Chuyện chế tạo máy bay không người lái
Thiên hạ đang ì xèo chuyện ông tướng về hưu Nguyễn Văn Hưởng chỉ đạo chế tạo máy bay không người lái. Người ta chê cười tướng Hưởng không biết gì điện tử, high tech mà lại chỉ đạo chế tạo máy bay. Tôi thấy cái đám người đang chê cười đấy đích thị là chẳng biết gì. Chương trình Manhattan chế tạo bom nguyên tử của Mỹ trong thời gian thế chiến thứ 2 do tướng Groves chỉ đạo, còn chương trình chế tạo bom nguyên tử của Liên Xô do trùm mật vụ Beria chỉ đạo. Tướng Groves, Beria biết gì về vật lý, biết gì về nguyên tử, hạt nhân mà chỉ đạo? Cái dốt của đám chê cười đấy là không biết rằng những chương trình chiến lược quốc gia đặc biệt có những yêu cầu rất lớn, phải phối hợp và huy động nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, thậm chí nằm ngoài khoa học và các nhà khoa học không thể quán xuyến được. Trong những chương trình như vậy các nhà khoa học chỉ có thể đảm trách đến trách nhiệm tổng công trình sư là hết. Chuyện chuyên môn khoa học và công nghệ của người chỉ đạo chương trình chẳng có liên quan gì và có vai trò gì.
Chương trình chế tạo máy bay không người lái, theo quan điểm của tôi, là một chương trình quan trọng, có ý nghĩa ở Việt Nam. Cứ hình dung muốn do thám một đảo nào đó do Trung Quốc chiếm đóng thì có những cách nào. Ý tưởng đầu tiên là dùng vệ tinh. Nhưng vệ tinh cũng có những hạn chế nhất định về độ phân giải do ở tầm quá cao. Máy bay không người lái là một hình thức do thám khác, ở tầng thấp, phân giải tốt. Ngoài ra còn vô số ích lợi khác mà vệ tinh làm không tốt, như do thám vị trí cháy rừng, dầu loang trên biển, cứu người ...
Chương trình chế tạo máy bay không người lái là chương trình cần phải phối hợp nhiều ngành như động cơ, kết cấu, vật liệu, nguyên liệu, điện tử, điều khiển ... Tôi đoán, có lẽ chương trình đã nhập hết, không chế tạo gì, ngoại trừ phần điện tử, điều khiển có thể là tự lập trình trên cấu trúc mua từ nước ngoài. Tất nhiên, chỉ lắp rắp không thì ý nghĩa thành công của chương trình không lớn, và không có gì mà phải nổ ầm ĩ. Thành ra mức độ thành công của chương trình phụ thuộc vào tỷ lệ "nội địa hóa", "tự chủ" chiếm bao nhiêu phần trăm. Rất tiếc, thông tin này không thấy ở đâu nên đánh giá cũng khó.
Thật ra các chương trình công nghệ của Việt Nam rất thảm hại, và đánh giá sự thành công của các chương trình phải dựa trên cái nền thảm hại của khoa học và công nghệ Việt Nam. Ngoài ra còn vô số vấn đề khác. Như ngay chuyện chế tạo máy bay không người lái này cũng có chi tiết thú vị "kinh phí cấp cho lại cực ít (mà cũng mới chỉ có… trên giấy)". Những ai làm khoa học và công nghệ đều hiểu chuyện "kinh phí mới có trên giấy", chỉ có cái đám không biết gì, cứ tưởng ngân sách dành cho khoa học hàng năm thừa ra hàng trăm tỷ là không có chuyện kinh phí trên giấy. Thành ra sự thành công của chương trình còn phải tính đến yếu tố chạy được kinh phí, mà cái này thì không phải ai cũng chạy được.
Cuối cùng phải nói tôi không có liên quan hay dây mơ rễ má gì với chương trình chế tạo máy bay không người lái, cũng như với ông Nguyễn Văn Hưởng.
Nguồn: Blog Đông A
Đọc báo thấy có nói, chuyện Việt Nam chế tạo thành công máy bay không người lái đã có cách đây mấy năm ở trong quân đội rồi, vậy mà trelang lại bảo đây là lần đâu tiên Việt Nam chế tạo thành công máy bay không người lái. Đang mơ hồ quá, có bác nào hiểu rõ thì giảng e với.
Trả lờiXóaUAV là một khái niệm rất rộng, bao gồm rất nhiều thiết bị giống máy bay không người lái chứ không chỉ là máy bay do thám riêng không thôi. Còn chuyện những ai chỉ đạo làm dự án không quan trọng, ai chỉ đạo cũng được miễn là người đó tâm huyết với quốc gia, dân tộc và biết tạp hợp đội ngũ trí thức để phát triển dự án là được. Còn về mảng chuyên môn mới cần có các giáo sư đầu ngành liên quan đến khí động học, động lực học hay hệ thống điện tử gì đó...
Trả lờiXóaKhông biết chuyện này thực hư ra làm sao, nhưng mà nếu Việt Nam chế tạo thành công loại máy bay không người lái này thì quả là một điều quá tuyệt vời. Nước ta nhập khẩu cũng được, mà nếu chế tạo được thì càng tốt chứ sao. Sở dĩ là vì đây là một công việc hết sức quan trọng, có ý nghĩa chiến lược lâu dài.
Trả lờiXóamày bay không người lái Việt Nam đã chế tạo từ lâu rồi cơ mà, sao giờ lại giật tít là "lần đầu tiên Việt Nam chế tạo thành công máy bay không người lái". Với lại thiết bị toàn ngoại nhập mà, hàng điện tử mình đã chế tạo được đâu.
Trả lờiXóaCái gì cũng cần có khởi đầu. Chiếc máy tính đầu tiên trên TG to bằng 3 gian nhà, làm một phép tính cộng phải mất gần nửa ngày, nhưng đã mở màn cho việc các bạn đang kết nối toàn cầu chỉ trong vài giây như bây giờ..
Trả lờiXóacứ mỗi khi mình có thành tựu gì là lũ rận lại la ó đặt điều này nọ. Chế tạo thành công máy bay không người lái ở đây là chế tạo về hầu như mọi thứ, từ thiết bị đến phần mềm, thế thì người ta mới nói đến. chứ nhập sạch thì gọi gì là chế tạo.
Trả lờiXóaMấy bọn rận phản động, ngu như lợn, cứ thấy Việt Nam có thứ gì tích cực là nhảy vào sủa. Chúng nó tưởng UAV giống như mấy cái máy bay điều khiển từ xa 5t/ cái mua ngoài chợ chứ, rõ hài. Nếu đơn giản như thế có khi bộ quốc phòng chi 1 tỉ, mua 200 cái về lập lực lượng nhỉ. Muốn chế 1 UAV phục vụ cho quốc phòng đâu phải chuyện đùa
Trả lờiXóabác viết bài này nên vào diễn đàn mô hình của Việt Nam mà đọc
Trả lờiXóaỪ! Các lợn Hòa lạc và các con DLV tự sướng cứ việc sướng. Với động thái của nhóm khoa học gia Hòa lạc, ngày mà UAV Việt nam có thể dùng vào việc thực sự còn xa lắm các DLV à. Cứ chờ xem.
Trả lờiXóa