Chia sẻ

Tre Làng

ĐẤU TRANH BẢO VỆ CHỦ QUYỀN: KHÔNG THỂ NÓNG VỘI VÀ THIỂN CẬN

Ở Việt Nam, cũng như ở Trung Quốc, độc giả chuộng những bài thể hiện tinh thần yêu nước, mà ít chú ý đến chuyên môn luật biển. Tinh thần yêu nước, rất cần khuyến khích, nhưng về mặt chuyên môn, cũng cần phải cân nhắc nhiều.


Cuộc trao đổi của với nhà nghiên cứu Việt Long, một trong số ít học giả Việt Nam có các bài viết được xuất bản trên các tạp chí nghiên cứu quốc tế.


Củng cố chứng cứ pháp lý

- Các nhà nghiên cứu Biển Đông mà tôi gặp như GS-TS Sử học Vũ Minh Giang, Phó Giám đốc Đại học Quốc gia, đến những nhà nghiên cứu độc lập như Phạm Hoàng Quân, hay Hoàng Việt, đều cho rằng dường như thiếu một nhạc trưởng để phối hợp các nhánh nghiên cứu khác nhau, sao cho hiệu quả nhất. Ông có đồng ý với họ không?

- Theo tôi, điều đó còn khiến chúng ta chưa phân bổ nguồn lực một cách hợp lý nhất. Chẳng hạn, theo quan điểm của tôi, về mặt lập trường nguyên tắc, chúng ta có đầy đủ bằng chứng lịch sử để khẳng định hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam. Nhưng nói đến lịch sử không đủ, mà phải là các bằng chứng pháp lý lịch sử.

Cần có sự phân biệt giữa chứng cứ lịch sử và chứng cứ pháp lý. Chứng cứ pháp lý phải xuất phát từ các hoạt động của nhà nước, tức là việc thực thị chủ quyền phải xuất phát từ nhà nước.

Chẳng hạn, Trung Quốc họ đưa ra các chứng tích về khảo cổ, như những đồng tiền cổ, (mà không chứng minh được nguồn gốc) rồi tuyên bố ầm ỹ lên rằng người Trung Quốc có mặt ở đó từ lâu. Nhưng ra tòa án, những chứng tích đó không có giá trị pháp lý, mà chỉ có hành động thực thi chủ quyền của một quốc gia mới có giá trị pháp lý.

Hay Trung Quốc họ nói rằng, ngay từ thời Hán Vũ Đế, ngư dân của họ đã đặt tên cho hai quần đảo trên Biển Đông. Nhưng đặt tên của ngư dân không phải là hành động thực thi chủ quyền. Bởi ai đi ngang quá đó cũng có quyền đặt tên, song đăng ký tên đó thế nào, công bố với quốc tế ra sao lại là chuyện của Nhà nước

Với Việt Nam, cuốn "Toàn tập Thiên nam Thư chí lộ Đồ thư" của Đỗ Bá, chẳng hạn, là một cuốn sách tốt. Nếu là vua sai cụ viết thì giá trị pháp lý khác hẳn so với quan tỉnh.

Hay, đối với Việt Nam, tuy đúng là đội Hoàng Sa, đội Trường Sa do Nhà nước lập ra, nhưng vẫn phải tìm những bằng chứng cụ thể hơn về phạm vi hoạt động của những đội này. Hoặc họ đã ra tới những hòn đảo đến tận Philippines chưa?

Nói chung, cần phải tiếp tục củng cố chứng cứ pháp lý để có cơ sở thuyết phục dư luận một cách chặt chẽ nhất, để không ai có thể đưa ra những ngờ vực, nghi ngại về chủ quyền Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Không phải cái gì cũng đưa lên mặt báo

- Ông có nhận xét gì về đội ngũ nghiên cứu Biển Đông hiện nay của Việt Nam?

- Về nhà nước, chúng ta có Ban Biên giới, Học viện Ngoại giao. Về phi chính phủ, chúng ta có Quỹ Biển Đông gồm học giả Việt Kiều, nghiên cứu sinh và sinh viên học nước ngoài, cùng một số nhà nghiên cứu độc lập trong nước. Ở Pháp các bạn sinh viên vừa thành lập website Trí thức Biển Đông.

Theo quan điểm của tôi, tất cả các nhà nghiên cứu về Biển Đông đều có lòng yêu nước. Nhưng vấn đề này không chỉ đơn thuần là lịch sử, mà còn là pháp lý và chính trị - ngoại giao xen kẽ nhau.

Và chúng ta cũng phải ý thức được rằng tranh chấp đã trải qua bao thập kỷ nay, với nhiều biến đổi. Chính vì vậy phải quan tâm nhiều đến vấn đề pháp lý, trong khi các nhà nghiên cứu của ta thiên về lịch sử. Và như vậy rất cần có một nhạc trưởng, để thống nhất, phối hợp các hoạt động nghiên cứu của các học giả, không chỉ trong nước mà cả ngoài nước, vì mục tiêu chung bảo vệ chủ quyền biển đảo đất nước.

Chẳng hạn, có một số người, cả trong và ngoài nước, phê phán Nhà nước nhượng bộ nọ kia, thậm chí là bán đất, bán nước. Một số học giả còn lớn tiếng phê phán những ý kiến mới, hoặc cho rằng mình yêu nước hơn người khác.

Bên Trung Quốc, chẳng hạn, họ nhìn vào chúng ta sẽ như thế nào? Và liệu có ai dám đảm bảo rằng sự chia rẽ đó sẽ không bị lợi dụng?

Ở Việt Nam, cũng như ở Trung Quốc, độc giả chuộng những bài thể hiện tinh thần yêu nước, mà ít chú ý đến chuyên môn luật biển. Tinh thần yêu nước, rất cần khuyến khích, nhưng về mặt chuyên môn, cũng cần phải cân nhắc nhiều.

Chẳng hạn có nhiều bài báo của Việt kiều bên ngoài lên án Chính phủ Việt Nam trình hồ sơ ranh giới ngoài thềm lục địa lên Ủy ban Thềm lục địa của Liên hợp quốc, vào năm 2009, mà không nói đến Hoàng Sa - Trường Sa, là từ bỏ chủ quyền, là bán nước. Họ cần phải đọc kỹ về hồ sơ trình đó, về luật biển, để hiểu được tính chất phức tap của vấn đề, và những bước đi cần cân nhắc.

Trong việc này, cần tin tưởng và ủng hộ Chính phủ. Không một con dân đất Việt nào lại cam tâm bán rẻ đất nước mình. Song phương thức đàm phán, đối phó, xử lý các tình huống thế nào cho có lợi nhất thì không phải cái gì cũng đòi hỏi đưa lên mặt báo.

Tôi nghĩ, trong trường hợp này, chúng ta nên học cách ứng xử của Đài Loan với Trung Quốc. Họ không bao giờ công kích nhau cả, thậm chí còn hỗ trợ nhau vì lợi ích chung của dân tộc Trung Hoa.

Hơn nữa, chúng ta cũng phải xác định rằng máu xương người Việt, không phân biệt chiến tuyến, đã đổ xuống để bảo vệ chủ quyền. Cần góp sức với Nhà nước trong cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền.

Làm nhiều, nói ít

- Tôi đồng ý với ông. Nhưng, mặt khác, dường như những cấp có thẩm quyền cũng chưa thông tin đầy đủ để dẫn tới những hiểu lầm như vậy?

- Theo tôi, Nhà nước mình cũng đầu tư rất nhiều vào việc chuẩn bị tư liệu, đấu tranh. Có những việc cần phải nói, nhưng có những việc cần phải cân nhắc, để nói vào thời điểm thích hợp.

Nhưng tôi cũng đồng ý với anh rằng Nhà nước cũng phải định hướng để dư luận đỡ bức xúc. Công tác thông tin của chúng ta còn có những bất cập, cần khắc phục. Người dân hoàn toàn có quyền lo lắng về vận mệnh đất nước, lo lắng về chủ quyền bị xâm hại, đời sống bị đe dọa, vấn đề chiến tranh và hòa bình.

Theo tôi, Nhà nước phải tạo ra các diễn đàn cho người dân trao đổi, góp ý, phải tranh thủ được sự đồng lòng của người dân. Cái khó ở đây là phải giải quyết được tốt quan hệ giữa bí mật quốc gia với quyền được cung cấp thông tin của người dân. Đáng mừng là đã có những thay đổi nhận thức về chuyện này.

Chẳng hạn, theo tôi được biết, đã có đề nghị đưa chương trình dạy về biển vào trong các trường đại học, và quá trình này mới dần dần bắt đầu thôi. Nhưng cứ thử so sánh với hơn chục năm trước, bảo người ta quan tâm đến biến khó lắm, nhưng bây giờ hoàn toàn khác.

Hay về mặt pháp lý, Việt Nam cũng đi trước trong khu vực Đông Nam Á, khi từ năm 1977, chúng ta là nước đầu tiên đã tuyên bố về thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý, phù hợp với nội dung đang bàn thảo tại Hội nghị của Liên hợp quốc về luật biển 1973-1982. Chúng ta đã giải quyết thành công rất nhiều tranh chấp biển với các nước láng giềng.

Tôi nghĩ, riêng liên quan đến biển đảo, vì lý do gì đó, chúng ta hơi quá "khiêm tốn". Tức là "làm nhiều - nói ít". (Cười lớn)

- Xin hỏi ông câu cuối cùng. Theo ông, để ứng phó với những kế hoạch đầy tham vọng của Trung Quốc, trên mặt trận thông tin đối ngoại, Việt Nam cần phải làm những gì?

- Nhà nước cần hoàn thiện hơn định hướng công tác nghiên cứu, có chiến lược thông tin đối ngoại đầy đủ, đáp ứng được cả yêu cầu đối nội, và đối ngoại. Nhà nước phải có sự khuyến khích, và phải có kế hoạch kỹ càng về mặt nhân sự. Chẳng hạn treo giải thưởng, lập quỹ cho các sinh viên giỏi, trong những chuyên ngành liên quan đến biển đảo.

Hay, có kế hoạch đưa người mình vào các cơ quan tài phán quốc tế, như tòa án luật biển quốc tế, tòa án công lý quốc tế. Trung Quốc thì đã có, thậm chí còn là chủ tịch nữa.

Tôi nghĩ mình phải chuẩn bị mọi thứ theo hướng lâu dài, từ chương trình học của học sinh phổ thông, đến công khai hóa thông tin, hay xã hội hóa việc nghiên cứu. Và, quan trọng nhất, phải sẵn sàng tranh luận, thậm chí đương đầu, với những gì gai góc nhất.

- Xin cám ơn ông.

HUỲNH PHAN (TUẦN VIỆT NAM)

20 nhận xét:

  1. Rõ ràng việc khảng định chủ quyền là cần thiết, nhưng trong cả cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền cần có một tâm nhìn chiên lược phải có sự thận trọng, tính toán kỹ lưỡng, hoàn thiện tìm thêm bằng chứng về cơ sở pháp lý đối với hai quân đảo hoàng sa và trương sa của việt nam, không thể chỉ dùng lịch sử, mà phải trọng băng chứng.

    Trả lờiXóa
  2. Sao vấn đề này nó lại khó khăn đến thế nhỉ ! cứ giằng co nhau mãi ! cứ đưa ra toàn án thế giới rồi quyết định thằng đi ! ai có chủ quyền quần đảo nào ai được phép cái quản quần đảo nào ! hãy để cả thế giới phán quyết ! chứ cứ cậy nước lớn mà ăn hiếp nước bé thì còn gì là một xã hội văn minh nữa ! dù sao thì trên giấy tờ nước ta vẫn có chủ quyền và chúng ta hy vọng một cuộc thương thuyết hòa bình hơn là một tình hình căng thẳng !

    Trả lờiXóa
  3. Trong thực tế nhiều người việt nam chúng ta vẫn nhầm lẫn giữa chứng cứ lịch sử và chứng cứ pháp lý, chứng cứ lịch sử không có giá trị chứng minh trong khảng định chủ quyền, mà chỉ có chứng cứ pháp lý mới có giá trị chứng minh mà thôi, còn việc đưa ra những chứng cứ pháp lý khi nào, thời điểm nào, có lợi ích nhất đó là do cơ quan nhà nước kết hợp với những biện pháp ngoại giao, quân sự..vv....

    Trả lờiXóa
  4. Bảo vệ độc lập chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ là nguyên tắc bất di bất dịch. Phải kiên trì đấu tranh bảo vệ độc lập chủ quyền, đồng thời phải luôn cảnh giác và sẵn sàn chiến đấu bảo vệ chủ quyền của Tổ quốc khi bị xâm phạm.

    Trả lờiXóa
  5. Nhưng kẻ nói nhà nươc chính phủ bán biển, dâng đất là những kẻ hàm hồ không hiểu chuyện, khi mà nhà nước ta sử dụng luật pháp quốc tế, giải quyết mâu thuẫn trong hòa bình thì chúng lại coi chính phủ là nhu nhược. Chúng ta không ngừng đầu tư cho quốc phòng mà là nhu nhược việc chúng ta đang làm chính là không bị rơi vào cái bẫy mà trung quốc đang giăng sẵn chờ việt nam nhảy vào mà thôi.

    Trả lờiXóa
  6. Cứ nghe mấy bác rận chủ xồn xồn lên lao lên đánh nhau chỉ có nước thiệt người thiệt của chứ có giải quyết được gì đâu? Thế giới bây giờ là không làm thế được. Cái gì cũng phải đàm phán đã rồi mới đến lúc không thể giải quyết được thì lúc đó chiến tranh mới là giải pháp cuối cùng nhé.

    Trả lờiXóa
  7. Ngoại giao luôn là biện pháp đầu tiên trong mọi biện pháp để có thể giải quyết mâu thuẫn. Chỉ trừ khi mâu thuẫn lên đến đỉnh điểm thì biện pháp cuối cùng mới giải quyết bằng chiến tranh thôi. Đừng có lúc nào mở mồm ra là chiến tranh. Có biết rằng chiến tranh thì khổ sở lắm không mà cứ kêu suốt thế hả rận

    Trả lờiXóa
  8. Nói chung với cái nước như Trung Quốc khó mà phân định lắm. Chúng nó cậy chúng nó to không chịu đàm phán đa phương chỉ muốn đàm phán song phương thôi. Chúng ta thì cũng chỉ có thể vận dụng sự giúp đỡ hết sức của quốc tế thôi, còn đâu vẫn phải tự mình vận động nên cũng khó xử lý lắm

    Trả lờiXóa
  9. Nói chung đàm phán ngoại giao thì vẫn đàm phán nhưng vẫn phải luôn luôn cảnh giác, sẵn sàng cả thế và lực sẵn sàng cho một cuộc chiến tranh có thể xảy ra bất cứ lúc nào vì đó là giải pháp cuối cùng và rất có thể sẽ phải sử dụng vì ông bạn lớn Trung Quốc của chúng ta nham hiểm và khó lường trước lắm.

    Trả lờiXóa
  10. @Mặt Dày Tâm Đen: như bạn nói nghe có vẻ nản chí, nhục chí vậy? nếu ai cũng có suy nghĩ như bạn thì sẽ chịu mất đất mât nước vào tay nước mạnh à? như thế thì sao cha ông ta xưa kia vẫn đánh đuổi được chúng đó thôi. chỉ là nên lựa chọn con đường nào thật sáng suốt để đánh lại chúng mà thôi.

    Trả lờiXóa
  11. những lúc này cần trái tim nóng và cái đầu lạnh. cần phải tỉnh táo, sáng suốt, tránh bị những kẻ xấu lợi dụng lòng yêu nước, biến lòng yêu nước thành công cụ để chúng chống lại dân tộc ta, đất nước ta.

    Trả lờiXóa
  12. Có không ít người nhìn nhận vấn đề rất chủ quan phiến diện và rất thiển cận nhưng đó là nhìn nhận của cá nhân họ đã đành một số kẻ hiểu biết về chính trị về ngoại giao còn rất non yếu nhưng rất thích chọc ngoáy vấn đề với các luận điệu kích động.Trong vấn đề biển đông ta đang đối đầu với một quốc gia đông, rất mạnh nền kinh tế đứng thứ 2 thế giới đấy ạ liệu lôi nắm đấm ra có giải quyết được vấn đề hay không hay là tự diệt.Một số nghĩ là thế giới sẽ không để yên nếu TQ động đến ta nhưng các bạn lầm rồi nó không đơn giản vậy đâu tất nhiên là họ ủng hộ cái đúng nhưng không có nghĩa là họ sẽ nhảy vào giúp ta họ sẽ lo cho bản thân họ và có những tính toán của họ chưa nói đến có những con cò đang chờ đục nước để kiếm ăn đấy.Vấn đề biển đảo ta không thể nóng vội được.

    Trả lờiXóa
  13. Chủ quyền lãnh thổ đang là một vấn đề nóng hiện này.Vì thế nhiệm vụ bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ là một nhiệm vụ hết sức quan trọng trong giai đoạn hiện nay. Nhưng đấu tranh không thể nóng vội, thiểu cận như mấy nhà dân chủ đã từng làm được, chúng ta phải tỉnh táo và có những bước đi vững chắc.

    Trả lờiXóa
  14. Trong khi Nhà nước ta sử dụng những tài liệu, bản đồ lịch sử có đầy đủ pháp lý và luật pháp quốc tế, giải quyết mâu thuẫn trong hòa bình thì các thế lực thù địch và bọn thùng rỗng kêu to lại giờ cái trò xuyên tạc, nói bậy ra để chống phá.

    Trả lờiXóa
  15. Bài viết rất hay, tác giả bài viết quả là một người đặc biệt có kiến thức sâu rộng và nhạy bén về chính trị. Đúng vậy tất cả người dân Việt Nam ai cũng có lòng yêu nước thiết tha, nhất là trong bảo vệ hủ quyền biển đảo đang vô cùng nóng bỏng như hiện nay. Nhưng cách thể hiện của chúng ta cần khôn khéo, theo những quan điểm, chủ trương mà Đảng, Nhà nước thực hiện mới giải quyết được ngọn nguồn của vấn đề!

    Trả lờiXóa
  16. Làm nhiều nói ít, Nhà nước mình đã làm được gì rồi, nhà nước ở đâu khi ngư dân bị bắn, khi Trung Quốc ngàng nhiên đưa tàu vào biển đảo của nước ta để khảo sát, để nghiên cứu để ăn cắp tài nguyên thiên nhiên, để ăn cắp vàng đen, thứ thuộc về nhân dân Việt Nam.

    Trả lờiXóa
  17. Tàu Trung Quốc lấn chiếm biển đảo thì ta đã có công hàm phản đối rồi, nước ta là nước nhỏ, luôn mong muốn hòa bình, không thể tự gây chiến tranh đưuọc. Mặt khác, nhà nước có hỗ trợ cho ngư dân để họ bám biển còn gì nữa,

    Trả lờiXóa
  18. Chúng ta cần củng cố cơ sở pháp lý tạo cơ sở pháp lý vững chăc thì giả sử chúng ta khi ra tòa an quốc tế thì có bằng chứng, chứng minh chủ quyền hoàng sa và trường sa là của việt nam. Và lại chúng ta cũng cần khảng định cho công đồng quốc tế biết chúng ta có quyền hợp pháp đối với hai quần đảo này.

    Trả lờiXóa
  19. Đấu tranh bảo vệ chủ quyền dân tộc không thể nóng vội và thiển cận được, cứ sùng sừng sỏ sỏ lên thì lại mắc vô cái bãy của trung quốc mà thôi, chúng nó đang muốn gây hấn để nó đập lại mà thôi, như philippin đó nó chiếm cả bãi đá cạn rồi lúc nào cũng to mồm nào là phản đối, nào là cho tàu ra, cuối cùng nó chiêm vẫn hoàn chiếm chả làm gì nó được, giờ đưa tàu ra khéo nó bắn bỏ bà, việt nam nên rút kinh nghiệm từ cái vụ này.

    Trả lờiXóa
  20. Tinh thần yêu nước, rất cần khuyến khích,rất đáng quý và trân trọng. nhưng về mặt chuyên môn, cũng cần phải cân nhắc nhiều. Đừng quá lạm dụng lòng yêu nước mà có những hành động không chuẩn mực, có những hành động đem lại những bật lợi cho đất nước ta. yêu nước, nhưng đừng biến nó trở thành cái cớ để các thế lực hoạt động chống phá, phản động thực hiện các âm mưu hoạt động lật đổ chính quyền nhân dân. Yêu nước là cần một cái đầu lạnh, biết nên làm gì để tốt cho đất nước, không phải cứ theo phong trào, tát nước theo mưa. Trước vấn đề biển đông cũng vậy, chúng ta không nên quá nôn nóng, tạo ra nhiều kẽ hở để trung quốc tiếp tục thực hiện những âm mưu bành trướng của mình. chúng ta cần phải bình tĩnh, khôn khéo, kết hợp giữa các biện pháp ngoại giao và sức ép trên trường quốc tế. Đó mới là cách giải quyết vấn đề không ngoan nhất.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog