Cuteo@
Đọc bài "ông Nguyễn Bá Thanh bút phê xin việc cho Thạc sĩ" trên VietnamNet, tôi vừa vui vừa buồn.
Vui vì ở ta vẫn còn những vị quan to thương dân, lo cho dân đến thế, tận tụy và cụ thể đến thế. Vui nữa là mừng cho em gì đó có bằng Thạc sĩ văn chương được đi làm trong cơ quan nhà nước.
Nhưng đọc bài báo trên tôi cũng thấy buồn buồn.
Buồn vì ở ta sao xin việc lại khó đến vậy. Những tưởng là học xong đại học thôi là đã có việc làm rồi, nào ngờ...
Buồn vì "mổ gà lại dùng dao mổ voi". Tầm của bác Thanh nên dành cho cuộc chiến chống tham nhũng chứ không phải đi xin việc cho các em thất nghiệp, mặc dù tôi biết để lãng phí nhân tài cũng có tội như tham nhũng.
Tôi tâm đắc với bài viết của bác Baron trên trang "Tản mạn và cảm nhận" với nhận xét thế này: "Rõ ràng trong thời điểm kinh tế suy thoái, việc gia tăng thất nghiệp là không tránh khỏi. Khi mà vấn nạn tham nhũng, nhận hối lộ vẫn đang hoành hành, thì những người không có tiền và quan hệ không xin được vào cơ quan nhà nước là điều dễ hiểu. Trách nhiệm của các bộ ban ngành, đặc biệt là những người đứng đầu là phải xây dựng được cơ chế, chính sách, tạo ra những đột phá để giúp đất nước vượt qua khó khăn, giải quyết việc làm, hạn chế tham nhũng, nâng cao năng lực làm việc của đội ngũ công chức. Rõ ràng kinh tế đất nước vẫn đang rất khó khăn, tham nhũng cửa quyền tiếp tục hoành hành làm mục nát chính quyền. Các bộ ngành bị vướng cơ chế, luật chồng chéo luật, giải quyết công việc cứ rối như gà mắc tóc. Vậy mà các vị không lo giải quyết, lại thích thể hiện ở những việc tủn mủn như ký tuyển dụng hay bút phê xin việc.
Tôi cũng buồn vì bác Thanh sẽ mở màn cho một phong trào bút phê xin việc như thế trên xứ ta. Chắc chắn sau chữ ký của bác, nhiều vị lãnh đạo cũng sẽ làm tương tự. Có ý kiến cho rằng, trước bác Thanh, người ta vẫn làm như thế nhưng không ai dại gì đi công bố. Nhưng sau vụ này, người ta sẽ tiếp tục bút phê, và bút phê công khai.
Tôi cũng buồn vì bác Thanh mới chỉ nghe em trình bày đã vội bút phê. Bằng loại giỏi chưa chắc đã giỏi đâu bác Thanh à. Bác cũng nên nhớ, ở Việt Nam, hầu hết những ai có bằng Thạc sĩ thì đều là loại giỏi cả, tôi chưa thấy ai có bằng xếp loại trung bình hay yếu đâu bác. Giáo dục ở ta nó thế, bác nghĩ cô này giỏi nhưng nhiều người không nghĩ thế. (Xem thêm bài tại đây)
Tôi lại buồn vì chính cái bút phê của bác sẽ gây khó cho cơ quan, tổ chức tiếp nhận cô Thạc sĩ này. Bởi suy cho cùng, nhận ai là phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó số một là nhu cầu của cơ quan tổ chức đó, tiếp nữa mới đến trình độ năng lực và phẩm chất đạo đức của ứng viên. Giả sử nếu họ không nhận vì không có nhu cầu tuyển dụng thì bác nghĩ sao? Hoặc giả, họ muốn nhận nhưng ứng viên không đáp ứng được đòi hỏi của thực tế thì bác nghĩ thế nào? Cũng xin nói thêm, người có bằng Thạc sĩ loại giỏi như cô này chỉ tính riêng ở Hà Nội có đến hàng ngàn người bác Thanh ạ. Nếu bác bút phê cho cô này, liệu có công bằng không khi bác không bút phê cho những người khác?
Tôi chỉ là kĩ sư xây dựng, tôi không đánh giá thấp những ai có bằng Thạc sĩ, nhưng thực tế đã có những kiểm định công bằng cho những Thạc sĩ loại giỏi, và đó chính là cơ sở để người ta e ngại. Xin mượn câu của bác Baron: "Vẫn còn đó những hậu quả do “một bộ phận không nhỏ” những kẻ mà Viện sĩ Nguyễn Văn Hiệu đã ví von “dắt qua Liên Xô một con bò khi về được một tiến sĩ” đã tàn phá đất nước này."
Vậy, bút phê xin việc có nên không?
Đọc bài "ông Nguyễn Bá Thanh bút phê xin việc cho Thạc sĩ" trên VietnamNet, tôi vừa vui vừa buồn.
Vui vì ở ta vẫn còn những vị quan to thương dân, lo cho dân đến thế, tận tụy và cụ thể đến thế. Vui nữa là mừng cho em gì đó có bằng Thạc sĩ văn chương được đi làm trong cơ quan nhà nước.
Nhưng đọc bài báo trên tôi cũng thấy buồn buồn.
Buồn vì ở ta sao xin việc lại khó đến vậy. Những tưởng là học xong đại học thôi là đã có việc làm rồi, nào ngờ...
Buồn vì "mổ gà lại dùng dao mổ voi". Tầm của bác Thanh nên dành cho cuộc chiến chống tham nhũng chứ không phải đi xin việc cho các em thất nghiệp, mặc dù tôi biết để lãng phí nhân tài cũng có tội như tham nhũng.
Tôi tâm đắc với bài viết của bác Baron trên trang "Tản mạn và cảm nhận" với nhận xét thế này: "Rõ ràng trong thời điểm kinh tế suy thoái, việc gia tăng thất nghiệp là không tránh khỏi. Khi mà vấn nạn tham nhũng, nhận hối lộ vẫn đang hoành hành, thì những người không có tiền và quan hệ không xin được vào cơ quan nhà nước là điều dễ hiểu. Trách nhiệm của các bộ ban ngành, đặc biệt là những người đứng đầu là phải xây dựng được cơ chế, chính sách, tạo ra những đột phá để giúp đất nước vượt qua khó khăn, giải quyết việc làm, hạn chế tham nhũng, nâng cao năng lực làm việc của đội ngũ công chức. Rõ ràng kinh tế đất nước vẫn đang rất khó khăn, tham nhũng cửa quyền tiếp tục hoành hành làm mục nát chính quyền. Các bộ ngành bị vướng cơ chế, luật chồng chéo luật, giải quyết công việc cứ rối như gà mắc tóc. Vậy mà các vị không lo giải quyết, lại thích thể hiện ở những việc tủn mủn như ký tuyển dụng hay bút phê xin việc.
Tôi cũng buồn vì bác Thanh sẽ mở màn cho một phong trào bút phê xin việc như thế trên xứ ta. Chắc chắn sau chữ ký của bác, nhiều vị lãnh đạo cũng sẽ làm tương tự. Có ý kiến cho rằng, trước bác Thanh, người ta vẫn làm như thế nhưng không ai dại gì đi công bố. Nhưng sau vụ này, người ta sẽ tiếp tục bút phê, và bút phê công khai.
Tôi cũng buồn vì bác Thanh mới chỉ nghe em trình bày đã vội bút phê. Bằng loại giỏi chưa chắc đã giỏi đâu bác Thanh à. Bác cũng nên nhớ, ở Việt Nam, hầu hết những ai có bằng Thạc sĩ thì đều là loại giỏi cả, tôi chưa thấy ai có bằng xếp loại trung bình hay yếu đâu bác. Giáo dục ở ta nó thế, bác nghĩ cô này giỏi nhưng nhiều người không nghĩ thế. (Xem thêm bài tại đây)
Tôi lại buồn vì chính cái bút phê của bác sẽ gây khó cho cơ quan, tổ chức tiếp nhận cô Thạc sĩ này. Bởi suy cho cùng, nhận ai là phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó số một là nhu cầu của cơ quan tổ chức đó, tiếp nữa mới đến trình độ năng lực và phẩm chất đạo đức của ứng viên. Giả sử nếu họ không nhận vì không có nhu cầu tuyển dụng thì bác nghĩ sao? Hoặc giả, họ muốn nhận nhưng ứng viên không đáp ứng được đòi hỏi của thực tế thì bác nghĩ thế nào? Cũng xin nói thêm, người có bằng Thạc sĩ loại giỏi như cô này chỉ tính riêng ở Hà Nội có đến hàng ngàn người bác Thanh ạ. Nếu bác bút phê cho cô này, liệu có công bằng không khi bác không bút phê cho những người khác?
Tôi chỉ là kĩ sư xây dựng, tôi không đánh giá thấp những ai có bằng Thạc sĩ, nhưng thực tế đã có những kiểm định công bằng cho những Thạc sĩ loại giỏi, và đó chính là cơ sở để người ta e ngại. Xin mượn câu của bác Baron: "Vẫn còn đó những hậu quả do “một bộ phận không nhỏ” những kẻ mà Viện sĩ Nguyễn Văn Hiệu đã ví von “dắt qua Liên Xô một con bò khi về được một tiến sĩ” đã tàn phá đất nước này."
Vậy, bút phê xin việc có nên không?
Cuteo@ - Một người rất quý bác Thanh
------------------
Bài báo thông tin về viêc này: Ông Nguyễn Bá Thanh bút phê xin việc cho thạc sĩ
Phải thẳng thắn nói với nhau rằng hiện nay thất nghiệp ở Việt Nam rất cao, nhất là những người có bằng ĐH và cả Cao học nữa. Họ là những người được đào tạo ra làm "thầy" nên không biết làm thợ. Mà đất nước lại đang cần thợ. Thử xem chỉ tiêu đào tạo của ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà nội sẽ thấy (chỉ tiêu tuyển sinh 5000 ĐH, 1000 CĐ chính quy và các hệ khác). Nguyên nhân chính là do đào tạo tràn lan. Còn bằng Giỏi thạc sĩ thì xin thưa rằng như lơn con.
Trả lờiXóaLòng tốt của Bác Thanh đã vô tình tạo nên một thói quen không tốt trong xã hội, sẽ làm khó cho người tuyển dụng. Một số quan chức sẽ theo đà này mà bút ký cho con cháu mình để đi xin việc 1 cách công khai và vô tư ngồi hưởng phúc. Làm gì cũng phải nghĩ đến mặt trái của nó.
Trả lờiXóa@ Hương Rừng,
Trả lờiXóaBạn nói chính xác, Thạc sĩ ở ta như lợn con. Cả Đại học sư phạm I, ĐH Luật, Hành chính Qg cũng còn tổ chức cả Thạc sĩ học buổi tối nữa. Vậy chất lượng thực của nó đến đâu?
Mình có anh bạn học Thạc sĩ ở ĐH SP nhưng chỉ học thứ Bảy và Chủ Nhật thôi. Chất lượng thì...
Tôi rất thích bài viết này vì nó rất thực tế. Hương rừng và Vũ Hoàng Sơn nói đúng với suy nghĩ của nhiều người. Đại học mở tràn lan, không xin được việc nên đi rửa bằng tại chức và bằng liên thông bằng cách học Thạc sỹ. ở HN này trường nào cũng đào tạo Thạc sỹ, như Hoàng Sơn nói thì còn đào tạo buổi tối thứ 7, CN. Các trường đau nhau làm kế hoạch 3 và dân đua nhau làm Thạc sỹ. Những chú lơn con này rồi sẽ rất nhiều và rất nhiều nữa. Bác Thanh có bút ký hết không?
Trả lờiXóaMột điều không tưởng nữa về Thạc sỹ ở Việt nam là có thể học chuyển đổi, tôi có anh bạn học Cao đẳng giao thông, liên thông ĐH GTVT và giờ đang học Cao học Quản trị kinh doanh tại ĐH quốc gia. Thằng này còn ngu hơn cả bò các bác ah. Vậy mà nữa năm nữa là Thạc sỹ. Chán giáo dục lắm rồi.
Trả lờiXóamình cũng thấy vui khi được biết rằng vẫn còn những vị quan to thương dân, lo cho dân đến thế, tận tụy như thế. mình chỉ mong muốn các vị quan này quan tâm hơn nữa đến cuộc sống của người dân. chăm lo cuộc sống của người dân nhiều hơn có nghĩa là bằng những việc làm cụ thể như ngăn chặn tình trạng tham nhũng cải tạo nâng cao môi trường làm việc thúc đẩy phát triển bằng những chính sách. không chỉ dừng lại ở việc đánh giá phát biểu. còn bao nhiều người tài ngoài xã hội vẫn mong muốn có cơ hội làm việc. Cần có vị quan hiểu nỗi lòng dân
Trả lờiXóaMình thấy lạ là tốt nghiệp Đại học sao lại đi làm Bảo vệ rồi sau đó là ráng học Thạc sĩ. Nếu thấy ngành nghề mình đã chọn hiện thị trường không có nhu cầu, bạn hãy chấp nhận tìm một công việc nào phù hợp hơn để kiếm sống. Và dĩ nhiên, trình độ Thạc sĩ cũng không nên làm Bảo vệ, Phụ hồ... mà tìm việc có hàm lượng Chất xám cao một chút như: dịch thuật, tư vấn, hoặc hướng dẫn viên du lịch....
Trả lờiXóaBạn này nói rất hay. Cứ bo bo cái chuyên ngành không thì khó lắm vì ngành của bạn cũng rất hẹp. Nên năng động hơn một chút.Thạc sĩ mà đem đi xin việc thì không được đâu. Chỉ để làm hồ sơ năng lực thôi. Không ai dại gì mà tuyển thạc sĩ vào để lãnh đạo mình cả ...Có gì đâu mà lạ đi xin việc bây giờ mà không tiền xin thì khó rồi.Mà đặc biệt vào công chức thì càng khó khăn hơn đó chứ
Trả lờiXóaThạc sỹ là gì chứ? Xin lỗi bạn, năm ngoái tôi thi đỗ đầu vào thạc sỹ tôi còn bỏ ngang vì bận đi làm (và tôi dám chắc nếu tôi học thì 2 năm sau cũng có bằng thạc sỹ như bạn). Bạn không kiếm được việc là do năng lực bạn"yếu" hoặc thậm chí không có. Năm 2008 tôi ra trường với tấm bằng CĐ mà vẫn xin được việc liên tục (tự nghỉ chứ không bi đuổi) nếu có việc ở vị trí và lương ngon hơn, chứ không đi "rải đơn" khắp nới như một số bạn bây giờ đâu.
Trả lờiXóaGiờ thậm chí cho bạn tấm bằng THẠC SỸ KINH TẾ luôn cũng chưa chắc kiếm được việc, thạc sỹ có 4- loại, và tôi dị ứng nhất loại "THẠC SỸ giấy"... Mà tôi nói thật, học ĐH xong thì đi học thạc sỹ liền thì 10 người hết 8-9 người là do không xin được việc nên tiềm cách đi học (còn lại 01 người do giỏi nên muốn học cao hơn)... Thạc sỹ chỉ dành cho 02 nhóm người học: 1/ Giỏi thật sự và có ý định học để nghiêm cứu khoa học. - 2/ Những người đi làm muốn nâng cao trình độ hoặc "địa vị".
Trả lờiXóaVậy thì tiên trách kỉ, hậu trách nhân. Một là anh thiếu hiểu biết trong nhu cầu lao động của xã hội cũng như thiếu hiểu biết về vấn đề cơ cấu lại ngành nghề của bộ giáo dục. lý do trên đều do lỗi của anh. Kế tiếp, hậu trách nhân, trong nghị quyết về đổi mới giáo dục đại học giai đoạn 2006-2020 ghi rõ, cơ cấu lại ngành nghề, đào tạo theo định hướng phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng. vậy thì trường mở ngành tuyển sinh đã xem xét đến yếu tố đầu ra cho sinh viên chưa?
Trả lờiXóacó gì đâu, không phải học cao là có việc đâu, mà không phải có việc là có tiền đâu bạn ơi, học chỉ là cách để tự định hướng bản thân thôi, còn việc kiềm tiền thì có rất nhiều cách. Tự mình vận động thì sẽ thấy được thôi !bỏ 2 năm ra theo đuổi 1 niềm tin làm công chức mà nghĩ đơn giản chỉ cần tấm bằng thạc sĩ, 29 tuổi mà sao suy nghĩ ngây thơ quá.
Trả lờiXóaTại sao cứ có bằng thạc sĩ là phải có chổ làm trong nhà nước, mà không phải trong tư nhân, xã hội này thiếu gì chổ làm. Nếu anh có tài thật ( Không phải bằng tấm bằng thạc sĩ) anh vẫn tự kinh doanh được, như tôi đây từ ngày tốt nghiệp đại học ra đến giờ hơn 10 năm, nhưng tôi không vô nhà nước làm, mà tự mình kinh doanh, đến nay một vợ 3 con vẫn lo cho gia đình được, tôi đang sinh sống tại Đàlạt, đừng trách xã hội hay cơ quan nào, chỉ trách mình, tiên trách kỷ hậu trách nhân,
Trả lờiXóaKhông có việc gì nhỏ, chỉ có suy nghĩ của bạn nhỏ mà thôi! người nông dân trồng rau theo cách của người nông dân, thạc sỹ trồng rau theo cách của thạc sỹ. Theo tui nghĩ bạn chỉ đang có tấm bằng lái B2 mà phải đi xe đạp thôi, không có gì cả! Nếu bạn giỏi thật sự và có tư duy tích cực thì chỉ là chuyện nhỏ!Học lắm mà làm gì. "Đừng tự hào mình nghèo mà học giỏi, hãy tự hỏi tại sao mình giỏi mà vẫn nghèo"
Trả lờiXóaCần xem lại giá trị đích thực lại tấm bằng Thạc Sỹ. Nói xin việc phải có tiền thì thật nực cười. Nếu anh có tri thức thực sự việc sẽ tìm anh. Tấm bằng là một chuyện, tri thức là chuyện. Các nhà tuyển dụng đang cần tri thức chứ không cấn tấm bằng. Còn nếu mà anh xin vào nơi nào họ cần tiền lót tay chứ không cần kiến thức thì anh nên xem lại động cơ anh vào đó làm gì?
Trả lờiXóaliệu anh có tri thức thực sự hay cũng vào đó dùng "chiêu".Tôi đi xin việc và làm ở 4 nơi; 3 công ty của Nhật, một công ty của nhà nước chưa ai hỏi tôi tấm bằng bao giờ cả! Nếu bạn có bản lĩnh hãy gửi thư về tòa soạn xin email của tôi, tôi sẽ test năng lực của bạn, nếu đạt 5/5 tôi sẽ cố vấn cho bạn đi xin việc mức lương bằng 5 lần lương công chức trở lên! Chúc bạn thành công!
Trả lờiXóaChẳng lẽ tốt nghiệp thạc sỹ loại giỏi mà không thể kiếm được việc gì hơn nghề phụ xe và bốc vác hay sao???. thiệt tình tôi không hiểu nổi bạn nghĩ gì nữaTôi xin lỗi bạn nhưng tôi phải nói câu này: bạn là người thiếu kỹ năng sống và là một "tủ sách di động"Đã có kiến thức thì bất cứ nghề ghì cũng có thể phát triển được không cứ gì phải làm đúng ngành mình học và tại sao lại cứ phải bám và muốn phải là Công chức chứ?
Trả lờiXóaChất lượng đào tạo thạc sĩ hiện nay quá tệ. Nó như cưỡi ngựa xem hoa vậy, còn dễ hơn học cử nhân. Vì vậy không nên ngộ nhận về bản thân mình. Anh nên đem bằng cử nhân ra mà xin việc, cất cái bằng thạc sĩ đi, nếu không anh sẽ ko bao giờ xin được việc trừ khi có quen biết và chạy chọt. KHÔNG MỘT NHÀ TUYỂN DỤNG NÀO MUỐN TUYỂN MỘT NGƯỜI KHÔNG CÓ KINH NGHIỆM LÀM VIỆC MÀ LẠI CÓ BẰNG CẤP CAO.
Trả lờiXóaHỌ KHÔNG DẠI GÌ PHẢI TRẢ MỘT MỨC LƯƠNG CAO CHO THẠC SĨ, TRONG KHI CHỈ CẦN CỬ NHÂN LÀ ĐÁP ỨNG ĐƯỢC CÔNG VIỆC.Anh có bằng thạc sĩ nhưng anh không có kinh nghiệm làm việc, anh thua cử nhân là đúng! Thời buổi này anh phải làm được việc, chứ anh có hàng tá bằng cấp chứng chỉ mà đụng vào việc lóng ngóng thì người ta cũng không tuyển dụng anh đâu
Trả lờiXóaTôi nghĩ anh phải suy nghĩ lại!Đã học tới thạc sĩ mà đi làm phụ xe, thợ hồ thì thật bạn quá tệ. Nếu là tôi cũng sẽ không nhận người như bạn. Học là để có kiến thức và để vận dụng nó: mình phải thích ứng với điều kiện xã hội chứ không phải bắt xã hội theo mình.Hãy vẫn dụng kiến thức của mình đúng nghĩa bạn nhé! Cần phải xem mình học được gì và ứng dụng nó như thế nào.
Trả lờiXóaEm tôi có hai bằng đại học (một của ĐH nông lâm TP Hồ Chí Minh và một của một trường ĐH có danh tiếng ở Đức), bằng tiến sỹ chuyên ngành kỹ thuật khá hấp dẫn hiện nay. Em muốn làm giảng viên đại học, song với cơ chế đại học hiện nay là cầm giấy lên lớp đọc cho sinh viên ghi chép, thiếu sáng tạo và năng động, đào tạo không gắn với thực tế, đào tạo giáo điều.Em đã khước từ tất cả lời mời và hoạt động tự do
Trả lờiXóaThiết nghĩ bây giờ chúng ta cũng phải năng động lên và không nhất thiết phải vào cơ quan nhà nước. Song rất tiếc các bạn trẻ bây giờ đã chọn những ngành học mà thiếu cơ hội, quá nhiều kinh tế và sư phạm, thiếu khả năng thực sự đóng góp cho đất nước.Một người cầm tấm bằng thạc sĩ mà trong 2 năm không xin đc việc thì cần nhìn lại bản thân.
Trả lờiXóa.Tại sao những người khác bằng cấp thấp hơn họ vẫn xin đc việc? Các bạn nói là do tiền bạc nhưng mình thấy đâu phải ai có tiền mới xin đc việc.Có những người không có tiền,bằng cấp thấp hơn họ vẫn xin đc đó thôi.Theo mình tệ lắm thì cũng xin làm giáo viên trường tiểu học.Theo mình nghĩ thì những người này họ cho rằng mình có bằng cấp cao nên phải làm những việc tương xứng không xin những việc nhỏ.Nếu như vậy thì dù có bằng cao cũng chỉ thất nghiệp mà thôi
Trả lờiXóaTôi thề không bao giờ làm công chức. Tôi không cần bằng thạc sỹ. Tôi chỉ cần tốt nghiệp ĐH với tấm bằng bình thường, nhưng tôi tập trung vào học để có thể dùng trôi chảy hai ngoại ngữ. Tôi làm cho công ty nước ngoài với mức lương 60kUSD/năm. Bây giờ tôi có nhà lầu và xe hơi...Đấy là cách để tồn tại ở chế độ này nếu bạn có xuất phát điểm không tốt (no money)
Trả lờiXóaKhi đi xin việc, bạn dấu cái bằng Thạc sỹ đi, chỉ nộp bằng tốt nghiệp Đại học thôi. Có việc được ngay! Bạn chỉ nên nộp cài bằng Thạc sỹ khi thấy trình độ "thật" của mình tương đương và nơi tuyển dụng cần nó!Trường hợp của bạn cho thấy ngoài việc học chuyên môn Sinh viên cần phải học kỹ năng sống, kỹ năng ...xin việc nữa.một sai lầm về việc "học" và "làm việc". Đây là một sai lầm nghiêm trọng cho sự nhận thức thế nào là "học" cho cả một xã hội.
Trả lờiXóaTuyển nhân viên bằng cấp cao mà khả năng làm việc (các kỹ năng mềm và kiến thức thực tế khác) hạn chế thì nhà tuyển dụng chỉ rước bạn về để phải trả lương cao cho bạn thôi.tốt nhất bạn nên giấu tấm bằng ThS của bạn đi khi xin việc, đặc biệt là ở môi trường tư nhân.Vài dòng tâm sự vì không thể nói thêm nhiều với các bạn. Nếu bạn muốn thành công thì "học" phải đi đôi với "hành". Nhận thức và định hướng không đúng thì bạn sẽ thất bại
Trả lờiXóaRất nhiều comment điều này nói lên một điều rằng vấn đề việc làm và vấn đề Quan chức quan tâm đến dân đang được mọi người hưởng ứng. Hy vọng các Xếp làm được nhiều hơn cho dân chứ không phải chỉ là 1 bút ký tình huống.
Trả lờiXóaCách đây 18 năm, có bằng Thạc sĩ, Tiến sĩ trong nước đã rất khó xin việc rồi. Bây giờ TS, Ths thừa quá nhiều, cung vượt cầu. Đào tạo ra cử nhân, Ths, TS là việc của ngành giáo dục, còn đào tạo ra để làm gì thì việc của những cơ quan khác. Vì vậy, tôi khuyên các bạn trẻ nên chọn học ngành nào mà xã hội đang cần, hoặc ngành nào mà không xin được việc thì ta tự tạo việc làm cho mình.
Trả lờiXóaVấn đề không phải là bằng gì? tốt nghiệp loại gì? mà phải là có "khả năng" gì? khi có "khả năng" thì mọi việc trở nên rất thuận lợi.Bằng càng to , càng cao = > Càng khó sắp xếp công việc chứ tưởng ah! Trong khi công nhân và phụ xe đang cầu số lượng nhiều! Đây cũng là kết quả của Cung - Cầu thị trường và một nền giáo dục không định hướng cung - cầu
Trả lờiXóacách hay nhất để bạn có thể làm đúng nghành nghề và phát huy được sở trường là làm hướng dẫn viên du lịch chỉ có vậy bạn sẽ được dịp trổ tài nói về quê hương đất nước cũng như cách danh làm thắng cảnh , những địa danh lịch sử , mình đi du lịch thấy nếu hướng dẫn viên nào có trình độ về lịch sử thì rất là được mọi người khách trân trọng và thương mến , đây là cách hay đó còn hơn là làm mấy cái công việc lặt vặt
Trả lờiXóabằng thạc sĩ không nói lên đuợc điều gì trong thời điểm hiện nay, vả lại bằng thạc sĩ giỏi hay khá cũng không khó, mình cũng đã tốt nghiệp thạc sĩ ngành kỹ thuật 2 năm nay, nhưng mình đuợc cơ quan cử đi học. Thời buổi này có số truờng đào tạo toàn thạc sĩ giỏi thôi, chủ yếu là abc trong quá trình làm luận văn và chọn giảng viên hướng dẫn thôi
Trả lờiXóacái bằng đâu có gì là quan trọng-nếu đặt đúng chổ thì nó là quan trọng-học thức có mà nhận thức không có thì cũng chỉ bằng không mà thôi.đừng lấy 2 tấm bằng làm điểm tựa, hãy lấy tri thức, nghị lực từ bạn và hiểu biết qua 2 tấm bằng mà cố gắng. thế bạn mới xứng với "2 tấm bằng đỏ". còn không bằng của bạn cũng chỉ là ... giấy.
Trả lờiXóaBằng cấp chỉ mới là một tiêu chí trong nhiều tiêu chí để có được việc làm. Bạn có thực sự giỏi chuyên môn không? Có giỏi ngoại ngữ không? Có năng động không? Có các mối quan hệ xã hội không?... Nếu hiện nay thị trường chưa có nhu cầu công việc đúng chuyên ngành của bạn thì bạn có thể tạm thời tìm kiếm những công việc khác để mưu sinh.
Trả lờiXóaNhững người sau khi tốt nghiệp đại học, nếu có được định hướng rõ ràng cho việc đi học thêm văn bằng 2, văn bằng 3 hoặc học lên cao hơn thì sẽ rất tốt. Nhưng theo quan sát của tôi thì phần đông là do các bạn không xin được việc làm, nên tận dụng thời gian rảnh rỗi đi học thêm với mong muốn có nhiều cơ hội mới mở ra trong tương lai.
Trả lờiXóaTuy nhiên, những người này không hiểu rằng việc học là rất quan trọng nhưng chúng ta nên học những gì phục vụ cho công việc thực tiễn, cho định hướng cụ thể, nếu không, chúng ta chỉ phí thời gian mà thôi.
Câu chuyện ông Nguyễn Bá Thanh bút phê xin việc cho một thạc sĩ đã thu hút nhiều bàn luận của công chúng. Người thì cho rằng thực trạng thất nghiệp ở Việt Nam quá lớn, tình trạng chạy việc là phổ biến trong các cơ quan nhà nước, nhiều thạc sĩ phải giấu bằng để đi làm phụ hồ, có người thì chán nản đi buôn, đi lấy chồng, làm nội trợ…
Trả lờiXóaTình trạng chạy việc là có thật, ai cũng biết, ai cũng hiểu, nhưng nói không ai tin. Nếu những người giỏi, người tài không được trọng dụng thì sẽ làm cho đất nước chậm phát triển. Đã đến lúc cần xem lại thực trạng này và tìm ra hướng giải quyết. Theo tôi, việc cần thiết nhất là tổ chức thi tuyển công khai, những tiêu chí rõ ràng để người tài có cơ hội được cống hiến cho đất nước
Trả lờiXóaBạn bè tôi ra trường muốn về quê hương để cống hiến, xây dựng quê hương, nhưng nghe giá chạy một chân công chức quèn cũng đến cả trăm triệu nên đành lắc đầu ngao ngán, quay trở lại thành phố, tìm cơ hội ở những công ty tư nhân. phải làm sao đây khi không có tiền cơ chứ, tiền là tất cả sao.
Trả lờiXóacâu của ông Nguyễn Bá Thanh: “Mà cũng phải xem con mình học kiểu gì nữa chứ. Cũng học như người ta mà tại sao người ta ra trường là có việc làm liền, việc gì phải mất năm ba chục triệu, việc gì phải xin, đã mất tiền thì mình về làm việc khác”.
Trả lờiXóatôi không đồng ý cho lắm, bác Thanh nghĩ ra trường có việc luôn là dễ lắm sao, 1 trường chỉ có vài người được thôi, chẳng lẽ số còn lại là không chịu học sao.
Nhiều khi chúng ta thấy chúng ta đang bận rộn đi học, bận rộn sách vở, tưởng rằng mình đang sống và sử dụng thời gian hiệu quả, nhưng thực chất cái kết quả cuối cùng mới nói lên tất cả. Nhiều bạn đi học thạc sĩ nhưng kinh nghiệm đi làm quá ít ỏi, đến lớp dăm câu 3 điều, chẳng để lại trong đầu cái gì
Trả lờiXóaBạn có thể đem tấm bằng thạc sĩ tạo lợi thế khi đi xin việc, nhưng không phải vì bạn có bằng cấp đấy mà năng lực bạn cao hơn người khác. Điều này cực kỳ khó đánh giá. Cá nhân tôi không vừa mắt khi thấy nhiều bạn đi làm thấy oải quá, lại quay ra đòi học lên cao học, chẳng qua là để giết thời gian, để tránh nhìn vào sự thật, để thấy mình được bận rộn
Trả lờiXóahải công nhận việc học ở Việt Nam chưa bao giờ dễ dàng hơn thế, trường lớp mở tùm lum, thậm chí rớt cấp 3 có thể đi học trung cấp, từ trung cấp liên thông lên cao đẳng, đại học, rồi từ đại học có thể liên thông tiếp lên cao học. Việc dạy thì cho có, hết năm lấy tiền, sinh viên thì sáng cắp cặp đi, tối cắp cặp về
Trả lờiXóaTôi nói không ngoa, nhưng thạc sĩ, tiến sĩ giấy nhiều như xe ôm thế này thì không thất nghiệp mới lạ. Cuộc sống vốn dĩ là một cuộc chạy đua, ai không đủ sức sẽ gục ngã trên đường. Vì vậy đừng đổ thừa hoàn cảnh, hãy biết đứng lên bằng chính đôi chân của mình. Ông Nguyễn Bá Thanh đã có hành động khiến tôi kính nể, đó là quan tâm sâu sát tới đời sống của nhân dân, nhưng ông chỉ có thể bút phê cho một vài trường hợp, còn cả nghìn, cả triệu sinh viên khác, không ai cũng may mắn đâu
Trả lờiXóacó một thực tế rằng hiện nay, các trường đào tạo tràn lan rồi đem con bỏ chợ, thử hỏi ai không muốn làm đúng ngành nghề mình đã học đã tâm huyết, và nếu không làm đúng ngành nghề thì liệu hiệu quả công việc có cao bằng làm đúng những gì đã được đào tạo và có đam mê. Nhiều người thành công từ trái ngành nhưng cũng chỉ vì cuộc sống vì kiếm tiền... nếu không thì mấy ai ra trường xong đi làm trái ngành...
Trả lờiXóaNhìn sự việc ở góc độ khác, nhiều người cho rằng sở dĩ các thạc sĩ không kiếm được việc vì quan niệm cổ hủ là nhất định phải làm đúng ngành, phải làm nhà nước mới chịu.Tôi cũng đang phải làm trái với ngành mình thích và theo đuổi từ lâu. Mọi người hay vẫn dùng từ "làm trái ngành" và cho rằng nhiều người thành công dù không phải lĩnh vực mình được học. Nhưng tôi thấy đó lại là những người "học trái ngành và làm đúng nghề thì hơn".
Trả lờiXóa