Một loại hình lễ hội truyền thống ở xứ sở mặt trời mọc nhằm tôn vinh sinh thực khí nam đồng thời tuyên truyền việc phòng chống HIV-AIDS.
Cái tên quái lạ của lễ hội khiến cho những người mới nghe qua không khỏi giật mình ngạc nhiên. Không hề mang ý nghĩa dung tục, lễ hội sinh thực khí nam của Nhật Bản này vốn xuất phát từ một nghi lễ ăn mừng chiến thắng sau khi những người dân Nhật Bản cổ xưa đã tiêu diệt được một con quỷ cái có răng nanh chuyên cắn vào bộ phận sinh dục của nam giới.
Những biểu tượng mang tính chất tượng trưng nhưng không mang ý nghĩa dung tục
Lễ hội Kanamara (tiếng Nhật, nghĩa là “một sinh thực khí khổng lồ bằng kim loại”) dị thường này được tổ chức hàng năm tại đền Wakamiya Hachimangu ở thành phố Kawasaki của Nhật Bản. Ngôi đền này được xây dựng để vinh danh Đấng thần linh Sắt Thép, bởi sắt thép được lấy từ đây được các vị sư chế tác thành các mô hình sinh thực khí nam khổng lồ có thể tiêu diệt được bọn quỷ dữ chuyên quấy nhiễu ngôi đền.
Các hoạt động chính của lễ hội bao gồm việc trưng bày và diễu hành các tượng và mô hình điêu khắc "của quý" truyền thống làm từ “daikon” (một loại củ cải khổng lồ của Nhật), các tượng chạm trổ hình sinh thực khí “siêu bự”. Du khách tham quan có thể trèo lên các tượng này để được “tận mục sở thị”. Việc chạm vào những biểu vật thiêng liêng của lễ hội này sẽ đem lại may mắn và an lành cho du khách.
Chạm vào "linh vật" sẽ được an lành và may mắn
Các chị em rất thích cưỡi lên "cái ấy"
Có chị em thì lại thích ôm "nó" trong tay
Cười mãn nguyện khi được ôm "nó" trong tay
Tại lễ hội, du khách còn có dịp được “nếm” những cây kẹo mút có hình dạng nhạy cảm này. Không chỉ giới trẻ thành phố Kawasaki và du khách thích thú khi tham gia lễ hội này mà còn rất nhiều các bậc cao niên cũng không kém phần háo hức để hòa mình vào lễ hội vừa đầy màu sắc tôn nghiêm lại vừa thú vị này.
Các du khách rất phấn khích với lễ hội của quý
Một người Nhật tinh nghịch đeo cái "ấy" lên mũi
Hai thiếu nữ Nhật đang mút kẹo hình hình cái "ấy"
Các cụ bà cũng nhí nhảnh tạo dáng với nó
Xuyên suốt lễ hội là các màn trình diễn điệu vũ truyền thống của địa phương kết hợp với diễu hành trống nghi thức. Đỉnh điểm của lễ hội là màn rước ba chiếc kiệu có mô hình sinh thực khí nam về đền sau khi đã diễu hành khắp thành phố.
Đỉnh điểm của lễ hội là màn diễu hành dương vật
Vào thời Edo, khu vực tọa lạc của ngôi đền vốn là một khu nhà thổ “trứ danh”. Vì vậy, ngày nay các cô gái bán hoa cũng nườm nượp kéo về đây vào dịp lễ hội để cầu nguyện “sức khỏe” và không bị mắc các bệnh lây qua đường tình dục. Nơi đây còn là chốn nguyện cầu linh thiêng cho những đôi trai gái yêu nhau, những cặp vợ chồng hiếm muộn và các cặp uyên ương đồng tính. Lễ hội này còn là dịp để quyên góp quỹ phòng chống HIV-AIDS.
Cuối cùng, mời các bạn thưởng thức món quà lưu niệm "độc đáo" tại lễ hội:
Các món đồ chơi truyền thống làm bằng gỗ
Kẹo mút đủ màu sắc
Phong phú các loại hình dạng cái "ấy" trong vỏ bọc của thanh kẹo
Bảng báo giá một loại bánh rán
Dây đeo trang trí điện thoại
Cuteo@ sưu tầm
Ủa, cái lễ hội gì mà kỳ quặc zậy ta! Từ trước tới giờ mình chưa bao giờ nghe nói đến một cái lễ hội nào... kiểu này. Nhìn qua mấy hình ảnh mà cũng thấy hơi... sốc, và không ngờ nó lại thuộc về một đất nước phát triển đó là Nhật Bản. Lễ hội tuy có phần kỳ quặc nhưng qua đó người ta tuyên truyền cho người dân về phòng chống HIV-AIDS, thật là ý nghĩa!
Trả lờiXóaLễ hội này ban đầu mình thấy có vẻ bệnh hoạn bởi nhắc đến nhật là nhắc đến Maria Ozaoa. Nhưng xét về góc nhìn văn hóa thì dân tộc cũng thờ sinh thực khí. Nhiều nhà nghiên cứu văn hóa có uy cho rằng: cây mía để đối xứng nhau trong ngày tết vừa mang ý nghĩa chống gậy lại vừa mang ý nghĩa sinh thực khí đó.
Trả lờiXóagiáo sư lịch sử Trần Quốc Vượng trong tác phẩm văn hóa Việt Nam cùng nhìn và suy ngẫm cho rằng: Bao giờ trên mâm cúng lễ cho người mới chết của người Kinh cũng có một đôi đũa vót tua cắm trên bát cơm có quả trứng. Nếu nhìn theo góc độ sinh thực khí thì chiếc đũa là biểu tượng của cái ấy, tua ở đũa là long, quả trứng là “trứng” đấy.
Trả lờiXóaỞ Việt Nam, Nhật Bản cũng như nhiều nước châu Á khác có nền văn hóa lúa nước, thờ đa thần trong đó thờ sinh thực khí. Mục đích là cầu cho vạn vật tươi tốt, sinh sôi nảy nở thật nhiều. Mình còn thấy nhiều biểu tượng sinh thực khí khác của các đồng bào dân tộc thiểu số. Một số địa phương của người Kinh cũng có tín ngưỡng đó. Ví dụ: lễ hội ở làng Đồng Kỵ(Bắc Ninh) có tục rước cặp sinh thực khí bằng gỗ vào ngày 6 tháng giêng, sau đó chúng được đốt đi, lấy tro than chia cho mọi người để lấy may.
Trả lờiXóaMình tham khảo trên wiki này: " Tín ngưỡng phồn thực ở Việt Nam được thể hiện ở hai dạng: thờ cơ quan sinh dục của cả nam lẫn nữ và thờ hành vi giao phối, khác biệt với một số nền văn hóa khác như Ấn Độ chẳng hạn, chỉ thờ sinh thực khí của nam mà thôi". Lễ hội thờ sinh thực khí rất nhiều nhưng chỉ tồn tại ở các làng quê bởi chỉ có làng quê mới giữ được văn hóa dân gian, chốn cung đình lấy đạo Nho làm nền tảng giáo dục nên không cho phép tín ngưỡng phồn thực xuất hiện
Trả lờiXóa