Chia sẻ

Tre Làng

SỰ THẬT VÀ TÂM ĐỊA KẺ TRỞ CỜ LÊ HIẾU ĐẰNG

Có một hôm, ông bạn chí cốt của tôi từ thời để chỏm, vốn là giảng viên Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, sau được điều về làm Thường vụ Quận ủy Bình Thạnh (TPHCM)- phụ trách tuyên huấn, điện cho tôi:

- Cậu đã đọc "Suy nghĩ trong những ngày nằm bệnh” của Lê Hiếu Đằng chưa?

Bẵng đi ít ngày, một số tờ báo lớn yêu cầu tôi viết bài về những tuyên bố gần đây của anh Lê Hiếu Đằng. Tôi từ chối với ý nghĩ sẽ vào TPHCM gặp anh để hàn huyên tâm sự, cho "phải trái phân minh, nghĩa tình trọn vẹn”, đúng theo phong cách của Mặt trận.

Nhưng mấy ngày qua, nhiều vị trong Đoàn Chủ tịch, trong các Hội đồng tư vấn yêu cầu tôi với tư cách "người trong cuộc” phải có tiếng nói công khai về những gì mà anh Lê Hiếu Đằng viết về Mặt trận và các thành viên của Mặt trận.

Đọc "Suy nghĩ trong những ngày nằm bệnh” và những bài anh Lê Hiếu Đằng trả lời phỏng vấn RFA, của RFI, tôi thực sự ngỡ ngàng và không thể hiểu nổi sự "trở cờ” trong anh. Tôi sẽ đề cập những vấn đề khác sau. Trong bài này, tôi tập trung làm rõ những điều anh nói không đúng về Mặt trận và các thành viên của Mặt trận.

1. Trả lời phỏng vấn ngày 18-8-2013, anh Lê Hiếu Đằng viết: "Trước đây, Việt Nam có 3 Đảng… Thế nhưng hai Đảng Dân chủ và Xã hội bị Đảng Cộng sản Việt Nam bức tử, giải tán một cách ngang nhiên”. Tôi có thể nói ngay rằng: Đây là một phát biểu hết sức hàm hồ, hết sức vô trách nhiệm. Nó xúc phạm đến vong linh của những người đã khuất thuộc hai đảng trên và gây bất bình cho gia đình các vị cũng như những đảng viên còn sống.

Có lẽ anh Lê Hiếu Đằng chưa có dịp tiếp xúc với các đảng viên, đặc biệt là những nhân vật tiêu biểu của hai đảng trên như các vị: Phan Tử Nghĩa, Nguyễn Xiển, Nguyễn Văn Huyên, Hoàng Minh Giám, Nguyễn Lân, Dương Đức Hiền, Nghiêm Xuân Yêm, Huỳnh Văn Tiểng, Nguyễn Tấn Gi Trọng, Trần Đăng Khoa, Đỗ Đức Dục và nhiều người khác. Phần lớn các vị là những trí thức tên tuổi, những nhân sĩ nổi tiếng, những nhân cách lớn được Đảng Cộng sản Việt Nam và nhân dân ta kính trọng. Đó là những con người mà uy lực không thể khuất phục, tiền tài, danh vọng không thể mua chuộc.

Ai có thể bức tử được những người như vậy?

Cán bộ Mặt trận Trung ương lâu năm chắc còn nhớ: Một trong những sự kiện quan trọng diễn ra trong 2 năm đầu tiến hành công cuộc đổi mới là quá trình chuẩn bị kết thúc tổ chức và hoạt động của Đảng Dân chủ Việt Nam và Đảng Xã hội Việt Nam theo nguyện vọng lâu nay của hai Đảng. Với tình cảm sâu sắc và tinh thần trách nhiệm đối với tổ chức thành viên có truyền thống đấu tranh lâu dài và có những đóng góp lớn cho sự nghiệp Đại đoàn kết dân tộc, tăng cường và mở rộng Mặt trận Dân tộc thống nhất, suốt từ năm 1977, năm hai đảng bày tỏ nguyện vọng của mình muốn kết thúc hoạt động sau khi đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử được đề ra trong Cương lĩnh là đấu tranh cho độc lập, thống nhất, chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ. Mặt trận Trung ương đã cùng Đảng Cộng sản Việt Nam nhiều lần gặp gỡ, trao đổi chân thành, cởi mở với lãnh đạo hai đảng và mong muốn hai đảng tiếp tục sự nghiệp vẻ vang của mình trong giai đoạn mới của cách mạng.

Hai đảng đã thông báo cho Mặt trận Trung ương biết tình hình phát triển đảng viên trong 10 năm qua (từ 1977 đến 1988) là: tâm trạng các đảng viên và các vị lãnh đạo chủ chốt ngày càng không yên tâm về hoạt động của đảng mình; địa bàn hoạt động ngày càng co lại; đối tượng kết nạp và những người muốn tham gia vào hai đảng trên (kể cả con cái các vị) ngày càng ít đi; số đảng viên của mỗi đảng còn rất ít và tuổi cao, sức khỏe yếu.

Đặc biệt trong 3 ngày, từ 14 đến 16-5-1988, Trung ương Đảng Dân chủ có tổ chức hội nghị nghe ý kiến của đảng bộ các địa phương và mời Mặt trận Trung ương cùng dự. Hầu hết các cán bộ, đảng viên tham gia hội nghị đó đều đề nghị kết thúc hoạt động của đảng và nhất trí kiến nghị với Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và MTTQ Việt Nam tạo mọi điều kiện thuận lợi để Đảng Dân chủ kết thúc tốt đẹp sự nghiệp vẻ vang của mình, đồng thời cần có những chính sách đối với những cống hiến của đảng về quyền lợi chính trị, những anh em có đủ tiêu chuẩn được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam, được cấp giấy chứng nhận quá trình hoạt động cách mạng. Sau khi hai đảng kết thúc, các đảng viên hai đảng sẽ sinh hoạt trong các tổ chức của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Đáp ứng nguyện vọng thiết tha của hai đảng, ngày 10-10-1987, Mặt trận Trung ương đã phối hợp với các cơ quan hữu quan của Nhà nước cùng lãnh đạo hai đảng có văn bản gửi Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam kiến nghị cho phép hai đảng chấm dứt các hoạt động của mình.

Lễ kết thúc hoạt động của Đảng Xã hội Việt Nam đã được tổ chức trọng thể vào ngày 15-10-1988 tại Nhà hát lớn TP Hà Nội.

Lễ kết thúc hoạt động của Đảng Dân chủ Việt Nam được tổ chức vào ngày 30-10-1988, sau 3 ngày họp đại hội toàn thể phiên cuối cùng từ ngày 28 đến 30.

Sự thật là như vậy. Có ai "bức tử” ai đâu.

2. Trong bài "Những điều nói rõ thêm” của anh Lê Hiếu Đằng đề ngày 19-8-2013 có nêu: "Có buổi làm việc với ông Lê Quang Đạo, lúc đó là Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam” và ông Phạm Văn Kiết (Năm Vận) Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký của Ủy ban TƯMTTQ Việt Nam. Trong cuộc họp, hai ông đặt vấn đề: Trong hệ thống chính trị hiện nay, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cần phải giữ vai trò "đối trọng”, đã bị phê phán kịch liệt và có lệnh không được phép nhắc lại nữa. Ông Lê Quang Đạo cũng được cho về nghỉ vì dám có chủ trương nói trên.

Ở đây, anh Lê Hiếu Đằng đã có sự nhầm lẫn hay cố tình nhầm lẫn? Xin nhắc lại là năm 1994 đồng chí Lê Quang Đạo được bầu làm Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Khóa IV, đồng chí Trần Văn Đăng, Ủy viên Trung ương Đảng được bầu làm Tổng Thư ký. Đồng chí Năm Vận là Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký khóa III (1988) và Chủ tịch là Luật sư Nguyễn Hữu Thọ. Đồng chí Phạm Văn Kiết mất năm 1995. Còn chẳng có cơ quan nào cho đồng chí Lê Quang Đạo về nghỉ như anh viết, mà làm Chủ tịch Mặt trận đến hơi thở cuối cùng, sau một đợt nhồi máu cơ tim. Đồng chí Phạm Thế Duyệt lúc đó là Thường vụ Thường trực Bộ Chính trị được Đảng phân công và Ủy ban Trung ương Mặt trận bầu làm Chủ tịch vào tháng 8-1999.

Có lẽ do tuổi cao sức yếu, nên có thể anh Lê Hiếu Đằng có sự lẫn lộn và vì vậy người đọc có thể nghi ngờ sự chính xác và trung thực các thông tin mà anh đưa ra.

NGUYỄN TÚC
(Ủy viên Đoàn Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam)

--------------------------
P/s: Tên bài do Trelang tự đặt

7 nhận xét:

  1. Bình Yên20:29 24/8/13

    Hoan hô Bác Nguyễn Túc. Lãnh đạo Mặt trận nên gặp trực tiếp LHĐ hỏi xem tại sao hắn trở cờ, phản bội trắng trợn đến thế và xem hắn còn đủ tư cách đảng viên nữa hay không. Việc xử lý đảng viên vi phạm điều lệ đảng thực thi thế nào ở cấp uỷ nơi Đằng đang cư trú.

    Trả lờiXóa
  2. Đây là nhân chứng sống, kể lại những gì có thật đã xảy ra trong lịch sử Việt Nam chứ không phải là những nhận định, suy đoán như của ông Lê Hiếu Đằng, một con người thoái hóa biến chất. Những dẫn chứng của ông Túc được ghi chép rõ ràng và có nhiều người chứng kiến những việc đó, ông Đằng cũng biết điều đó nhưng tại sao ông ta lại cố lờ đi sự thật như vậy

    Trả lờiXóa
  3. Cả đời theo Đảng,cuối đời lại trở cờ, chạy theo lũ hành nghề dân chủ như Nguyễn Xuân Diện, Nguyễn Quang A là sao hả ông Đằng. Tôi đọc một vài bài của Nguyễn Xuân Châu (chauxuannguyen.info) thì thấy hắn không tin tưởng vào những từ ngữ mà ông đã viết. Nhiều khả năng đám chống cộng hải ngoại cũng xem ông chẳng khác gì Huỳnh Ngọc Chênh. Ông hãy dừng viết bài, phát ngôn đi vì càng viết lại càng bộc lộ lý lẽ không hợp lý. Một thể chế như bây giờ là đảm bảo cơ bản quyền tự do cho con người. Nếu rắm rắp dập khuôn theo Mỹ thì số phận đất nước sẽ bị thảm như chế đội VNCH- tan rã, đánh mất Hoàng Sa vào tay TQ.

    Trả lờiXóa
  4. Đình Nam Vũ22:21 25/8/13

    Chả biết bọn rận nó cho ông ra cái gì mà ông ta quay ngoắt lại nói xấu Đảng thế nhỉ? Nhờ có bài viết này mà tôi hiểu thêm về sự thực những điều ông ta nói. Đúng là đổi trắng thay đen, lấy sự tín nhiệm, tin tưởng của mọi người vì bao năm đứng trong hàng ngũ của Đảng mà ông ta đã dùng những lời lẽ mị dân để lừa lọc người khác. Thật đáng thất vọng!

    Trả lờiXóa
  5. Nặc danh01:55 26/8/13

    Già rồi chắc trí nhớ giảm sút; bị Diện (mặt bì như TRẦU LÔN) lợi dụng, khổ thân ông Đằng, già rồi còn HÁM danh HÁM lợi ... Đúng là loại CỘT KÈO.... nhục

    Trả lờiXóa
  6. Ha ha... thế sự đảo điên, tre làng đòi làm cột chống trời.
    Bạn nhận được bao nhiêu tiền một tháng để làm trò hề này vậy hỡi tre làng. Sự thật mất lòng!
    Bạn nên ra ngồi góc phố, uống trà đá xem người dân bình luận và đảng về chế độ này như thế nào?
    Đừng cản trở sự phát triển tất yếu. đừng lấy cái lợi của mình mà bắt nhân dân phải khổ thêm nữa!

    Trả lờiXóa
  7. Nặc danh16:40 27/8/13

    @Le Thanh
    Ông ngu đến thế sao?
    Ông không đọc bài của ai à?
    Ông hãy chịu khó chứng tỏ trong cái đầu lâu trên cổ của mình có não đi. Sao lại hằn học với Tre Làng?
    Cho phép ông vào đây là một ân sủng rồi đó.
    Ông không nên hỏi tôi nhận lương bao nhiêu một tháng vì đó không phải việc của ông. Hãy tự hỏi chính mình đi, ông nhận được bao nhiêu cắc lẻ từ đám ngựa trâu?
    Nên nhớ, tôi còn biết rõ ông dùng những nick ẩn nào nữa kia. Nhưng vì sao tôi để cho ông vào đây, thì hãy tự kích hoạt phần não còn lại mà nghĩ đi.
    Lần sau, đừng hỏi tôi, ông muốn vào để tuyên truyền và tranh luận với người khác thì tôi cho phép, còn không được phép nói với tôi những điều tầm thường đó. Tôi đã bê về cho ông đọc thì nên biết điều. Như thế mới là người.

    làm dân chủ như ông có mà cứt cũng không có mà nhét vào mõm. nhớ chưa hả?

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog