Bảy năm bò đến trường tìm con chữ
Với đôi chân tật nguyền, chỉ nặng 23 kg, nhưng bằng nghị lực phi thường, Lầu A Sáng (14 tuổi, Mộc Châu, Sơn La) đã tìm đến con chữ để hiện thực ước mơ của mình. Sự hiếu học của em làm nên điều kỳ diệu giữa núi rừng Tây Bắc.
Đi học bằng tay
Vượt con đường rừng gần 200km, tôi tìm về tiểu khu Pa Khen 1, thị trấn Nông trường Cờ Đỏ (Mộc Châu) để gặp Lầu A Sáng. Hỏi về em, các bạn học cùng trường ai cũng biết. Cứ mỗi sáng, các bạn thấy một cậu bé, bò bằng 2 tay đến trường. Trưa cậu bò ra cổng trường ngồi đợi. Có những hôm, nắng gắt hay trời đông gió rét cậu ngồi ngoài cổng trường đã khóa im lìm. Đó là những lúc bố mẹ cậu đi làm nương xa, không kịp đón giờ tan trường.
Ấn tượng đầu tiên khi tôi gặp Sáng, đó là cậu bé gầy yếu nhưng có đôi mắt lanh lợi. Khi tôi gặp, cậu ngồi bên bếp nấu cám cho lợn. Sáng là người dân tộc Mông, sinh ra trong gia đình có năm anh chị em. Khi lọt lòng, Sáng bị tật ở chân và một khối u bên mông. Từ khi sinh cho tới năm tuổi, Sáng đau ốm triền miên, thường xuyên phải đi bệnh viện.
Bệnh của Sáng ngày một nghiêm trọng khi khối u ở mông ngày một to ra, đôi chân nhỏ dần. Năm 2007, gia đình đưa Sáng xuống Bệnh viện nhi Hà Nội để mổ u, còn đôi chân thì không bao giờ lành lặn được nữa, nó bị rò tủy, chỉ điều trị cho đỡ hơn thôi. Sáng còn bị suy thận, đái nhắt, không được chữa trị nên thường xuyên phải mang bỉm.
Lầu A Sáng và bố mẹ trước căn nhà của mình |
Khát khao
Năm lên 7 tuổi thấy bạn bè cùng trang lứa cặp sách tới trường, Sáng thích lắm. Cậu đòi bố mẹ cho đi học. Nhưng bố cậu không cho đi vì nghĩ: “Ở nhà đã là gánh nặng cho gia đình rồi, đi học tốn kém lắm, vả lại con người ta lành lặn còn ở nhà, con mình tật nguyền thế thì ai đưa đi học mà đòi đi”.
Không được đi học, ngày nào Sáng cũng khóc, không chịu ăn cơm. Thương con, bố Sáng đưa em tới trường xin nhập học vào lớp một. Nhưng trường 19/5 không nhận vì lý do là cả trường gần 600 học sinh nhưng không em nào tàn tật cả, nếu nhận em vào việc giảng dạy sẽ rất khó khăn. Không được nhận, Sáng tự bò tới trường để xem các bạn học. Một cô giáo thương nhận em vào lớp cô, nhưng với điều kiện là sau một tuần em phải biết mặt các con chữ. Sáng học sau các bạn nên qua một tuần cậu không tiếp thu được bài vở. Cô giáo và trường đã trả em về cho gia đình.
Bố Sáng kể: “Thấy con mình ham học, thương con tôi cũng đã đến trường xin cho nó ngồi một góc lớp học không cần ghi vào sổ sách, nhưng nhà trường vẫn không đồng ý. Sáng ở nhà nhìn thấy bạn bè đi học là nó khóc suốt, tôi dỗ mãi không được, may mà hai tháng sau nhà trường đổi ý, cho con tôi đi học lại. Biết được đi học nó mừng lắm, đòi tôi mua sách vở ngay”.
Lúc đầu Sáng được bố mẹ đưa đi học nhưng sau này bận việc nương rẫy nên cậu tự bò đi. Con đường nhỏ hằng ngày em đi học cách trường em hơn 300m, lổn nhổn đất đá. Đôi tay bé nhỏ, non nớt của em bò trên những hòn đá nhọn, cạnh đá sắc cứa tay chảy máu.
Hết ngày nắng lại ngày mưa, mỗi lần bò về đến nhà là quần áo dính đầy bùn, sách vở ướt hết, còn cặp sách chỉ vài ngày là hỏng vì em không xách được mà phải kéo lê giữa đường. Đã thế, bệnh tật vẫn cứ hành hạ em. Cứ trở trời, em lại đau đầu, đau chân. Bàn chân trái thỉnh thoảng bị mưng mủ. Nhiều lần em phải vào viện để điều trị. Những người đi đường thấy em ai cũng thương, có người nhìn thấy đã bật khóc.
Vào học muộn hơn các bạn cùng lớp, Sáng tự học lại những chương trình trước. Cứ đi học về là em lấy sách vở ra làm bài tập, ngồi nấu cám lợn cũng mang sách tập đọc. Chỉ trong thời gian ngắn, Sáng đã theo kịp bạn bè.
Trong 5 năm học trường tiểu học 19/5, Sáng vươn lên trong học tập, 4 năm đạt học sinh tiên tiến. Sự cố gắng của em đã được đền đáp. Ngoài thời gian đi học, ở nhà Sáng giúp bố mẹ cho lợn, gà ăn. Có thêm thời gian, cậu khâu vá áo kiếm tiền mua sách vở. Sáng rất khéo tay, mỗi tuần em khâu được ba chiếc tay áo, mỗi chiếc bán được 15 nghìn đồng.
Lên cấp hai, cậu phải chuyển đến học trường THCS 19/5. Cậu không thể tự bò đi học được nữa bởi trường cách nhà hơn 3km. Điều kiện kinh tế gia đình rất khó khăn nhưng hằng ngày, bố vẫn đưa đón Sáng đi học bằng xe máy. Những hôm ngày mùa hay lúc bố mẹ đi làm nương xa, không kịp về đón lúc tan trường, Sáng kiên nhẫn ngồi đợi đến chiều.
Tôi hỏi: “Đi học em chịu nhiều vất vả thế mà sao vẫn muốn đi”? Sáng bảo: “Em muốn đi học vì không muốn mù chữ. Em không muốn trở thành gánh nặng cho gia đình sau này”, em nói mà mắt rưng rưng.
Cô Lương Thị Hải, giáo viên chủ nhiệm lớp 7A3 của Sáng cho biết: “Sáng tuy là học sinh chịu nhiều thiệt thòi trong cuộc sống, nhưng lại có nghị lực vươn lên phi thường. Em là học sinh chăm ngoan. Sáng học giỏi nhất là môn toán. Cuối năm lớp 7, tổng kết toán của em là 8,7. Em là tấm gương sáng để bạn bè học tập. Tôi hy vọng em sẽ thành công sau này”.
“Lớn lên em muốn làm gì”? Trả lời câu hỏi này, Sáng không ngần ngại bày tỏ ước mơ của mình: “Em muốn làm kỹ sư điện tử. Nếu là kỹ sư em sẽ có nhiều tiền để bố mẹ không phải khổ nữa. Em đang cố học thật giỏi để đạt được ước mơ”.
Theo Tiền Phong
Thương quá các bạn ah. Nghị lực thật phi thường. Đây là những tấm gương cho những người đầy đủ chân tay, bộ phân noi theo. Tại sao hiệp sỹ CNTT chỉ cử động được 1 đầu ngón tay. Tại sao Snowden lại có thể bơi được và làm được nhiều điều kỳ diệu. Tất cả là do nỗ lực của bản thân họ. Hãy cố lên! Hạnh phúc, thành công sẽ đến với bạn.
Trả lờiXóaMột tấm gương đầy nghị lực khiến chúng ta phải thực sự suy nghĩ. Sinh ra không được lành lặn như những đứa trẻ khác, không được có điều kiện để học tập. nhưng ham muốn học hỏi, tìm tòi đến với cái chữ, em đã vượt qua tất cả,thực hiện khát vọng cháy bỏng của mình. Vậy mà đâu đây những con người trẻ,sinh ra trong lành lặn, trong sung túc lại đi làm những việc không thể chấp nhận được, chống lại chế độ, chống lại nhà nước, nhổ toẹt vào chế độ đã nuôi dưỡng và che chở họ, thực sự đó là một việc làm không thể chấp nhận được.
Trả lờiXóaNghị lực của cậu bé thật là phi thường. Đến một con người lành lặn đầy đủ chưa chắc đã có quyết tâm khác người như cậu bé. Điều đó khiến chúng ta thực sự khâm phục, và thực sự đáng suy nghĩ. những con người thiệt thòi, khó khăn như thế này còn có quyết tâm, nghị lực như vậy thì một con người lành lặn như chúng ta tại sao lại không? có lẽ đã đến lúc nên thay đổi ý nghĩ.
Trả lờiXóaKhông biết những bạn trẻ bây giờ đọc được, biết được những tầm gương như thế này thì các bạn nghĩ gì. trong khó khăn, trong gian khổ và trong thiệt thòi khi em sinh ra không được lãnh lặn như những người bình thường, nhưng ham mêm cái chữ, em đã vượt qua tất cả. Nhưng nhìn lại xã hội hiện tại, khi mà cuộc sống càng phát triển, thì suy nghĩ, đạo đức một số bạn trẻ lại bị xuống dốc nặng nề. Họ thực hiện các hành động, các lời nói trái ngược lại với thuần phong mỹ tục, với truyền thống đất nước, chà đạp lên lịch sử của dân tộc, đó là điều khiến chúng ta phải suy nghĩ.
Trả lờiXóa“Em muốn đi học vì không muốn mù chữ. Em không muốn trở thành gánh nặng cho gia đình sau này”. câu nói này của em khiến chúng ta thực sự phải suy nghĩ, khiến chúng ta thực sự phải cảm động và khâm phục ý chí của em. em tật nguyền, nhưng cũng không muốn là gánh nặng của gia đình. vậy mà hiện nay có một số bạn trẻ, mê muội các thần tượng ở tít phương trời nào, vậy mà họ lại thề sống chết với chính người sinh ra và nuôi lớn mình, chính họ chửi rủa, nguyền rủa bố mẹ mình, thực sự đó là một điều không thể chấp nhận được.
Trả lờiXóaTrong xã hội có biết bao người sinh ra là lành lặn, sống một cuộc sống khá giả, nhưng đã bao giờ họ biết thương cha thương mẹ. Thiết nghĩ, cuộc sống thật là bất công. Thật khâm phục nghị lực sống và sự hiếu học của Lầu A Sáng.
Trả lờiXóaLại thêm một tấm gương nghèo vượt khó nữa, thật thương hại cho em, khổ thân em quá. Cuộc đời thật bất công, không được như ta mong muốn. Nhưng hi vọng rằng với nghị lực vượt khó của em, tin rằng em sẽ vượt được qua khó khăn, thử thách này, đạt được ước mơ mà mình đã ao ước " Sống là phải có khát vọng".
Trả lờiXóa