Giang sơn thu về một mối cách đây 38 năm, nhưng lòng người thu về một mối vẫn chưa trọn vẹn. Thế mới hay thành trì đất đai mới chỉ là một phần của giang sơn, phần còn lại là lòng người. Hòa hợp hòa giải dân tộc không chỉ mang ý nghĩa thiêng liêng mà còn tạo nên sức mạnh để xây dựng đất nước và để giữ nước.
Đoàn kết là tinh thần và sức mạnh của dân tộc. Nó khởi nguồn từ truyền thuyết mẹ Âu Cơ đến nay với lời của Bác Hồ: “Nước Việt Nam là một. Dân tộc Việt Nam là một. Sông có thể cạn, núi có thể mòn nhưng chân lý ấy không bao giờ thay đổi”.
Nhân dịp 38 năm (30/4/1975 – 30/4/2013) ngày giang sơn về một mối, tinh thần đoàn kết, hòa hợp dân tộc lại được khơi gợi trong trái tim mỗi người con đất Việt ở mọi phương trời.
“Không ai lựa cửa để sinh ra!” là câu nói nổi tiếng của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt khái quát về tinh thần đại đoàn kết và hòa hợp hòa giải dân tộc. Bao năm qua, câu nói này đánh động đến suy nghĩ của nhiều người, không chỉ đối với người dân trong nước và kiều bào Việt Nam ở nước ngoài.
Trong cuốn sách “Võ Văn Kiệt – Đổi mới, bản lĩnh và sáng tạo” do Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân xuất bản 2006, ở một bài trả lời phỏng vấn báo chí, Thủ tướng Võ Văn Kiệt nói: “Yêu nước có cả trăm hình thức thể hiện. Có một thời kỳ sự hẹp hòi, thành kiến và đố kỵ đã làm tổn thương tình cảm của dân tộc, xa rời truyền thông “thương người như thể thương thân”, làm ảnh hưởng không tốt đến tính đồng thuận xã hội. Thay vì phải làm sao giảm bớt nỗi đau của những gia đình Việt Nam có người thân bị ép phải cầm súng chống lại cách mạng, vì không thể “trốn lính” được và đã tử trận, thì cho đến bây giờ vẫn còn nhiều trường hợp bị phân biệt đối xử. Không ai lựa cửa để sinh ra. Vì vậy, chúng ta không nên khoét sâu thêm vết thương trong lòng mỗi người Việt Nam. Với những nước từng đưa quân đến xâm lược và đánh thuê trên đất nước ta, chúng ta còn khép lại quá khứ, đưa tay kết bạn huống chi là người nước mình. Mỗi người dân Việt Nam biết lo cho mình, cho gia đình mình và lo cho cái chung đều là sự đóng góp quý báu cho đất nước”.
Những người bị ép cầm súng vì không trốn lính được đó phải mang cái án suốt đời, đó là án “ngụy quân”. Còn người làm trong chính quyền cũ cũng mang cái án “ngụy quyền”. Trừ những người có nợ máu, có chính kiến chính trị, đa số người làm việc cho chế độ cũ chỉ vì họ phải làm và phải sống. Không phải ai cũng có cơ hội hay điều kiện để lựa chọn cho mình con đường đi theo cách mạng.
Sự phân biệt đối xử kéo dài nhiều năm và khó có thể kể hết những tổn thất từ đó sinh ra. Sự tổn thất không chỉ đối với cá nhân mà đó là thiệt hại chung cho cả xã hội. Duy chỉ chủ nghĩa lý lịch thôi cũng vùi dập không biết bao nhiêu nhân tài hoặc người có năng lực. Có không ít học sinh thi đậu đại học nhưng không được học. Các em không thể “lựa cửa để sinh ra” nhưng phải chịu trách nhiệm về việc làm của cha mẹ mình.
Những người làm trong bộ máy chính quyền chế độ cũ, họ chỉ làm công việc thuần túy chuyên môn hoặc giáo sư giảng dạy đại học. Họ hồn nhiên nghĩ rằng, chế độ nào họ cũng được sử dụng như một người làm việc. Nhưng sau giải phóng, không ít người trong số họ không được làm đúng với trí tuệ, chuyên môn, thậm chí có người phải làm những công việc đơn giản như đạp xích lô, chạy xe ôm...
Chia rẽ không bao giờ mang ý nghĩa tích cực, nhưng đại đoàn kết vẫn chưa được đến sớm. Phải mất quá lâu để có được những chuyển biến trong nhận thức và hành động cụ thể. Một số người của chế độ cũ được sử dụng, nhiều sĩ quan, quan chức chế độ cũ từ nước ngoài trở về như cựu phó tổng thống Nguyễn Cao Kỳ. Những văn nghệ sĩ từng được cho là không ủng hộ chế độ cũng được hồi hương như nhạc sĩ Phạm Duy. Dần dần, bà con Việt nam ở hải ngoại là “khúc ruột ngàn dặm”, về quê hương đóng góp, xây dựng và không còn thấy có khoảng cách.
Cũng may cho dân tộc, 38 năm trôi qua, những từ như “bọn ngụy quân”, “lũ ngụy quyền”… chỉ còn trong những trang sách cũ. Những người từng bị phân biệt đối xử tuy không còn cơ hội để làm được gì cho bản thân và xã hội như khả năng họ có, nhưng ít ra họ cũng đã thoát khỏi mặc cảm bị phân biệt đối xử.
Giang sơn thu về một mối cách đây 38 năm, nhưng lòng người thu về một mối vẫn chưa trọn vẹn. Thế mới hay thành trì đất đai mới chỉ là một phần của giang sơn, phần còn lại là lòng người. Hòa hợp hòa giải dân tộc không chỉ mang ý nghĩa thiêng liêng mà còn tạo nên sức mạnh để xây dựng đất nước và để giữ nước.
Theo DÂN TRÍ
Năm 199... ông Võ sang Thái nói rằng VN rất tự hào vì đã đánh thắng 3 đế quốc to nhất, ông Thủ Thái trả lời rằng Thái Lan cũng rất tự hào vì không phải đánh 3 thằng đế quốc to nhất( chuyện phiếm vỉa hè)...
Trả lờiXóaTre làng nói thế đéo nao chớ quê moa vẫn nói ngụy quân ngụy quyền ở cuộc họp dân phố nhé! Đ/c Tre quan liêu quá.
Chào bác Người Miền Núi,
Trả lờiXóaBài này không phải do Tre Làng Blog viết, mà lấy trên Dan Trí. Chủ Blog đã ghi rõ nguồn bác ạ.
Dù sao nó cũng là một tài liệu tham khảo.
Chúng ta sinh ra ở Việt Nam, chúng ta là con người Việt Nam, chúng ta phải tự hào vì điều này. Chúng ta tự hào vì dân tộc ta đã đánh thắng 3 đế quốc to nhất. Nếu Thái Lan chịu sự nhòm ngó, đô hộ của 3 đế quốc đó, liệu họ có thể chiến đấu và giành thắng lợi như chúng ta không? Tôi hoàn toàn không đồng ý với Người Miền Núi
Trả lờiXóaKhông có cách nào để tránh được chiến tranh cho dân?
Trả lờiXóaKhi chiến tranh xẩy ra và kết thúc, ngoài việc tự hào còn thấy nỗi đau trần ai của dân nữa ạ!
Tránh được chiến tranh mà vẫn giữ được giang sơn tổ quốc và phát triển thì tốt hơn...Nghệ thuật lãnh đạo của Minh trị cũng là một bài học cho việc phòng tránh chiến tranh, bây giờ cũng có nhiều vị thấy Tàu bành trướng bắn ngư dân cũng sôi máu muốn chiến? Như vậy là cực đoan, ta có thể đuổi giặc mà không để xẩy ra chiến tranh tương tự cuộc chiến tranh biên giới năm 1979 để đỡ phải tự hào...
những người lính thuộc chế độ cũ đang nằm trong Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hoà . Bây giờ mồ mả của họ đã được thân nhân đến chăm sóc, thăm viếng. Đây là biểu hiện cho thấy những người nằm xuống cho chế độ cũ không còn bị phân biệt đối xử nữa. Hơn nữa nó cũng là biểu hiện của hòa hợp dân tộc.
Trả lờiXóaTôi được biết có gia đình mà hai anh em người là Cộng sản nhưng người lại là ngụy quân. Tất cả là do lịch sử thôi. Bản thân họ cũng chẳng muốn tham gia quân đội cho chế độ Cộng hòa nhưng vì ở phía Nam thì bị bắt đi lính. Thực ra chỉ một số nhỏ làm tay sai cho Mỹ còn lại toàn con người Việt Nam nhưng bị ép phải đi lính. Đã 38 năm hòa bình rồi vậy chúng ta còn thù hận để làm gì. Đúng như bài viết đã nói giờ ta đã bắt tay với Mỹ vậy sao chính những con người Việt với nhau mà cứ thù hận mãi. Tất cả chúng ta cùng mở lòng thì mọi thù hận sẽ hết. Cùng chung tay xây dựng đất nước có phải tốt hơn. Có một số người đang sống lưu vong ở Mỹ hay một số nước không mở lòng mình cứ nuôi hận thù mà lập ra đảng này đảng kia chống đối lại chế độ. Như vậy thử hỏi chính bản thân họ không coi mình là người Việt vậy thì làm sao họ có thể yêu đất nước Việt được. BUỒN.
Trả lờiXóaĐoàn kết là sức mạnh to lớn có thể đánh đuổi mọi kẻ thù dù là mạnh nhất. Lịch sử hào hùng của dân tộc đã chứng minh điều đó. Khi toàn dân một lòng muôn người như một thì kẻ thù mạnh như đế quốc Mỹ cũng bị chúng ta đánh đuổi. Phát huy tình thần đoàn kết mang tính sống còn với vận mệnh của quốc gia.
Trả lờiXóa