Chia sẻ

Tre Làng

TUÝT CÒI VÀ CÃI CÙN

Khoai@

Cần khẳng định ngay, sự bình đẳng trước pháp luật đã tiến được một bước dài ở xứ ta, người dân có quyền chứng minh mình không vi phạm luật giao thông khi bị CSGT tuýt còi. Đó là điều đáng hoan nghênh!

Theo Luật xử lý vi phạm hành chính (XLVPHC) có hiệu lực từ ngày 1/7, người bị xử phạt vi phạm hành chính có quyền chứng minh mình không vi phạm. Luật quy định nhiều vấn đề, nhưng Khoai@ chỉ nói đến việc người dân có quyền chứng minh minh không vi phạm luật giao thông.

Mục đích chính là chỉ ra những khó khăn của lực lượng CSGT khi thực thi nhiệm vụ.

Dự báo, khi bị tuýt còi người dân sẽ cãi.

Một người bị tuýt còi vì lỗi không bật xi nhan khi chuyển hướng, chuyển làn xe. Khi bị thổi, họ bật xi nhan và cãi, CSGT chứng mình thế nào khi anh không được trang bị phương tiện ghi hình?

Một người đi sai làn đường, đè vạch, khi bị đưa vào vỉa hè họ cãi. CSGT làm thế nào chứng minh được họ đè vạch?

Một người chay xe máy, thay vì phải đội mũ bảo hiểm lên đầu, họ lại treo ở xe, khi bị thổi họ mới đội và cài quai. CSGT làm được gì để chứng minh họ không vi phạm nếu không có phương tiện ghi hình?

Và vân vân..còn rất nhiều những trường hợp khác, không thể kể ra được.

Ai cũng biết, CSGT của ta trang bị còn yếu mọi bề. Có địa phương còn không có nổi bộ quần áo phản quang cho CSGT làm nhiệm vụ ban đêm, nên chuyện trang bị cho mỗi chiến sĩ 1 máy ảnh hay camera là điều xa xỉ. Mặc dù, nếu so với số tiền phạt người phạm luật mà CSGT mang lại thì kinh phí trang bị phương tiện chả thấm vào đâu. Vì thế, luật này ra đời chắc chắn sẽ làm khó cho lực lượng CSGT, ngược lại, nó có thể khuyến khích các hành vi chày cối, gian manh của một số đối tượng khi vi phạm luật giao thông.

Né tránh việc phải cãi nhau với người dân tất yếu dẫn đến hệ lụy người dân ngang nhiên vi phạm, và xa hơn tiền phạt vì thế sẽ giảm, đau nhất là pháp luật không được thực thi.

Nhưng cái hay chính là ở chỗ người dân được bình đẳng trước pháp luật, và cơ quan quản lý cũng thấy được thực trạng yếu kém trong trang bị phương tiện cho CSGT mà có hướng đầu tư.

Dự đoán thế và hi vọng thế.
--------------------------------------------------------
Đây chỉ là góc nhìn Khoai@. Rất cần sự đóng góp của các bạn.

24 nhận xét:

  1. nguoi mien nui14:39 11/7/13

    Dạ đúng: Người dân có quyền chứng minh mình không vi phạm luật? Nhưng người dân không có quyền và khả năng chống đỡ những cú đánh nhà ngề của CSGT với lý do chung chung:CHỐNG NGƯỜI THI HÀNH CÔNG VỤ...Nên nguồn gốc những TAI NẠN đều từ đó mà ra cả.

    Trả lờiXóa
  2. Người dân sẽ hưởng lợi , những người ngay thì không sao chứ kẻ gian thì cũng vất vả ...bây giờ luật đã có hiệu lực mà đây là một luật có lợi đúng cho người dân thì chỉ còn cách đầu tư cho mỗi đơn vị máy ghi hình , đồng thời cũng rút ra bài học cần tránh tình trạng ban hành rồi mới lo đi chuẩn bị vật chất , làm cho người thực thi công vụ khó mà hoàn thành nhiệm vụ , hoàn thành không đạt hiệu quả cao

    Trả lờiXóa
  3. quan trọng là ý thức người dân thôi mà sai thì phải nhận đúng không,mà đã đi đường phải tuân thủ luật giao thông chứ,một công dân văn minh lịch sự là phải tuân thủ luật có lỡ vi phạm thì phải chấp hành chứ tuyệt đối bỏ chạy hay kháng cự lại công an,và không được dùng lời lẽ này nọ nữa.nhà nước ban thêm cái luật này cũng bất cập thật công nhận là xã hội không ít kẻ già mồm

    Trả lờiXóa
  4. nhưng khốn nỗi đâu phải người dân nào cũng là văn minh lịch sự cả đâu bạn ha hai.đấy là chưa kể dân chợ búa mồm năm miệng 10 nữa,hay nhiều người còn giở bài quen biết giám đốc gọi người này người nọ để dọa công an.lắm trò lắm bây giờ nhà nước cho thêm cái luật được cãi lý lại nũa thì lý sự cùn cũng cải được bắt tận tay nhưng chẳng có bằng chứng gì cũng như không lằng nhằng rách việc

    Trả lờiXóa
  5. Ở nước ta tất cả trang thiết bị của các lực lượng còn rất yếu kém và thậm chí là rất nghèo nàn. Không riêng gì chỉ lực lượng cảnh sát giao thông mà còn nhiều lực lượng khác nữa. Đây là một bất cập tạo ra rất nhiều khó dễ cho cả những người thực thi nhiệm vụ cũng như người dân. Có thể xảy ra hiều nhầm giữa người dân với lực lượng Công an và có thể tạo nên điều kiện cho những người vi phạm thêm chày bửa trong việc chống lại người thi hành công vụ. Đây có lẽ là việc khó có giải pháp làm sao cho thấu tình đạt lý.

    Trả lờiXóa
  6. Đây sẽ là cái trò gì nữa. Nếu mà cứ tuýt rồi lại cứ cãi ùm lên rồi lại cứ tha bổng thì làm sao có luật lệ nữa. Cần thiết phải có sự trang bị tương xứng cho lực lượng cảnh sát giao thông chứ không thể làm theo kiểu đoán mò này được. Nếu với những người dân lịch sự thì còn được chứ những người chuyên phạm luật thì họ chỉ lợi dụng cái việc này để chửi bới Công an mà thôi. Rồi họ làm ùm những chuyện chẳng đâu vào đâu thì lại chỉ khổ những người thi hành công vụ mà thôi.

    Trả lờiXóa
  7. Làm cảnh sát giao thông cực lắm đó không phải sướng gì đâu, suốt ngày trời nắng như đổ lửa cũng như trời mưa bão vẫn phải điều khiển luồng giao thông sao cho đúng quy định, hợp lý. Rồi phân luồng, xử lý vi pham... . Luật này ra có thể làm cho việc xử lý vi phạm của cảnh sát giao thông gặp nhiều khó khăn hơn trong một số trường hợp nhất định nhưng cũng tăng tính dân chủ. Được cái này mất cái kia, không có cái nào là toàn vẹn cả

    Trả lờiXóa
  8. Nói thật chứ gặp mấy thằng cùn như thế cứ dẫn về đồn táng cho nó phun mật ra khác phải nói thật ! khổ là cảnh sát thì dĩ nhiên không được đánh người vô cớ như thế ! theo mình là cứ thôi ! cứ phải phạt nặng ! nó cãi thì chỉ mình nó cãi được chứ ở đó còn nhiều người biết ! nếu muốn cãi cứ đem một người nhìn thấy làm chứng là được ! đúng là bảo sao gét CSGT ! cứ như thế thì gét là đúng rồi ! cãi không được nên gét :))

    Trả lờiXóa
  9. Mình nghĩ nên có những camera ở khắp mọi nơi ! mình xem mấy bộ phim của mỹ hay hàn quốc nó đều có cái gọi là CCTV rất hay nhé ! mọi chỗ nóng hay có người đều có thể nhìn được ! ghi lại được ! vì thế mà những cuộc điều tra đều dễ dàng hơn và hơn hết là không còn mấy anh cãi cùn kiểu như trên nữa ! có mà dám ! cãi cho thêm tội chống đối luôn :)

    Trả lờiXóa
  10. đó cũng là lẽ công bằng và đương nhiên những ai có thể chứng minh được mình vô tội trước pháp luật, trước những pha tuýt còi của CSGT thì họ hoàn toàn được hoan nghênh nhưng phải thể hiện làm sao cho văn minh lịch sự và nếu có điều đó sẽ làm xã hội công bằng hơn, văn minh và phát triển hơn.

    Trả lờiXóa
  11. Khoản này trong luật như con dao 2 lưỡi vậy, nó có thể hạn chế được tiêu cực trong Cảnh Sát Giao Thông, nhưng mà lại làm cho họ khó khăn trong quá trình làm việc vì những người vi phạm có thể chày cối khi mà gặp những tình huống mà bài viết đã đưa ra, thế nên thật không khả thi 1 chút nào.

    Trả lờiXóa
  12. Đúng là khi CSGT không được trang bị những thiết bị cần thiết thì việc người dân cãi cùn thì CSGT không có chứng cứ nào để chứng minh họ phạm lỗi ngoài việc kiểm tra giấy tờ váy phát hiện sai phạ trong hồ sơ, Cò những lối như vượt đèn đỏ hay ngược chiều,... thì không có căn cứ khi đã đưa xe về khu vực xử lý.

    Trả lờiXóa
  13. Cứ tuýt còi lại mà dân cãi cùn thì thực sự rất khó khăn cho CSGT. Vì những bằng chứng vi phạm không được các thiết bị ghi lại. Khi đó xem như CSGT không có chứng cứ vi phạm của dân. Ý thức tham gia giao thông là quan trọng nhất, khi đã vi phạm rồi cũng nên có văn hóa ứng xử.

    Trả lờiXóa
  14. Ta vãn có câu "dân thì gian". Nếu như không trang bị các thiết bị ghi lại chứng cứ thì CSGT hầu như đuối lý với những người vi phạm giao thông mà cãi cùn. Vì ngoài kiểm tra giấy tờ hợp lệ ra thì CSGT không có chứng cứ chứng minh họ phạm tội.

    Trả lờiXóa
  15. Giờ muốn không bị cãi cùn ấy, thì trang bị thiết bị ghi âm, ghi hình cho cán bộ chiến sĩ Cảnh Sát Giao Thông, đi cùng đó là tăng phí phạt đi là xong thôi, chứ nếu bị dân cãi thì chuyện nhỏ xé ra to, người ta nhìn vào lại xuyên tạc ầm ầm ấy chứ,

    Trả lờiXóa
  16. Chủ yếu là ở tinh thần tự giác của mọi người tham gia giao thông mà thôi. Chấp hành nghiêm luật giao thông vừa đảm bảo an toàn cho bản thân, cũng đảm bảo cho mọi người xung quanh cùng tham gia giao thông bên cạnh. Việc xử phạt chỉ là cảnh cáo một phần mà thôi, giúp mọi người nâng cao ý thức chấp hành luật lệ.

    Trả lờiXóa
  17. bài viết này đã nói đúng tình hình hiện nay khi người dân bị lực lượng công an giao thông xử phạt. Tâm lí chung của người dân là biện minh, ngụy biện, dân Việt Nam mà, cố chày cối. không phải tôi nói xấu dân ta, nhưng đó là sự thật, mọi người thử để ý mà xem. 10 người khi bị công an gọi lại là có đến 9 người biện minh rằng họ không vi phạm, 5 người họ cãi kịch liệt, và có 2 người sẵn sàng dùng vũ lực để bảo vệ cho quan điểm của mình.
    Tóm lại là ý thức người dân mình còn kém lắm.

    Trả lờiXóa
  18. ý thức của nhân dân vẫn còn kém lắm! bị CSGT tuýt còi rồi mà vẫn còn gân cổ lên cãi ko chịu xuất trình giấy tờ, lôi quan hệ này nọ ra dọa, bị tuýt còi tức là đã phạm luật rồi! ĐI đúng luật lệ thì đâu có ai gọi lại làm gì! hãy là người tham gia giao thông có ý thức và có hiểu biết về luật lệ giao thông

    Trả lờiXóa
  19. phạt nặng rùi mà vẫn còn nhiều người vi phạm giao thông! ý thức tham gia giao thông của một số người còn rất kém! gặp cảnh sát bị tuýt còi là cãi lẫy cãi để nhưng cuối cùng rồi sao! vẫn bị phạt như thường bởi vì đã vi phạm luật giao thông rồi còn gì! vấn đề hiện nay là phải nâng cao ý thức của người dân khi tham gia giao thông để đảm bảo an toàn cho mình và cho mọi người!

    Trả lờiXóa
  20. Cái cốt lõi là ở ý thức của mỗi người thôi chứ có phạt thế phạt nữa họ vẫn cứ vi phạm chỉ hạn chế được phần nào đó thôi.Ý thức mỗi người tốt hơn một chút nó đã khác rất khác nhiều trường hợp ý thức đã kém khi tham gia giao thông đã không chấp hành quy định lại còn cãi cùn thì làm sao mà xã hội tốt hơn được lỗi phần lớn là chính bản thân của chúng ta ấy chúng ta nên nhìn nhận lại mình.

    Trả lờiXóa
  21. Đụng vào quyền lợi của ai thì người đó chẳng muốn bảo vệ người dân cũng vậy thôi, họ bị phạt thì ảnh hưởng vào tiền của họ mặc dù họ sai nhưng họ vẫn sẽ cố cãi và biết đâu rằng họ cứ cùn nhày rồi lại thành họ thắng, cái này đưa ra luật nhưng quan trọng vẫn là ý thức chấp hành luật của người dân thôi

    Trả lờiXóa
  22. Người dân được phép tranh luận với cảnh sát giao thông đó là hợp lý vì nhiều khi cảnh sát giao thông cũng thổi sai lỗi, những vấn đề ở chỗ là đâu phải người dân nào cũng nắm được luật đâu, họ mà không nắm được luật họ dùng chiêu bài cãi cùn với cảnh sát giao thông, trong khi cảnh sát giao thông lại chẳng có cái gì để chứng minh lại là người bị tuýt còi vi phạm, đó mới là vấn đề khó giải quyết

    Trả lờiXóa
  23. Tác giả có bài viết rất là sát với thực tế xã hội quả đúng là như vậy đấy , người vi phạm nghiêm túc thì không sao nếu họ đúng thì công nhận nhưng vào mấy ông thần cãi cùn thì chỉ gây khó khăn cho CSGT thôi , cứ đứng mãi mà cãi trong khi chẳng một làm chứng rằng ông này vi phạm dduocj cả , chính vì vậy việc khắc phục khó khăn cho CSGT là điều cần thiết và nên làm trong hoàn cảnh như vậy

    Trả lờiXóa
  24. Án tại hồ sơ. Khi mà không có chứng cứ ghi lại thì việc dân cãi cùn là chuyện thường xẩy ra. Mọi người nên có văn hóa ứng xử tốt. Khi đã vi phạm luật thì nên chất hành, vì hành vi vượt đèn đỏ, rẽ sai,... không có thiết bị nào ghi lại. CSGT sẽ bị đuối lý.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog