Chia sẻ

Tre Làng

BÊN NGOÀI, BÊN TRONG

Cuteo@

#1. Bên ngoài

Tuần qua, tình hình Trường Sa của ta đã được phản ánh qua bài "quân tử phòng thân" ở đây. Hôm nay nói đến một con La phương Bắc.

Có một con La (Viện) đeo lon Thiếu tướng, thuộc phái "diều hâu" cao giọng kêu gọi 2 cụm chiến hạm, thuộc Hạm đội Đông Hải và Nam Hải, Trung Quốc (đang hoạt động trái phép ở Biển Đông) phối hợp và trợ uy cho Đài Loan, sẵn sàng ngắm bắn mục tiêu khi tình huống xảy ra.

Con La này nhắc lại vụ Philippines nổ súng vào tàu cá Đài Loan hôm 9/5 trên eo biển Bashi khiến quan hệ giữa Manila và Đài Bắc đang rất căng thẳng, đồng thời lu loa lên rằng lúc 5 giờ 30 phút sáng ngày 14/5, một tàu cá Đài Loan bị lực lượng Kiểm ngư Việt Nam kiểm tra và lai dắt vào bờ xử lý.

2 vụ việc trên được La Viện cho là điển hình cho "nỗi khổ mà ngư dân Đài Loan" phải gánh chịu, trong khi phản ứng của chính quyền Mã Anh Cửu lại tỏ ra quá yếu ớt. 

Với sự kiện này, gã họ La cho rằng đây là cơ hội ngàn năm có một nhân việc ứng xử thiếu khôn khéo trên biển của Philippines để tranh thủ tấn công chiếm 8 đảo.

#2. Bên trong

Nhiều chuyện lắm, xin lảm nhảm chuyện về Tê Lờ.

Có một con Tê Lờ (Cũng là nick không phải tên thật), nguyên là nhà văn, đã từng tốt nghiệp đại học an ninh, dạo này dối già, đổ đốn bán mình cho quỷ dữ chuyên viết và đăng những bài khiêu khích chính quyền. Chỉ trong vòng vài ngày, thị đã dấu mặt nhưng biểu thị ý thức chống đối bằng việc đăng lại bài của tác giả khác. Những bài này có nội dung xuyên tạc, bóp méo sự thật và phỉ báng chính quyền. Tuần này xin điểm ra 2 bài sau:

  • Tiếng nói Uyên, Kha trước tòa, lời cảnh tỉnh cuối cùng cho ĐCS.
  • Dân khí và tình yêu đất nước.
Những bài này về bản chất là ngụy biện theo lối cả vú lấp miệng em, cố tình bỏ hoặc lờ đi những vấn đề mấu chốt, căn cốt nhất về hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân của đối tượng Phương Uyên và Kha. Thay vào đó chúng ca ngợi, tụng hô 2 đối tượng này như những anh hùng. Chỉ riêng việc so sánh Uyên, Kha với những anh hùng dân tộc như bà Trưng, bà Triệu hay Nguyễn Văn Trỗi đã là sự phỉ báng lịch sử.

Điều đáng nói là Tê Lờ đã từng là phóng viên báo CA, học viết văn Nguyễn Du, rồi sang Liên Xô (cũ) học trường Goóc Ki, sau đó theo nghiệp văn, làm biên kịch ở Đài Truyền hình VN và làm tới PGĐ một hãng sản xuất phim. Một lần trả lời phỏng vấn phóng viên Tạp chí Đẹp, thị đã trơ tráo trả lời: "Tôi biết làm nghề này sẽ có nhiều người ghét mình, thậm chí chửi bới nữa nên tôi lấy một cái tên khác để những bực tức, chửi rủa trút vào đấy". Vậy hóa ra cái tên Tê Lờ của thị cũng không phải là chính danh, mà là một nick name để che dấu bản thân, trong khi đó thị đòi hỏi phải chính danh trong tranh luận trên mạng. Nực cười!!!

Khi được phóng viên hỏi: "khi còn du học ở Nga, bạn bè hay gọi chị là Linh "nhà thổ" bởi nhà chị chuyên là nơi tụ tập toàn đàn ông"?  Thị cao hứng: "Đúng đấy, tôi có rất nhiều bạn trai thường xưng hô là ông với tôi. Cái tôi quan tâm là đối nhân xử thế, ông, tôi, mày tao chỉ danh xưng. Thời ở bên Nga, tôi sống ở Matxcơva còn bạn bè lại ở các thành phố khác, họ lên chơi không có chỗ thì tôi chứa. Suốt ngày tôi đi chợ nấu cơm cho mọi người ăn. Đàn ông có thể đến nhà tôi qua đêm, nằm la liệt, thậm chí bọn tôi còn trải đệm, rồi cả lũ nằm xếp hàng như là xếp cá vậy". Thế đấy, tư cách của Tê Lờ là thế đấy. Các bạn có thể tìm hiểu về Tê Lờ nếu vào google và tìm cụm từ "Người đàn bà viết văn dưới chân đèo ngang", qua đó để biết thêm về tư cách hay nhân phẩm của Tê Lờ.

Nói đến con đường tiến thân của Tê Lờ, trong một bài trả lời phỏng vấn báo chí, thị công khai nói thẳng rằng không thích vào đảng CS, ngay cả khi được mời, nhưng vì cái ghế tiến thân, thị cũng chấp nhận, và vì nó thị leo lên đến PGĐ. 

Mục đích của Tê Lờ là gì khi cho đăng những bài này? khi làm ra và phổ biến những bài có nội dung tương tự trong blog của thị?

Ý kiến thì có nhiều, xin trích từ phần comment trên trang Google.Tienlang (ở đây) để bạn đọc có cái nhìn khách quan về sự tha hóa của Tê Lờ. Những comments này Tre Làng định dạng lại cho dễ đọc, nhưng giữ nguyên văn nội dung để bảo đảm tính khách quan.



Đây là bài phổng vấn gần đây trên đài hải ngoại:
-----
Suy nghiệm tháng Tư, trò chuyện với nhà văn Thùy Linh
Kính Hòa, phóng viên RFA
2013-04-23 

Nhà văn Thùy Linh vốn không bắt đầu sự nghiệp của mình bằng ý định trở thành nhà văn, nhưng Văn đã thành nghiệp và Chị đã đoạt các giải thưởng lớn về văn học như: Giải Nhất cuộc thi truyện ngắn Báo Văn Nghệ (1985) với truyện "Mặt trời bé con của tôi"; giải Nhì (không có giải Nhất) cuộc thi truyện ngắn Tạp chí Văn nghệ Quân đội (2001-2002) với truyện "Gió mưa gửi lại"; giải B (không có giải A) của Hội Nhà văn Việt Nam trao cho tập truyện ngắn "Gió mưa gửi lại" (2004). Chị cũng viết trang blog buudoan.com mà trong đó chị viết nhiều về chính trị xã hội. Là một người trưởng thành sau cuộc chiến Việt Nam kết thúc, chị hầu như không có kỷ niệm về chiến tranh,

“Chiến tranh với Linh là những nỗi nhớ về mẹ, và về không gian yên bình ở thôn quê khi đi sơ tán để tránh bom Mỹ. Linh hầu như không có kỷ niệm gì về chiến tranh.”

Dù vậy hình ảnh người lính vẫn có mặt trong các truyện ngắn của nhà văn Thùy Linh.

“Người lính không thóat khỏi tâm lý hậu chiến. Nhân vật trong câu chuyện Những người còn lại là người lính bị điên lên sau chiến tranh. Linh biết những chuyện đó khi tiếp xúc với những bạn nhà văn đã từng là lính. Khi nói chuyện, dù bắt đầu với đề tài gì họ cũng lại quay về với chiến tranh, họ bị ám ảnh bởi chiến tranh. Những người bạn văn của Linh đã từng là lính cứ mỗi dịp 30/4 là họ lại tập trung lại, kể về những người đồng đội đã hy sinh, rồi họ khóc.”

Nhà văn Thùy Linh nói về ngày 30/4 như sau,

“Ngày càng đậm nét trong Linh là cuộc chiến tranh đó dường như chưa chấm dứt, mà nó còn tiếp diễn giữa những người Việt với nhau. Đến cái ngày này, những người tạm gọi là bên thua cuộc vẫn còn nhìn cuộc chiến đó với đầy hận thù, những người bên thắng cuộc thì vẫn tuyên truyền nó theo lối cũ, hãnh tiến và hãnh diện. Như thế làm cuộc chiến tranh tiếp diễn, huynh đệ tương tàn giữa những người Việt với nhau. Đó là một ngày rất là buồn vì bao nhiêu sinh mạng con người đã ngã xuống trên mảnh đất này mà chưa đem lại một nền hòa bình thực sự bởi vì vẫn còn cuộc chiến trong ý thức, trong cách hành xử của cả bên thắng lẫn bên thua. Niềm vui chiến thắng của một bộ phận người Việt không thể che lấp nỗi buồn của nhiều ngườ. i”

Nhà văn nói về nỗi buồn và sự mất mát của những người bên phía Việt nam cộng hòa,

“Trong ngày 30/4 ấy, ngay tại Việt nam này thôi, cũng có những gia đình tưởng nhớ người thân của họ bỏ mình trong cuộc chiến.”

Vì thế, chị nói ý nghĩ của mình về cái cách mà nhà nước Việt nam tuyên truyền về ngày 30/4 như sau,

“Đó là cái cách nói bất nhẫn, mà đối với Linh là không thể chấp nhận được.”

Chị Thùy Linh cũng đồng ý với nhà văn Andrew Lâm về cách mà người Việt Nam trẻ tuổi hành xử với ngày 30/4,

“Gần như thế, những người ở độ tuổi từ Linh trở xuống hầu như không còn ai nghĩ đến cái mà người ta gọi là thắng lợi của cuộc chiến. Cái cách nói của nhà cầm quyền không thu hút sự chú ý của phần đông dân chúng. Giới trẻ thì không quan tâm, còn giới công chức thì chỉ đơn thuần nghĩ đó là ngày nghỉ để đi chơi. Có rất ít người còn chiêm nghiệm lại cuộc chiến, chắc chỉ trừ những người lính”

Nhà văn Thùy Linh chú tâm vào các số phận con người, các số phận éo le trong cuộc sống đương đại, nhưng chị lại cho rằng ngòi bút của chi bây giờ đã bất lực

“Linh hầu như bỏ bút vì cảm thấy bút của mình bất lực trước cuộc sống”

Chúng ta nhớ lại trong lần nói chuyện với nhà văn Andrew Lam, anh cho rằng các văn nghệ sĩ Vịệt nam cần một không gian để bày tỏ, và văn học thực sự cần có sự đụng chạm, cọ xát mạnh mẽ để dấy lên những tranh luận, những ý tưởng mới. Sự bất lực của nhà văn Thùy Linh phải chăng là một dấu lặng trước một va chạm , để làm tung trào một không gian mở cho văn học nghệ thuật và ý tưởng Việt nam?


trikhongngu@gmail.com08:12 Ngày 10 tháng 5 năm 2013

Ông canhsat4sao nói đúng, cô nhà veo Thùy Linh này tên thật là Trần Nguyệt Tuệ, con một vị thiếu tướng công an, từng học và làm trong ngành công an như nhà rận chủ Ba Sàm và "người đàn bà chửi" Tạ Phong Tần khá nổi tiếng trên mạng. Nhưng bây giờ, sau khi ăn đủ lộc chế độ như một số vị có chức, có quyền trước đây, về hưu thì chửi bới chế độ không ngượng mồm. Tôi thách các vị này có giỏi hãy trả lại thẻ đảng, trả lại nhà cửa, chế độ lương hưu đã được hưởng để mà dấn thân đấu tranh cho dân chủ như các vị đã viết bài ra rả trên mạng đấy!Trả lời


Thật tội nghiệp cho tâm hồn nhỏ bé của cô nhà văn Linh. Chỉ tiếp cận cuộc chiến chủ yếu bằng cảm xúc của những người lính mà cô đã bạo gan đặt cả một đất nước một dân tộc chỉ ngang bằng với những thứ chỉ có thể được gọi là phế phẩm của dân tộc đất nước đó khi nói rằng "Ngày càng đậm nét trong Linh là cuộc chiến tranh đó dường như chưa chấm dứt, mà nó còn tiếp diễn giữa những người Việt với nhau. Đến cái ngày này, những người tạm gọi là bên thua cuộc vẫn còn nhìn cuộc chiến đó với đầy hận thù, những người bên thắng cuộc thì vẫn tuyên truyền nó theo lối cũ, hãnh tiến và hãnh diện. Như thế làm cuộc chiến tranh tiếp diễn, huynh đệ tương tàn giữa những người Việt với nhau. Đó là một ngày rất là buồn vì bao nhiêu sinh mạng con người đã ngã xuống trên mảnh đất này mà chưa đem lại một nền hòa bình thực sự bởi vì vẫn còn cuộc chiến trong ý thức, trong cách hành xử của cả bên thắng lẫn bên thua. Niềm vui chiến thắng của một bộ phận người Việt không thể che lấp nỗi buồn của nhiều người"... Một sự so sánh khập khiễng như vậy mà vẫn cứ cố tình nói ra lấy được là làm sao? Cô thương xót cho nỗi đau của các gia đình lính VNCH trong ngày 30/4, nhưng chính cô lại quá bất nhẫn, vô ơn vô cảm với bao gia đình Việt Nam khác trên dải đất hình chữ S này khi họ được xoa dịu nỗi đau mất mát người thân cũng chính trong ngày 30/4 đó, bởi biết rằng những hy sinh đó là để có ngày chiến thắng này!



Thôi, mất thời gian tìm hiểu về "thân thế sự nghịp" cái bà Linh hay Tuệ này làm gì kẻo họ lại bẩu oánh vào đời tư, là công kích cá nhân, oánh dưới thắt lưng bla bla....
Chỉ cần đọc ngay 3 bài mà cô chủ nhà đã đưa về đây, có dẫn nguồn đàng hoàng thì thấy cái cô nhà văn nhà veo gì đấy nói sàm.
Cô ta căn cứ vào đâu để kết luận xanh rờn:
----
Gần đây vài dư luận viên cũng lập blog để viết bài phản biện lại những “kẻ phản biện nổi loạn”, nhưng chưa nhiều người biết đến. Hầu hết họ lấy nickname như “mõ làng”; “loa phường”; “tre làng”; “vua làm báo”; “người con đấy mẹ”…Dư luận viên này là ai? An ninh tư tưởng văn hóa hay đơn thuần là người được trả lương để viết thể loại “nói tốt cho chế độ” và công kích các blogger? 
Cô ấy có biết rằng internet là của chung, mấy ông rân trủ nói càn, nói sàm nói bậy như ông Riện Xuân, như ông Vinh Khiếu hay Vinh jiá bòi... thì ông Mõ, ông Tre, ông DG hay như cô chủ Gúc gù ở đây cũng có quyền lập blog đưa ra ý kiến vạch mặt họ chứ?
Thế là sai à?
Internet là của riêng mấy ông bà rân trủ à?
Các bác còn thời gian thì đi tìm blog của cô Hoàng Thùy Linh ngắm ảnh, thư giãn khoái hơn!
Ai có địa chỉ blog của ẻm thì cho tui biết với!

---------------------------------

3 nhận xét:

  1. Con La này thật hung hăng, xảo quyệt! Lời đe dọa đó trước hết là nhằm vào anh bạn Philipin nhưng xa hơn là đe dọa chúng ta! Hỡi những người con của tổ quốc Việt Nam thân yêu hãy anh dũng và sẵn sàng đứng lên đập tan mưu đồ đen tối thâm hiểm của kẻ thù bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo của Việt Nam!

    Trả lờiXóa
  2. Mấy con lợn này cứ làm trò, Đài Loan theo danh nghĩa là của Trung quốc nhưng từ trước đến giờ họ có bao giờ chấp nhận là của Trung Quốc đâu, ngay cả Hồng Kông cũng thế.Cái thằng tàu này thể hiện tham vọng bành trướng quá lố rồi, bây giờ còn ý định đòi cả Okinawa của Nhật nữa, cứ tình hình gây hấn thế này, nếu xảy ra chiến tranh thật thì Trung quốc sẽ phải chịu đòn hội đồng, lúc ấy để xem có 3 đầu 6 tay mà giải quyết được ko

    Trả lờiXóa
  3. Đình Nam Vũ16:13 19/5/13

    Thực đéo muốn nơi về cái chủ đề Phương Uyên với Nguyên Kha nữa. Quá buồn cho những người sinh viên mà lại như vậy.Lại còn lắm kẻ tụng hô 2 đối tượng này như những anh hùng. Chỉ riêng việc so sánh Uyên, Kha với những anh hùng dân tộc như bà Trưng, bà Triệu hay Nguyễn Văn Trỗi đã là sự phỉ báng lịch sử. Thực đéo thể chấp nhận được.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog