Chia sẻ

Tre Làng

HẬM HỰC CÁI GÌ?

Hoàn cầu Thời báo chỉ trích Nga hợp tác dầu khí với Việt Nam ở Biển Đông và cho rằng quan hệ Nga-Trung có phần “đối thủ” nhiều hơn “đồng minh”. 

Tập trận chung Nga-Trung trên Biển Nhật Bản

"Nga hợp tác với TQ khi có cùng lợi ích, phần đối thủ" nhiều hơn "đồng minh", Nga còn hợp tác dầu khí với Việt Nam, im lặng trong tranh chấp biển Đông" là bình luận của tờ Thời báo Hoàn Cầu. 

Ngày 12/7, tờ Thời báo Hoàn Cầu, TQ có trích dẫn một số thông tin trên tờInternational Herald Tribune đăng bài viết nhan đề "Quan hệ đối tác hết sức thận trọng giữa Trung-Nga" của tác giả Jefferey Mankoff.

Theo bài viết, những năm gần đây, Trung-Nga cải thiện quan hệ, thương mại giữa hai nước mở rộng, gặp gỡ lãnh đạo tăng lên... Nhưng, hợp tác đã che đậy sự bất đồng. Moscow và Bắc Kinh cho rằng, hai nước là quan hệ đối tác chiến lược toàn diện, thực ra hợp tác của họ về cơ bản là mang tính chiến thuật. Hai nước thiếu mục tiêu chung, hợp tác giới hạn ở những điểm trùng lặp lợi ích (như tăng thương mại). Ở những điểm quan trọng nhất của hai nước, phần "đối thủ" giữa Nga-Trung nhiều hơn phần "đồng minh". 

Thời báo Hoàn Cầu nói rằng: "Điều gây thất vọng cho Bắc Kinh là, Moscow vẫn giữ thái độ lặng im đối với tranh chấp trên, các công ty năng lượng Nga thậm chí ký kết thỏa thuận với Việt Nam, khai thác tài nguyên dầu khí ở Biển Đông" - nơi Trung Quốc tham lam tuyên bố hầu hết chủ quyền, tự coi Biển Đông là “ao nhà”. 

Ở Trung Á, sức mạnh kinh tế của Trung Quốc dần đẩy Nga sang một bên. Trung Quốc đầu tư xây dựng đường ô tô, đường sắt và đường ống mới, làm cho Trung Á càng rơi sâu vào vòng tay của Trung Quốc. Năm 2012, ngoài Uzbekistan, thương mại với Trung Quốc của các nước Trung Á đều nhiều hơn thương mại với Nga. Động thái kêu gọi xây dựng đồng minh Âu-Á của Moscow chủ yếu là ngăn chặn kinh tế các nước Trung Á nghiêng về Bắc Kinh. 

Hợp tác giữa quân đội hai nước Nga-Trung chỉ có thể nói là ngẫu nhiên, loại hợp tác này không thể làm thay đổi sự thực là sự tự tin của Trung Quốc khiến cho Nga lo ngại không kém gì sự lo ngại của Mỹ. Các tướng lĩnh Quân đội Nga thừa nhận coi Trung Quốc là đối thủ tiềm tàng, tuy chính thức tiếp tục nhấn mạnh đến mối đe dọa của Mỹ và NATO. 

Điều duy nhất làm cho Nga-Trung cảm thấy thực sự đứng cùng nhau là hai nước đều cho rằng trật tự quốc tế sau Chiến tranh Lạnh là do Mỹ thiết kế, ngăn cản hai nước được hưởng vị thế, đồng thời làm cho Washington làm mưa làm gió. Nga-Trung cảm thấy mình bị gạt ra ngoài, cảm giác này thúc đẩy họ ủng hộ các cơ chế mới như Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO), BRICS.

11 nhận xét:

  1. Còn nhớ thời Xô Viết, quan hệ Nga - Trung vì tranh chấp biên giới mà có phần căng thẳng và đã có lúc 2 nước dàn quân ở 2 bên biên giới rồi. Lúc đó 2 nước đều là 2 anh lớn trong các nước Chủ Nghĩa Xã Hội đấy, huống gì bây giờ thể chế chính trị của họ khác nhau và vẫn còn tranh chấp.

    Trả lờiXóa
  2. Mẹ kiếp,biển của mình, đảo của mình, tất nhiên dầu khí cũng của mình rồi, mình có quyền mời bất kì ai tới thăm dò khai thác chứ, doanh nhân Nga là những người biết lễ nghĩa, biết lẽ phải chứ đâu phải như lũ diều hâu Trung Quốc, đã ăn là muốn ăn cả.

    Trả lờiXóa
  3. Biển thuộc chủ quyền của Việt Nam nên Việt Nam có quyền khai thác và chọn lựa đối tác khai thác cùng, các nước khác không có quyền can thiệp vào. Còn tờ báo lá cải đăng bài kia, những kẻ viết bài có bao giờ nghĩ đến nếu mọi hợp tác kinh tế đều bị nghi ngờ dưới vỏ bọc âm mưu chính trị hay quân sự thì trên thế giới này làm gì còn cái gọi là hợp tác song phương nữa.

    Trả lờiXóa
  4. Nặc danh23:48 15/7/13

    Trung Quốc tham lam, thâm hiểm luôn có những lời lẽ ngông cuồng, trịch thượng với bất cứ Quốc gia nào trên thế giới! Việc Việt Nam hợp tác kinh tế, khai thác dầu khí trên vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam với Nga có gì phải nói mà Tờ báo chính thông của Trung Quốc phải hậm hực! Đúng là kẻ bá quyền xấu tính!

    Trả lờiXóa
  5. Có Nga cùng khai thác nguồn lợi ích dầu khí trên biển đông với nước ta đó cũng là cái lợi đó chứ, làm vậy thì Trung quốc cũng không dám hống hách quá mà lấn tới trung quốc muốn độc bá biển đông cũng một phần là vì nguồn lợi khoáng sản lớn đáp ứng được cho nhu cầu của trung quốc

    Trả lờiXóa
  6. Bảo Thái16:26 16/7/13

    Tất cả các mối quan hệ đều dựa trên hai chữ "lợi ích" mà thôi. Làm gì có cái mối quan hệ nào mà một bên chỉ cho còn một bên chỉ nhận đâu. Còn nói Nga- Trung không phải là mối quan hệ đồng minh thì cũng đúng,chỉ là mối quan hệ đối tác cùng có lợi thôi. Trung Quốc nó khôn quá mà , không cẩn thận là Nga bị nó chơi xấu cho không biết chừng.

    Trả lờiXóa
  7. Trung Quốc nó thế đấy, cậy dân đông, người đông chúng nó thích bành trướng chiếm hết chỗ này chỗ kia đấy làm gì được chúng nó nào. Đến cả mấy nước như Nga Nhật còn phải kiêng nể chúng nó thì nói gì là Việt Nam. Chắc chắn lần này chúng sẽ bất chấp tất cả để đạt được cái lợi ích của chúng mất

    Trả lờiXóa
  8. Cứ thích chiến đấu cơ mà bảo sao mà đồng minh thì ít mà kẻ thù thì nhiều. Trung Quốc sao cứ giả vờ ngu như vậy mãi để ăn người thế nhỉ? Nếu như các vị mà làm đúng lập pháp quốc tế, không vì lợi ích quốc gia dân tộc mà làm càn thì có ai ghét đâu. Hãy tự xem lại mình trước khi cảm thấy hậm hực nhé

    Trả lờiXóa
  9. Trước những động thái hung hăng và hống hách của trung quốc, thì việc bớt bạn, thêm thù là điều hết sức dễ hiểu. không những mưu đồ thôn tính các quốc gia nhỏ xung quanh, mà trung quốc còn đẩy mạnh hoạt động ảnh hưởng của mình trên toàn thế giới. trong đó có Nga, với sự tranh giành trực tiếp các mối làm ăn của Nga. vậy nên Nga phản ứng lại các chính sách đó của trung quốc là điều hết sức dễ hiểu.và trong bối cảnh hiện nay của Việt - trung thì việc chúng ta tăng cường hợp tác với Nga sẽ là một đòn chiến lược, đánh vào tâm lý của trung quốc, sẽ là bước đi cần thiết trong quá trình tranh chấp chủ quyền biển đông với trung quốc.

    Trả lờiXóa
  10. Nói chung là tất cả các mối quan hệ đều dựa trên hai chữ "lợi ích" mà thôi. Đó là chính sách ngoại giao của hều hết các quốc gia trên thế giới. trong bối cảnh tình hình căng thẳng VIệt - trung hiện nay, thì việc chúng ta tăng cường hợp tác với các quốc gia lớn và có tầm ảnh hưởng lớn trên thế giới như Nga cũng là một việc làm cần thiết. trước hết, đó chính là lời cảnh bảo đến trung quốc, trước những hành động hung hăng của mình, và việc hợp tác như vậy sẽ tăng cường sức mạnh và tầm ảnh hưởng của chúng ta trên trường quốc tế. Đó là một điều hết sức quan trọng.

    Trả lờiXóa
  11. Hiện nay trong thời đại mở của quan hệ hợp tác trên toàn thế giới, nếu có thể chung sống hòa bình với nhau, không súng đạn, không chiến tranh lạnh, không diễn biến hòa bình, không cách mạng màu thì có phải tuyệt với biết bao không.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog