Chia sẻ

Tre Làng

HELLO TARZAN!... VĂN MINH CHƯA HẲN LÀ HẠNH PHÚC

SM - Cuộc giải cứu có tinh thần... săn bắt của Công an huyện Tây Trà, Quảng Ngãi, đã tìm ra 2 cha con người dân tộc Cor trốn bom đạn suốt 40 năm trời tận sâu trong rừng thẳm.

Nhiều người mừng cho họ đã trở về cuộc sống văn minh, nhưng đối với người đàn ông 40 năm hít thở không khí tự do của đại ngàn, văn minh chưa hẳn đã là hạnh phúc.

Cuộc sống và những vật phẩm đời thường của cha con ông Hồ Văn Thanh (82) và Hồ Văn Lang (41), có thể trở thành một câu chuyện gây hiếu kỳ cho những người được cho là văn minh.

Theo ghi nhận của tờ Dân Trí, cách đây 40 năm, căn nhà ông Hồ Văn Thanh đã bị đánh bom, làm vợ và 2 người con của ông chết.

Chạy trốn trong hoảng sợ, ông Thanh ôm con trai lúc đó mới 1 tuổi chạy vào rừng sâu trú ẩn.

Kể từ đó, hai cha con tự tạo ra những công cụ lao động săn bắn tự chế.

Lương thực cây mì, cây bắp, cây lúa.

Áo, khố dệt từ vỏ cây.

Thuốc thang lấy từ thiên nhiên sẵn có.

Nơi ở là một lều nhỏ dựng ở trên cây cổ thụ, có độ cao hơn 6m để tránh các loài thú rừng xâm hại.

Nếu toàn bộ cuộc sống của 2 cha con được ghi lại và rơi vào tay một nhà biên kịch Hollywood, có thể đó sẽ là một bộ phim kỳ thú về sức mạnh sinh tồn, về tình cha con, về mối liên hệ giữa con người với thiên nhiên.

Không những thế, một “người rừng” không biết tiếng Kinh, hoang mang giữa những người tò mò xa lạ cũng có thể trở thành một bộ phim kể về cuộc sống hiện thực qua con mắt của anh ta.

Đó là cuộc sống của người hưởng thụ sự tự do trong những chiếc hộp bê tông tiện nghi, hàng ngày đi săn bắn trên con thú bằng sắt kêu ra thứ tiếng chói tai píp píp và khói ngột ngạt.

Họ tranh giành thức ăn, quyền lực bằng rất nhiều chiến thuật tinh vi, lắt léo hơn tất cả những gì Mẹ thiên nhiên đã dạy cho “người rừng” trong 40 năm qua.

Xin chào “người rừng”!.

Chúc mừng anh chính thức bước vào một cuộc phiêu lưu mới trong phần đời còn lại.

Tại đây, thức ăn không hề khó kiếm ngoài việc nguy cơ nhiễm hóa chất khá cao.

Tại đây không có thú dữ, miễn là anh đi sang đường chú ý từ 2 phía, để không bị xe tông.

Nơi trú ẩn ở đây rất ấm cúng, khô ráo, sạch sẽ nhưng không khí khá là ô nhiễm.

Thú vui giải trí tại đây vô cùng phong phú, một trong số đó là ai cũng xem tivi nơi nuôi dưỡng các mơ ước cho tầng lớp thị dân sao cho: Thoát ra khỏi đô thị ồn ào, thoát khỏi các nỗi lo vào bệnh viện bị bác sỹ thờ ơ bỏ mặc, thoát khỏi hóa đơn điện nước đang ngày càng tăng giá, đổ đầy bình xăng mà không thấy ấm ức khó chịu trong lòng.

Nếu may mắn, sau 40 năm hòa nhập cộng đồng, với thu nhập dự tính là hơn nghìn đô mỗi tháng, “người rừng” biết đâu có được khoảng thời gian hưởng thụ cuối đời bằng một chuyến du lịch mang tên: Xin chào bạn đã trở về với thiên đường hoang dã hoàn hảo...
------------
* Nhan đề bài viết do Trelang đặt lại

8 nhận xét:

  1. Trên đời này đúng là lắm chuyện để nói thật, trước thì mình có nghe thấy một anh lính Mỹ đã có giấy báo tử ở quê nhà nhưng đột nhiên lại xuất hiện trên một cùng núi tây bắc ở Việt Nam cùng với một người vợ Dân tộc sinh đẹp, đó là sự chạy chốn của khốc liệt chiến tranh, còn với người Tazzan VN này thì cũng là một sự chạy chốn của chiến tranh, mọi thứ có lẽ đều xuất phát từ chiến tranh @@

    Trả lờiXóa
  2. Hay thật, cứ tưởng Tazzan chỉ có trong Hollywood thôi mà giờ đến Việt Nam cũng có luôn, ông bố kia dù sao cũng là người của thời đại thế kỉ 20 nên cũng biết chứ thằng con kia thì 100% là người rừng rồi :) ăn lông ở lỗ như thế thì đúng là có một không hai, có lẽ giờ ông bố kia trở về với thế giới thực chắc bàng hoàng lắm, chắc ông nghĩ giờ đất nước tan hoang sau chiến tranh rồi, chuyện lạ thật :)

    Trả lờiXóa
  3. Cũng là thật cơ, trong cuộc sống vẫn còn rất nhiều điều li kì hấp dẫn như trong truyện cổ tích vậy, ai mà ngờ lại có cha con như vậy đang tồn tại giữa một xã hội phức tạp, nhộn nhịp như ngày nay, giờ thì làm sao để họ hòa nhập được với xã hội đầy những biến đổi này đây.

    Trả lờiXóa
  4. Sự tồn tại đến diệu kì của hai cha con sau 40 năm tách rời khỏi xã hội, như thế chúng tỏ rằng chúng ta vẫn có thể tồn tại tốt nếu chúng ta biết cố gắng cho dù khó khăn gian khổ đến đau đi chăng nữa, chúng ta cần hòa nhập với thiên nhiên hơn để cùng tồn tại.

    Trả lờiXóa
  5. Bài viết này hay quá, hay không phải vì chuyện người rừng trở về mà hay vì chúng ta thấy được sự tự do, sự tìm kiếm thức ăn của người rằng và của người hiện đại. Bài viết này nói lên sự bon chen, thủ đoạn của người người hiện đại trong cái đời sống hiện đại. Phải chăng cuộc sống cần có nhiều tiền và cần bon chen nhau để có nó. Hãy sống tốt mỗi ngày để sự tự do hoàn hảo.

    Trả lờiXóa
  6. Cũng không hiểu lắm ngụ ý của tác giả bài viết này là gì, nhưng mà một thực tế hiện nay, đó chính là cuộc sống càng văn minh bao nhiêu, càng hiện đại bao nhiêu thì cuộc sống tự nhiên, thiên nhiên càng bị đe dọa bấy nhiêu. Khi mà cuộc sống hiện tại, để phục vụ nhu cầu cuộc sống hiện tại, con người đã liên tục thực hiện các hành động phá hoại, hủy hoại môi trường, đó là một thực tế. Lượng khí thải công nghiệp do con người thải vào môi trường ngày càng nhiều, nạn chặt rừng, khai thác khoáng sản một cách tùy tiện đã ảnh hưởng đến môi trường một cách nghiêm trọng. Đó là một nguy cơ. Vậy nên tác giả bài viết này mới nói rằng, tarzan đến với cuộc sống văn minh chưa hẳn đã là hạnh phúc.vì về với cuộc sống văn minh thì lại phải chịu ô nhiễm môi trường. nói chung là còn rất nhiều vấn đề đáng bàn ở đây nữa. Nếu chúng ta không có thói quen thay đổi sinh hoạt để bảo vệ môi trường thì nó sẽ trở thành một hiểm họa.

    Trả lờiXóa
  7. Để thích nghi với cuộc sống hiện đại và bon chen này thì quả thật rất khó đối với anh Thanh. Mong cho anh được hòa nhập với cộng đồng. Từ hình ảnh này mỗi người chúng ta chợt giật mình khi mà cuộc sống hàng ngày chúng ta bị trói buộc trong vòng xoay của công việc và đồng tiền. Mệt quá anh Thanh ơi. Muốn vào rừng.

    Trả lờiXóa
  8. Có nhiều vấn đề để chúng ta nói về hai con người này. Giữa cuộc sống văn minh, phát triển theo từng phút, thì vẫn còn đó những con người sống biệt lập với xã hội đương thời, họ sống dường như là không có sự phát triển, không có sự vươn lên. Nhưng họ vẫn sống tốt, vẫn mạnh khỏe, để rồi khi trở về với cuộc sống văn minh hiện tại, họ hoàn toàn lạ lẫm, hoàn toàn thấy khác biệt. Có hay không, việc họ đã quen với không khí trong lành và hoang sơ nơi chốn rừng sâu, chứ không phải là một bầu không khí đang ngày một bị ô nhiễm vì những ảnh hưởng của cuộc sống hiện tại. Đó mới là vấn đề chúng ta cần quan tâm, và chúng ta cần có những biện pháp để giúp họ hòa nhập cộng đồng được nhanh hơn.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog