Chia sẻ

Tre Làng

DÙNG NGƯ DÂN LÀM CÔNG CỤ BÀNH TRƯỚNG LÀ ĐỘC ÁC, VÔ NHÂN ĐẠO

Từ trước đến nay, dù vì mục đích chính trị hay bành trướng thì căn cứ tình hình, hễ khi có lợi, có thời cơ, có khả năng là Trung Quốc sẵn sàng gây chiến. Chiến tranh với Liên Xô, với Ấn Độ và 3 lần tấn công Việt Nam đã chứng minh điều đó.


Trên Biển Đông, một khu vực giàu tài nguyên, một vị trí chiến lược trọng yếu về quân sự, một con đường huyết mạch, sống còn của nền kinh tế xuất nhập khẩu của Trung Quốc thì chiếm đoạt Biển Đông, biến thành “ao nhà” là mục tiêu chiến lược trọng yếu, cấp bách. Đương nhiên Trung Quốc sẽ không bao giờ e ngại dùng vũ lực, đặc biệt, với sự trỗi dậy của mình, có một lực lượng quân sự đáng kể thì việc gây chiến, dùng vũ lực trên Biển Đông của Trung Quốc không ai có thể nghi ngờ.

Tuy nhiên, cho đến thời điểm này Trung Quốc vẫn chưa động thủ trên Biển Đông không phải vì Trung Quốc có thiện chí, yêu chuộng hòa bình mà nói rõ ra là Trung Quốc chưa đủ khả năng để làm việc đó.

Nên biết rằng, Trung Quốc có 29/39 tuyến đường hàng hải và khoảng 60% lượng hàng hóa xuất nhập khẩu, 70% lượng dầu mỏ nhập khẩu được vận chuyển bằng đường biển qua Biển Đông. Điều gì xảy ra khi Biển Đông thành biển lửa (chiến tranh)?

Đánh chiếm được đảo nào đó khó khăn bao nhiêu thì việc giữ được nó còn khó khăn gấp bội, nhưng với Trung Quốc, khi gây nên “Biển Đông thành biển lửa” thì việc giữ đảo chiếm được không quan trọng bằng phải bảo vệ an toàn 29 tuyến đường hàng hải mà nếu bị cắt đứt thì nền kinh tế Trung Quốc bị ảnh hưởng ngay tức khắc.

Trung Quốc liệu có làm chủ tình hình Biển Đông trước khi “cơn co giật” của nền kinh tế xảy ra? Câu trả lời cực kỳ quan trọng, sống còn này, rất đáng tiếc, không thuộc về Trung Quốc.

Rốt cuộc hạm đội Nam Hải lấy đâu ra lực lượng để bảo vệ và dù cả hải quân Trung Quốc cũng chưa chắc đảm bảo an toàn trong khi chưa nói đến bị các đối thủ kình địch khác như Nhật Bản, Đài Loan đang chờ thời cơ để lợi dụng?

Đây là tình huống dễ dàng nhất dành cho Trung Quốc nhưng đã khó vượt qua, vậy, nếu như khi “Biển Đông thành biển lửa”, các nước lớn như Mỹ, Nga, Ấn, Nhật Bản có lợi ích quốc gia trên Biển Đông can thiệp bằng nhiều cách, các nước nhỏ trong khu vực đoàn kết lại…thì Trung Quốc có thành công không? Không, và đó là lý do khiến Trung Quốc không dám động thủ trên Biển Đông lúc này.

Nhưng, trong chiến lược biến Biển Đông thành “ao nhà” đầy tham vọng, Trung Quốc tiến hành thực hiện nhiều sách lược.

“Gác tranh chấp cùng khai thác” là sách lược đầu tiên bị thất bại bởi hành động của Trung Quốc như ngang ngược biến vùng không tranh chấp thành tranh chấp… đã “lòi đuôi bành trướng” khiến chẳng ai “cùng khai thác” với Trung Quốc.

Sách lược tiếp theo đó là: Dùng lực lượng quân sự đằng sau phô trương sức mạnh, đe dọa, tạo điều kiện cho tàu Ngư chính có lượng giãn nước lớn xua đuổi tàu cá đối phương, hỗ trợ bảo vệ cho lực lượng tàu cá tràn vào chủ quyền của quốc gia khác đánh bắt (ăn cướp) hải sản nhằm hợp thức hóa chủ quyền (phi pháp).

Sách lược mới này đã thu được hiệu quả bước đầu trong vụ Scarborough khiến Bắc Kinh hết sức phấn khích và coi lực lượng tàu Ngư chính, tàu cá chính là lực lượng “hải quân thứ hai”, là công cụ bành trướng lợi hại nhất trong chiến thuật “không đánh mà thắng”.

Có thể nói, hải quân tập trận phô trương sức mạnh đằng sau, tàu Ngư chính hỗ trợ, bảo vệ cho tàu cá đánh bắt phía trước, ba lực lượng này là nguyên nhân chính đã khuấy động, gây căng thẳng trên Biển Đông.

Đã là bành trướng, xâm lấn thì bất chấp, ngang ngược, hung hăng, coi thường tất cả. Vì thế, tất yếu, các lực lượng thực hiện nhiệm vụ đó hành động cũng ngang ngược, hung hăng, càn quấy là điều không tránh khỏi.

Cắt cáp tàu thăm dò dầu khí Việt Nam, bắn cháy tàu cá, ban đêm đâm chìm tàu cá Việt Nam rồi bỏ chạy, cậy đông, tổ chức hàng chục, hàng trăm tàu cá lấy thịt đè người tràn vào EEZ của nước khác…đã khiến cho lực lượng tàu cá, Ngư chính Trung Quốc bị căm ghét nhất trên Biển Đông.

Vụ việc Philipines bắn hơn 45 phát súng vào tàu cá Đài Loan vì tưởng nhầm là Tàu cá Trung Quốc, làm một ngư dân 65 tuổi thiệt mạng khiến tình hình Biển Đông càng nóng lên.

Philipines phải chấp nhận một cái giá phải trả nào đó, tuy nhiên dư luận không ai là không cảm nhận được, hiểu được, đó chính là biểu hiện sự uất ức tột độ của Philipines không thể kiềm chế nổi khi sự hung hăng, ngang ngược càn quấy của tàu cá Trung Quốc đã chèn ép chiếm quyền kiểm soát Scarborough của Philipines vừa qua, khi sự ngang ngược, trắng trợn bởi lệnh cấm đánh bắt cá đơn phương phi lý của Trung Quốc.

45 phát súng của Philipines có thể khiến Đài Loan và Philipines tạo ra một vùng đánh cá chung nhưng với Trung Quốc thì không.

Đó là lời cảnh báo cho chiến thuật đưa tàu cá lên tuyến đầu của Trung Quốc đã đến lúc phải suy nghĩ lại. Một quốc gia khi “tàu to, súng dài” còn không làm họ sợ, vẫn dám đánh để bảo vệ chủ quyền thì không lẽ lại lùi bước trước những con tàu cá, Ngư chính nghênh ngang?

Ngư dân Đài Loan đã 65 tuổi vẫn còn đi biển và có lẽ ngư dân Trung Quốc cũng vậy thôi, rất vất vả khó nhọc để mưu sinh. Lợi dụng họ, coi thường tính mạng của họ, biến họ thành công cụ để thực hiện mưu đồ sai trái là vô trách nhiệm, vô nhân đạo, độc ác với chính dân tộc mình.Theo 

THEO ĐẤT VIỆT ONLINE

14 nhận xét:

  1. Thật là dã man, vô nhân đạo khi lợi dụng chính người dân vô tội vào mục đích đi xâm chiếm lãnh thổ chủ quyền của đất nước khác. Trung Quốc đừng có mượn danh "tàu cá" để mà làm cái trò múa rìu qua mắt thợ như thế nữa. hãy hành xử sao cho đúng với vị thế của mình đi!

    Trả lờiXóa
  2. Sự ngang ngược của Trung quốc khiến ai cũng phải bất bình! Và đứng trước sự bất bình này mỗi người dân chúng ta cần phải làm gì? Chúng ta phải hết sức bình tĩnh, đặt niềm tin vào sự quản lý của Đảng, đoàn kết lại chứ không thể manh động được. cũng đừng dại dột mà nghe theo lời xúi bẩy đi biểu tình.

    Trả lờiXóa
  3. Trung Quốc, Việt Nam trước đây đều không nghĩ gì đến biển nhưng hiện nay đất chật, dân đông và cũng vì theo xu thế chung của thế giới thì nước nào cũng muốn hướng ra biển. Đối với Trung Quốc, phía Đông có Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan; phía Tây có Ấn Độ; phía Bắc có Nga nên Trung Quốc chỉ còn cách là tràn xuống phía Nam (Biển Đông). Do đó tranh chấp ở đây sẽ còn kéo dài,chưa thể giải quyết ngày một ngày hai được.

    Trả lờiXóa
  4. Bạn "on" nói chí lý làm mình hiểu ra nhiều điều. Việc tranh chấp giữa Việt Nam-Trung Quốc sẽ còn kéo dài trong tương lai bởi vì vùng đệm mà Việt Nam và Trung Quốc muốn vươn ra hay gây ảnh hưởng bị chồng lấn lên nhau(vùng biển Đông, Lào, Campuchia). Do vậy tranh chấp sẽ không thể dừng cho đến khi nào đạt được một thỏa thuận cùng khai thác mà cả hai bên đều chấp nhận được. Hiện nay Trung Quốc quá tham lam nên không muốn chia sẻ biển Đông cho ai, do đó tất cả các đàm phán đang bế tắc

    Trả lờiXóa
  5. Dân số trung Quốc đông quá nên họ chơi trò lấy thịt đè người mang dân ra chiếm biển,họ lấy người dân để làm công cụ chiếm biển chiếm đảo của các nước khác họ cố cho nhân dân trong nước họ hiểu là đó là của Trung Quốc nhưng sự thật mà ít người Trung Quốc dám đối diện đó là họ đang chiếm biển chiếm đảo của người khác.Không còn chiêu trò nào mà Trung Quốc không dở ra để thực hiện cái tham vọng hão huyền của mình.

    Trả lờiXóa
  6. hành động lợi dụng ngư dân công cụ, phương tiện độc chiếm biển Đông của Trung Quốc thật vô cùng bỉ ổi, nhẫn tâm với người dân vô tội trong cái mưu đô chính trị đen tối đó, ắt Trung Quốc sẽ thất bại!

    Trả lờiXóa
  7. Tất cả hành động ngang ngược của Trung Quốc đều là vì lòng tham của tầng lớp lãnh đạo cao tầng của TQ chứ nó không xuất phát từ những ngư dân của họ. Chính những ngư dân ấy cũng chỉ là quân cờ bị lợi dụng để thực hiện âm mưu của lũ lãnh đạo TQ mà thôi.

    Trả lờiXóa
  8. Luôn phải cảnh giác với ông láng giềng bẩn tính này. Không thể lường trước được những âm mưu của nó trên biển. Phải đề phòng trước mọi tình huống có thể xẩy ra. Việc đe dọa quân sự để ngư dân vào khai thác thủy sản là một việc làm hết sức bạo ngược. Chúng ta đã mềm dẻo, khéo léo tròn mọi tình huống rồi. Nhưng nó cứ càn lấn tời thì đến một lúc chúng ta cũng không thể ngồi yên.

    Trả lờiXóa
  9. Đúng là bon Trung quốc nó không trừ một thủ đoạn gì. Hiện tại chúng dùng quân đôi gây sức ep để như dân vào đánh bắt hải sản. Nếu như những nước khác coc những hành động ngược chiều thì chúng sẽ lấy đó làm cái cớ để tấn công lại. Cần mềm dỏe khôn khóe với những tên nhiều thủ đoạn này.

    Trả lờiXóa
  10. Chắc gì những tàu cá mà chính quyền Trung Quốc xua ra biển Đông đã là tàu cá thật, và tất nhiên trên những tàu cá đấy đã là những ngư dân thật. Lần trước có 1 bài viết nói về việc chính Quyền Trung Quốc cho quân đội đóng giả ngư dân và xua ra biển Đông mà.

    Trả lờiXóa
  11. Đừng vội thương cảm cho những ngư dân Trung Quốc đó, bởi vì nếu 1 ngày nào đó bạn gặp những ngư dân này trên biển, họ có thể bắn chết bạn đây. và, Nếu chính quyền Trung Quốc xua họ ra biển Đông đánh bắt thì họ có quyền từ chối. vì vậy, có lẽ chính quyền Trung Quốc phải có hỗ trợ cho họ, chứ không phải "thân ai nấy lo" như Việt Nam mình.

    Trả lờiXóa
  12. Tôi thấy có những bình luận bảo hiện nay do đất chật người đông ta mới quan tâm đến biển Đông, phải đàm phán với TQ. Dở hơi à. Biển đảo quê hương từ lâu đã là một phần máu thịt của tổ quốc. Ông cha ta đã đổ bao nhiêu xương máu để bảo vệ. Đâu phải bây giờ mới quan tâm. Còn với TQ thì đàm phán cái gì. Yêu sách quá vô lý. Gác tranh chấp,cùng khai thác, vớ vẩn. có hiểu gì về quyền chủ quyền, quyền tài phán của một quốc gia trên biển không mà đàm phán. Đất của ta, biển của ta, phải bảo vệ bằng mọi giá. Không có chuyện nhân nhượng với TQ đâu. Philippin sẵn sàng chiến đấu đến người cuối cùng, Việt Nam cũng thế. Chỉ có cái mang ngư dân của mình ra làm lá chắn thì hèn quá TQ ạ

    Trả lờiXóa
  13. đúng là chính sách của thằng trung quốc. chúng dùng ngư dân để bành chướng cướp biển và nếu như quân đội, vũ trang các nước có bắt ngư dân trung quốc chúng đang đánh cá khu vực đặc quyền kinh tế thì nó lấy cớ để gây hấn với các nước xung quanh. đúng là cái bài bẩn vãi. giống như chiến dịch biên giới tây bắc 1979 đó mà dkm chúng nó

    Trả lờiXóa
  14. mịa éo hiểu j luôn một đất nước hay một triều đại nào đi chăng nữa thì cũng đều phải lấy dân làm gốc. vậy mà với những chính sách đối nội đối ngoại của thằng trung quốc chúng lại dương ngư dân của chúng ra để đẩy họ vào công cuộc bành chướng của chúng ra biển, đảo. có phải chăng đó là chính sách hay là ngư dân chúng cũng muốn thế. còn việc một tên trung tướng của nước nó kêu chuẩn bị vũ khí và dậy quân sự cho ngư dân là đủ biết chúng định bành chướng theo chiều nào rùi đó là dùng nhân dân đó

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog