Mõ Làng
Trên FB của mình Nguyễn Văn Thạnh đã trưng ra giấy mời của Phòng Bảo vệ chính trị PA61 Công an TP Đà Nẵng ngày mai 31/5/2013 đến Công an phường An Hải Tây, nơi ông Thạnh cư trú để làm việc. Lí do làm việc là về các bài viết (của ông Thạnh) liên quan đến an ninh. Kèm theo là lời tuyên bố của ông Thạnh rằng, sẽ từ chối đến làm việc.
Sự việc này khiến tôi nhớ lại không phải ông Thạnh là người đầu tiên đưa ra tuyên bố và cách ứng xử như vậy. Mới đây đã có những trường hợp như Nguyễn Xuân Diện, Nguyễn Chí Đức…đã tuyên bố như vậy.
Xin nói luôn, về luật, tuyên bố như vậy là sai. Sai ở đâu? Mời các ông Thạnh đọc điều 4 của bộ Luật hình sự. Ở đó quy định mọi công dân phải có bổn phận hợp tác với cơ quan tố tụng để phòng chống tội phạm. Từ chối một lời mời làm việc để bảo vệ ANTT trong đó có bản thân mình là không có trách nhiệm.
Luật Tố tụng hình sự cũng nói rõ: người tham gia tố tụng có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án có nghĩa vụ phải đến theo giấy triệu tập, nếu không đến thì sẽ cưỡng chế. Vậy là, chỉ cần ông Thạnh có liên quan đến một vụ việc nào đó là cơ quan tố tụng có quyền triệu tập chứ không còn là giấy mời nữa.
Trở lại vấn đề của ông Thạnh, Phòng PA61 là cơ quan an ninh cấp tỉnh, thành phố họ mời ông đến làm việc có nghĩa là ông là người có liên quan đến vụ việc mà họ đang làm. Đúng ra họ có thể dùng giấy triệu tập để buộc ông phải có mặt. Đằng này họ chỉ dùng giấy mời là có ý lịch sự với ông rồi đó.
Hơn nữa, họ đã thân chinh đến tận phường nơi ông cư trú để làm việc với ông đã là thêm một lần nữa tỏ ra có thiện chí. Việc có nội dung an ninh và khi chưa có kết luận cuối cùng thì không thể ngồi ở nhà riêng của ông mà làm việc được, vừa bất lợi cho công việc vừa bất lợi cho uy tín của ông. Vì vậy, mời ông đến phường là hợp tình, hợp lí.
Ông nên biết rằng, trên giấy mời có ghi số lần mời, nếu sau 3 lần mời mà không hợp tác thì ông sẽ bị triệu tập, bị cưỡng chế. Đây là công việc của cơ quan công quyền chứ không phải là đám cưới mà ông nói rằng thích thì đến không thì thôi. Việc ông hợp tác ngay từ đầu chỉ có lợi cho ông mà thôi. Vì rằng, sau này ra tòa ông sẽ được khoan hồng, giảm nhẹ hình phạt.
Tôi thấy rằng, ông nên đọc kĩ bài của Phiên Ngung gửi cho ông sau đây:
Gửi lúc 21:34, 30/05/2013 - mã số 89015
Bây giờ ở Việt nam đã gần 9 giờ 30 tối rồi. Tôi hy vọng ý kiến đóng góp của tôi sau đây về vấn đề anh bị PA 61 "mời" làm việc ngày mai về những bài anh viết trên các trang mạng trong thời gian qua mà họ quan tâm về "vấn đề an ninh" (cho chế độ của họ.)
Trước hết, tôi xin thưa rõ để anh Thạnh thông cảm là tôi không đồng ý với mọi điều luật trong bộ luật hình sự của nhà nước CHXHCNVN nhằm để kiểm soát, hạn chế và tước đoạt các quyền tự do căn bản của người dân Việt nam, những quyền mà công dân các nước dân chủ tự do khác trên thế giới đang được hưởng.
Ý kiến của tôi về việc công an và an ninh đang áp dụng luật của họ có đúng hay sai cũng không thể xem như việc của ông Đàm Mai Đạo làm đối với ông Trương Duy Nhất mà tôi là một trong những người phê bình ông Đạo. Đơn giản là tôi dựa vào một sự việc đã và đang xảy ra và tôi căn cứ theo luật pháp hiện nay tại quê nhà để góp ý với anh Thạnh với hy vọng giúp anh tránh được thêm những phiền toái sẽ xảy ra.
Trước hết, tôi xin nêu một thí dụ xảy ra gần đây tại Úc, về một bị cáo bị câu lưu sau khi không đáp ứng "lời mời gọi" đến đồn cảnh sát để trả lời những câu hỏi của cảnh sát. Đó là vị dân biểu liên bang Úc, dơn vị Dobell, bang New South Wales của Úc, ông Craig Thomson. Ông Thomson bị cáo buộc rằng, khi còn là bí thư của nghiệp đoàn nhân viên ngành y tế Úc, đã dùng tiền quỷ của nghiệp đoàn để dùng vào việc tư bao gồm chơi gái. Ông Thomson được giấy mời của cảnh sát bang Victoria mời gởi qua trung gian của cảnh sát NSW để đến đồn cảnh sát bang Victoria để nói chuyễn (thẩm vấn) với cảnh sát, nhưng ông ta không đến, vì thế, cảnh sát NSW đã thay mặt đồng nghiệp Victoria bắt giữ ông Thomson, giao cho nha cải huấn bang NSW để giữ khi ra tòa để bị buộc tội. Tại tòa án, theo nguyên tác, bị cáo bị câu lưu phải qua cuộc lục soát bao gồm trần truồng để khám xét nhằm bảo đảm an ninh cho bị cáo và mọi người. Chính việc một vị dân cử phải qua thủ tục này mà luật sư của ông ta phản đối kịch liệt. Tuy nhiên, viên thủ hiến NSW thẳng thừng tuyên bố, đó là thủ tục bảo đảm an ninh của Nha Cải huấn bất luận bị cáo là ai.
Khi sự việc xảy ra, có sự tranh cãi về thực chất của lời/giấy mời tiếng Anh gọi là invitation hay summon tức trát hầu tòa. Dường như có sự hiểm lầm hay cố vấn sơ xuất của luật sư cho ông Thomson về việc ông ta được mời hay bị kêu hầu tòa. Cớ sự xảy ra vì có viên cảnh sát cao cấp bang NSW, hình như là giám đốc nha điều tra cho rằng ông Thomson bị kêu hầu tòa mà không đến nên bị câu lưu. Thực tế thì ông Thomson chỉ được "mời" tự nguyện đến cho lịch sự vì cảnh sát họ muốn dành cho vị dân cử này một lịch sự tối thiểu nên họ mời và nếu không đến thì họ đi bắt nghi can để thẩm vấn.
Như thế, xét trường hợp ông Thomson, thì cảnh sát bang Victoria đã thâu lượm được một số bằng chứng cho thấy ông Thomson phạm luật Victoria nên họ muốn thẩm vấn ông ta. Họ có hai chọn lựa như đã trình bày ở trên, một là bắt về đồn để thẩm vấn. Hai là mời đến đồn để thẩm vấn cho lịch sự.
Trường hợp anh Thanh được PA 61 mời đến đồn công an, nếu chiếu theo luật ở VN bây giờ, có lẽ họ đã có đủ chứng cớ anh Thạnh vi phạm luật pháp của họ nên họ mới mời. Mức độ vị phạm như thế nào, chứng cớ ra sao, họ sẽ trình bày khi thẩm vấn anh Thạnh chứ không nhất thiết nêu ra khi đến đưa giấy mời cho anh Thạnh. Nếu họ đến để bắt anh Thạnh về đồn để thẩm vấn về tội trạng "an ninh" như họ nói, họ phải nêu rõ lý do bắt và có trát của tòa hay viện kiểm sát để khám nhà tìm chứng cớ.
Nếu anh Thạnh nhận lời mời, đến đồn công an ngày mai, thì một là họ thả anh về sau thẩm vấn vì không đủ chứng cớ buộc tội hay chưa đáng để bưộc tội, họ sẽ hoặc cho anh về mà không nói gì, hoặc họ sẽ cảnh cáo, khuyên răn anh về những điều mà họ quan ngại. Hai là họ sẽ giữ anh Thạnh lại "để điều tra thêm". Điều này tùy thuộc vào quy định của luật pháp bên đó để giam giữ bao lâu mới buộc tội. Như trường hợp cháu Nguyễn Phương Uyên, hình như họ đã bắt và câu lưu quá quy địn của luật pháp hay không theo đúng quy định của luật pháp như cho phép luật sư cố vấn cũng như thông báo cho thân nhân. Thứ ba là họ sẽ truy tố ngay sau khi thẩm vấn nếu họ có đủ chứng cớ bưộc tội theo luật pháp của họ.
Nếu anh Thạnh không đến như lời mời, có lẽ họ sẽ có lịnh bắt anh Thạnh và một trong ba kết cuộc sẽ xảy ra như đã trình ở trên bao gồm việc khám xét nhà tìm tang chứng.
Cá nhân tôi, căn cứ theo luật pháp hiện nay ở bên nhà, những điều anh Thạnh viết lâu nay chẳng vi phạm và điều khoản nào cả, nói gì đến "an ninh" như viên đại úy PA 61 lập đi lập lại. Anh Thạnh bấy lâu nay, trong các bài viết cho thấy một mong muốn đóng góp cho tha nhân và xã hội. Từ việc lập hội để phổ biến tin tức về bịnh nan y??? mà bản thân anh mắc phải để giúp người đời, đến những đóng góp để tương lai đất nước tốt đẹp hơn, tôi đoan chắc rằng cho dẫu có đồng tình hay bất đồng quan điểm với anh Thạnh, như bản thân tôi từng bày tỏ những việc tôi cho là sai lầm, đều nhìn nhận một điều: Anh Thạnh chẳng muốn làm hại ai mà chỉ muốn dấn thân giúp đời, nói chi đến việc anh ta làm hại đến an ninh của đất nước.
Tôi mong mấy người sẽ "làm việc" với anh Thạnh nên đọc cho kỹ những bài viết để thẩm định những điều anh Thạnh trình bày cho công bình với anh Thạnh và mọi người.
Riêng bản thân anh Thạnh và gia đình, tôi xin cầu chúc mọi điều tốt đẹp. Mong anh tai qua nạn khỏi.
Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật, có quyền lợi song cũng phải chấp hành nghĩa vụ. Việc cơ quan An ninh mời anh Thạnh đến làm việc là họ đang thực thi pháp luật nếu anh không chấp hành là anh coi thường pháp luật thì chắc chắn pháp luật sẽ có chế tài với anh điề này thì anh rõ hơn ai hết.
Trả lờiXóaBất kể ông có phạm tội hay không khi mà cơ quan chức năng đã mời ông đến thì ông phải đến trình diện để giải quyết và mỗi lân đưa giấy mời trên giấy mời có ghi số lần mời, nếu sau 3 lần mời mà không hợp tác thì ông sẽ bị triệu tập, bị cưỡng chế đưa ông tơi . Vì đây là việc liên quan tơi pháp luật nhà nước không phải việc làng xóm ông không có quyền từ trối lời mời
Trả lờiXóaCó phải chăng là có tật giật mình? Mới chỉ là giấy mời chứ chưa phải lệnh triệu tập gì cả, sao mà phải có thái độ bất hợp tác như thế? Theo tôi thì nếu anh Thạnh thật sự không có vấn đề gì thì chả một cơ quan công an nào có quyền bắt anh được. Họ còn khối công khối việc, chả rỗi hơi đâu mà có thời gian ngồi nói chuyện để rồi vu tội oan uổng cho a cả. Thế thì việc gì a không dám đi gặp, không dám đi gặp rồi sao còn phải trưng lên cho mọi người xem, a muốn chứng minh mình là anh hùng chắc? Còn giả sử a đúng là 1 kẻ có vấn đề liên quan đến chống đối an ninh quốc gia thì nói thật là a có chạy đàng giời a ạ. Góp ý chân tình thôi, cây ngay thì không sợ chết đứng (nếu a thật sự là 1 cái cây ngay :))
Trả lờiXóaCó tội hay không thì hạ hồi phân giải, nhưng là công dân, anh Thạnh phải có trách nhiệm thực thi theo pháp luật và tuân theo các cơ quan thực thi pháp luật. Đây là giấy mời của cơ quan chức năng đàng hoàng chứ không phải của cái tổ chức văn nghệ nào mời anh đi nghe dự mà anh thích đi thì đi không thì thôi. Khoan hãy nói về việc anh có thật sự có tội hay không, riêng cái thái độ chống đối như vậy cũng đã cho thấy rằng anh đang có vấn đề rồi.
Trả lờiXóaKhổ thân những anh chàng đã không nắm rõ luật rồi còn ti toe thích tỏ ra ta đây hiểu biết lắm..cứ thích phô trương ra cơ rồi thì so sánh này nọ bảo luật tây nó thế này nó văn minh thế nọ..đến cả luật sở tại nó còn không rõ thì luật ở đâu đâu để làm cái gì, khổ thân ông.
Trả lờiXóamấy gã thích huyênh hoang khoác lác này thực chất cũng chỉ là một lũ óc bã đậu vô công rồi nghề bất tài nên không làm được gì ra hồn nên chạy theo bợ đít bọn tư bản để chúng bố thí cho chút cháo thôi. Làm thé thì mãi mãi bị người đời chửi rủa thôi.
Trả lờiXóa