Chia sẻ

Tre Làng

GIỮ KÍN - ĐỂ TẾ AI?


Ngay khi báo chí lên tiếng về việc Bộ Công an có đề xuất về sửa đổi điều 7 Luật Báo chí hiện hành, Cuteo@ đã có ngay bài Tản Mạn về sửa đổi điều 7 luật báo chí tại đây

Trên mạng thấy ít người viết về chủ đề này, có lẽ do nó động chạm đến cái quyền của nhà báo nên ngại.

Hôm qua, chị Beo có một bài rất hay về sự kiện này. Cuteo@ giới thiệu đến các bạn bài của chị.


***

Trong văn bản trả lời cử tri các tỉnh về yêu cầu chính phủ phải xử lí triệt để hơn nữa các vụ việc tiêu cực, tham nhũng, bộ Công an đề xuất Chính phủ báo cáo Quốc hội bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật về phòng, chống tham nhũng.

Một trong đề xuất đó là nghiên cứu sửa đổi điều 7 Luật Báo chí, theo hướng: viện trưởng viện kiểm sát nhân dân, chánh án toà án nhân dân và thủ trưởng cơ quan điều tra các cấp có quyền yêu cầu cơ quan báo chí cung cấp nguồn tin đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Điều 7 Luật Báo chí hiện hành quy định thế này: “Báo chí có quyền và nghĩa vụ không tiết lộ tên người cung cấp thông tin nếu có hại cho người đó, trừ trường hợp có yêu cầu của viện trưởng viện kiểm sát nhân dân hoặc chánh án tòa án nhân dân cấp tỉnh và tương đương trở lên ...”.

So sánh có thể thấy, Bộ công an chỉ đề xuất thêm vào một đối tượng: thủ trưởng cơ quan điều tra, tức người lãnh đạo cao nhất đang trực tiếp làm án, được quyền biết nguồn thông tin, so với luật báo chí.

***

Tuyệt đại đa số các vụ việc tiêu cực tham nhũng do báo chí phát hiện, nguồn tin lấy được, thông qua các ngả thế này:

1. Từ mối thân quen riêng với...công an và viện kiểm sát, tuồn tài liệu cho.

Một chuyện ngoài lề nhưng có thật. Thời cụ Phan Văn Khải, Thông tấn xã VN có lệ làm báo cáo mật tổng hợp tình hình trong nước gửi riêng các UV Bộ chính trị. Cụ Khải có lần bực mình: tại sao cứ chép một đoạn báo cáo của công an làm báo cáo riêng không đầy đủ thế này.

2. Nội bộ đơn vị đấu đá, tay trong cung cấp thông tin nhằm mượn báo chí diệt nhau.

3.Cấp cao đấu đá, chỉ đạo cung cấp thông tin cho báo chí, cũng nhằm mượn báo chí diệt nhau nốt.

Ở hai trường hợp sau, tạm gọi tình thế của báo chí là ngư ông đắc lợi, nếu tờ báo đó giữ vững tôn chỉ vì một xã hội lành mạnh và trong sạch.
Cầm bằng ngược lại, thì việc bắt buộc xác định nguồn tin (từ bất cứ cơ quan nào) thực sự là...thảm họa không chỉ của tờ báo đó.

Chiểu theo quy trình (thông dụng hiện hành) này, có thể thấy, việc báo chí hợp tác chia sẻ nguồn tin với công an là cần thiết vì: bên cạnh việc đẩy nhanh tiến độ phanh phui sự thật nó còn giúp báo chí cẩn trọng (và tự trọng) hơn trong việc sử dụng nguồn tin. 

Theo luật, biết được nguồn tin để rồi từ đó sàng lọc, xác định mức độ của sự việc hay xác định hướng điều tra, công an phải đề nghị Viện Kiểm sát phê chuẩn. Nghiễm nhiên, việc phê chuẩn yêu cầu báo chí mở miệng phải đi trước việc phê chuẩn khởi tố.

Hãy hình dung đường đi và thời gian di chuyển của những văn bản đó, có thừa sức để tội nhân xóa sạch sẽ dấu vết?

Nếu có gì cần nói thêm, thì điều 7 luật báo chí hình như từ ngày ra đời đến nay chưa được mang ra dùng bao giờ. Bởi nhẽ, những vụ chống tiêu cực nổi nang của báo chí lâu nay mới chỉ lòe được đám chúng dân, chưa qua mặt được nghiệp vụ của cơ quan chức năng để mà được yêu cầu...cung cấp nguồn tin.

***

Nếu có gì đáng bàn nhất trong đề xuất của bộ Công an, thì nó nằm ở chỗ: liệu các anh có bảo vệ được những người tố cáo trung thực trong quá trình trấn áp cái xấu? Câu trả lời của Beo dứt khoát là: không. Việc báo chí từ chối hay cung cấp nguồn tin cho công an, chẳng có chút ảnh hưởng nào tới câu trả lời ấy. Giữ điều 7 hay mở rộng điều 7, cũng vậy mà thôi.

Thời buổi này, chỉ có những thằng Alếchxan đờ Ếch ao lắm lắm mới nhận định rằng, bộ công an (hay bất cứ bộ nào) đủ khả năng triệt thoái được (cái gọi là) tinh thần của báo chí.

Tinh thần thế, nguồn tin thế, giữ-để mà tế ai à!

4 nhận xét:

  1. Theo cá nhận tôi nghĩ việc bổ sung thêm này là hoàn toàn hợp lý. Việc này sẽ phần nào làm hạn chế việc tung tin đồn nhảm, mượn dư luận báo chí để đưa những thông tin thất thiệt, xuyên tạc. Cũng giúp thuận tiện hơn trong quá trình điều tra của các cơ quan chức năng nhằm vạch trần âm mưu chống phá, tuyên truyền phản động của các thế lực thù địch.

    Trả lờiXóa
  2. Cả một cơ quan quan trọng của một quốc gia, nhất là cơ quan thuộc đơn vị lực lượng vũ trang, tầm ảnh hưởng của họ đến vấn đề an ninh quốc gia, trật tự xã hội là cực kỳ lớn, nên một khi họ đã đưa ra những ý kiến, đóng góp như vậy thì chắc hẳn họ đã cân nhắc rất kỹ, nhìn trước sau lợi ích. Cả một tập đoàn những con người giỏi dang, có trí thức uyên thâm suy nghĩ đến như thế nào mới đưa ra được một ý kiến như vậy. CHứ những loại ngu dốt và không hiểu biết như cuteo, là một rận chủ chính thống thì làm sao mà đủ tầm nói về chuyện này?

    Trả lờiXóa
  3. Nặc danh21:20 7/5/13

    Cơ quan điều tra cung cấp tì mình phải cung cấp nhưng có biên bản hẳn hoi. Nhà báo giữ một bản. Sau này các bác làm sai thì mình có biên bản làm bằng rồi. Mà các bác "quyền lực thứ tư" cứ sợ chứ cơ quan điều tra người ta có nghiệp vụ giữ bí mật nguồn tin chứ, ai lại lộ nguồn của các bác được.
    Nhà báo thì cũng giống như ông bác sĩ, ông Công an, ông Linh mục. Những người này cung có những quy định về bí mật nguồn tin nhưng khi biết về tội phạm phải tố cáo chứ.

    Trả lờiXóa
  4. Đúng cậy theo mình đồng ý với bạn đọc phía trên cơ quan điề tra yêu càu cung cấp thì mình phải cung cấp có giấy tờ biên bản mỗi bên giữ một bản sau này nếu báo cung cấp sai thì đã có bằng chứng đó rồi. khi biết về tội phạm mà không tố giác là đã che giấu tội phạm tiếp tay cho cái xấu cần cung cấp thông tin tố giác hay những thứ liên quan đến tp cho cơ quan chức năng chứ.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog