Cuteo@
Được biết Công an Hải Dương phải bồi thường 2 tấn bạch tuộc trị giá 650 triệu đồng cho chủ hàng chở Bạch tuộc bị hỏng do giữ lâu.
Cũng như mọi người, mình rất vui vì công lí đã được thực thi nghiêm túc. Người sai phạm do cố ý hay vô ý đã phải chịu trách nhiệm, và quan trọng nhất là lợi ích người dân đã được bảo vệ.
Đây là thông tin được đại tá Cao Ngọc Lan - Phó GĐ CA tỉnh Hải Dương xác nhận vào tối 11-6. Ông cũng thừa nhận cảnh sát môi trường Hải Dương đã có “sơ suất và thiếu sót” trong khi xử lý lô hàng 2 tấn bạch tuộc.
Đại diện công an Hải Dương làm việc với đại diện ngư dân Cần Giờ |
Minh bạch trước công luận, công an Hải Dương đã có cuộc làm việc kéo dài hơn 6 tiếng đồng hồ với đại diện các ngư dân Cần Giờ bị thiệt hai trong vụ bắt giữ 2 tấn bạch tuộc dẫn đến hư hỏng.
Buổi làm việc diễn ra tại công an phường Nguyễn Cư Trinh, Q.1, TP.HCM, vào chiều 11-6. Đây là kết quả đầy bất ngờ nhưng rất hợp lý trước quyết tâm đi đòi lẽ phải đến cùng của những dân chài Cần Giờ.
Theo yêu cầu ban đầu của các ngư dân Cần Giờ, công an Hải Dương phải bồi thường 1.809 kg bạch tuộc, với đơn giá cộng phí vận chuyển là 400.000 đồng/ kg theo thời giá thu mua ngày 27-5; chịu toàn bộ phí tổn của các ngư dân đã di chuyển ra Hải Dương làm việc với tổng số tiển là 755 triệu đồng.
Tuy nhiên, sau một thời gian thương lượng, các ngư dân Cần Giờ đã hào sảng không đòi bồi thường chi phí vé máy bay của 10 ngư dân ra Hải Dương khiếu nại, đồng thời giảm thêm 10% số tiền trên đơn giá lô hàng 2 tấn bạch tuộc. Do đó số tiền bồi thường sẽ chỉ là 650 triệu đồng. Đến 20g tối cùng ngày, biên bản thỏa thuận về việc bồi thường đã được hoàn tất. Niềm vui càng vui hơn khi công an Hải Dương quyết định chuyển ngay số tiền 650 triệu ngay sau khi ký xong biên bản thỏa thuận.
Đến 21g15 phút tối nay, bà Nguyễn Thị Phỉ, người đại diện theo ủy quyền cho các ngư dân cho biết đã nhận đủ 650 triệu từ công an Hải Dương.
Tin người dân săn bạch tuộc Cần Giờ được bồi thường 650 triệu, ông Huỳnh Cách Mạng - chủ tịch UBND huyện Cần Giờ xúc động: “cuối cùng công sức, mồ hôi của bà con ngư dân Cần Giờ cũng đã được bù đắp. Chúng tôi rất cảm ơn thiện chí và tinh thần trách nhiệm của công an tỉnh Hải Dương trong việc xử lý vụ việc này”.
Theo ông Huỳnh Cách Mạng, vụ việc này cũng là một kinh nghiệm của người dân không chỉ ở Cần Giờ mà nhiều vùng nông thôn khác khi buôn bán, vận chuyển nông, lâm, thủy sản cũng cần có các giấy tờ cần thiết mà pháp luật quy định, tránh xảy ra những trường hợp đáng tiếc. Đồng thời mong các ngành chức năng khi xử lý những việc tương tự cần linh động, dựa trên cả tình lẫn lý, tránh những thiệt hại cho người dân.
Tất nhiên rồi, xấu đẹp đâu không biết, nhưng đã sai thì phải sửa!
Tất nhiên rồi, xấu đẹp đâu không biết, nhưng đã sai thì phải sửa!
Tổng hợp từ các báo
May mà các bố còn chịu sửa chứ không thì khổ người dân lắm, họ mất công mất sức mất biết bao nhiêu tiền của mà mấy cha công an làm ăn như shirt ấy. Hải sản mà giữ lấy độ 2 ngày thì thối đéo ai ngửi được, nói chi đến chuyện bán cho người khác nữa. Có sai có sửa vẫn hơn.
Trả lờiXóaHee quả này mấy bố ngư dân vớ bẫm ấy chứ, bị bắt một chuyến mất công đi khiếu kiện một tí nhưng chả phải bán chác đéo gì cả, thậm chí thu lại lời nhiều hơn bán ấy chứ, đã gọi là đền bù thì giá phải tương đương hoặc cao hơn là cái chắc rồi. Đâm ra bị bắt giữ, giam lâu lâu tí lại có lợi cũng nên, đúng là trong cái rủi có cái mây
Trả lờiXóaXin cho hỏi số tiền 650 triệu kia trích từ nguồn nào để đền bù???
Trả lờiXóaCác cá nhân sai phạm " không sai sao phải đền " thì xử lý thế nào roài có chú nào " ... TÈO ROÀI "" không???
Công an không phải lúc nào cũng đúng cũng chuẩn ! cũng có lúc sai phạm có lúc bê bối nhưng nhìn vào đó mà rút kinh nghiệm mà sửa sai là điều đáng mừng hơn cả ! người ta bảo thất bại là mẹ thành công cấm có sai ! miễn sao lợi ích của nhân dân được đặt lên hàng đầu thì mọi chuyện đều đơn giản! người dân cũng thông cảm và chấp nhận thì là sự thành công lớn ! chỉ lo từ đó mà bị bọn xấu lợi dụng kích động mà thôi !
Trả lờiXóaSai thì phải biết sửa, số tiền đó có thể nói là mồ hôi, xương máu của ngư dân Việt Nam, nhất là trong thời buổi kinh tế khó khăn như thế này nữa. Việc công an Hải Dương bồi thường thiệt hại cho người dân do thiếu sót của bản thân là tín hiệu đáng mừng cho việc phê và tự phê.
Trả lờiXóaphải thế chứ, nói chung là vụ này cả hai bên đều chơi rất đẹp. công an hải dương đã có thiếu sót nhưng đã kịp sửa sai ngay, mà người dân cũng thoải mái. đay có lẽ là một bài học cho cảnh sát môi trường nhưng cũng có thêm kinh nghiệm trong công việc.
Trả lờiXóaSai, biết sai và sửa sai là một hành động đáng được biểu dương. Có ai trong số những người đọc bài viết này đã thực hiện Phê và Tự phê đúng nghĩa chưa nhỉ? Công an Hải dương thực hiện việc đền bù là đúng pháp luật, làm thế đã tạo được hình ảnh đẹp trong nhân dân. Sai thì phải sửa. Đó cũng là văn hóa mà mọi người cần mạnh dạn thực hiện.
Trả lờiXóaTinh thần của các chiến sỹ công an Hải Dương đáng được nghi nhận. Không ai không có những sai sót. Nhận khuyết điểm vả sửa lối là một việc làm hết sức văn hóa trong công việc. Giá như mọi sai sót người ta đều nhận lỗi và sửa sai như thế này thì đất nước chúng ta sẽ giàu và mạnh nhanh hơn. Mọi sự sai sót được che dấu là một sự sai sót tiếp sau đó. Hãy xem đây là một tấm gương để mà học tập và noi theo.
Trả lờiXóacông lí đã được thực thi nghiêm túc. Người sai phạm do cố ý hay vô ý đã phải chịu trách nhiệm, và quan trọng nhất là lợi ích người dân đã được bảo vệ. Lợi ích của người dân được chính quyền, nhà nước đảm bảo. Biết là sai, nhưng đã sửa, lấy lại quyền lợi cho nhân dân. ĐÓ là một việc làm thể hiện tinh thần, trách nhiệm của các cơ quan chức năng có thẩm quyền, đến việc chăm lo, quan tâm đời sống cho nhân dân. Qua vụ việc này, chúng ta cũng rút được ra một điều rằng, đối với người dân, khi buôn bán, vận chuyển nông, lâm, thủy sản cũng cần có các giấy tờ cần thiết mà pháp luật quy định, tránh xảy ra những trường hợp đáng tiếc. Đồng thời mong các ngành chức năng khi xử lý những việc tương tự cần linh động, dựa trên cả tình lẫn lý, tránh những thiệt hại cho người dân.
Trả lờiXóa