi, cũng như mọi người chỉ nhìn thấy tấm hình, không khỏi không nghĩ: “Ủa! sao lại có một hành động vô ý thức như vậy? Nếu muốn bịt miệng bị cáo thì tốt hơn hết là lấy băng keo dán lên miệng, tại sao phải dùng đến một công an dùng tay để bịt miệng, không cho bị cáo nói?”, do đó tôi cố tìm hiểu nguyên nhân, vì tôi cho rằng “bịt miệng” không đơn giản chỉ là “bịt miệng”.
Đọc những thông tin đây đó trên Internet tôi khám phá ra là vụ án có vài “bí ẩn” và cảm thấy có lẽ cũng thích thú trong sự phân tích những biến cố xung quanh vụ án, trình bày từ đầu tới đuôi vụ án qua những thông tin lượm lặt được.. Gọi là bí ẩn cho vui chứ thật ra, chẳng có gì là bí ẩn cả, tôi gọi vậy vì đây là những điều rất ít được bàn đến, nếu không muốn nói là tránh né, bỏ qua trên hầu hết các diễn đàn hải ngoại. Những bí ẩn này là:
Trong 5 điều bí ẩn trên thì đọc những ý kiến, bình luận, lên án v..v.. trên diễn đàn hải ngoại, các bình luận gia vô thượng thiên tài hầu hết chỉ dùng đến điều thứ 5, và còn bỏ đi hai chữ “tại sao”. Tôi tự hỏi, 4 điều trên có cần phải quan tâm đến hay không, và có liên quan gì đến vụ án không? Riêng tôi thì tôi cho là có, mà 4 điều đó còn là những chi tiết quan trọng giúp chúng ta hiểu rõ vụ án hơn. Vậy thì bài viết này không ngoài mục đích trình bày cùng độc giả tạm gọi là trung thực các sự cố xung quanh vụ án Nguyễn Văn Lý, để bổ túc miễn phí cho những thông tin cố ý thiếu sót trong hầu hết những bài tôi đã đọc trên Internet.
Về câu hỏi thứ nhất: “Công an Huế đã tịch thu những gì từ tư gia của Nguyễn Văn Lý?”. Đọc trên Internet, tôi chỉ biết được từ vài nguồn thông tin khác nhau những chi tiết như sau :
- “tịch thu 5 máy vi tính, nhiều simcards và mấy chục kilô tài liệu.”
- “Tháng trước công an đã bố ráp tư gia của linh mục Nguyễn Văn Lý ở Huế. Họ đã tịch thu 6 máy điện toán và hơn 100 thẻ điện thoại di động.”
--“tịch thu hàng trăm tài liệu, 6 máy vi tính, 136 thẻ điện thoại tự động”
- Tại đây, đã thu được năm máy tính xách tay, một máy tính để bàn, sáu máy in, bảy điện thoại di động, 136 sim điện thoại di động và một số linh kiện, phương tiện khác dùng để in ấn, và hơn 200 kg tài liệu.
Số vật liệu tịch thu này đã được công khai dùng làm tang chứng trước tòa. Tôi không phải là một luật sư, nhưng với sự hiểu biết thông thường nhất, thì những chi tiết trên không thể bỏ qua trong các bài bình luận, nhận định hay kết luận về vụ án Nguyễn Văn Lý, vì đó là tất cả nguồn gốc của vụ án. Nhưng tiếc thay, trong các bài nhận định, bình luận, lên án [lẽ dĩ nhiên là để lên án chính quyền] của các bậc vô thượng thiên tài, những chi tiết then chốt này thường được bỏ qua và người ta đi ngay vào kết quả của vụ án và lên án [lẽ dĩ nhiên là để lên án chính quyền], nghĩa là chỉ nhận định, bình luận, lên án dựa vào cái mẩu đuôi của vụ án. Ở đây, tôi chỉ đặt vấn đề lương thiện trí thức phù hợp với những tiêu chuẩn cần phải có trong một bài bình luận một vụ án, và chỉ có thế thôi. Tôi xin nhắc lại, bài phân tích của tôi thuần túy chỉ dựa trên những thông tin trên Internet, không phải là để bênh vực hay chống đối bất cứ ai. Lẽ dĩ nhiên, tôi không thể tránh được việc bày tỏ một số nhận định, ý kiến cá nhân, nhưng tất cả đều dựa trên các sự kiện.
Trong khi các bình luận gia chuyên nghiệp trên không có ai thắc mắc gì về những chi tiết về số tài liệu bị tịch thu này, và những gì chứa trong đó, thì lôgic và hiểu biết thông thường (common sense) hiện ngay ra một thắc mắc: Một mình Nguyễn Văn Lý phải cần tới 5, 6 máy vi tính, 136 thẻ điện thoại di động, sáu máy in, 7 điện thoại di động để làm gì? để tranh đấu cho dân chủ? Lẽ dĩ nhiên, có bao nhiêu máy vi tính, có bao nhiêu thẻ điện thoại v..v.., là quyền tự do của cá nhân. Nhưng cái gì có vẻ không bình thường, không hợp với lôgíc, tất nhiên sẽ đưa đến nhiều nghi vấn. Thường thì mỗi cá nhân chúng ta chỉ cần một desktop, một laptop, và một điện thoại là đủ làm mọi việc chúng ta muốn làm, trừ Bill Gates thì không phải là 5, 6 mà là 5, 6 trăm. Tôi nghĩ đến một trụ sở hoạt động của một nhóm hơn là một tư gia của một cá nhân. Ý nghĩ này phù hợp với thông tin trên www.foxnews.com: “Một công tố viên nói Lý đã biến phòng ngủ của mình thành tổng hành dinh của những đảng chính trị chống đối chính quyền.” (“Ly turned his bedroom into the headquarters of political parties opposing the government," one of the prosecutors said.)
Đặc biệt hơn nữa, Nguyễn Văn Lý không phải là một người như mọi thường dân khác, mà là người đã có tiền án, đang bị quản chế, canh chừng vì những hoạt động khi trước. Nhưng đây chỉ là những thắc mắc cá nhân, không phải để suy diễn vô trách nhiệm về những hoạt động thực sự của Nguyễn Văn Lý. Tôi không loại bỏ trường hợp Nguyễn Văn Lý là một “collector”, có tiền [tiền lương của linh mục, tiền của giáo dân nghèo đóng góp, tiền ở hải ngoại gửi về để tranh đấu cho tự do, dân chủ v..v.. ??], và thích chơi computer, thích chơi phonecards, thích chơi máy in v..v.. cũng như có nhiều người thích chơi tem, chơi baseball cards, chơi đồ cổ... và chơi xấu v..v... Trường hợp này có xác suất bằng bao nhiêu, xin để độc giả đưa ra con số.
Nhưng tới đây thì lại phải sang câu hỏi thứ hai: “Có những gì trong những máy vi tính và tài liệu tịch thu?” Tôi không biết và cả những bình luận gia thuộc loại vô thượng thiên tài ở hải ngoại cũng không biết. Cho nên tôi đành phải đoán mò vậy, nhưng không hẳn là mò, vì chúng ta có thể mường tượng được có những gì trong những tài liệu tịch thu qua bản cáo trạng của chính quyền Huế và một số nhận định trên Internet. Sau đây là một thông tin tạm gọi là đầy đủ trên Internet:
Ðêm 18-2, lực lượng Công an tỉnh Thừa Thiên-Huế đã quyết định kiểm tra hành chính nơi ở của Nguyễn Văn Lý trước sự chứng kiến của đại diện chính quyền cơ sở, Tòa Tổng Giám mục Huế và một số người dân. Tại đây, đã thu được năm máy tính xách tay, một máy tính để bàn đều đang kết nối in-tơ-nét thông qua máy điện thoại di động. Trong ổ cứng của các máy tính đều đang chứa các tài liệu phản động. Ngoài ra, còn thu được sáu máy in, bảy điện thoại di động, 136 sim điện thoại di động và một số linh kiện, phương tiện khác mà Nguyễn Văn Lý dùng để in ấn, tán phát tài liệu phản động. Tại phòng ngủ của Nguyễn Văn Lý, lực lượng công an thu được hơn 200 kg tài liệu liên quan việc thành lập, công bố các tổ chức phản động.
Bây giờ thì những bí ẩn đã dần dần sáng tỏ, và chúng ta đã có câu trả lời cho câu hỏi thứ ba: dựa vào những gì mà công an Huế bắt giữ và truy tố Nguyễn Văn Lý ra tòa? Thật ra, qua mẩu thông tin ở trên, câu trả lời đã có trong câu hỏi, nhưng để đi thêm vào chi tiết, tôi lại phải dùng những thông tin khác trên Internet:
- “Lý không chấp hành lệnh quản chế, ngoan cố cấu kết với những thế lực phản động trong và ngoài nước để chống phá chính quyền nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.”
- “Với những tài liệu thu được và lời khai của các đối tượng, cơ quan công an đã có đủ chứng cứ khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Nguyễn Văn Lý theo tội danh được quy định tại điểm C, khoản 1, Ðiều 88 Bộ Luật hình sự, "Làm ra, tàng trữ, lưu hành các tài liệu có nội dung chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam".
Giáo sư Thayler nhận định:
- Việt Nam đã thấy xuất hiện một mạng lưới chống đối tranh đấu cho dân chủ chưa từng thấy tại Việt Nam. Linh mục Nguyễn Văn Lý nằm trong mạng lưới này và tội chính của ông là đã liên lạc với người Việt ở nước ngoài và các tổ chức mà chế độ coi là thù nghịch.
Matt Steinglass:
- Linh mục Lý đã xuất bản một tờ báo bị cấm và giúp thành lập Đảng Thăng Tiến Việt Nam như một đảng thay thế Đảng Cộng sản cầm quyền của Việt Nam. Các bị cáo bị kết tội tuyên truyền chống phá nhà nước Việt Nam. Trong những năm qua họ đã xuất bản một tờ báo độc lập có tên “Tự do Ngôn luận”. Năm ngoái họ đã thành lập đảng Thăng Tiến Việt Nam như một đảng thay thế, một đảng không theo chủ nghĩa cộng sản.
Bản tin của AP trích lời thẩm phán Bùi Quốc Hiệp nói rằng linh mục Lý “đáng bị xử phạt nặng” vì những nỗ lực tổ chức tẩy chay cuộc bầu cử quốc hội sắp tới, thành lập đảng chính trị bất hợp pháp, và âm mưu lật đổ chính phủ.
Trong khi đó bản tin của AFP trích lời công tố viên Trần Lý Thảo nói rằng hành động của linh mục Lý là một “sự vi phạm vô cùng nguy hiểm đối với an ninh quốc gia” và cũng vi phạm các qui định của nhà thờ.
Các công tố viên cũng nói rằng linh mục Lý khai với cảnh sát rằng ông “làm việc ngày đêm” để soạn thảo tài liệu chống chính phủ.
[Chúng ta nên để ý những nhóm chữ sau đây: “xuất bản một tờ báo bị cấm”; “ một đảng thay thế Đảng Cộng sản”; “nỗ lực tổ chức tẩy chay cuộc bầu cử quốc hội sắp tới“ [Đây cũng là sự hô hào trên một số trang nhà ở hải ngoại.] ““làm việc ngày đêm” để soạn thảo tài liệu chống chính phủ”.]
Phóng viên đài Á Châu Tự Do, trong cuộc phỏng vấn Luật sư Trần Thanh Hiệp đã đưa ra hai câu hỏi:
Câu hỏi thứ nhất: Để cho vấn đề sáng tỏ hơn, tôi xin phép đựơc đọc lại nguyên văn bản kết luận điều tra của công an về trường hợp của cha Lý: “nhiều hoạt động thu thập, soạn thảo, in ấn, tàng trữ, tán phát nhiều tài liệu có nội dung tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam như: xuyên tạc tự do tôn giáo hiện nay tại Việt Nam, xuyên tạc chính sách, pháp luật của Nhà nước, tuyên truyền kêu gọi người khác tẩy chay cuộc bầu cử quốc hội năm 2007 của Nhà nước CHXHCN Việt Nam; trực tiếp trả lời phỏng vấn các đài phản động nước ngoài với nội dung xuyên tạc, nói xấu Nhà nước CHXHCN Việt Nam..[…] chủ động mua sắm nhiều công cụ, phương tiện để thực hiện hành vi thu thập tin tức, soạn thảo, biên tập tài liệu có nội dung tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam, tàng trữ, tán phát những tài liệu này trên mạng Internet và trực tiếp đưa cho nhiều người khi đến gặp y tại 69 Phan Đình Phùng – TP Huế và một số địa phương khác...”
Tôi không muốn trích dẫn hay phê bình câu trả lời của Luật sư Trần Thanh Hiệp. Độc giả có thể đọc trên Internet. Đại khái là ông Hiệp cho rằng bản cáo trạng đã dựa vào bản kết luận điều tra của công an mà không chứng minh cụ thể được những bằng chứng cho nên không có giá trị. Nhưng có lẽ ông Luật sư chưa đọc những « Lời Chứng » của Nguyễn Văn Lý chia làm 3 giai đoạn, tất cả bằng chứng nằm trong đó ngoài những vật liệu tịch thu dùng làm tang chứng trong tòa.
Câu hỏi thứ 2: Có phải đó là điều mà Luật sư gọi là bắt giam bừa bãi? Ngoài ra cũng không thế chối cãi rằng linh mục Lý đã có rất nhiều hành động mà pháp luật hiện hành không cho phép. Luật sư nghĩ sao?
Trần Thanh Hiệp: Đó là vấn đề chính thống của chế độ nên không thể giải quyết bằng thứ pháp luật đã không còn giá trị chính thống nữa vì dân chúng đã không tự nguyện tuân phục pháp luật như trước. [Đó là câu trả lời của một luật sư: khi vài người dân (tổng quát hóa thành dân chúng gồm hơn 80 triệu dân là nói bậy) không tuân phục pháp luật thì pháp luật không còn giá trị?? Luật pháp không áp dụng được cho những người cương quyết “Em Chạ”. Vậy định nghĩa luật pháp của luật sư Trần Thanh Hiệp là như thế nào? Luật sư cũng còn khẳng định là Nguyễn Văn Lý vô tội. Ngồi ở Paris nói bậy thì ai nói cũng được]
Nhưng hiển nhiên vấn đề bắt giữ và truy tố Nguyễn Văn Lý nằm trong hai câu hỏi của phóng viên đài Á Châu Tự Do chứ không nằm trong những câu trả lời của luật sư Trần Thanh Hiệp.
Đến đây có lẽ chúng ta đã thấy được vài tia sáng trong vụ án Nguyễn Văn Lý nếu cặp mắt của chúng ta còn có thể nhìn thấy ánh sáng và trong đầu không còn điểm mù Quốc-Cộng. Bước tiếp theo là câu hỏi thứ tư: “Tại sao Vatican cũng như Hội Đồng Giám mục Việt Nam không lên tiếng bênh vực Nguyễn Văn Lý?”
Thoáng qua, chúng ta có thể không thấy sự liên hệ giữa câu hỏi này với vụ án Nguyễn Văn Lý, nhưng trên Internet có người đã đặt câu hỏi này, và tôi cũng nghĩ rằng đó cũng là một vấn đề chúng ta cần tìm hiểu, vì vị thế đặc biệt của Nguyễn Văn Lý trong định chế Công giáo hoàn vũ nói chung, giáo hội Công giáo Việt Nam nói riêng.
Sau đây là một số thông tin trên Internet mà tôi cho là có thể trả lời cho câu hỏi trên:
- GM Giuse Nguyễn Chí Linh, giáo phận Thanh Hóa, chủ tịch ủy ban giáo dân HĐGMVN tuyên bố, "chắc chắn người công giáo Việt Nam sẽ được tự do hơn trong việc tổ chức đời sống sinh hoạt tôn giáo của mình và chính sách tôn giáo của nhà nước sẽ cởi mở hơn." (UCAN, 30-01-2007; liendoanconggiao.org, 02-02-2007).
- TGM Sài-gòn, Hồng Y G.B. Phạm Minh Mẫn xem đây là "một thời điềm loan báo cho chúng ta hai cái tin vui. Tin vui thứ nhất là Viêt Nam và Vatican đang đồng hành trên một con đường, con đường đó là con đường đối thoại và hợp tác nhằm phục vụ cho sự sống phẩm giá của mọi người, đặc biệt là của người Việt Nam trên đất nước Việt Nam cũng như các nơi khác. Tin vui thứ hai là cả đôi bên đều bày tỏ thiện chí và quyết tâm tiến tới bang giao bình thường cũng nhằm phục vụ tốt hơn cho dân tộc Việt Nam cũng như cho dân Chúa tại Việt Nam" (VietCatholic News 12-02-2007).
- Một ngày trước khi phái đoàn Vatican đến Việt Nam để bàn chuyện bang giao và bổ nhiệm giám mục, ngày 04-03-2007, nhiều đài phát thanh quốc tế cho biết "linh mục phát ngôn viên" của Hồng Y Phạm Minh Mẫn, Tổng Giám Mục Sài-gòn, đã phát biểu "Cha Lý không tranh đấu cho tự do tôn giáo mà tranh đấu chung chung"
Như vậy, có thể nói Vatican cần bang giao với Việt Nam hơn là lên tiếng bênh vực Nguyễn Văn Lý, cũng như trong những vụ xử Nguyễn Văn Lý trước đây, Vatican và Hội Đồng Giám Mục Việt Nam cũng không lên tiếng.. Hơn nữa, nếu xét đến đủ mọi khía cạnh của vấn đề, thì Vatican và HĐGMVN không thể lên tiếng bênh vực Nguyễn Văn Lý, vì làm như vậy là đương nhiên ủng hộ những việc làm sai trái phi pháp của Nguyễn Văn Lý, nhất là những hành động bất xứng của Nguyễn Văn Lý ở tòa. Và nếu Vatican không lên tiếng thì tất nhiên Hội Đồng Giám Mục Việt Nam cũng không thể lên tiếng.
Ngoài ra, trong vụ lục xét tư gia của Nguyễn Văn Lý, ngoài sự chứng kiến của đại diện chính quyền cơ sở và một số người dân, còn có cả sự hiện diện của Đại Diện Tòa Tổng Giám mục Huế. Đây là một sự kiện khiến chúng ta phải suy nghĩ.
Và sau đây là một thông tin khác trên Internet:
- “Lực lượng công an hùng hổ đến bao vây, đột nhập Nhà Chung và Toà TGM Huế [chứ không phải là tư gia của Nguyễn Văn Lý???], đập phá tủ, lục soát, tịch thu máy vi tính, điện thoại, simcards và tài liệu của linh mục Nguyễn Văn Lý với sự "im lặng" đồng lỏa của Tổng Giám Mục Nguyễn Như Thể (im lặng là đồng ý?). Từ ngày 18-02-2007 cho đến ngày 24-02-2007 là ngày công an dùng vũ lực áp tải linh mục Nguyễn Văn Lý đem đi quản chế ở nhà thờ Bến Củi, TGM Nguyễn Như Thể chấp nhận cho cộng sản Việt Nam biến Nhà Chung và Tòa TGM Huế thành nhà tù giam giữ linh mục Nguyễn Văn Lý; sau đó, biến nhà thờ Bến Củi, nơi thờ phượng Thiên Chúa, thành nhà tù.”
Và bây giờ, chúng ta hãy sang đến câu hỏi chót: “Tại sao công an bịt miệng Nguyễn Văn Lý??”, và bịt miệng tới ba lần chứ không phải chỉ có một lần. Chúng ta lại phải lấy vài thông tin trên Internet:
- Khi chủ tọa phiên tòa đang đọc lời khai mạc thì Lm Lý phản đối bằng cách đọc to bài thơ "Tòa án Cộng sản VN" . Nhưng mới đọc được 4 câu đầu:
"Tòa án Cộng sản Việt Nam
Trò hề bỉ ổi ngàn năm chê cười Quan tòa một lũ đười ươi Tay sai nô bộc xử người nào đây..."
- Khi chủ tọa phiên tòa yêu cầu lấy lời khai từng bị cáo thì Lm Lý lại được đưa vào phòng xử. Cha lại phản đối bằng cách hét ho: "Đả đảo đảng Cộng sản! Đả đảo đảng Cộng sản!" và chuẩn bị tuyên bố Lời Chứng cuối cùng thì một công an nhào tới bịt miệng, hai công an lại vào lôi ra cách ly, và cha ở mãi trong đó cho đến hết phiên tòa.
Hi vọng luật sư Trần Thanh Hiệp có thể giải thích cho độc giả hành vi như vậy của Nguyễn Văn Lý là hành vi gì? Có thuộc loại “contempt of court” hay không? Hay là luật sư cho rằng vì Nguyễn Văn Lý không tuân phục luật pháp nên luật pháp không có giá trị và Nguyễn Văn Lý đương nhiên vô tội. Xin độc giả hiểu rằng sự phân tích vấn đề của tôi ở đây không có nghĩa là khẳng định Nguyễn Văn Lý có tội hay vô tội. Luận tội không phải là mục đích của bài phân tích này.
Có lẽ chúng ta cũng nên biết thế nào là “contempt of court”. Wikipedia encyclopedia giải thích như sau:
“Không tuân lệnh tòa, xúc phạm quan tòa” là phán quyết của tòa án trong bối cảnh của một cuộc xử án đối với một cá nhân bị coi là xúc phạm tòa, sự diễn tiến của tòa, và những quyền lực đã được trao cho tòa. Đó là biện pháp của quan tòa để áp đặt trên một cá nhân vì những hành động quá độ, một cách bừa bãi để làm rối loạn sự diễn tiến bình thường của cuộc xử án.
Bị cho là “Không tuân lệnh tòa, xúc phạm quan tòa” khi không tuân theo lệnh hợp pháp của tòa, tỏ sự bất kính đối với quan tòa, làm rối loạn cuộc xử qua những tác phong tầm thường. Một quan tòa có thể áp đặt những hình phạt như là phạt tiền hay giam tù người nào có tội “Không tuân lệnh tòa, xúc phạm quan tòa” .
(Contempt of court is a court ruling which, in the context of a court trial or hearing, deems an individual as holding contempt for the court, its process, and its invested powers. It is the highest remedy of a judge to impose sanctions on an individual for acts which excessively or in a wanton manner disrupt the normal process of a court hearing.
A finding of contempt of court may result from a failure to obey a lawful order of a court, showing disrespect for the judge, disruption of the proceedings through poor behavior A judge may impose sanctions such as a fine or jail for someone found guilty of contempt of court.)
(SH: xem phụ lục ở dưới: "Điều cần nói qua một bức ảnh")
Đọc lại những hành động của Nguyễn Văn Lý ở giữa tòa như trên tôi tự hỏi những hành động của Nguyễn Văn Lý đó có thích hợp với một người đã mang trên mình chức vụ “Chúa thứ hai” hay không? và có thể quy kết là “Không tuân lệnh tòa, xúc phạm quan tòa” hay không. Việc này xin để cho Hội Đồng Giám Mục Việt Nam và tòa quyết định.
Xin nhắc lại, thứ nhất: khi chủ tọa phiên tòa đang đọc lời khai mạc thì Nguyễn Văn Lý làm rối loạn tòa bằng cách đọc lên mấy câu thơ nhục mạ tòa và quan tòa??
Thứ nhì: khi chủ tọa phiên tòa yêu cầu lấy lời khai từng bị cáo thì Nguyễn Văn Lý lại làm rối loạn tòa, hô “Đả đảo đảng Cộng sản”?
Công an Thừa Thiên-Huế tịch thu tài liệu và dựa vào những bằng chứng trong đó đã khởi tố Nguyễn Văn Lý, chứ có phải Đảng Cộng Sản gồm 3 triệu đảng viên khởi tố Nguyễn Văn Lý đâu mà Nguyễn Văn Lý bất chấp tòa án hô “Đả đảo đảng Cộng sản” giữa tòa. Nếu muốn, Nguyễn Văn Lý có thể thuyết phục hoặc huy động giáo dân xuống đường và hô to khẩu hiệu “Đả đảo đảng Cộng sản” nhưng tuyệt đối không thể làm như vậy ở giữa tòa án vì đó là những hành động không thể chấp nhận được. Đó là lý do tại sao công an phải bịt miệng Nguyễn Văn Lý. Không phải là công an bịt miệng Nguyễn Văn Lý, không cho Nguyễn Văn Lý quyền tự biện trước tòa, hay quyền trả lời trước những câu hỏi, hay quyền bày tỏ ý kiến một cách ôn hòa, mà chỉ để ngăn Nguyễn Văn Lý khỏi tiếp tục có những hành động bất xứng mà không tòa án nào trên thế giới có thể chấp nhận được.
Ông Kenneth Chern, một nhà ngoại giao tại lãnh sự quán Hoa Kỳ ở Thành phố Hồ Chí Minh đã đọc một bản tuyên bố sau phiên xử như sau:
"Chúng tôi kêu gọi nhà cầm quyền Việt Nam cho phép các cá nhân được phép áp dụng quyền tự do bày tỏ ý kiến một cách ôn hòa mà không sợ bị kết tội "
Đây là một lời tuyên bố vô ý thức, ở xa nhìn qua bức hình “bịt miệng” và quy kết ngay là bị cáo không được quyền bày tỏ ý kiến một cách ôn hòa.. Xin hỏi, những hành động của Nguyễn Văn Lý trước tòa có phải là cách bày tỏ ý kiến một cách ôn hòa hay không? Ai nói là ôn hòa, xin mời lên tiếng. Ông Chern nợ chính quyền Việt Nam một lời xin lỗi vì lời tuyên bố hấp tấp thiếu thông tin của mình.
Tôi không hiểu tại sao, với những hành động vô lối có thể gọi là bất chấp chính quyền, bất chấp luật pháp như vậy mà lại có những người tự cho mình là trí thức và cả một số chính khách ngoại quốc lại lên tiếng ca tụng hành động có thể nói là điên rồ này. Chúng ta chống Cộng sản và vì chống Cộng sản cho nên chúng ta phải chấp nhận những hành động vô lối, phi lý của một linh mục, và cho đó là tranh đấu cho dân chủ hay sao?
Tin từ Bangkok (UCAN) viết:
- Những người Công giáo Việt Nam đã tỏ sự quan hoài vì một linh mục bị cầm tù vì tuyên truyền chống chính quyền và nói rằng họ thông cảm với sự đòi hỏi của ông ta cho tự do tôn giáo hơn nhưng bất chấp chính quyền thì thực là quá điên rồ.
(BANGKOK, Thailand (UCAN) – Catholics in Vietnam have expressed concern for a priest jailed for anti-government propaganda, saying they empathize with his quest for greater religious freedom but defying the government is foolhardy.)
- Một linh mục ở thành phố Hồ Chí Minh nói rằng ông ta được biết là gần đây Cha Lý đầu óc không được minh mẫn. Linh mục nói: Cha Lý “thực sự chỉ trích chính quyền mạnh mẽ, nhưng ông ta không có khả năng chính trị thực sự” Ông ta nhấn mạnh là tự do ở Việt Nam phải được hoạt động “ trong khuôn khổ luật pháp” và bất cứ người nào có những quan điểm chống chính quyền đều sẽ bị canh chừng. Ông ta nói thêm: “Không được khôn ngoan khi bầy tỏ những quan điểm chống cộng sản”
(A priest from Ho Chi Minh City said he was told Father Ly has not been mentally alert lately. Father Ly “really criticizes the government strongly, but he does not have the real ability for politics,” the priest said. He pointed out that freedom in Vietnam works “within a legal framework” and anyone who has views against the government will be watched. “It is not very wise to express anticommunist views,” he added.)
- Một linh mục ở thành phố Hồ Chí Minh e rằng đồng đạo của ông ta [Nguyễn Văn Lý] vì ở trong tù nhiều lần nên có ảnh hưởng đến đầu óc và hi vọng chính quyền sẽ giảm bản án sau này.
(A priest from Ho Chi Minh City feared his confrere’s being in prison many times “will affect his mind” and expressed hope the government may later reduce the sentence.)
Và trên nhandanvietnam.org có mẩu tin:
- Thượng nghị sĩ Sam Brownback khi vào trại giam gặp ông Lý đã có nhận xét: ông Lý là người không bình thường.
Trên đây tôi đã phân tích vụ án Nguyễn Văn Lý qua 5 câu hỏi then chốt liên quan đến vụ án. Trước khi bày tỏ nhận định và ý kiến riêng về vụ án này tôi tưởng cũng nên trích dẫn sau đây một số ý kiến khác thường trên Internet để chúng ta thấy rõ rằng dư luận hải ngoại không phải chỉ có một chiều.
Lê Đức Duy:
Anh Lưu Vũ: Nếu để gìn giữ an ninh và sự bình yên cho đất nước là một tội ác như anh nói, thì trên thế giới này tội ác hiện diện muôn nơi. Kể cả những nơi dựng tượng thần Tự do đó anh ơi. Quan niệm tự do mỗi xứ mỗi khác, tùy thuộc vào đặc thù của dân tộc đó. Nó hạn hẹp hay nó rộng rãi, trước tiên nó dựa vào tiêu chuẩn dân trí và dân sinh… Dân chủ và tự do, nói thì dễ lắm đó nghe, nhưng làm thế nào để có, và làm thế nào để cho mỗi con người hiểu được đâu là tự do và dân chủ mới là khó… Những kẻ như cha Lý tôi đã đi tìm, nhưng không tìm thấy tự do, khi màn mở đầu là lời kêu gọi lật đổ và kêu gọi ngoại bang cấm vận. Đó mà là tự do và dân chủ ư ? Tôi cũng biết một nước như VN thì còn lắm chuyện phải làm, phải sửa, bởi lẽ có những kẻ nhân danh Đảng nhân danh nhà nước để hại dân hại nước, gây búc xúc nhiều trong dư luận quần chúng. Nhưng nhìn cho kỹ thì vẫn là hai lực lượng ở hai trận tuyến khác nhau, mục đích khác nhau nhưng chúng có chung một đặc điểm là phá nước. Đó là bọn tham ô thái hóa, đó là bọn chống cộng cực đoan, hai lực lượng này là hòn đá tảng chắn ngang đường đi lên của đất nước.
Đảng CS đã có nhiều cố gắng để tự hoàn thiện mình, sao các anh cứ đứng lại để ngắm nghía cải cách rộng đất với văn nhân? vô lẽ các anh không có cái gì mới để gia giá với CS ? Đáng buồn thay!
Huy Tưởng, Texas:
Nhiều người trên diễn đàn này chống cộng, không sai, nhưng họ đã bị bọn cực đoan xỏ mũi dẫn đi mà không biết! Than ôi! Phải không ngừng KHAI THÔNG DÂN TRÍ, ngay với cả Người Việt Hải Ngoại..
Thực tế, đối với đa số dân chúng, đối với đất nước thì chuyện chính trị chỉ là một mảng của toàn cảnh. Nhiều vị trên diễn đàn cứ tưởng dân ta ăn rồi chỉ ngồi bàn tán chuyện chính trị, phe phái. Cái chính của họ là công ăn việc làm trong một đất nước thanh bình, là việc nuôi dạy con cái nên người, là vui chơi giải trí, là thăm viếng bà con, bạn bè....
Tuan:
VIỆT NAM CỘNG HÒA: HIẾN PHÁP QUỐC HỘI LẬP HIẾN Chung quyết trong phiên họp Ngày 18 tháng 3 năm 1967 ĐIỀU 4 1- Việt Nam Cộng Hòa chống lại chủ nghĩa cộng sản dưới mọi hình thức. 2- Mọi hành vi nhằm mục đích tuyên truyền hay thực hiện chủ nghĩa cộng sản đều bị cấm chỉ. Thần Báo có biết những người bị tình nghi theo cộng sản bị luật pháp của VNCH đối xử như thế nào không? Họ bị tra tấn dã man rồi bị giết chết, không cần xử án đấy. Cha Lý: “Đả đảo Đảng Cộng sản Việt Nam!” đấy. Tội này đúng ra là xử chết hoặc chung thân theo luật pháp VNCH. Bị xử tám năm mà cho là ác sao chứ. Tôi thấy chính quyền Việt Nam hiện nay đã quá khoan hồng và nhân đạo lắm rồi.
Nhớ trước năm 1975, chính quyền VNCH (chế độ công giáo) có ra luật chống cộng. Họ có quyền giết cộng sản, hoặc tình nghi là cộng sản bất cứ lúc nào mà không cần xử án. Ngày nay cộng sản chỉ bắt bỏ tù các phần tử công giáo khủng bố chống cộng, xử theo luật pháp rỏ ràng thì lại khóc la rùm beng chửi người ta ác rồi. Đúng là mặt nạ dân chủ.
Ngô Đồng:
Những người nhân danh dân chủ nhân quyền nối kết với người ngoài, lập đảng mong tiêu diệt, lọai trừ đảng CS VN. Không chấp nhận chế độ, mưu lật đổ nhà nước hiện hữu; âm mưu dựng lên chế độ Cộng hòa dân chủ giáo phiệt ? Vậy, đối với chính quyền hiện hữu, những người này không phải là giặc thì là gì đây? Tham nhũng cũng là giặc nội thù. Giặc nội xâm tham nhũng và giặc nhân danh dân chủ giáo phiệt chống CS cực đoan theo tín lý, đều là giặc nội xâm như nhau. Nhưng giặc thứ hai di lụy lâu dài và độc hại hơn giặc tham nhũng. Giặc nào cũng phải được xử đúng tội nếu không, chỉ tạo ra một tiền lệ xấu, khó sửa trị. Một lọai là giặc tham nhũng ẩn tàng, lọai kia là tham nhũng dựa vào thế lực “quốc tế’ công khai, tiệm tiến xâm thực đất đai và ảnh hưởng. Cả hai lọai giặc này cần phải được loai trừ trước tiên để cho dân tộc có thể tiến bước trên con đường phát triển. Nhưng, có lẽ đây cũng chỉ là…trò chơi dân chủ thò lò để dành dân chiếm… đất thôi mà!!!
Libro:
Không có ai dám chối cải là linh mục Nguyển Văn Lý chống cộng quyết liệt, nhưng tại sao ông chống quyết liệt như vậy, theo chính lời ông công khai tuyên bố là vì Chúa soi sáng dẫn đường.. Tôi không tin lời ông nói vì nếu Chúa soi sáng dẫn đường thì sao không soi sáng dẫn đường cả Vatican và Giáo Hoàng Ben ne đít tô cùng Hội Đồng Giám Mục Việt Nam mà chỉ riêng ông, Cộng Sản Việt Nam vừa cử Thủ Tướng sang thăm Toà Thánh mới về thì Giáo Hoàng cử Đức Ông qua thăm lại đáp lể liền, tình thân thắm thiết, có nghe phản đối hay cự nự gì đâu, Cha Lý chỉ có một mình mà lại chức thấp thì ai mà tin. Bởi vậy chống cộng mà vác theo cây thánh giá thì khó lắm, Cha Lý chỉ làm chuyện công cóc để nổi tiếng thôi. Xúi giục con chiên lập Đảng rồi kết hợp lại mà cả 2 Đảng chỉ tổng cộng có 3 người.
Phần Kết: Nhận Định Cá Nhân Và Góp Vài Ý Kiến Cùng Chính Quyền Việt Nam:
Thứ nhất, theo nhận xét của tôi thì Nguyễn Văn Lý, đúng như vài linh mục đã tiết lộ, và cả như Thượng nghị sĩ Sam Brownback đã nhận định, đầu óc không được bình thường, nếu không muốn nói là điên. Vì một người có đầu óc tỉnh táo thì không ai lại đi làm những công việc chống đối mù quáng một cách quá lộ liễu, thách đố chính quyền, hô hào lật đổ chính quyền, lập đảng thay thế chính quyền v..v…và có những tác phong bất xứng ở trong tòa. Đối với một người điên thì chỗ tốt nhất là một bệnh viện tâm thần để chữa trị chứ không phải là đưa ra tòa xét xử. Đưa ông ra tòa chỉ làm cho ông ta nổi thêm cơn điên và gây ra cảnh công an “bịt miệng”.
Tôi phải công nhận là tòa đã không khéo xử trong vụ này, và hình ảnh “bịt miệng” dù sao cũng gây nên những ảnh hưởng không đẹp cho chính quyền, vì người dân không mấy ai hiểu được cái động cơ tại sao công an lại phải bịt miệng Nguyễn Văn Lý, và những lực lượng chống phá chính quyền đã khai thác triệt để tấm hình này. Ít người hiểu được hành động này của công an chỉ là phản ứng tự nhiên của một người có nhiệm vụ giữ an ninh và trật tự trong tòa, chứ không phải là một hành động cố ý đã được xếp đặt. Tôi xin mượn lời trong Thánh Kinh: “Xin quan tòa hãy tha tội cho Nguyễn Văn Lý vì ông ta không biết mình đã làm gì.” và trao ông ta lại cho Hội Đồng Giám Mục Việt Nam với điều kiện là Hội Đồng sẽ đưa ông ấy vào một bệnh viện tâm thần để chữa trị. Tôi cũng xin quan tòa giảm án cho những đồng lõa của Nguyễn Văn Lý vì họ chẳng qua chỉ là những con chiên nghe lời sai bảo của giới chăn chiên, nhất là cô gái 21 tuổi. Tôi không tin rằng mấy người đó có khả năng hiểu biết, khoan nói đến khả năng chính trị mà chính Nguyễn Văn Lý cũng không có, để có thể làm nổi đình đám trong nước cũng như ở hải ngoại.
Thứ đến, Nhà Nước cũng lại không khéo xử khi cho công an đến ngăn chận những người đến “uống trà” với ông đại sứ Mỹ, hay tiếp xúc để “hàn huyên” với bà Loretta Sanchez. Tôi cho rằng sự ngăn chận những người đến tiếp xúc với tòa đại sứ Mỹ ở Hà Nội là không cần thiết và còn có vẻ vụng về. Nếu Nhà Nước Việt Nam hiểu rằng sự can dự của các chính khách Mỹ vào nội bộ các nước không phải là chuyện hiếm hoi, nhất là đối với Việt Nam trong giai đoạn này, thì sẽ không có những hành động đáng tiếc này. Mỹ là một cường quốc bậc nhất thế giới, cả về quân sự mạnh lẫn kinh tế, cho nên có đủ trăm phương ngàn kế để xen vào nội bộ các nước khác, nếu cần. Vì là một cường quốc bậc nhất nên Mỹ bất chấp dư luận quốc tế, thản nhiên thi hành những chính sách độc tài đơn phương, lưỡng chuẩn và rất là đạo đức giả. Một số tài liệu trong phần Phụ Lục ở cuối bài sẽ chứng minh cho điểm này. Những cuộc tiếp xúc lẻ tẻ nhưng công khai của Mỹ với những người bất đồng chính kiến chỉ là những màn dàn dựng để ép Việt Nam trong những mục đích khác chứ thực sự chẳng liên quan gì đến tự do dân chủ như Noam Chomsky đã nhận định. Nếu Mỹ muốn lật đổ chính quyền thì sẽ không bao giờ có những màn công khai như vậy. Việt Nam nếu đề phòng thì nên đề phòng những hoạt động ngầm và nên để ý đến những tổ chức hoạt động dưới chiêu bài tự do tôn giáo, tôn giáo được Mỹ ủng hộ sự bành trướng như ở Iraq, Afghanistan v..v.. chứ không phải là Phật Giáo.
Vì hoàn cảnh lịch sử đặc biệt của Việt Nam trong nửa thế kỷ qua, chính quyền Việt Nam cần phải biết rằng các lực lượng chính trị và tôn giáo chống đối chính quyền sẽ còn tiếp tục trong những hoạt động xuyên tạc tình hình trong nước. Họ sẽ không bao giờ để ý đến việc đất nước ngày nay đã phát triển như thế nào, đời sống của người dân đã cải tiến ra sao, số lượng khách ngoại quốc du lịch Việt Nam là bao nhiêu, và số lượng người Việt ở nước ngoài về thăm quê hương là như thế nào. Họ chỉ chú trọng vào việc khai thác những điểm tiêu cực trong chính quyền hiện nay, thí dụ như tham nhũng, lấy đất của dân, tệ đoan xã hội, đạo lý suy đồi v..v.. và cách đối xử của chính quyền đối với một số người, đặc biệt là những vị nổi tiếng trong Công giáo cũng như Phật Giáo, mà họ gọi là các “nhà dân chủ”. Nguyễn Văn Lý là một trường hợp điển hình trong khi chính ông ta đang sống trong một định chế tôn giáo phi dân chủ.
Vì vậy, tôi thành thực nghĩ rằng, Nhà Nước cần làm tốt hơn cho dân chúng để hóa giải những luận điệu xuyên tạc, thổi phồng những điểm tiêu cực để chống đối. Nhà Nước cần mở rộng tự do ngôn luận để người dân đóng góp ý kiến xây dựng đất nước. Và như vậy, Nhà Nước cần quan tâm nhiều hơn đến những khao khát chính đáng của người dân, biết nghe những ý kiến xây dựng và thực thi những ý kiến ích quốc lợi dân. Nhà Nước nên đẩy mạnh hơn nữa việc giảm thiểu tham nhũng, diệt trừ tham nhũng là điều không tưởng, không có nước nào trên thế giới có thể làm được. Dân chủ, trên lý thuyết thì hay đấy, nhưng con đường mở mang dân trí phải được đặt ưu tiên trước khi hấp tấp tiến đến một nền dân chủ nhập cảng. Nhưng Nhà Nước cũng phải canh chừng nghiêm ngặt, tuyệt đối không để xẩy ra bất cứ phong trào chống đối bạo động nào. Cuộc chiến vừa qua đã gây quá nhiều đau khổ cho quốc gia rồi, quốc gia cần sự ổn định để phục hồi và phát triển, không thể cho phép bất cứ toan tính dùng bạo lực của bất cứ tổ chức nào, dưới bất cứ danh nghĩa nào. Tôi tin rằng đa số người Việt sống ở nước ngoài cũng như người dân trong nước không mong gì hơn là đất nước sẽ ngày càng tốt đẹp hơn chứ không thuộc loại chống tổ quốc như một thiểu số. Và như vậy, Nhà Nước có bổn phận phải đáp ứng sự mong ước này của người dân.
Trước đây nhiều năm tôi đã viết là mở mang kinh tế sẽ kéo đến những tệ đoan xã hội khó có thể tránh được. Nhưng dù không tránh được thì cũng có thể kiểm soát được phần nào. Tất cả nằm trong tay chính quyền và tôi tin chính quyền có khả năng làm được. Vấn đề chính là phải có một nền giáo dục vững chắc, gìn giữ nền văn hóa truyền thống của dân tộc, và một chính sách cải tiến, làmh mạnh hóa xã hội. Phật Giáo có thể giúp chính quyền rất nhiều trong lãnh vực này qua những giáo lý nhân bản, chân lý vô thường. Hãy để cho Phật Giáo tham gia chánh sự nhưng không tham gia chánh quyền. Đây là bài học của các thời đại trước.
Sau cùng, tôi muốn có vài lời về vụ Dân Biểu Loretta Sanchez sang Việt Nam. Trong bài phỏng vấn của Thông Tấn Xã Việt Nam, Bà Tôn Nữ Thị Ninh đã trả lời rất tinh tế và rất sát sự thật, đặc biệt là đoạn sau đây:
“Hơn nữa, trong thời gian ở thăm Việt Nam, những hành vi không phù hợp của bà [Loretta Sanchez] là sự can thiệp trắng trợn vào công việc nội bộ của Việt Nam dưới chiêu bài “đem dân chủ” từ bên ngoài đến Việt Nam. Những hành động này của bà không có lợi cho sự phát triển của quan hệ Hoa Kỳ-Việt Nam. Chúng tôi chỉ tin tưởng vào một nền dân chủ do chính mình tạo dựng, và đã qua lâu rồi thời kỳ những nước đang phát triển cần các nước phát triển đến khai sáng và cứu rỗi.”
Thật đúng là con cháu Bà Trưng, Bà Triệu.
Chính trường Mỹ để cho những chính trị gia phần lớn theo cơ hội chủ nghĩa và bà Loretta Sanchez không làm gì khác là để kiếm phiếu của số người Việt Nam đông đảo ở California, đến Việt Nam trong tâm cảnh kiêu căng vô lối của một dân biểu Mỹ, cho rằng Mỹ là ngọn đèn soi sáng cho nhân loại, không bao giờ biết đến câu tục ngữ của người Việt Nam “Nói người lại nghĩ đến ta, Thử sờ lên gáy xem xa hay gần.” Thật vậy, hồ sơ vi phạm nhân quyền của nước Mỹ dày cộm, nhưng đi tới đâu Mỹ cũng đem cái chiêu bài tự do dân chủ trên đầu môi chót lưỡi để làm hậu thuẫn cho những mưu đồ khác ở đàng sau.
Về vấn đề “nhân quyền và dân chủ” thì nội dung bài “Thứ Trưởng Bộ Công An Nguyễn Văn Hưởng Với Phó Đại Sứ Hoa Kỳ ở Hà-Nội” trênnhandanvietnam.org đã nói lên rất nhiều điều về chính sách đối ngoại của Mỹ.
Bà Tôn Nữ Thị Ninh còn nói khéo một câu:
“Chúng tôi thấy khó hiểu những đại biểu dân cử như bà Loretta Sanchez lại quan tâm quá mức và tốn nhiều sức lực cho vấn đề nhân quyền ở nước ngoài, như Việt Nam. Có lẽ những nỗ lực và sự quan tâm đó sẽ mang tính xây dựng và phù hợp hơn nếu được dành cho những vấn đề “gần nhà hơn” ví dụ như vấn đề Guantanamo.”
Đúng vậy, ngay bây giờ, ngày 9 tháng 4, 2007, ở Guantanamo đang có các tù nhân tuyệt thực để phản đối những hành động phi nhân quyền của Mỹ. Báo Chicago Tribune, đăng tin, trang 3:
Nhưng không phải chỉ có Guantanamo. Phần Phụ Lục sau đây có thể cho chúng ta thấy phần nào thực chất xuất cảng dân chủ tự do của Mỹ mà những “nhà dân chủ Việt Nam” thường bám vào đó để mà tranh đấu cho “tự do tôn giáo” và “nhân quyền”:
PHỤ LỤC:
- Tom Doody viết một bài dưới nhan đề “Hoa Kỳ đạo đức giả” (Hypocritical US) một cách khá châm biếm như sau:
Trước thái độ tham lam và tự tôn của chúng ta.” “Tôi ăn mừng bài học về dân chủ tuyên bố bởi sự khôn ngoan và nhìn xa của những cha chú về chính trị của chúng ta (những người trong Quốc Hội) trong cuộc bỏ phiếu giữ lại không trả nợ LHQ để phản đối kết quả tuyển chọn của LHQ gần đây đã làm cho Hoa Kỳ mất những ghế ngồi trong các Ủy Ban về Ma Túy và Nhân Quyền. Tôi đặc biệt hồ hởi vì hành động này có vẻ như đã đặt ra một tiền lệ vững chắc không thể chối cãi được là cho phép người dân giữ lại tiền phải đóng thuế và đe dọa rút ra khỏi chính sách thuế má của nhà nước để phản đối kết quả bầu cử không làm cho chúng ta hài lòng.
Cách đối phó này của những đại biểu của nền dân chủ của chúng ta, luôn luôn tự cho là mình đúng, thật là lố bịch. Nó chính là lý do mà nhiều đồng minh của chúng ta đã bỏ phiếu như vậy để trừng phạt sự kiêu căng và hành động hà hiếp thế giới của chúng ta.
Sự đạo đức giả đã ngự trị trên miền đất mà những kẻ mị dân thường hay phản ứng và đe dọa thay vì xem xét nguyên nhân sự bất mãn của thế giới.
(I celebrate the lesson in democracy delivered by our wise and visionary political fathers in voting to withhold United Nations dues to protest the result of UN elections that recently resulted in the US loosing chairs on narcotics and human rights committees. I’m particularly excited because this action would seem to set a strong and undeniable precedent allowing citizens to withhold tax dollars and threaten withdrawal from the process to protest election results that displease us.
This response by the ever so self-righteous representatives of our democracy is ironic. It soundly emphasizes the very reason that many of our allies cast such votes to punish our arrogance and global bullying.
Hypocrisy reigns supreme in a land where demagogues would prefer to react and threaten rather than examine the cause of the world’s displeasure with our greedy, self-absorbed behavior.)
- Vince Hayner viết với nhan đề “Những Vi Phạm Của Hoa Kỳ” (US Violations) như sau:
“Sự loại Hoa Kỳ ra khỏi Ủy Ban Nhân Quyền là một bất ngờ cần được hoan nghênh. Trong khi các chính trị gia, ký giả và dân thường hỏi tại sao, câu trả lời ở ngay trước mắt chúng ta.
Hoa Kỳ có một hồ sơ khủng khiếp về nhân quyền. Ngoài chuyện hàng ngày áp bức chính dân của mình, Hoa Kỳ vẫn tiếp tục vi phạm nhân quyền ở các nơi như Vieques (Porto Rico) bằng Hải Quân Hoa Kỳ, và ở quanh thế giới trong những xí nghiệp bóc lột nhân công tàn tệ (sweatshops) cho những xí nghiệp Hoa Kỳ, và điều có lẽ đáng lo ngại nhất là, giết hại hơn 1 triệu dân Iraq trong chiêu bài trừng phạt, đó là chỉ kể vài sự kiện.
Hi vọng rằng sự loại Hoa Kỳ ra khỏi Ủy Ban Nhân Quyền là một dấu hiệu mà các thành viên khác của LHQ sẽ không dung dưỡng cho những hành động không hề thay đổi, đơn phương tấn công nhân cách con người của Hoa Kỳ.”
(The ejection of the US from the UN Human Rights Committee is a welcome surprise. While politicians, journalists and everyday people ask why, the answer is right in front of us.
The US has a horrible human rights record. Besides the daily oppression of its own citizens, the US continues to violate human rights in place like Vieques with the US Navy, around the world in sweatshops for US corporations and, perhaps most alarming, with the killing of more than 1 million Iraqi people via sanctions, just to name a few.
It is hoped that this ejection comes as a sign that the other members of the UN will not tolerate the consistent unilateral assaults on human dignity by the US.)
Chúng ta cũng nên nhớ rằng, Uỷ Ban Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc, trong cuộc họp khai mạc cuối tháng 3, 1999, Tổng Thư Ký Hội Ân Xá Quốc Tế, Pierre Sane, thay vì thường tố cáo Trung Quốc, đã tố cáo Hoa Kỳ vẫn tiếp tục vi phạm nhân quyền một cách đại quy mô đối với các dân thiểu số ngay trong nước Mỹ (As the UN Human Rights Commission opened its annual session Monday, Amnesty International departed from its traditional criticism of China and instead denounced the US: "Human Rights violations in the US of America are persistent, widespread and appear to disproportionately affect people of racial or ethnic minority backgrounds," said Amnesty's secretary general, Pierre Sane.), và khuyến cáo Uỷ Ban Liên Hiệp Quốc hãy chú ý đến những vi phạm nhân quyền ở Sudan, Turkey, Algeria, Cambodia, Rwanda, Burundi, và Congo (Không có Việt Nam trong danh sách này).
- Walter J. Rockler, nguyên công tố viên tòa án xử tội phạm chiến tranh Nuremberg, đã viết như sau về quan niệm nhân quyền của Mỹ:
"Cái mà chúng ta gọi là quan tâm đến nhân quyền thật là lố bịch. Chúng ta đã thả xuống Việt Nam một số lượng bom gấp đôi số lượng bom mà các quốc gia liên hệ đến Đệ Nhị Thế Chiến thả lên đầu nhau. Trong cuộc chiến này, chúng ta đã giết hàng trăm ngàn thường dân. Ngay gần đây, chúng ta bảo trợ, huấn luyện và ủng hộ những đoàn quân địa phương của Guatamala, El Salvadore, và Nicaragua Contras ở Trung Mỹ, trong sự tàn sát ít nhất là 200 ngàn người..."
(Our alleged concern with human rights borders on the ludicrous. We dropped twice as many bombs on Vietnam as all the countries involved in World War II dropped on each other. We killed hundreds of thousands of civilians in the course of that war. Very recently, in Central America, we sponsored, trained, and endorsed the local armies - Guatemalan, Salvadoran, and Nicaraguan Contras - in the killing of at least 200000 people.)
- Và Robert Scheer cũng viết như sau trên tờ Times:
"Chẳng phải là chúng ta có một lịch sử "diệt chủng" hay sao, mới đầu là thổ dân Mỹ, và sau là ở Việt Nam, khi quân đội Hoa Kỳ lùa những dân làng trung thành, hầu hết là Công Giáo, vào sống an toàn trong những Ấp Chiến Lược, trong khi biến những vùng Phật Giáo ở thôn quê Nam Việt Nam thành những vùng tự do thả bom một cách toàn diện?"
(Don't we have our own history of "ethnic cleansing", first of the Native American population and later in Vietnam, when U.S. troops herded loyal, mostly Catholic villagers into so-called "strategic hammers" for safety while turning the mostly Buddhist countryside of South Vietnam into a saturation bombing zone?)
Phê bình đạo luật về tự do tôn giáo của Hoa Kỳ, Giáo sư luật tại đại học Emory, Abdullahi Ahmed An-Na'im nói: "Nhiều người nhớ lại những lời hoa mỹ thiên Ki Tô trước đây và tin rằng Hoa Kỳ chỉ quan tâm đến sự hỗ trợ các thừa sai Mỹ ở ngoại quốc."(Emory University law professor Abdullahi Ahmed An-Na'im says many remember the early pro-Christian rhetoric and believe the United States is only interested in aiding American missionaries abroad.) J. Paul Martin, Giám đốc trung tâm nghiên cứu nhân quyền tại đại học Columbia còn đi xa hơn nữa. Ông nói: "Ở các nước như Nga sô, Pháp, Bỉ, và Đức, nhiều người coi đạo luật về tự do tôn giáo của quốc hội Hoa Kỳ là một phần của chủ nghĩa đế quốc rộng lớn hơn của Mỹ"(J. Paul Martin, executive director of Columbia University's Center for the study of Human Rights, goes further. In such countries as Russia, France, Belgium, and Germany, he says, many see Congress' action as "part of a larger American imperialism".)
Nhiều sự kiện trên khắp thế giới, thí dụ như những hành động của Mỹ ở Việt Nam, Indonesia, Guatamala, El Salvadore, Nicaragua v..v..(Xin đọc cuốn 9-11 , Seven Stories Press, New York, 2001, của Noam Chomsky) đã chứng tỏ rằng Nhân Quyền chỉ là một chiêu bài hữu danh vô thực của Mỹ, với hậu thuẫn của bom đạn và ưu thế kinh tế, để ép những tiểu nhược quốc nào có thể ép được phải theo quan niệm về nhân quyền, dân chủ, đường lối chính trị, quyền lợi kinh tế của Mỹ, tạo thuận lợi cho Mỹ bành trướng văn hóa và tôn giáo của Mỹ. Cuộc xâm chiếm Iraq của chính quyền Bush gần đây đã chứng tỏ rõ ràng hơn hết nhận định trên. “Viện trợ Ki-Tô” (Christian aid) đã đổ vào Iraq để mua linh hồn cho Chúa. Nhiều nhà thầu (war contractors) trước đây đã đóng góp cho quỹ tranh cử của Bush, một hình thức hối lộ, nay đã trúng thầu trong những dịch vụ hái ra tiền, những dịch vụ liên quan đến chiến tranh, nghĩa là kiếm lời nhờ chiến tranh. Đây chính là đường lối tư bản rừng rú cố hữu, không liên quan gì đến nhân quyền. [Xin đọc bản phúc trình “Windfalls of War: US Contractors in Iraq and Afghanistan” của tổ chức nghiên cứu Center for Public Integrity]. Riêng hãng (Kellogg, Brown & Root (KBR)-khai thác dầu hỏa Halliburton) mà Dick Cheney cai quản trước khi làm Phó Tổng Thống đã “trúng thầu” trị giá 2.3 tỷ đô-la.
Bộ mặt “nhân quyền” của Mỹ gần đây [như một số phê bình gia đã nhận định], sau vụ khủng bố 11 tháng 9, 2001, và tiếp theo là cuộc xâm chiếm Iraq vào tháng 3 năm 2003, đã cho thế giới rõ thực chất chính sách cường quyền thắng công lý của Mỹ, bất kể đến luật lệ quốc tế, bất kể đến vấn đề nhân quyền. Trong nội địa, Mỹ đưa ra Đạo Luật Yêu Nước (Patriot Act). Với nội dung của đạo luật này và những biện pháp đã được áp dụng dựa theo đạo luật này thì những cái mà những người CCCB cho là vi phạm nhân quyền của Việt Nam chẳng thấm vào đâu. Chứng minh?
Chúng ta hãy đọc vài nét trong bài của Cherif Bassiouni, Giáo sư Luật Học, Viện trưởng Viện Luật Pháp Quốc Tế Về Nhân Quyền tại Đại học DePaul (Professor of law and President of the International Human Rights Law Institute at DePaul University), viết ngày 24 tháng 8, 2003, trên tờ Chicago Tribune:
Quốc gia (Hoa Kỳ) chưa từng thấy một sự xói mòn có hệ thống những quyền dân sự như sau vụ tấn công ngày 11 tháng 9, 2001. Nó mang một hình thức phá ngầm hệ thống pháp luật, ghép song song với những lạm dụng quá độ về 1uyền lực của chính quyền, tất cả đều nhân danh chống khủng bố..
Sự xói mòn này khởi đầu từ 1996 với đạo luật về di trú và chống khủng bố. Hầu hết những quyền của một công dân Hoa Kỳ mà những người dân thường trú được bảo vệ một cách bình đẳng bởi hiến pháp, nay đã bị lột đi mất. Những người không phải là dân Mỹ có thể bị bắt bớ và trục xuất dựa trên những “bằng chứng mật”, điều này đã thu hồi quyền, quy định bởi hiến pháp, được đối đáp và chất vấn những bằng chứng đưa ra để chống họ.
Đây chính là điều các chính thể độc tài áp dụng mà Hoa Kỳ thường xuyên lên án kể từ cuộc chiến tranh lạnh.
Chiến dịch của chính quyền chỉ nhắm vào dân gốc Ả Rập và những người Hồi giáo. Số người bị bắt không được xác định, tình trạng của họ được dấu kín, và kết quả điều ta không được tiết lộ.
Tổng thanh tra bộ Tư Pháp phúc trình rằng nhiều vụ không biện minh được và nhiều cá nhân bị đối xử thô bạo, một cách hành xử vi phạm nặng những tiêu chuẩn pháp lý của chúng ta.
Tuy nhiên, trong một hành động chống đối can đảm, ông tòa David Tavel viết rằng sự “tôn trọng mù quáng” của đa số trước những khẳng định mơ hồ của chính quyền không chỉ vi phạm mục đích của đạo luật về sự Tự Do Đòi Hỏi Những Thông Tin mà còn ngăn ngừa người dân Mỹ tìm hiểu là chính quyền hiện nay có “vi phạm những quyền quy định bởi hiến pháp của nhiều trăm người bị bắt giữ trong sự điều tra sự liên hệ tới khủng bố” hay không?
Chiến tranh ở A Phú Hãn đưa đến một loại vi phạm khác, giam giữ tù binh ở Vịnh Guantanamo, Cuba. Sự bắt giữ họ không theo đúng thủ tục là một sự vi phạm trắng trợn công pháp quốc tế qui định bởi Công Ước Liên Hiệp Quốc Thứ Ba mà chúng ta phải có bổn phận tôn trọng.
Công Ước đòi hỏi rằng Hoa Kỳ phải xét xử họ đúng cách như đối với các tù binh chiến tranh và đối xử với họ tử tế. Công Ước cũng qui định là họ sẽ được thả sau khi cuộc xung đột chấm dứt. Cuộc xung đột đã qua, những họ vẫn còn bị giam giữ. Hơn thế nữa, họ còn bị đối xử theo cung cách có thể xếp vào loại tra tấn: làm mất cảm giác, chùm kín đầu trong một thời gian lâu dài và biệt giam, cách đối xử có tính cách xỉ nhục và làm mất phẩm giá con người.
Tất cả những điều trên đều được trình bày hời hợt giả dối và không một ai trong giới truyền thông Hoa Kỳ hay trong các tổ chức bảo vệ nhân quyền được phép đi vào trong các trại giam để quan sát những điều kiện giam giữ và hỏi han những người bị giam.
Những người bị giam giữ ở trong lớp tuổi từ 15 tới 95, gồm một số ốm đau.
(...The nation has never before seen a more systematic erosion of civil rights than after the Sep. 11 attacks. This has taken the form of undermining the legal system, coupled with egregious governmental abuses of power, all in the name of combatting terrorism...
...The erosion actually started in 1996 with anti-terrorism and immigration legislation. Permanent residents who were recognized by the Constitution’s equal-protection clause as having most of the rights employed by citizens were stripped of them. Non-citizens could be arrested and deported on “secret evidence”, which revoked the constitutional right to confront and cross-examine evidence presented against them.
This was precisely the practice used by dictatorial regimes the U.S. has repeatedly denounced since the Cold War.
...The administration’s campaign only focused on people of Arab origin and others who were Muslims. Their numbers were not confirmed, their status undisclosed, and their cases’ outcomes have not been revealed.
The Justice Department’s inspector general reported that many cases were unjustified and many individuals were harshly treated, something heretofore deemed shocking by our legal standards.
...In a courageous dissent, however, Judge David Tavel wrote that the majority’s “uncritical deference” to the government’s vague assertions not only contravened the purpose of the Freedom of Information Act but prevented the American people from discovering whether the present administration “is violating the constitutional rights of hundreds of persons whom it had detained in connection with the terrorism investigation”.
The war in Afghanistan brought about another type of violation, the placing of enemy war prisoners in Guantanamo Bay, Cuba. Their detention without due process is in clear violation of our international legal obligation under the Third Geneva Convention.
The Convention requires the U.S. to properly adjudicate their status as prisoners of war and to treat them well. It also provides for their release after the conflict ends. The conflict is over, but they are still detained. Moreover, they were treated in a manner that may fall in the category of torture: sensory deprivation, prolonged hooding and solitary confinement, degrading and humiliating treatment.
All of that was glossed over and no one from the U.S. media or human rights organizations was allowed to go inside, view the conditions of detention and talk to the detainees.
Among the detainees are people ages 15 to 95, including some who are sick.)
Trong tờ Daily Herald ngày 6 tháng 10, 2003, Ray Hanahia viết một bài nhan đề A Close Look at the Patriot Act Is Not Comforting:
Lần đầu tiên tôi đọc Đạo Luật Yêu Nước và tôi bị một cú “sốc” vì tôi thực sự đã biết rất ít.
Những người ủng hộ Đạo Luật Yêu Nước nhấn mạnh là nó dùng để ngăn ngừa một cuộc khủng bố 9 tháng 11, 2001 khác, và không gì hơn nhiều những gì đã được làm. Thật vậy sao. Vậy tại sao chúng ta lại cần đến nó.
Đạo Luật Yêu Nước mở rộng một kẽ hở của Đạo Luật về Tình Báo Quốc Ngoại năm 1978. Đạo luật này ngưng áp dụng một số biện pháp quy định bởi hiến pháp bảo vệ những cá nhân được xếp vào loại “điệp viên ngoại quốc”. Với Đạo Luật Yêu Nước, hầu hết những sự bảo vệ này không được áp dụng. Tệ hơn nữa là theo đạo luật cũ, ông chưởng lý Hoa Kỳ John Ashcroft phải đưa ra những bằng chứng là tại sao lại xếp một người vào loại trên. Với Đạo Luật Yêu Nước, Ashcroft không cần đến một bằng chứng nào.
Chỉ theo lời ông, bất cứ ai cũng có thể bị cho là “điệp viên của ngoại quốc”. Tất cả những quyền của một người dân Mỹ đều bị vứt bỏ. Họ có thể xông vào nhà tôi khám xét mà không cần sự chấp thuận của một ông Tòa trước. Và bây giờ, họ có thể khám xét mọi sổ sách ghi chép, hồ sơ.
Trong quá khứ, những người bị nghi ngờ được báo trước là nhà cửa của họ sẽ bị lục xoát và tịch thu những hồ sơ. Với Đạo Luật Yêu Nước, nếu Ashcroft tịch thu một chương mục ngân hàng, các viên chức ngân hàng có thể bị truy tố nếu họ định nói cho thân chủ biết tại sao chương mục của họ bị phong tỏa.
Điều khoản “có thể là nguyên nhân” ngăn cấm luật pháp bắt giữ người dân nếu không có hành động gây tội ác. Với Đạo Luật Yêu Nước, Ashcroft không cần phải đến trước một ông Tòa và chứng tỏ nguyên nhân tại sao một người bị bắt giữ.
Chúng ta chỉ cần nghe vào lời của Ashcroft là sự truy tố đã được biện minh và “nguyên nhân có thể” đã hiện hữu. Những người bị nhắm vào không được biết đến ngay cả những bằng chứng. Họ không được phép có luật sư. Họ có thể bị bắt giữ và giam vô thời hạn mà không ai biết được tại sao và ở đâu.
Một sự thay đổi khác là về điều khoản “nhân chứng cụ thể”. Với những luật cũ, những “nhân chứng cụ thể” chỉ có thể bị bắt giữ nếu có bằng chứng hoặc họ là sự đe dọa hay toan tính trốn chạy.
Nay, khi bị chỉ định là một “nhân chứng cụ thể” – có nghĩa là anh không hẳn đã dính líu vào tội ác, nhưng có thể anh biết một vài điều gì đó – anh có thể bị bắt giam vô thời hạn. Họ không nói rõ tội trạng và không đưa ra bằng chứng. Không có ông tòa nào duyệt lại trường hợp của anh và anh không được phép có luật sư bảo vệ.
(I read the Patriot Act for the first time and was shocked at how little I really knew.
Patriot Act advocates insist it prevents another Sep. 11, 2001, and doesn’t do much more than what was done before. Really? Then why do we need it?
The Patriot Act expands an existing loophole in the 1978 Foreign Intelligence Service Act. FISA suspends some constitutional protections for individuals classified as “foreign agents”. Under the Patriot Act, nearly all of them don’t apply. What’s worse is that under the old provisions, U.S. Attorney John Ashcroft would be required to show evidence why someone should be placed in this classification. Under the Patriot Act, Ashcroft doesn’t need any evidence.
On his word, anyone can be designated a “foreign agent.” All their rights as an American are thrown out. They can come into my home and search without first getting a judge’s approval. They can examine all records, which they can do now anyway.
In the past, suspects would be notified of having their home searched or records seized. Under the Patriot Act, if Ashcroft seizes a bank account, bank officials could be prosecuted if they try to tell someone why their account was closed.
The issue of “probable cause” is what prevents law enforcement from targeting people for reasons other than criminal behavior. Under the Patriot Act, Ashcroft doen’t have to go before a judge and show cause as to why someone should be targeted.
We just have to take Ashcroft’s word that a prosecution is justified and probable cause exists. Targets can’t even see the evidence. They are denied lawyers. They can be arrested and detained indefinitely without anyone ever know why or where.
..Another change involves the issue of “material witness”. Under the old laws, material witnesses could be arrested or detained only if evidence existed that they are threats or might run.
Once designated as a material witness – meaning you are not necessary involved in the crime, but you just might know something – you can be arrested and detained definitely. They don’t detail the charges or show you the evidence. No judge reviews your status and you don’t even get a lawyer.)
Và trong tờ Chicago Tribune ngày 1/11/2003, trong mục Tiếng Nói Người Dân (Voice of the people), Ben Ogden viết:
Đạo Luật Phi-Ái Quốc: Đạo luật Yêu Nước là là một văn kiện lập pháp có tính chất phi-yêu nước nhất từ xưa tới nay xuất phát ra từ Washington. Nó phi-Koa Kỳ vì FBI có quyền khám xét mật, bắt bỏ tù chúng ta không kết án và dính mũi vào những việc như chúng ta đã mua cái gì hay mượn sách gì từ thư viện. Tôi hoan nghênh những cố gắng của Nghị viện để bãi bỏ đạo luật này.
(Un-Patriot Act: The Patriot Act is the most un-patriot piece of legislation that has ever come from Washington. It’s un-American for the FBI to have the power to conduct secret searches, jail us without charges and snoop into what we buy or borrow from the library. I applaud the efforts in Congress to repeal the act.)
Với thành tích vi phạm nhân quyền như vậy, tôi nghĩ rằng Mỹ không đủ tư cách nói về nhân quyền và quốc hội Mỹ không đủ tư cách hay quyền hạn để ra một đạo luật nhân quyền cho bất cứ quốc gia nào khác với mục đích ép quốc gia này phải theo quan niệm lưỡng chuẩn (double standard) và đạo đức giả của Mỹ về nhân quyền. Trên bình diện quốc tế, nếu Mỹ, nhân danh chống khủng bố, đưa ra những biện pháp vi phạm nhân quyền như nội dung Patriot Act cho phép, thì bất cứ quốc gia nào cũng có thể nhân danh một cái gì đó, thí dụ như “an ninh quốc gia”, “trật tự và ổn định xã hội”, “bảo vệ chủ quyền”, “đề phòng sự phá hoại nền văn hóa và tôn giáo quốc gia” v..v.. để đưa ra những đạo luật và biện pháp tương tự. Viết như vậy, không phải là tôi ủng hộ sự vi phạm nhân quyền của bất cứ quốc gia nào, mà chỉ muốn nói lên một điều: vấn đề nhân quyền không có một tiêu chuẩn phổ quát, có thể áp dụng cho mọi quốc gia, mà còn phải tùy thuộc tình hình chính trị, xã hội và văn hóa của mỗi quốc gia.
Tuy nhiên, công bằng mà nói, dù sao Mỹ cũng là quốc gia có thể nói là tôn trọng quyền của người dân vào bậc nhất. Cũng vì vậy mà tôi mới có thể viết lên bài này, nhân danh là một công dân Mỹ. Nhưng chúng ta cần phải hiểu rằng, người dân đây chỉ là dân Mỹ sống trên đất Mỹ. Vấn đề ở đây không phải là Mỹ tôn trọng quyền của người dân Mỹ trên đất Mỹ, mà là trên bình diện quốc tế, Mỹ có tôn trọng nhân quyền ở các nơi khác trên thế giới hay không? Những sự kiện trong lịch sử Mỹ ở Việt Nam, Indonesia, Guatamala, El Salvadore, Nicaragua v..v. đã chứng tỏ, đúng như Vince Hyaner đã viết ở trên: Hoa Kỳ có một thành tích khủng khiếp về nhân quyền.
Tưởng chúng ta cũng nên biết thêm là năm 1986, Mỹ là quốc gia duy nhất đã bị Tòa Án Quốc tế (World Court) kết án là khủng bố quốc tế - dùng võ lực bất hợp pháp, cho những mục tiêu chính trị (Noam Chomsky, Ibid. p. 84: In 1986, the U.S. was the only country comdemned by the World Court for international terrorism – for “unlawful use of force” for political ends) và Mỹ đã phủ quyết một nghị quyết của Hội Đồng An Ninh Liên Hiệp Quốc kêu gọi mọi quốc gia, trong đó có Mỹ, phải tôn trọng luật lệ quốc tế. Cường quyền đã thắng công lý. Tại sao Mỹ không dám công nhận quyền của Tòa Án Quốc Tế Le Hague? Vì nếu công nhận thì Mỹ sẽ là quốc gia đầu tiên bị đưa ra Tòa Án Quốc tế về những tội ác chiến tranh (war crimes) trong đó có những tội ác ở Việt Nam.
Trong cuốn Giới Thiệu Noam Chomsky (Introducing Noam Chomsky) của John Maher và Judy Groves, Totem Books, New York, 1997, có ghi một nhận định thời danh của Giáo sư Noam Chomsky, trang 156:
“Nếu những luật của Nuremberg (tòa án xử tội phạm chiến tranh) được áp dụng thì sau mỗi cuộc chiến tranh, mọi tổng thống Hoa Kỳ đều đã phải bị treo cổ.”
Và tôi hi vọng có người dịch phần Phụ Lục này cho Dân Biều Loretta Sanchez, Dân Biểu Frank Wolf (người đòi giải nhiệm đại sứ Mỹ Michael Marine ở Việt Nam), cũng như Thượng Nghị Sĩ Gary Humphries (người đã gửi thư cho Thủ Tướng Việt Nam phản đối chính quyền xử Nguyễn Văn Lý, đòi thả tự do cho Nguyễn Văn Lý, và khiếp đảm khi nhìn thấy bức hình “bịt miệng”) [lại một người ở xa, vô trí, không chịu tìm hiểu, chỉ nhìn bức hình rồi lên tiếng], đọc, và sờ lên gáy.
------------------------
Phụ lục của SH:
Điều cần nói qua một bức ảnh
nguồn: http://www.tin247.com/dieu_can_noi_qua_mot_buc_anh-6-148277.html Cập nhật: 09/05/2007 - 23:07
Vừa qua, trên mạng internet có một số người đưa ra bức ảnh ông Nguyễn Văn Lý trong phiên tòa xử ông để minh chứng cho cái gọi là “Việt Nam vẫn tiếp tục chà đạp nhân quyền và đàn áp những người bất đồng chính kiến” (!). Song, họ đã quên (hoặc cố tình quên) một bức ảnh ghi cảnh ông Nguyễn Văn Lý đã lấy chân đạp đổ vành móng ngựa trước Hội đồng xét xử ông ở tỉnh Thừa Thiên -Huế trong phiên tòa cách đây hơn một tháng (xem ảnh kèm bài).
Ông Nguyễn Văn Lý là ai, rất nhiều người đã rõ. Còn dư luận đông đảo về phiên tòa và mức án dành cho ông Lý, trong đó có nhiều giáo dân và linh mục ở Thừa Thiên - Huế tỏ sự đồng tình thì nhiều báo đã đưa tin, nhiều đài truyền hình đã có cuộc phỏng vấn trực tiếp, tôi không cần nhắc lại. Là một công dân, tôi chỉ muốn nói thêm đôi điều suy nghĩ, qua tấm ảnh này.
Thứ nhất, những bằng chứng đưa ra tại phiên tòa đã thể hiện rõ hành động chống đối Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, đi ngược lại lợi ích của nhân dân Việt Nam của ông Nguyễn Văn Lý. Những tài liệu do ông biên soạn và tán phát đều chứa đựng nội dung bịa đặt, xuyên tạc, vu cáo chế độ, đặc biệt là việc ông công bố Cương lĩnh và Điều lệ của cái gọi là “đảng thăng tiến VN” nhằm đối lập với Đảng Cộng sản Việt Nam, mưu toan đưa người ra tranh cử để làm “đối trọng” trong cuộc bầu cử Quốc hội khóa XII vào ngày 20.5 tới. Thực chất đó là sự phá rối cuộc bầu cử Quốc hội, một sự kiện chính trị trọng đại của đất nước ta.
Thứ hai, những hành động chống đối của ông có tính hệ thống trong suốt gần chục năm qua. Cách đây mấy năm, ông Lý đã phải chịu án tù giam vì những hoạt động lợi dụng tôn giáo để chống đối chính quyền, vu cáo, kích động những người nhẹ dạ cả tin để cùng ông thực hiện những ý đồ cá nhân, đi ngược lại lợi ích của cộng đồng, đất nước. Vào tù, ông suy ngẫm và tỏ ra hối cải, tự tay viết bức “Tâm thư” bày tỏ sự ân hận về những việc làm của mình trái với pháp luật và đạo lý Việt Nam. Thể hiện sự khoan dung độ lượng, Nhà nước ta đã giảm án tù và cho ông trở về nơi ông từng sống ở Huế để hoàn lương. Nhưng “ngựa quen đường cũ”, ông Lý lại tiếp tục tập hợp một nhóm người xấu để lập đảng này, đảng nọ dưới chiêu bài “thiết lập một nền dân chủ đích thực ở Việt Nam”, đòi xóa bỏ điều 4 Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam v.v…
Như vậy, lại thêm một lần nữa, ông có những hành vi trắng trợn, thách thức Nhà nước và nhân dân ta. Một số linh mục ở Huế tỏ thái độ bất bình với ông về những hoạt động chính trị mà theo qui định của đạo Thiên chúa, ông không được phép làm. Nhiều giáo dân kiến nghị không cho ông tham dự những hoạt động của xứ đạo.
Thứ ba, đúng như ngạn ngữ Việt Nam “cà cuống chết đến đít còn cay”, khi bước vào phòng xử án, nơi thể hiện quyền uy cao nhất của pháp luật quốc gia, ông Lý lại hung hăng dùng chân đạp đổ vành móng ngựa và có những lời thóa mạ Đảng và Nhà nước ta.
Tấm ảnh này đã chứa đựng nhiều điều cần nói về bản chất ông Nguyễn Văn Lý đối với đất nước. Xin được hỏi những ai đang sử dụng cái gọi là “các bằng chứng”, trong đó có những tấm ảnh một chiều để kết tội VN “vi phạm dân chủ, nhân quyền”: ông Nguyễn Văn Lý có vi phạm pháp luật của một quốc gia có chủ quyền hay không qua tấm ảnh này?
Hoàng Việt Thanh (Công dân tỉnh Thừa Thiên - Huế)
|
Bức ảnh "bịt miệng" lan truyền khắp nơi. Hôm nay đọc lại bài viết này chợt nghĩ tới câu hỏi: tại sao công an lại phải bịt miệng Nguyễn Văn Lý? tôi nghĩ công an thì cũng là con người, là một công dân của nước Cộng Hòa Xã Hội CHủ Nghĩa Việt Nam. Trước vành móng ngựa ông Lỹ hung hãn đạp đổ vành móng ngựa, chửi bới, lăng mạ tổ quốc, lăng mạ Đảng Cộng Sản bằng những lời lẽ không thể nào lọt tai được. Là một công dân của nước Việt Nam có ông mình, cha mình, chú mình và biết bao người con của quê hương mình đã ngã xuống để có được độc lập ngày hôm nay, vậy mà giờ đây, trước mặt mình, có một kẻ dám trà đạp lên tất cả những công lao đó, chửi rủa, phủ nhận sự hy sinh cảo cả của những người đã ngã xuống thì làm sao một người công dân của nước Việt Nam có thể đứng im mà nhìn hắn được, Hành động bịt miệng của anh công an cũng chỉ như một phản xạ khi nghe kẻ khác nhục mạ lên những gì thiêng liêng nhất mà mình tôn kính thôi. Tuy rằng anh công an làm như vậy tại thời điểm nhạy cảm trong lúc đó thì là hành động không đúng như xét cho cùng khi ai gặp phải hoàn cảnh đoc cũng không thể nhin được, Nếu là tôi ở đó thì có lẽ tôi đã cắt lưỡi hắn rồi ấy chứ.
Trả lờiXóaNgụy biện luôn là một phương thức ưa dùng của bọn chuyên đi tuyên truyền những tư tưởng sai trái. Thay vì nghiên cứu rõ ràng và trình bày mọi ngóc ngách của vấn đề thì chúng chỉ nhăm nhăm vào những điểm xấu, cắt cúp rồi thì ghép lại nhằm bôi nhọ danh dự của công an nhân dân. Dạo qua các bài viết của những tên trùm đầu lúc nào cũng thấy rõ thủ đoạn ấy.
Trả lờiXóa