Chia sẻ

Tre Làng

TRẢ ĐŨA - LÁ BÀI CUỐI CÙNG CỦA TRUNG QUỐC TRÊN BIỂN ĐÔNG

Bành trướng và cậy mạnh, sử dụng vũ lực là mục đích và phương tiện cho các hành động, hành xử xuyên suốt từ cổ chí kim của giới cầm quyền Trung Quốc với các láng giềng.

Khiêu khích, tạo cớ để tấn công ‘trả đũa”

Khi nhân loại chưa văn minh, các quốc gia trên thế giới không có quan hệ với nhau về chính trị, kinh tế, chỉ ai biết đấy và Luật pháp quốc tế là luật rừng “cá lớn nuốt cá bé” thì “bành trướng” (xâm lược lãnh thổ của quốc gia láng giềng) quá đơn giản.

Một quốc gia nào mà bất chấp đạo lý thì chỉ cần có “quân hùng, tướng mạnh” là tiến hành “bành trướng”. Các quốc gia nhỏ bé có gan chống lại được thì tồn tại còn không thì thường bị thôn tính là chuyện dễ xảy ra.

Bởi vậy, tư tưởng bành trướng nếu còn tồn tại trong giới lãnh đạo của quốc gia nào đến thời đại ngày nay thì cậy mạnh, sử dụng vũ lực, đe dọa sử dụng vũ lực luôn là phương tiện của mọi hành động, hành xử, trong quan hệ láng giềng, là tư duy của thời bộ lạc thị tộc chứ không phải là tư duy trong thế giới hiện đại văn minh.

Thế giới ngày nay, mối quan hệ kinh tế, chính trị, quân sự, đan xen nhau đã khắc chế rất nhiều cái Luật rừng “cá lớn nuốt cá bé”. Do đó, bành trướng không còn dễ dàng triển khai, nếu bất chấp sẽ bị lên án, dẫn đến bị cô lập và có thể sẽ phải chống lại cả thế giới.

Cho nên, khiêu khích, tạo cớ để đánh lừa dư luận thế giới, che đậy hành động phi nghĩa, vô nhân đạo cho mục đích sử dụng vũ lực (gây chiến tranh) với cái gọi là “hành động trả đũa” chỉ là một hành động mới phát sinh trong tình hình mới.

Trên Biển Đông, nói rằng Trung Quốc đang có tranh chấp chủ quyền lãnh hải với các nước trong khu vực như Việt Nam, Philippines, Malaisia…là không chính xác.

Hành động đánh chiếm Hoàng Sa của Việt Nam năm 1974, một số đảo Trường Sa của Việt Nam năm 1988, chiếm bãi Scarborough với Philipines và đặc biệt gần đây là hành động để biến Biển Đông thành “ao nhà” của Trung Quốc, chính xác gọi là hành động bành trướng, xâm lược chứ không phải là hành động tranh chấp.

Bành trướng, xâm lấn chủ quyền các quốc gia láng giềng luôn gắn liền với cậy mạnh, đe dọa dùng vũ lực và khi cần thiết dùng vũ lực để đánh chiếm là nước cờ “bất khả kháng”, là chiến lược không thể thay đổi của Trung Quốc.

Đương nhiên, ngày nay, bành trướng không dễ dàng, êm ả mà gặp rất nhiều trở ngại, bởi quốc gia nào dù là nhỏ, yếu cũng chống lại và thế giới cũng không khoanh tay bàng quan đứng nhìn.

Điều mà Trung Quốc lo sợ nhất là khi các quốc gia nhỏ bé này liên kết lại với nhau, khi các quốc gia này biết tranh thủ hợp tác quốc tế để tạo ra một địa chính trị thuận lợi cho mình, cho khu vực. Lúc đó, chiến lược bành trướng của Trung Quốc hoàn toàn phá sản.

Chính vì vậy, chúng ta chẳng có gì là ngạc nhiên khi trên Biển Đông, Trung Quốc bằng mọi cách để thứ nhất là chia rẽ khối ASEAN, thứ hai là ngăn cản sự hợp tác của các nước trong ASEAN với Nhật Bản, Mỹ và Nga và cuối cùng là khiêu khích trắng trợn nhằm tạo cớ “để tấn công trả đũa” mà thực chất là dùng vũ lực xâm chiếm biển đảo của láng giềng nào mà Trung Quốc đã làm cho “trơ trọi”.

Phô trương sức mạnh, khiêu khích trắng trợn buộc đối phương hoặc run sợ, chịu mất chủ quyền hoặc động thủ trước tạo cớ cho Trung Quốc dùng sức mạnh áp đảo đánh chiếm là lá bài cuối cùng mà Trung Quốc thực hiện trên Biển Đông.

Giới quan sát không khó để nhận biết đối tượng mà Trung Quốc nhắm tới sau chuyến thăm của Ngoại trưởng Vương Nghị.
Quân cảng Cam Ranh, con bài chiến lược của Việt Nam, là nơi biểu hiện sự hợp tác quân sự tin cậy, toàn diện Việt-Nga, là nơi Việt Nam sẵn sàng dành cho các tàu chiến của Nga được hưởng ưu tiên đơn giản hóa thủ tục khi ghé vào.
Bình tĩnh, cương quyết và khôn khéo

Biển Đông không phải là “ao nhà” của Trung Quốc nhưng cũng không phải của Việt Nam toàn bộ, nó đủ rộng cho các quốc gia trong khu vực.

Việc giàn khoan “khủng” của Trung Quốc neo cách Hồng Kông 350 km hướng đông nam thì ảnh hưởng đến gì chúng ta?.

Trước sự việc Trung Quốc cho 32 tàu đánh cá vào khu vực Trường Sa, Bộ NG Việt Nam đã tuyên bố “theo dõi sát sao đoàn tàu đánh cá này”…nghĩa là nó sẽ hoạt động ở đâu, có vi phạm Luật biển Việt Nam hay không, tại vì Luật biển Việt Nam nói rõ nếu có điều nào chưa phù hợp thì lấy Công ước LHQ về Luật biển 1982 làm căn cứ… Đó mới chính là sự bình tĩnh cần thiết.

Dân tộc Việt Nam, quân đội Việt Nam bất luận thời nào đều có một quan điểm rõ ràng nhất quán như một lời thề của hồn thiêng sông núi là, cho dù kẻ thù có mạnh đến đâu, hung hãn đến đâu cũng chẳng bao giờ sợ, nếu xâm phạm vào chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc thì đều bị đánh đuổi, nghĩa là sẵn sàng chấp nhận chiến tranh, dù rất yêu chuộng hòa bình.

Không ai, đặc biệt là Trung Quốc, nghi ngờ về điều này vì lịch sử đã chứng minh.

Chính vì sẵn sàng chấp nhận điều xấu nhất có thể xảy ra cho nên Việt Nam vạch ra được một “giới hạn đỏ” để chủ động đối phó. Cương quyết và khôn khéo đấu tranh để đối phương không được bước qua giới hạn đỏ đó bằng mọi biện pháp có thể.

Chẳng hạn, nếu Trung Quốc cho tàu cà ngang ngược, bất chấp vào EEZ của Việt Nam thì chúng ta buộc họ phải rời khỏi bằng giải pháp nào nhẹ nhàng nhất nhưng có hiệu quả nhất hơn là dùng những giải pháp “ghê gớm” mà khiến ta “bị thua thiệt”.

Hành động của CSB Philipines bắn vào tàu cá Đài Loan là manh động, dại dột, tuy rất “ghê gớm” nhưng hậu quả là sẽ bị nhiều “thua thiệt”.

Tại sao khi Trung Quốc gây căng thẳng, Nhật Bản quyết định “làm mới” mối quan hệ với Mỹ, Nga, Ấn Độ? Tại sao Philipines lại muốn cho Mỹ sử dụng căn cứ Subic? Tại sao Triều Tiên kiên quyết sở hữu bằng được VKHN?...

Còn Việt Nam? Chúng ta có nhiều mối quan hệ, nhiều thứ để đấu tranh với Trung Quốc về Biển Đông mà có khi không nhất thiết phải ngay trên Biển Đông. Đó chính là sự khôn khéo trong đối ngoại chính trị, quốc phòng mà Việt Nam hoạt động như chàng Sơn Tinh “(khi) càng dâng nước thì (mới) càng cao ngọn núi”.

Điều hỗ trợ quyết định bền vững cho mọi giải pháp là Việt Nam biết đánh và dám đánh bất cứ ai nếu xâm hại chủ quyền. Không có điều cơ bản này mọi giải pháp đều không có giá trị, giống như nhà không móng.

Chẳng phải đơn giản hay kích động, khi tờ Chinese Today tự xem như là phiên bản của tờ Nhân Dân nhật báo Trung Quốc nhận định trong số 5 nước 6 bên tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông thì Việt Nam là "đối thủ đáng ngại" nhất của Bắc Kinh và Việt Nam là nước "có gan" nhất đương đầu với Bắc Kinh trên Biển Đông.

Đúng thế, “có gan” bởi Việt Nam bắt đầu bằng quan điểm nhất quán như đã nêu trên. Việt Nam buộc phải như thế trong khi rất muốn là một láng giềng hữu nghị, thân thiện.

Nếu như có ai đó tin rằng Việt Nam gây chiến chiếm biển đảo với Trung Quốc, “bắt nạt” Trung Quốc thì đó là kẻ thiểu năng trí tuệ, còn ai cố tình tuyên truyền như vậy kích để động dân chúng nước họ…thì làm sao họ có thể thắng trong cuộc chiến tranh hiện đại bằng lực lượng mù quáng như vậy?

Lê Ngọc Thống

12 nhận xét:

  1. Chiến lược của Trung quốc ở Biển đông đã rõ. Nó không chỉ hây hấn với các nước ASEAN mà hấu hết các nước có biển đảo giáp ranh Trung quốc. Trung quốc biết cách và sẵn sàng sử dụng mọi thủ đoạn để đạt được mục đích của mình. Từ xa xưa Trung quốc biết đi xâm chiếm, bóc lột, bành trước ở nhiều nước và bây giờ cũng vậy. Việt nam đã cảnh giác cao độ với vị láng giềng thân thiện này rồi. Chỉ cần cho nó một lý do thì nó sẽ sử dụng quân sự ngay.

    Trả lờiXóa
  2. Chúng ta đã có quá nhiều kinh nghiệm trong đấu tranh vũ trang cũng như trên bàn đàm phán. Bình tĩnh, cương quyết và khôn khéo là những cách thức cần sử dụng hiện nay, nhất là đối với Trung quốc. Không nên sử dụng vũ trang để giải quyết vấn đề, vì chúng ta không muốn những người con đất nước phải ngã xuống. Nhưng khi đã nhân nhượng mà địch vẫn lấn tới thì chũng ta cũng không phải ngần ngại cầm súng lên đường bào vệ quê hương, đất nước.

    Trả lờiXóa
  3. Chúng ta đã có quá nhiều kinh nghiệm trong đấu tranh vũ trang cũng như trên bàn đàm phán. Bình tĩnh, cương quyết và khôn khéo là những cách thức cần sử dụng hiện nay, nhất là đối với Trung quốc. Không nên sử dụng vũ trang để giải quyết vấn đề, vì chúng ta không muốn những người con đất nước phải ngã xuống. Nhưng khi đã nhân nhượng mà địch vẫn lấn tới thì chũng ta cũng không phải ngần ngại cầm súng lên đường bào vệ quê hương, đất nước.

    Trả lờiXóa
  4. Philippine bắn tàu cá Trung Quốc,nghe tin này mình rất sướng. Hành động này Philippine dám làm bởi vì Philippine dựa vào sức mạnh Mĩ, mà không phải là dựa ít mà gần như bị lệ thuộc. Philippine phải cho phép quân đội Mĩ đồn trú trên nước mình, có cuộc chiến nào thì Philippine cũng phải gửi quân đi a dua cho Mĩ. Như vậy Philippine hoàn toàn mất quyền tự quyết.

    Trả lờiXóa
  5. Một câu hỏi đặt ra: Nếu Việt Nam cũng học Philippine bắn tàu cá Đài Loan hoặc Trung Quốc thì Trung Quốc sẽ sợ quá mà chạy không bao giờ dám cho các tàu hải quân đội lốt đến Trường Sa nữa? Làm gì có chuyện đó. Nếu nước mình làm thế là mắc mưu của nó. Đấy là cái cớ tốt nhất để nó chiếm nốt những đảo còn lại của Việt Nam trên Trường Sa.

    Trả lờiXóa
  6. Vì đã trải qua bao cuộc chiến tranh nên dân tộc VN biết rõ sự tàn khốc như thế nào. Không bao giờ chúng ta có thể để xảy ra chiến tranh 1 lần nữa. Những khiêu khích, kích động từ phía TQ chúng ta sẽ giải quyết trong hòa bình bằng đàm phán. Dù rằng chúng ta không hề run sợ, nhưng phải nghĩ đến hậu quả nếu xảy ra xung đột,

    Trả lờiXóa
  7. Âm mưu của trung quốc là gây hấn khiêu khích các nước có tranh chấp với chúng để họ không thể kiềm chế được hành đọng và nổ súng trước và chỉ có thể trung quốc đã có cớ tiến hành triển khai lực lượng vũ trang bảo vệ tàu cá và ngư dân của họ và đấy là hành động tự vệ sau đó là tiếp tục dùng vũ lực chiếm toàn bộ lãnh thổ có tranh chấp

    Trả lờiXóa
  8. trước những hành động khiêu khích, bành trướng của trung quốc, các nước láng giềng, trong đó có Việt Nam phải thật tỉnh táo và khôn khéo. không để mắc phải các cái bẫy mà trung quốc bày ra. Đối với những âm mưu, thủ đoạn của trung quốc, chúng ta nhất thiết không được nóng vội, không được manh động. như vậy chỉ bị thua thiệt mà thôi. chúng ta phải bình tĩnh, cương quyết nhưng mà phải khôn khéo. lấy nhu thắng cương. đó mới là giải pháp tốt nhất. và chúng ta đang thực hiện các bước như vậy, sự tài tình trong đối ngoại của VN đã đạt được những kết quả tích cực nhất định.

    Trả lờiXóa
  9. chia rẽ khối ASEAN à? chiêu bài này của Trung quốc có vẻ đang được Trung quốc áp dụng triệt để đây, nhưng dù sao thì có chia rẽ kiểu gì thì chắc chắn sẽ khó lòng mà thành hiện thực được. Bởi căn bản là sự đoàn kết trong khối ASEAN là vững bền mãi mãi

    Trả lờiXóa
  10. chiến lược đấu lại với Trung quốc luôn phải mềm mỏng và khôn khéo, linh hoạt chứ không phải cứ thích là đánh, là nổ súng được! Các thế lực thù địch thì lợi dụng câu chuyện này để kích động nhân dân rằng Việt Nam ta quá lép vế trước Trung quốc, nhân dân hãy cảnh giác trước miệng lưỡi đó.

    Trả lờiXóa
  11. Tác giả nói "Thế giới ngày nay, mối quan hệ kinh tế, chính trị, quân sự, đan xen nhau đã khắc chế rất nhiều cái Luật rừng “cá lớn nuốt cá bé”" tức là cái tư tưởng ấy vẫn đang còn tồn tại. Không nói ở đâu xa, ngay trong các cuộc chiến tranh mà Mỹ phát động ở iraq, afganistan... cũng đủ thấy tư tưởng các lớn đang tồn tại đến thế nào rồi. Bởi vậy, muốn không bị nuốt thì nên tự lực tự cường, cường hơn nữa chứ đừng chờ vào ai cả.

    Trả lờiXóa
  12. mọi lá bài mà Trung quốc tung ra đều đáng ngờ và nguy hiểm với Việt Nam chúng ta. Chưa bao giờ tình hình tranh chấp Biển Đông lại nóng đến như thế này, chính bản thân mỗi người dân Việt Nam đều nhận thức được điều đó và cần phải biết nâng cao tinh thần đoàn kết tạo sức mạnh dân tộc vượt qua được sự lấn át của giặc.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog