Điều 7 Luật Báo chí quy định:
"Báo chí có quyền và nghĩa vụ không tiết lộ tên người cung cấp thông tin nếu có hại cho người đó, trừ trường hợp có yêu cầu của viện trưởng viện kiểm sát nhân dân hoặc chánh án tòa án nhân dân cấp tỉnh và tương đương trở lên cần thiết cho việc điều tra, xét xử tội phạm nghiêm trọng."
Về điều luật này, cần làm rõ các trường hợp sau đây:
Một là, trong trường hợp cung cấp thông tin mà có hại cho nguồn tin thì báo chí phải đảm bảo hai nghĩa vụ:
- Trong trường hợp bình thường thì không được cung cấp nguồn tin.
- Phải cung cấp nguồn tin nếu có yêu cầu của viện trưởng viện kiểm sát nhân dân hoặc chánh án tòa án nhân dân cấp tỉnh và tương đương trở lên nhằm phục vụ điều tra, xét xử tội phạm nghiêm trọng.
Hai là, nếu việc cung cấp thông tin không gây hại cho nguồn tin thì báo chí phải chấp hành đúng quy định của pháp luật có liên quan, mà cụ thể là quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.
Về kiến nghị sửa đổi Điều 7 Luật Báo chí
Mục đích: yêu cầu báo chí cung cấp nguồn tin rộng rãi hơn để nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm tham nhũng.
Nội dung kiến nghị sửa đổi:
- "Chánh án tòa án nhân dân, viện trưởng viện kiểm sát nhân dân và thủ trưởng cơ quan điều tra các cấp có quyền yêu cầu cơ quan báo chí cung cấp nguồn tin đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng."
- "Cơ quan báo chí, phóng viên đưa tin về hành vi tham nhũng có trách nhiệm cung cấp thông tin, tài liệu theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền để phục vụ cho việc xác minh, làm rõ hành vi tham nhũng."
Từ nội dung trên, có thể nhận thấy điểm mới của kiến nghị sửa đổi so với điều 7 cũ là:
- Đối tượng có thẩm quyền yêu cầu báo chí cung cấp nguồn tin được mở rộng hơn so với trước đây, trong đó bổ sung thêm chánh án tòa án nhân dân, viện trưởng viện kiểm sát nhân dân cấp huyện và thủ trưởng cơ quan điều tra các cấp.
- Trường hợp báo chí phải cung cấp nguồn tin là khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền trong điều tra, xét xử cả tội phạm ít nghiêm trọng.
Quan điểm nhìn từ góc độ Bộ luật Tố tụng hình sự
Dưới góc độ luật tố tụng hình sự thì cả điều 7 của Luật Báo chí và kiến nghị bổ sung đều vẫn phải tuân thủ quy định của Bộ luật tố tụng hình sự, cụ thể là:
1. Tại khoản 2 Điều 54 Bộ luật TTHS quy định: "Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án phải có mặt theo giấy triệu tập của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án và trình bày trung thực những tình tiết trực tiếp liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của mình".
Về điểm này, trong quá trình điều tra, xét xử tội phạm thì báo chí (cụ thể là phóng viên) chính là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án. Do đó, báo chí cũng phải chấp hành quy định của pháp luật.
2. Tại khoản 1 và khoản 4 Điều 55 quy định về người làm chứng như sau:
- "Người nào biết được những tình tiết liên quan đến vụ án đều có thể được triệu tập đến làm chứng."
- "Người làm chứng có nghĩa vụ: a) Có mặt theo giấy triệu tập của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án; trong trường hợp cố ý không đến mà không có lý do chính đáng và việc vắng mặt của họ gây trở ngại cho việc điều tra, truy tố, xét xử thì có thể bị dẫn giải; b) Khai trung thực tất cả những tình tiết mà mình biết về vụ án. Người làm chứng từ chối hoặc trốn tránh việc khai báo mà không có lý do chính đáng, thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo Điều 308 của Bộ luật hình sự; khai báo gian dối thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo Điều 307 của Bộ luật hình sự."
Theo đó, phóng viên khi biết được những tình tiết liên quan đến vụ án, mà cụ thể là nguồn cung cấp thông tin về vụ án thì cũng chính là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hoặc là người làm chứng. Vì vậy, nghĩa vụ cung cấp nguồn tin của báo chí là đảm bảo đúng quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự.
Do đó, những quy định trong Luật Báo chí cũng phải tuân thủ và không trái với những quy định trong Bộ luật Tố tụng hình sự và Bộ luật hình sự. Đồng thời, kiến nghị sửa đổi bổ sung Điều 7 Luật Báo chí thực chất chỉ là làm rõ hơn nội hàm của điều luật theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự mà thôi.
Việc cung cấp nguồn tin có mâu thuẫn với đạo đức hành nghề báo chí hay không?
Quy định do Hội nhà báo Việt Nam ban hành có ghi: "Theo quy định về đạo đức hành nghề báo chí và bộ quy tắc nghề nghiệp báo chí của thế giới thì bảo vệ nguồn tin là một trong những chuẩn mực đạo đức cơ bản nhất của người làm báo".
Tuy nhiên, về quy định này cần làm rõ các vấn đề sau đây:
Một là: Người làm báo cũng là một công dân, do đó ngoài việc chấp hành những quy định về làm báo thì trước hết họ phải tuân thủ pháp luật sở tại.
Hai là: Bảo vệ nguồn tin là yêu cầu trong hành nghề báo chí, nhưng việc bảo vệ nguồn tin không có nghĩa là giấu nguồn tin, cụ thể:
- Bảo vệ nguồn tin là đảm bảo an toàn cho người cung cấp tin, nhưng việc đảm bảo an toàn này không có nghĩa là phóng viên giấu nguồn tin mà khi được cung cấp nguồn tin, cơ quan có thẩm quyền (Tòa án, Viện kiểm sát, Cơ quan điều tra) cũng có nghĩa vụ đảm bảo an toàn cho người làm chứng, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan.
- Kiến nghị sửa đổi, bổ sung Điều 7 không yêu cầu báo chí phải cung cấp nguồn tin trong mọi trường hợp, mà chỉ yêu cầu báo chí cung cấp nguồn tin trong một trường hợp cụ thể là trong điều tra, xét xử tội phạm. Còn trong các trường hợp khác báo chí vẫn được đảm bảo quy định về bảo vệ nguồn tin.
Thiết nghĩ, mục đích của kiến nghị sửa đổi, bổ sung Điều 7 Luật Báo chí cũng là nhằm mục đích góp phần thúc đẩy công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung và đấu tranh phòng, chống tham nhũng nói riêng. Đây cũng chính là sứ mệnh cao cả mà báo chí đang theo đuổi, do đó có nên không việc làm ầm ĩ mọi chuyện??? Bên cạnh đó, kiến nghị mới không những không hề vi phạm quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự mà còn là sự cụ thể hóa những quy định đó. Trong khi đó, chính báo chí cũng như người làm báo cũng chính là công dân nên việc tuân thủ luật pháp là điều không có gì phải bàn cãi!
Người làm báo cũng là một công dân, do đó ngoài việc chấp hành những quy định về làm báo thì trước hết họ phải tuân thủ pháp luật sở tại.
Trả lờiXóaViệc bảo vệ cho nguồn tin là cần thiết và là một điều quan trọng để giữ uy tín của người làm báo. Song nếu tính toán kỹ thiệt hơn thì việc đưa sự thật ra ánh sáng vẫn là ưu tiên hơn cả, qua đó có thể áp dụng các biện pháp để bảo vệ nguồn tin.
Việc che giấu nguồn tin cũng không chắc sẽ bảo vệ được người cung cấp tin. Không những thế, việc che giấu nguồn tin còn là một lỗ hổng tạo điều kiện cho những kẻ tung tin thất thiệt, không đúng với sự thật nhằm mục đích xấu. Việc các cấp có thẩm quyền trực tiếp điều tra có quyền yêu cầu người làm báo cung cấp nguồn tin là rất cần thiết cho việc điều tra. Nhưng bên cạnh đó, cơ quan điều tra cũng cần phải có những biện pháp, phương thức đặc biệt để đảm bảo tuyệt đối an toàn cho người cung cấp tin, những người dũng cảm dám đứng ra tố giác tội phạm. Phải làm như thế mới lấy được lòng tin của nhân dân.
Trả lờiXóaNhà báo co quyền tham gia hỗ trợ điều tra phá an nhưng những chứng cơ nguồn tin mà nhà báo có được nên cung cấp cho công an vì công an mới là lực lượng có đủ khả năng thẩm quyền để có thể triệt để phá án .phía công an nên có những khen thưởng thích hợp đối với tin tức mà nhà báo cung cấp để họ có nhiều động lực đồng hành cung phá án
Trả lờiXóaBáo chí là vì cái gì là vì công lý vì sự thật vậy nên quá hợp tác với cơ quan chức năng trong điều tra phá án quá ấy chứ những người làm báo là ai họ cũng chính là những công dân vậy họ có nghĩa vụ chấp hành những quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành. Còn phía cơ quan chức năng sẽ có những biện pháp những quy định để đảm bảo tính mật của thông tin đảm bảo an toàn cho nhân chứng nếu cứ e ngại có khác gì tiếp tay cho tội phạm lộng hành đâu.
Trả lờiXóa