Chia sẻ

Tre Làng

CHỌN ĐẠI SỨ DU LỊCH LÀ TRÒ VÔ BỔ

"Cho đến nay, cái gì cũng được phong Đại sứ thì các Đại sứ thật của ngành ngoại giao sẽ làm gì? Ở đâu? Hiện nay chúng ta thiếu chế tài, thiếu văn bản quy phạm pháp luật quy định về việc này, nên mới có sự lạm dụng đến mức đáng sợ", Thứ trưởng Bộ ngoại giao Nguyễn Thanh Sơn cho biết. 

Chúng ta đang quá lạm dụng danh từ "Đại sứ" 

Theo thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn, ngành ngoại giao còn chưa lên tiếng, chưa phê phán nên chưa nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp xoay quanh danh hiệu đại sứ du lịch (ĐSDL) này. Cho đến nay, cái gì cũng được phong Đại sứ thì các Đại sứ thật của ngành ngoại giao sẽ làm gì? Ở đâu? Hiện nay, chúng ta thiếu chế tài, thiếu văn bản quy phạm pháp luật quy định về việc này, nên mới có sự lạm dụng đến mức đáng sợ.

Thứ trưởng cho biết: "Đại sứ du lịch còn có nhiều cái trớ trêu, danh từ Đại sứ bị lạm dụng, bởi vì hàm Đại sứ là hàm rất vinh dự của cán bộ ngành ngoại giao, có thể nói đây là hàm cao nhất, và có luật định, có nghị định về hàm cấp ngoại giao".

Bên cạnh đó, theo thứ trưởng, danh từ Đại sứ lâu nay bị hiểu lầm và bị lợi dụng quá nhiều, Đại sứ thiện chí, Đại sứ hòa bình, Đại sứ tình thương... vô số hình thức Đại sứ. Mà chúng ta chưa hình dung ra Đại sứ ở nước ngoài rất được trân trọng.

Cựu ĐSDL Việt Nam Lý Nhã Kỳ
Danh từ Đại sứ ở nước ra đang dành cho những việc không xứng đáng với tầm của danh hiệu. Chúng ta dùng danh từ Đại sứ để gắn cho một vài nhân vật có lợi ích cho xã hội. Như Đại sứ thiện chí đem tiếng nói hòa bình, đem tinh thần đoàn kết dân tộc đến với mọi người, mọi quốc gia và những người làm công việc này thường là những nhà khoa học lớn, những người có tên tuổi.

"Đây là danh hiệu rất đáng trân trọng, rất vinh dự của những người làm công tác ngoại giao, và hàm Đại sứ là do chủ tịch nước phong tặng. Đối với cán bộ cấp cao của ngoại giao được phong hàm Đại sứ cũng là danh hiệu mang suốt đời", thứ trưởng khẳng định.

Phong hàm Đại sứ du lịch là phạm luật

Theo Thứ trưởng, bây giờ, tự nhiên ở đâu ra danh hiệu ĐSDL, cũng không hiểu ĐSDL để làm gì, để nói ĐSDL quảng bá hình ảnh đất nước Việt Nam ra bên ngoài thì một con người không đủ, còn chưa nói con người đó là ai, phẩm chất đạo đức, tư cách là cái gì, ảnh hưởng của họ đến xã hội, đến đời sống thực tế của quốc gia, sở tại như thế nào.

Thứ trưởng bức xúc: "Ai là người kí quyết định phong hàm Đại sứ du lịch, vì trong quy định của chúng ta hàm Đại sứ là do chủ tịch nước bổ nhiệm, Đại sứ là hàm ngoại giao cao nhất. Vậy ĐSDL ai nghĩ ra, ai là người kí quyết định bổ nhiệm. Hoàn toàn không đúng về chức năng, nhiệm vụ".

Mặt khác, thứ trưởng cũng đưa ra những nhận định riêng của mình về việc bầu chọn ĐSDL: "Đây cũng là một trò chơi, không đem lại hiệu quả và thực tế lợi dụng những cái đó để lấp đi những cái yếu kém thực tế của sản phẩm du lịch không tốt".

Theo quan điểm của thứ trưởng thì tuyên truyền viên du lịch, hướng dẫn viên du lịch là những người kiến thức du lịch còn nhiều hơn ĐSDL. Tiêu chí của ĐSDL gồm những tiêu chí gì? Nào là có học thức, học vấn, là người công chúng có ảnh hưởng, đó có phải là tiêu chí để quảng bá hình ảnh đất nước không? Tất cả tiêu chí mang tính cá nhân, không mang tính chất quốc gia, tuyên truyền hình ảnh đất nước ra nước ngoài, thông qua một con người điều không thể.

Quảng bá hình ảnh đất nước ra bên ngoài chúng ta không dùng ĐSDL, chúng ta thông qua các hoạt động tuyên truyền đối ngoại, giao lưu, trao đổi, hội thảo bằng những nét đẹp cụ thể, bằng những thực tế đất nước ta có. ĐSDL làm chức năng, nhiệm vụ gì?

Bầu chọn ĐSDL là một trò chơi vô bổ

Thứ trưởng thẳng thắn: "Đây là cuộc bầu chọn trên thế giới chỉ có duy nhất Việt Nam có. Tôi cho rằng ai nghĩ ra bình chọn ĐSDL, trước hết vi phạm quy chế ngoại giao, vi phạm quy định về hàm cấp ngoại giao".

Ngoài ra là những thí dụ điển hình thực tế, chúng ta đã từng có những hoa hậu nhầm về lịch sử, nhầm về địa danh, lẫn lộn về văn hóa dân tộc, thì làm sao một người có thể quảng bá hình ảnh đất nước, ĐSDL giúp cho ngành du lịch Việt Nam phát triển không có, đây là chuyện hoàn toàn ảo tưởng.

"Bầu chọn ĐSDL là một trò chơi vô bổ, không có ý nghĩa, vì ĐSDL không thể thực hiện được mong muốn quảng bá hình ảnh đất nước ra bên ngoài", thứ trưởng cho biết.

Chúng ta thử đặt câu hỏi, Đại sứ sẽ làm gì? Đại sứ là người đại diện, người thay mặt cho quốc gia đến một quốc gia khác, hiện nay là mượn danh hiệu này rồi phong lung tung.

"Tôi cho rằng, cựu ĐSDL của nước ta Lý Nhã Kỳ với những scandal của cô đã đủ là bài học rất thiết thực để cho Bộ văn hóa, đặc biệt người đã đưa ra ý tưởng bầu chọn ĐSDL. Không làm gì khác để thúc đẩy phát triển cho ngành du lịch Việt Nam mà cứ ngồi mà chờ hoạt động của ĐSDL cũng chẳng khác gì ngồi gốc cây chờ sung rụng", Thứ trưởng khẳng định.

Ngoài ra, thứ trưởng còn đưa ra những kế hoạch, giải pháp cần làm trong thời gian tới. Theo quan điểm của Thứ trưởng: "Nên tăng cường quảng bá hình ảnh Việt Nam ra nước ngoài bằng những hoạt động cụ thể, thiết thực. Hơn ai hết người đưa hình ảnh đất nước, con người Việt Nam ra nước ngoài là chính những du khách đã đến Việt Nam, họ là người tuyên truyền, đánh giá, đưa hình ảnh du lịch nước ta ra nước ngoài hiệu quả nhất".

Tại sao lại không nghĩ ra những giải pháp quảng bá du lịch hiệu quả: "Một du khách đến Việt Nam và trở về với ấn tượng tốt đẹp thì họ có thể quảng bá hình ảnh hiệu quả gấp 10 lần người Việt Nam tự quảng bá, chưa nói ĐSDL đầu tiên đã làm được gì cho du lịch Việt Nam", thứ trưởng nói.

Thanh Huyền (thực hiện)

23 nhận xét:

  1. Nặc danh20:06 20/5/13

    Tôi ít quan tâm tới Đại sứ du lịch, đại sứ hòa bình, đại sứ thiện chí nên không dám bàn. Nhưng đọc ý kiến của ông Thứ trưởng này tôi thấy có cái gì hơi ngu ngu, nói bừa lấy được. Cái chức Đại sứ của Bộ Ngoại giao do Chủ tịch nước bổ nhiệm tên gọi đầy đủ là Đại sứ đặc mệnh toàn quyền - đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao cấp đại sứ quán. Đó là chức vụ thuộc ngành ngoại giao, nếu có người được ngành hay tổ chức nào đó bổ nhiệm là "đại sứ" thì chủ yếu có tính tượng trưng, chẳng động chạm gì đến ngành ngoại giao cả, việc gì ông Sơn phải lo. Độ rày ông thứ trưởng Sơn phát biểu về du lịch hơi bị nhiều, không biết ông có điều gì cay cú với ngành du lịch không nhỉ? Tôi đã tiếp xúc với ông Sơn đôi ba lần rồi, và thấy ông ta có vẻ thô lỗ hơn là lịch duyệt.

    Trả lờiXóa
  2. Cũng có nhiều cách hiểu về từ ĐẠI SỨ. Đại sứ có thể hiểu ngắn gọi là người đại diện cho một tố chức, tập thể, quốc gia nào đó để thực hiện những công việc của tổ chức đó. Ông thứ trưởng đang nói đến Đại sứ đại diện cho các tổ chức, ngành như du lịch, đại sứ môi trường,... còn theo Nặc danh thì hiểu đại sứ ở đây lại là đại sứ quán, đại sứ đặc mệnh toàn quyền của quốc gia đặt tại các nước để làm việc. Theo tôi không nên bàn nhiều về chuyện này.

    Trả lờiXóa
  3. Thứ trưởng đã nói :: "Đây cũng là một trò chơi, không đem lại hiệu quả và thực tế lợi dụng những cái đó để lấp đi những cái yếu kém thực tế của sản phẩm du lịch không tốt".Điều đó rất đúng trong một xã hội hiện tại , một xã hội đang phát triển có những bước tiến nhất định , chúng ta cần có cái nhìn rộng và bao quát hơn về vấn đề này , không thể có những quyết định nhanh chóng và đầy rủi ro này.

    Trả lờiXóa
  4. Đại sứ du lịch gì mà toàn vi phạm các điều luật , lại còn bị mọi người phản đối ghê gớm , sao có thể để một việc quan trọng như thế này lại được bàn tán sôi nổi và có nhiều phản ánh không tốt tới như thế , vì vậy chúng ta cần rút kinh nghiệm từ bài học này , và ngay từ bây giờ cần phải đưa ra những giải pháp cũng như hướng dẫn đại sứ du lịch có những kiến thức nhất định về chính trị và văn hóa , chứ không là toi.Cá một bộ mặt của đất nước không thể để một người làm mất uy tín được.

    Trả lờiXóa
  5. Quảng cáo hình ảnh du lịch của nước nhà ra thế giới ,không thể dễ dàng được , việc một người được bổ nhiệm việc này là nữ giới thì điều đó lại càng khó khăn , thực tế đã có nhiều trường hợp mắc sai phạm trong vấn đề nhạy cảm liên quan tới đất nước thông qua một số hoạt động truyền thông , du lịch và văn hóa rồi , Bầu chọn ĐSDL là một trò chơi vô bổ, không có ý nghĩa, vì ĐSDL không thể thực hiện được mong muốn quảng bá hình ảnh đất nước ra bên ngoài", tôi đồng tình với ý kiến của thứ trưởng về việc này.

    Trả lờiXóa
  6. Nghe từ đaị sứ theo ý kiến chủ quan của tôi là nó phải đại diện cho một cái gì đó to tát của một quốc gia. Như đại sứ đặc mệnh toàn quyền hay cái gì đó. Còn cái chức đại sứ du lịch nghe kỳ quá, tôi cũng muốn nói về cái này lâu rồi nhưng chả thấy ai có động thái gì nên cứ kệ, hôm nay có bài của tác giả tôi thấy rất tấm đắc.

    Trả lờiXóa
  7. Cứ thấy có Đại sứ là oai hay sao mà lại cứ đòi thêm đại sử du lịch gì gì, lại còn tổ chức các cuộc thi gì gì nữa chứ, cuộc thi đó để làm gì mà những ai tham gia. Thật là không có việc gì nữa hay sao mà cứ nghĩ những chuyện linh tinh.

    Trả lờiXóa
  8. Đúng là cứ như lời bộ trưởng nói, chúng ta cần phải tập trung vào quảng cáo , quảng bá du lịch Việt Nam bằng chính những khách du lịch đã đến Việt NAM, đó mới là vấn đề cần phải bàn chứ không phải là việc có thêm một cái hữu dan nào khác.

    Trả lờiXóa
  9. Có lẽ phải hiểu từ đại sứ 1 cách thoáng hơn, đại sứ nên hiểu là người đại diện cho 1 tổ chức, 1 tập thể nào đó chứ ko nên hiểu máy móc là đại sứ kiểu như đại sứ ngoại giao. Việc bầu chọn 1 gương mặt nhằm góp phần quảng bá du lịch nước ta ra bạn bè thế giới có gì không tốt. Nếu thứ trưởng vẫn thấy cái tên đại sứ không phù hợp thì có thể đổi cách gọi khác, ví dụ như gương mặt đại diện cho du lịch Việt Nam chẳng hạn

    Trả lờiXóa
  10. theo tôi thì đái sứ du lịch cũng là một cách tốt để quảng bá hình ảnh của việt nam, quảng bá về du lịch cho việt nam đấy chứ, nhưng có điều chúng ta đang quá trú trọng đên vấn đề đại sứ du lịch rồi, chúng ta có thể quảng bá du lịch bằng nhiều con đường, nhiều cách chứ không nhất thiết phải qua đại sứ du lịch, tránh để tình trạng bê bối tự làm xấu hình ảnh mình như vừa qua.

    Trả lờiXóa
  11. Đại sứ ở nước ra đang dành cho những việc không xứng đáng với tầm của danh hiệu. Chúng ta dùng danh từ Đại sứ để gắn cho một vài nhân vật có lợi ích cho xã hội, việc này phải chăng của một nhóm lợi ích cá nhân . Đại sứ thiện chí đem tiếng nói hòa bình, đem tinh thần đoàn kết dân tộc đến với mọi người, mọi quốc gia và những người làm công việc này thường là những nhà khoa học lớn, những người có tên tuổi.VÌ thế hãy để danh từ Đại sứ hiểu theo đúng cách của nó.

    Trả lờiXóa
  12. Nặc danh23:30 20/5/13

    Chúng ta cần có phương án ngay từ đầu ,không để mọi truyện xảy ra rồi mới bắt đầu tính toán , mới bắt đầu mổ xẻ , cần có quản lý chặt chẽ hơn , việc này rất quan trọng , nếu làm tốt thì mọi việc sẽ rất hiệu quả nhưng nếu không tốt thì lại là cả một vấn đề liên quan , từ lúc đại sứ lên nhận chức tới giờ thì thấy nhiều truyện không tốt hơn .VÌ thế cần có những quản lí chặt chẽ hơn và có nhiều việc làm tích cực hơn , tránh tái diễn tình trạng trên.

    Trả lờiXóa
  13. Nước ta có rất nhiều phong cảnh đẹp có lịch sử và nền văn hóa lâu đời vì vây Có rất nhiều cách để phát triển du lịch nhưng thực sự chúng ta chưa có một nên du lịch phát triển bằng các nước trong khu vực như campuchia hay thai lan .. vì hướng quảng cáo tuyên truyền ngành du lịch của nước ta ra thế giới còn nhiều hạn chế vì vây mà bộ văn hóa thông tin mới cần một đại sứ du lịch đây là hướng đi rất hay nhưng đáng tiếc thì vai tro của đại sư du lịch thực sư chưa được thể hiện rõ

    Trả lờiXóa
  14. Nói cho cùng , đại sứ du lịch hay đại sứ gì đi nữa cũng có những khía cạnh nên được hiểu riêng theo chức trách, nhiệm vụ của nó. vấn đề là chúng ta sử dụng hai từ "đại sứ" vào hoàn cảnh nào, trong những trường hợp như thế nào cho hợp lý. Thực sự thì hiện nay, tôi thấy hai từ "đại sứ" nhiều khi được lạm dụng không đúng đắn, không phù hợp thật. Nhưng nói đi thì nói lại, việc chọn đại sứ du lịch là một việc làm có thể nói là đúng đắn, không có gì gọi là quá lố cả. Khi mà đại sứ của ngành ngoại giao mang tầm vĩ mô hơn, với các vấn đề cả về chính trị và xã hội. Thì đại sứ du lịch là hoạt động cụ thể để quảng bá các hình ảnh về du lịch của VN ra bạn bè thế giới, nhằm phát đưa hình ảnh của VN ra với bạn bè quốc tế. Nên nói cho cùng, việc chọn đái sứ du lịch cũng không có gì là quá lố cả, nhưng cá hay chăng, chúng ta nên có một cơ chế quản lý chặt chẽ hơn về những hoạt động của đại sứ mà thôi.

    Trả lờiXóa
  15. Chẳng biết đại sứ du lịch này đã mang lại những hình ảnh dẹp gì về du lịch nhưng những tiếng tăm của cô về các lĩnh vực khác dường như lại nổi trội hơn, mà phần lớn là những điều tiếng không tốt, thế nên thật là chẳng hay ho gì về việc này cả

    Trả lờiXóa
  16. Đại sứ du lịch thực ra ra đời với những ý nghĩa mong muốn thiết thực hơn, nhưng có vẻ việc chọn người không hợp lý đã dẫn đến tình trạng vô bổ nhưng bài viết đã đánh giá

    Trả lờiXóa
  17. Đại sứ du lịch ra đời với mục đích tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến ngành du lịch phát triển, cũng như những đại sứ khác. Họ ra đời với cùng mục đích mà nhừng nhà ngoại giao không thế làm nổi. Chẳng lẽ đưa những người trong ngành du lịch xấu mù, hình ảnh không đẹp để đi quảng bá hình ảnh du lịch đất nước à. Tôi thấy việc bầu chọn đại sứ là hoàn toàn hợp lí và hợp thời.

    Trả lờiXóa
  18. Đại xứ du lịch là người như thế nào mới xứng đáng đây! xinh đẹp, hiền dị, tri thức... chỉ ngần ấy thôi không thể đại diện, không thể làm toát lên vẻ đẹp của đất nước ta, những danh lam thắng cảnh, những nét văn hóa độc đáo đâu để hội tụ trên 1 con người đem đi quảng bá. mà là của toàn xã hội mới phải chứ. mọi người cùng quảng bá về vẻ đẹp của đất nước như thế thì hợp lòng người. thứ trưởng đã khắng định "Bầu chọn ĐSDL là một trò chơi vô bổ, không có ý nghĩa, vì ĐSDL không thể thực hiện được mong muốn quảng bá hình ảnh đất nước ra bên ngoài".

    Trả lờiXóa
  19. cái danh đại sứ du lịch để làm gì trong khi bản thân người được chọn hay bầu ra đó chắc hẳn là người tốt đẹp có thể so sánh với những vẻ đẹp của đất nước. đem vẻ đẹp của cả đất nước đặt vào vẻ đẹp của 1 người phụ nữ với chức danh đại sứ du lịch liệu có làm mờ đi vẻ đẹp của đất nước hay không? trê thế giới có nước nào làm như Việt nam. Người Việt ta thi thoảng có những hành động không giống với ai cả? phong đại sứ du lịch. mình cho rằng không nên tùy tiện vào việc phong "đại sứ" được

    Trả lờiXóa
  20. Thật ra, có nhiều cuộc bầu chọn đại sứ du lịch(và nhiều đại sứ khác, nhưng chỉ nói đại sứ du lịch thôi) và có tồn tại nhiều đại sứ. Nhưng mà tôi không biết đến sự tồn tại của họ. Đến người trong nước như tôi còn không biết thì thử hỏi người nước có biết được không. Vì vậy, nếu bầu chọn đại sứ du lịch rồi thì cần phát huy triệt để khả năng.

    Trả lờiXóa
  21. Việc các Đại sứ xuất hiện nhan nhản ngoài xã hội đã hạ tầm của những con người thực sự có đóng góp mang danh hiệu Đại sứ, vì lẽ những đại sứ ấy đến ngay nhân dân của mình còn cảm thấy xa lạ thì còn quảng bá được điều gì ra thế giới nữa.

    Trả lờiXóa
  22. Mình thật chả hiểu là cái việc chọn đại sứ du lịch làm cái gì nữa, mình thấy họ có làm được công việc gì đâu? Quảng bá hình ảnh du lịch Việt Nam ư? Hài hước! Chỉ thấy suốt ngày thấy xì-căng-đan đủ thứ, có mà đấy chỉ là chiêu để PR bản thân họ mà thôi, thảo nào ai cũng tranh giành để được làm đại sứ du lịch!

    Trả lờiXóa
  23. Việc chọn đại sứ du lịch sẽ giúp góp phần quảng bá hình ảnh Việt Nam ra thế giới, tuy nhiên cần phải có những tiêu chuẩn, ràng buộc chặt chẽ đối vs người đảm nhận vị trí này. Trước hết phải là 1 người đẹp, có đạo đức, học vấn tốt, có kiến thức về du lịch, đồng thời phải có ràng buộc trong việc giữ gìn hình ảnh của bản thân, không được gây các scandal làm ảnh hưởng xấu đến hình tượng. Lý Nhã Kì có vẻ chưa đáp ứng được các yêu cầu này

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog