Một ngày mà không nói tục nó nhạt miệng lắm, mình chợt nghĩ đến cuộc sống trên các nẻo đường đã từng đi qua, những chuyện tục tằn phồn thực nhiều và đa dạng không kể xiết. Nay ghi lại trên blog này để mọi người cùng thấy, cùng nhớ, để rồi cùng góp phần trao đổi xem nó là văn hóa hay là rác của văn hóa. Nếu nó có một giá trị thật thì cũng nên nhìn nhận, đừng để nó phải tủi thân.
Các bạn có thể chê các câu chuyện này là bẩn tưởi, nhưng nó lại cứ tồn tại bền vững một cách tự nhiên trong dân gian, Có thể nó không nằm trong đám comple cavat cổ cồn, khăn xếp áo lương lịch lãm, Nó không bao giờ được đưa lên giấy vì các nhà biên tập cắt phéng luôn từ lúc nó còn đỏ hỏn trên trang chép tay. Nó tồn tại giữa đời, ở chỗ có không khí bố cu mẹ đĩ, nghĩa là chỗ dân dã.
Nào chúng ta cùng bắt đầu thư giãn!
Trên 40 năm trước, tôi nghe chị gái mắng một đứa sống dựa dẫm bằng ca dao thế này:
"Còn Tàu còn nhiễu Tam Giang
Tàu về bắc quốc mo nang che lồn"
Lúc ấy tôi còn bé, chuyện buồi lồn cặc dái chim cò nghe hằng ngày, nào ai bảo nó bậy bạ gì đâu, nó chỉ xếp ở dạng nó tục, tức là một lối dùng từ, một cách diễn đạt của người dân quê. Sau này học nho thì mới thay của quí kia bằng dương vật, âm vật. Cái chữ Tàu này, với tôi nghe nó nghèo nàn chết mẹ. Nhưng lại được coi là lịch sự! Làm như là theo anh Tàu thì các thứ đó trông khác đi, xinh xắn, lịch lãm, sạch sẽ hơn không bằng.
Cách đây khoảng chục năm cô Bế Minh Hà ở nhà xuất bản Văn hóa dân tộc, nhặt nhạnh ca dao để làm tập nhỏ bỏ túi, tôi bảo có dám in, tôi cho một đống đây nè, cô gái yêu chồng, không phải chỉ"
"Chồng ta áo rách ta thương
Chồng người áo gấm xông hương mặc người"
Mà còn có:
"Chồng người thông phán thông tòa
Chồng em thông điếu cũng là thày thông".
Thông điếu là thông cái se điếu bát, chồng em chỉ là thằng vô tích sự, chỉ biết ngồi hút thuốc lào vặt thôi, nhưng em yêu thày... thông(!), biết "thông điếu bát". Nhưng khi chê:
"Chồng người đánh giặc sông Lô
Chồng em ngồi bếp rang ngô cháy quần"
Được in trong ca dao dân ca Việt Nam, nghe thương thương cũng chẳng thể sướng bằng câu ca dao không in vào sách:
"Chồng người buôn ngược bán xuôi
Chồng em ngồi bếp để buồi chấm gio"!
Nghe xong Bế Minh Hà cười méo cả mồm. Nó bảo cứ tưởng tượng cái đấy nó mềm nhẽo giống cái bánh nẳng buông lõng thõng lại dính tí gio ở phía...đầu là không làm sao nín được. Sau kêu đau cơ bụng mấy tuần. Lại bảo bây giừ muốn giữ eo thì không cần thuốc men dụng cụ gì, cứ nhẩm đọc câu ca dao ấy của anh rồi ôm bụng cười là đủ.
Còn câu câu dao tả cô bé ngơ ngơ mới hay hay lạ:
"Sáng răng em tưởng tối trời
Em ngồi em để cái sự đời em ra
Sự đời như cái lá đa
Đen như mõm chó, chém cha cái sự đời".
Sông Thao, một biên tập viên của nhà xuất bản nghe xong, tự nhiên lăn đùng ra đất như phải gió, gần phút sau mới nghe ak ak ak. Ôi hóa ra là em cười, cười liên tu bất tận, miệng nói: Khiếp, kinh tởm, anh này lắm chuyện (đã thế sao lại luôn dỏng tai nghe cơ, lại cứ thích nghe trộm những chuyện ngu ngu kiểu này). Phút sau nàng ngồi lên được thì nước mắt đổ ra giàn dụa, mặt đỏ linh căng, cứ hic hic lên cơn nấc suốt mấy ngày sau đó, hỏi sao cũng không nói, lại tiếp tục hic hic hic như con dở hơi!
Có một lần trò chuyện với nhà văn quá cố người Tày Hoàng Hạc, tôi giật mình khi nghe ông đọc câu thành ngữ của dân tộc ông:
"Mạ bấu khuýu pền bẻ
Hi nắm ẻ pền non"
Thôi thì cứ dịch nguyên ngữ cho bà con dễ hiểu nghĩa của thành ngữ này: Con ngựa mà không cưỡi thì nó thành con dê/Lồn mà không biết địt thì nó sẽ thành con sâu.
Xa gần gì thì cuối cùng là nhắc người đàn ông cần phải hiểu biết đời sống tình dục. Nó không phải chuyện cười, cũng không phải chuyện tục dù chữ nghĩa bày ra ở đây tưởng như ê chề! Đó là giáo dục về đời sống sinh sản mà các báo hay nói trong mục tình yêu giới tính. Đấy nha, đừng có nghĩ cha ông mình chả biết gì, trong dân gian đã nói từ lâu rồi.
Người Thái, người Tày lại có câu:
"Mì ngần mì xèn kha kháy kha
Bấu mì ngần xèn kha kháy phà"
Nghĩa là có bạc có tiền, chân gác chân/ không có tiền bạc, chân gác chăn rất hóm và rất chân thật. Có thể ngụ ý rằng không tiền không bạc thì không lấy nổi vợ, tối nằm một mình thì chân gác lên chăn mà thôi. Cũng có thể là chỉ chuyện không tiền bạc thì đừng mơ tới chuyện đi chơi gái.
Ông Đinh Ân, người Mường, một nhà nghiên cứu văn hóa dân gian, một lần cho tôi nghe câu tục ngữ Thái thế này:
"Nhá heng kha, va heng hi"
Nghĩa đen của nó là đừng tưởng cứ trông thấy đùi là thấy được lồn. Tục ngữ muốn nhắc anh đàn ông phải tỉnh táo trong mối quan hệ tri gái, đừng có lúc nào tưởng bở mà vỡ mặt!
ĐỖ ĐỨC
Sáng trăng vằng vặc, vác cặc đi chơi,
Trả lờiXóaGặp con vịt giời, dương cung anh bắn,
Gặp cô yếm thắm, đội gạo lên chùa,
Thò tay bóp vú,
Khoan khoan ơi chú, đổ thúng gạo tôi,
Hôm nay ba mươi, ngày mai mồng một,
Đội gạo lên chùa cúng bụt, bụt ngoảnh mặt đi...
Nói thật là tôi rất mê cái sự tục tĩu của anh tre làng. Anh ấy viết tục mà cứ như là chuyện thường. Thỉnh thoảng lại có những từ nóng như Lồn, Cặc, Thủ dâm,... nhưng mà thấy nó vẫn tinh tế. Anh tre làng chọn ảnh cũng khá ấn tượng, sex thì nhưng xem thấy cúng phê.
Trả lờiXóaNgày xưa cái tục được hiểu theo một nghĩa tích cực , ý chỉ châm biếm và ít được sử dụng , nhưng mà cái tục này không sử dụng trong văn hóa ngôn ngữ đời sống hằng ngày mà nó được thể hiện thông qua văn thơ truyền miệng nhau nhằm dăn dạy cũng như châm biếm những gì mà xã hội lúc bấy giờ đang diễn ra trong đời sống , còn văn hóa bây giờ thì cái tục trở nên phổ biến , nó không chỉ ám chỉ , dăn dạy mà còn là một phong cách hay gọi là mốt của giới trẻ ,mỗi một thời kì có một cái lối sống riêng nhưng không vì thế mà vượt qua được cái tôn ti , kỉ cương ,cũng như văn hóa lịch sự trong giao tiếp ăn nói của người dân Việt chúng ta , vì thế mà cần phải tuyên truyền cũng như giáo dục cho giới trẻ hiện nay về lời ăn tiếng nói cũng như giáo dục cho các em sống một suộc sống lành mạnh tránh xa các tệ nạn của xã hội.
Trả lờiXóaNói thế thôi chứ nhìn đi nhìn lại thì tôi phải thấy rằng các cụ ta từ xưa đã có câu , phong ba bão táp không bẳng ngữ pháp Việt Nam , quả không sai , phong tục tập quán đi liền với ngôn ngữ đã tạo nên nét đẹp riêng , văn hóa giao tiếp riêng của mỗi quốc gia dân tộc , nhưng nét đẹp này bị biến thể theo thời gian và nó không còn được nguyên vẹn nữa rồi , giừ thì nó đang bị trẻ hóa và được giao tiếp thường ngày hơn trong cửa miệng của một số bộ phận giới trẻ khi ăn nói với nhau, thật là nguy hiểm nếu cách giao tiếp của các em không ý thức được cái tục này , và nó cần phải được hạn chế nhìn nhận theo chiều hướng tích cực , để văn hóa việt nam không bị mất mát đi mà vẫn giữ nguyên được vẻ đẹp vốn có.
Trả lờiXóaĐôi khi cái tục của ông cha ta xưa lại chính là một câu hò, câu vè rất ý nghĩa, có ý nghĩa khuyên dạy con người ta rất lớn. Cái tục không phải là tục tĩu, thô thiển mà có ý châm biếm hoặc là khuyên can con người ta, hoặc là một kinh nghiệm được rút ra từ đời sống. Nhưng những cái tục này nó không được lưu truyền trong thơ văn mà chỉ truyền miệng nhau, từ đời này sang đờ khác mà thôi. Ngoài ý nghĩa mang tính châm chọc, đả kích các thói hư tật xấu, hay là khuyên can một ai đó, là kinh nghiệm được rút ra trong đời sống hằng ngày,thì những cái tục đó còn là một cái để giải trí, để con người ta cảm thấy được thư giãn mỗi khi mệt mỏi.
Trả lờiXóaKhoái quá,cho em góp một câu,các bác đừng có giận mà mắng mỏ " Chú biết gì ma cứ leo teo " xin vô phép các bác.
Trả lờiXóaChồng người đi đái được Vàng
Chồng em đi đái Kiến càng cắn Cu
Mình nghĩ thế này việc nói tục chửi bậy chẳng thể đánh giá một con người được , xã hội bây giờ nhiều người nói tục chửi bậy lắm nhưng trong lòng họ lại tốt . việc đánh giá con người tốt xấu thông qua hành động của họ chứ không phải việc cứ nói tục là xấu . Xã hội bây giờ đâu còn như trước nữa đâu có thể một người nói thô tục thật nhưng lại cứ làm chuyện tốt , và một người chẳng bao giờ nói tục thì lại làm chuyện xấu cho nên ta chỉ nói thế này thôi cố gắng hạn chế việc nói tục bao nhiêu thì càng tốt bấy nhiêu ^^
Trả lờiXóaThực sự mình rất thích cái kiểu hơi tục tĩu của Vũ Hoàng Sơn. Đúng là tuần nào không nói tục được tí ông ấy nhạt miệng thật. Hôm nay lại thêm cái comment của Mõ làng nữa. He. Thấy cũng hay hay. Chủ đề tục tĩu và sung sướng là chủ đề vui mà không ảnh hưởng đến ai. Đọc nghe cũng phê phê.
Trả lờiXóa