Xin được chia sẻ tin buồn tới cộng đồng!
Đau đớn báo tin: Đại tướng Võ Nguyên Giáp vừa qua đời tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 vào lúc 18 giờ chiều nay, ngày 4 tháng 10 năm 2013, hưởng thọ 103 tuổi.
Nhân dân Việt Nam mãi ghi nhớ công lao đóng góp to lớn của Đại tướng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Đại tướng Võ Nguyên Giáp sẽ mãi mãi trong tim người dân Việt Nam và bạn bè quốc tế.
Xin kính cẩn nghiêng mình vĩnh biệt người!
Tiểu sử Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Võ Nguyên Giáp (sinh ngày 25 tháng 8 năm 1911) là một nhà chỉ huy quân sự và nhà hoạt động chính trị Việt Nam. Là đại tướng đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam, ông chỉ huy chính trong chiến tranh Đông Dương (1946–1954) và chiến tranh Việt Nam (1960–1975). Ông tham gia vào nhiều chiến dịch quan trọng như Chiến dịch Biên giới thu đông 1950, Trận Điện Biên Phủ (1954), Chiến dịch Tết Mậu Thân (1968), Chiến dịch năm 1972, Chiến dịch Hồ Chí Minh. Ông là nhà chỉ huy quân sự nổi bật nhất bên cạnh Hồ Chí Minh trong suốt cuộc chiến và lãnh đạo nhiều chiến dịch lớn cho đến khi chiến tranh kết thúc.
Ông từng là một giáo viên dạy sử, nhà báo và từng giữ các chức vụ: Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Quân ủy Trung ương, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam.
Thời niên thiếu
Võ Nguyên Giáp sinh ở làng An Xá, xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình trong một gia đình nhà nho, con của ông Võ Quang Nghiêm (Võ Nguyên Thân).[2] Võ Quang Nghiêm là một nho sinh thi cử bất thành về làm hương sư và thầy thuốc Đông y, khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp bùng nổ, ông bị Pháp bắt, đưa về giam ở Huế và mất trong tù.
Năm 1925, Võ Nguyên Giáp rời trường Tiểu học Đồng Hới ở quê nhà Quảng Bình để vào Huế ôn thi vào trường Quốc học Huế (ông đỗ thứ hai sau Nguyễn Thúc Hào). Hai năm sau, ông bị đuổi học cùng với Nguyễn Chí Diểu, Nguyễn Khoa Văn (tức Hải Triều), Phan Bôi sau khi tổ chức một cuộc bãi khóa. Ông về quê và được Nguyễn Chí Diểu giới thiệu tham gia Tân Việt Cách mạng Đảng, một đảng theo chủ nghĩa dân tộc nhưng có màu sắc cộng sản thành lập năm 1924 ở miền Trung Việt Nam. Nguyễn Chí Diểu cũng giới thiệu Võ Nguyên Giáp vào làm việc ở Huế, tại nhà xuất bản Quan hải tùng thư do Đào Duy Anh sáng lập và ở báo Tiếng dân của Huỳnh Thúc Kháng. Tại đây, Võ Nguyên Giáp bắt đầu học nghề làm báo, chuẩn bị cho giai đoạn hoạt động báo chí trong thời Mặt trận Bình dân Pháp.
Thời thanh niên
Đầu tháng 10 năm 1930, trong sự kiện Xô Viết Nghệ Tĩnh, Võ Nguyên Giáp bị bắt và bị giam ở Nhà lao Thừa phủ (Huế), cùng với người yêu là Nguyễn Thị Quang Thái, em trai là Võ Thuần Nho và các giáo sư Đặng Thai Mai, Lê Viết Lượng,…
Cuối năm 1931, nhờ sự can thiệp của Hội Cứu tế Đỏ của Pháp, Võ Nguyên Giáp được trả tự do nhưng lại bị Công sứ Pháp tại Huế ngăn cấm không cho ở lại Huế. Ông ra Hà Nội, học trường Albert Sarraut và đỗ. Ông nhận bằng cử nhân luật năm 1937 (Licence en Droit). Do bận rộn hoạt động cách mạng, vào năm 1938, ông bỏ dở học chương trình năm thứ tư về Kinh tế Chính trị và không lấy bằng Luật sư.
Từ 1936 đến 1939, Võ Nguyên Giáp tham gia phong trào Mặt trận Dân chủ Đông Dương, là sáng lập viên của mặt trận và là Chủ tịch Ủy ban Báo chí Bắc Kỳ trong phong trào Đông Dương đại hội. Ông tham gia thành lập và làm báo tiếng Pháp Notre voix (Tiếng nói của chúng ta), Le Travail (Lao động), biên tập các báo Tin tức, Dân chúng.
Tháng 5 năm 1939, Võ Nguyên Giáp nhận dạy môn lịch sử tại Trường Tư thục Thăng Long, Hà Nội do Hoàng Minh Giám làm giám đốc nhà trường.
Bắt đầu sự nghiệp quân sự
Ngày 3 tháng 5 năm 1940, Võ Nguyên Giáp với bí danh là Dương Hoài Nam cùng Phạm Văn Đồng lên Cao Bằng rồi vượt biên sang Trung Quốc để gặp Hồ Chí Minh. Ông gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương trong năm này và bắt đầu các hoạt động của mình trong Việt Nam Độc lập Đồng minh Hội, một tổ chức chống phát-xít và đấu tranh cho độc lập của Việt Nam. Ông tham gia xây dựng cơ sở cách mạng, mở lớp huấn luyện quân sự cho Việt Minh ở Cao Bằng.
Ngày 22 tháng 12 năm 1944, theo hướng dẫn của Hồ Chí Minh, ông thành lập đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân tại chiến khu Trần Hưng Đạo với 34 người, được trang bị 2 súng thập (một loại súng ngắn), 17 súng trường, 14 súng kíp và 1 súng máy. Đây là tổ chức tiền thân của Quân đội Nhân dân Việt Nam.
Ngày 25 tháng 12 năm 1944, Võ Nguyên Giáp đã chỉ huy đội quân này lập chiến công đầu tiên là tập kích diệt gọn hai đồn Phai Khắt và Nà Ngần.
Ngày 14 tháng 8 năm 1945, Võ Nguyên Giáp trở thành uỷ viên Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương, sau đó là ủy viên Thường vụ Trung ương, tham gia Ủy ban Khởi nghĩa toàn quốc.
Sau Cách mạng Tháng Tám, Võ Nguyên Giáp được cử làm Bộ trưởng Bộ Nội vụ và Phó Bộ trưởng (nay gọi là Thứ trưởng) Bộ Quốc phòng trong Chính phủ lâm thời (từ ngày 28 tháng 8 đến hết năm 1945) và là Tổng chỉ huy Quân đội Quốc gia và Dân quân tự vệ.
Trong Chính phủ Liên hiệp, ông là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng (cho đến tháng 7 năm 1947 và từ tháng 7 năm 1948 trở đi).
Cũng trong năm 1946, ông kết hôn với bà Đặng Bích Hà (con gái giáo sư Đặng Thai Mai).
Kháng chiến chống Pháp
Ngày 19 tháng 12 năm 1946, Chiến tranh Đông Dương chính thức bùng nổ. Dưới sự lãnh đạo của Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản, ông bắt đầu chỉ đạo cuộc đấu tranh vũ trang kéo dài 9 năm chống lại sự trở lại của người Pháp (1945-1954) trên cương vị Tổng chỉ huy và Tổng Chính ủy, từ năm 1949 đổi tên gọi là Tổng tư lệnh quân đội kiêm Bí thư Tổng Quân uỷ.
Đại tướng đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam
Không được đào tạo tại bất kỳ trường quân sự nào trước đó, không phải trải qua các cấp bậc quân hàm trong quân đội, Võ Nguyên Giáp thụ phong quân hàm Đại tướng vào ngày 28 tháng 5 năm 1948 theo sắc lệnh 110/SL ký ngày 20 tháng 1 năm 1948, Ông trở thành Đại tướng đầu tiên của Quân Đội Quốc gia Việt Nam khi 37 tuổi. Sau này, trả lời phóng viên nước ngoài về tiêu chí phong tướng, Hồ Chí Minh đã nói: “người nào đánh thắng đại tá thì phong đại tá, đánh thắng thiếu tướng thì phong thiếu tướng, đánh thắng trung tướng thì phong trung tướng, đánh thắng đại tướng thì phong đại tướng”. Cùng đợt thụ phong có Nguyễn Bình được phong Trung tướng; Nguyễn Sơn, Lê Thiết Hùng, Chu Văn Tấn, Hoàng Sâm, Hoàng Văn Thái, Lê Hiến Mai, Văn Tiến Dũng, Trần Đại Nghĩa, Trần Tử Bình được phong Thiếu tướng. Tháng 8 năm 1948, ông là ủy viên Hội đồng Quốc phòng Tối cao vừa mới được thành lập.
Từ tháng 8 năm 1945 Võ Nguyên Giáp là một trong 5 ủy viên Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương và trở thành ủy viên Bộ Chính trị (thay thế Ban Thường vụ Trung ương) Đảng Lao động Việt Nam từ năm 1951.
Như các danh tướng Việt Nam trong lịch sử, Võ Nguyên Giáp chú trọng nghệ thuật lấy ít địch nhiều, lấy yếu chế mạnh, lấy thô sơ thắng hiện đại. Tư tưởng quân sự nổi tiếng của ông có tên gọi là Chiến tranh Nhân dân kế thừa quan điểm quân sự Hồ Chí Minh, tinh hoa nghệ thuật đánh giặc của tổ tiên, tri thức quân sự thế giới, lý luận quân sự Mác-Lênin và được đúc rút từ kinh nghiệm cá nhân được liên tục cập nhật trong nhiều cuộc chiến tranh mà nổi bật là chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ.
Trong 9 năm trường kỳ đánh Pháp, Võ Nguyên Giáp đã có những sáng kiến quan trọng để phát huy sức mạnh quân sự và đã trở thành những kinh nghiệm quý báu như: “Đại đội độc lập, tiểu đoàn tập trung”. Với chuyên gia quân sự Trung Quốc sang giúp huấn luyện quân đội, ông chỉ đạo chiến sĩ học tập, tiếp thu, nghiên cứu kỹ phương pháp của nước bạn, đồng thời nhắc nhở cán bộ, sĩ quan phải ghi nhớ việc tiết kiệm sinh mạng bộ đội do Việt Nam là nước nhỏ không thể nuôi nhiều quân.
Năm 1954, Võ Nguyên Giáp được Hồ Chí Minh và Đảng Lao động tin tưởng trao cho toàn quyền chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ. Trước khi ra trận, Hồ Chí Minh đã dặn dò: “Cho chú toàn quyền chỉ huy. Trận này chỉ được thắng không được thua vì thua là hết vốn”. Ông tự tin lên kế hoạch và chỉ huy 4 trong 6 sư đoàn bộ binh khi đó của Quân đội Nhân dân Việt Nam là 308, 304, 312, 316 và Đại đoàn sơn pháo 351 tấn công Điện Biên Phủ, đánh bại đội quân nhà nghề được trang bị hiện đại của Liên hiệp Pháp. Chiến thắng này đã đặt dấu chấm hết cho quyền lực của người Pháp tại Đông Dương sau 83 năm và đã đưa Võ Nguyên Giáp đi vào lịch sử thế giới như là một danh nhân quân sự Việt Nam, một người hùng của Thế giới thứ ba, nơi có những người dân bị nô dịch đã xem Võ Nguyên Giáp là thần tượng để hạ quyết tâm lật đổ chế độ thực dân xây dựng nền độc lập của riêng mình.
Các chiến dịch
Các chiến dịch ông đã tham gia với tư cách là Tư lệnh chiến dịch – Bí thư Đảng ủy trong kháng chiến chống Pháp cùng với Thiếu tướng Hoàng Văn Thái làm tham mưu trưởng chiến dịch:
Chiến dịch Việt Bắc (thu đông 1947)
Chiến dịch Biên giới (tháng 9 – 10, năm 1950)
Chiến dịch Trung Du (tháng 12 năm 1950)
Chiến dịch Đông Bắc (năm 1951)
Chiến dịch Đồng Bằng (tháng 5 năm 1951)
Chiến dịch Hòa Bình (tháng 12 năm 1951)
Chiến dịch Tây Bắc (tháng 9 năm 1952)
Chiến dịch Thượng Lào (tháng 4 năm 1953)
Chiến dịch Điện Biên Phủ (tháng 3 – 5 năm 1954)
Thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ mang đậm việc tạo thế, tổ chức hậu cần, thay đổi chiến thuật. Sau chiến dịch này, Hiệp định Genève về Đông Dương được ký kết, đặt dấu chấm hết cho sự có mặt của người Pháp ở Việt Nam sau hơn 80 năm.
Chúng tôi đang tiếp tục cập nhật thông tin…
sự ra đi của đại tướng Võ Nguyên Giáp là niềm tiếc thương vô bờ bến của toàn thể đất nước và nhân dân VIệt Nam, người lãnh đạo đã có nhiều công lao trong cuộc kháng chiến thắng lợi thần thánh của quân và dân ta. Những gì đại tướng, vị thuyền thưởng của quân đội nhân dân Việt Nam ta trong kháng chiến là vô cùng to lớn, vĩ đại, không gì đong đếm được. Đây là mất mát đau đớn với dân tộc Việt Nam, người là biểu tượng cho sức mạnh của chúng ta. Xin kính cẩn nghiêng mình vĩnh biệt người
Trả lờiXóaXin được chia buồn cùng gia đình Bác. Vô cùng thương tiếc một người ông, người cha, một người chiến sĩ như Bác. Kính cẩn nghiêng mình trước Bác, Mong Bác được an nghỉ nơi suối vàng.
Trả lờiXóaNhân dân Việt Nam sẽ luôn nhớ tới Bác, Bác sẽ mãi trong tim mọi người. Công lao to lớn của Bác mọi người sẽ không bao giờ quên, cuộc sống hôm nay là nhờ Bác đem lại. Vô cùng thương tiếc Bác.
Đức độ, tài năng, khiêm tốn và giản dị, dân chủ và bao dung, thanh cao và quyết đoán - đó là nhân cách Võ Nguyên Giáp - một vị tướng tài đức vẹn toàn, “một con người Việt Nam đã thuộc về toàn thế giới”.
Trả lờiXóaVĩnh biệt người con của quê hương Quảng Bình,nghiêng mình trước Bác.chúc bác an nghĩ dưới suối vàng...chúng con những người đi sau.xin hứa trước bác sẽ cố gắng hơn nữa.để giữ gìn bảo vệ tổ quốc.giệt sạch bọn phản động bán nước,đuổi sạch lũ cướp nước,giữ gìn sự bình yên cho tổ quốc
Trả lờiXóaĐại tướng Võ Nguyên Giáp ra đi là sự mất mát lớn lao của đất nước của dân tộc. Bác chính là biểu tượng vĩnh hằng của Quân đội nhân dân Việt Nam. Nhân dân sẽ luôn ghi nhớ công lao, sự đóng góp quên mình của bác. Chúng cháu xin nghiêng mình trước bác và xin hứa sẽ luôn vững vàng để gìn giữ bảo vệ Tổ quốc và xây dựng đất nước ta ngày càng giàu đẹp hơn.
Trả lờiXóasự ra đi của đại tướng là một tổ thất to lớn đối với nhân dân, dân tộc Việt Nam, đại tướng là người có công lao rất lớn trong 2 cuộc đấu tranh giải phóng của dân tộc, bằng tài thao lược, cùng với sự quyết đoán của mình mà đại tướng đã cùng nhân dân ta đi hết từ thắng lợi này đến thắng lợi khác và thống nhất đất nước. xin chia buồn cùng gia đinh đại tướng, đại tướng hãy an nghỉ. chúng ta hãy sống chiến đấu và bảo vệ tổ quốc, xây dựng đất nước tốt đẹp hơn để không phụ lòng các bậc tền nhân.
Trả lờiXóađại tướng ra đi để lại nỗi buồn sâu thẳm trong mỗi người con Việt Nam, đó là sự mất mát, tổn thất to lớn đối với nhân dân ta. đại tướng-một con người vĩ đại, một danh tướng kiệt xuất của dân tộc cũng như của thế kỷ 20 đồng thời cũng là một trong 21 vị tướng vĩ đại nhất thế giới. đại tướng hãy yên nghỉ nơi chín suối.
Trả lờiXóasự ra đi của đại tướng không những là sự đau đớn, mất mát cũng như tổn thất đối với dân tộc ta mà còn là sự mất mát đối với nhân loại. ông chính là một tượng đìa lớn trong lĩnh vực quân sự. dân tộc Việt Nam sẽ luôn nhớ công ơn của đại tướng, người có công lao rất lớn, là tổng tư lệnh quân đội nhân dân Việt Nam, cùng dân tộc ta đi qua hai cuộc chiến khốc liệt để giành độc lập dân tộc. vĩnh biệt đại tướng.
Trả lờiXóađể biết ơn công lao to lớn trong hai cuộc kháng chiến thắng lợi thần thánh của đại tướng Võ Nguyên Giáp thì chúng ta nên làm những việc để tưởng nhớ ngài và treo hình đại tướng làm Avatar trên tất cả facebook cũng là một việc làm sy nghĩa. Bởi Người dân Việt Nam và trên toàn Thế giới chắc chắn sẽ rơi rất nhiều nước mắt vì cú sốc này, hình ảnh của người sẽ mãi mãi in đậm trong trái tim để thế hệ mai sau học hỏi và rèn luyện theo tấm gương của Người. Người ra đi để lại một nỗ hổng lớn trong lòng dân chúng về một vị anh cả đầy tài ba tượng trưng cho sức mạnh của quân đội nhân dân Việt Nam.
Trả lờiXóaĐại tướng Võ Nguyên Giáp đã lãnh đạo một đội quân mà đa phần xuất phát từ nông dân, hiền lành chân chất. Đại tướng đã biến đội quân ấy trở thành một đội quân trăm trận trăm thắng. Đại tướng được ghi vào lịch sử Việt Nam như một Hưng Đạo Vương, một Lê Lợi, Quang Trung của thế kỷ 20. Dù đại tướng đã về cõi vĩnh hằng nhưng công lao của đại tướng sẽ còn được nhân dân ta ghi nhớ mãi.
Trả lờiXóaĐất nước mất đi một người con kiệt xuất... Kính cẩn nghiêng mình trước vong linh của Bác, chúc bác yên giấc ngàn thu. Đất nước Việt Nam, các thế hệ Việt Nam mãi khắc ghi công lao, sự hy sinh của Bác cho Tổ Quốc.
Trả lờiXóa“Được tin Bác đi xa! nước mắt hàng triệu triệu đồng bào dân tộc Việt Nam trào dâng tiếc thương vô hạn một Đại Tướng tài ba vĩ đại của dân tộc Việt Nam và của nhân dân yêu chuộng hòa bình trên toàn thế giới. Bác vẫn sống mãi trong trái tim của Tổ quốc, nhân dân Việt Nam và nhân dân yêu chuộng hòa bình trên toàn thế giới. Chúng con mãi mãi ghi nhớ công ơn của Bác. Chúc Bác yên giấc ngủ ngàn thu nơi vĩnh hàng; Vĩnh biệt Bác !
Trả lờiXóa"Thần tốc, thần tốc hơn nữa; táo bạo, táo bạo hơn nữa; tranh thủ từng phút, từng giờ; xốc tới mặt trận; giải phóng miền Nam; quyết chiến và toàn thắng!" . Người là "Vị tướng tự học", "lãnh đạo của đội quân áo vải, gồm những du kích quân đi dép xăng đan làm từ lốp xe, kéo từng cỗ pháo qua những ngọn núi" để cho chúng con có cuộc sống yên bình. Xin thành kính cúi đầu trước sự ra đi của Người. Xin Người được mãi mãi bình an yên nghỉ sau một cuộc đời gian lao mà vô cùng ý nghĩa. Người vẫn luôn sống mãi trong trái tim của tuổi trẻ chúng con, của những người con của đất nước Việt Nam.
Trả lờiXóaCũng như Các Mác, Lê Nin và Bác Hồ. Giờ đây Khối óc của 1 bậc Đại vĩ Nhân, 1 Đại Đại Tướng trong các vị Đại Tướng, 1 vị Thánh sống trong 2 vị Thánh sống của dân tộc Việt Nam ấy cũng đã ngừng suy nghĩ!
Trả lờiXóaChúng cháu đời đời nhớ ơn Người!...
Đại tướng Võ Nguyên Giáp sẽ sống mãi ở trong tim của mỗi người việt nam chúng ta và bạn bè trên khắp thế giới. Xin thành kính cúi đầu trước sự ra đi của Người, Người vẫn luôn sống mãi trong trái tim của những người con đất nước Việt Nam.
Trả lờiXóaVị đại tướng cuối cùng trong 10 vị đại tướng vĩ đại nhất mọi thời đại của thế giới đã an giấc ngàn thu. Người luôn sống mãi trong lòng mỗi chúng ta, hình ảnh của một vị tướng kiệt xuất mà rất giản dị, mộc mạc, những nét đẹp mang đậm phong cách Bác Văn. Xin thành kính dâng người những gì tốt đẹp nhất.
Trả lờiXóaTự hào vì Cụ là người con của dân tộc Việt Nam mà thế giới phải khâm phục và biết đến như một vị tướng tài ba, lỗi lạc.Cụ mãi mãi là một vị anh hùng dân tộc trong trái tim mỗi con người Việt Nam !
Trả lờiXóaVị tướng tài ba của đất nước, người học trò xuất sắc của Bác Hồ.Với tài lãnh đạo quân sự thiên bẩm Cụ đã góp phần làm thay đổi lịch sử của Đất nước. Chúng con vô cùng đau xót, thươg tiếc trước sự ra đi của Cụ.
Trả lờiXóaCụ đã chỉ huy quân đội tốt trong cả hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ. Tên tuổi Cụ gắn liền với chiến thắng Điện Biên Phủ cùng với nỗi hổ thẹn của Quân lực Hoa Kỳ tại Việt Nam, với học thuyết "Chiến tranh Nhân dân", với toàn bộ cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc và thống nhất đất nước Việt Nam. Vĩnh biệt Cụ. Người anh hùng vĩ đại của dân tộc !
Trả lờiXóaTừ năm 1944-1975, cuộc đời của Võ Nguyên Giáp gắn liền với chiến đấu và chiến thắng, khiến ông trở thành một trong những thống soái lớn của mọi thời đại. Với 30 năm làm tổng tư lệnh và gần 50 năm tham gia chính sự ở cấp cao nhất, ông tỏ ra là người có phẩm chất phi thường trong mọi lĩnh vực của chiến tranh. Khó có vị tướng nào có thể so sánh với ông trong việc kết hợp chiến tranh du kích với chiến tranh chính qui. Sự kết hợp đó xưa nay chưa từng có.
Trả lờiXóaTài thao lược của tướng Giáp về chiến lược, chiến thuật và hậu cần được kết hợp nhuần nhuyễn với chính trị và ngoại giao... Sức mạnh hơn hẳn về kinh tế, tính ưu việt về công nghệ cùng với sức mạnh áp đảo về quân sự và hỏa lực khổng lồ của các quốc gia phương Tây đã phải khuất phục trước tài thao lược của một vị tướng từng một thời là thầy giáo dạy sử.
Trả lờiXóaSuốt cuộc đời hoạt động cách mạng liên tục hơn 80 năm, Cụ đã có nhiều công lao to lớn đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc. Là người học trò xuất sắc và gần gũi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, là Đại tướng đầu tiên và Tổng Tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam, Cụ được nhân dân yêu mến, kính trọng, bạn bè quốc tế ngưỡng mộ, là niềm tự hào của các thế hệ cán bộ, chiến sĩ toàn quân. Sự ra đi của Cụ là một mất mát lớn của toàn dân tộc. Cụ mãi mãi là anh hùng của dân tộc Viện Nam.
Trả lờiXóaĐây là sự thể hiện Đậi Tướng đã có công rất lớn trong những cuộc chiến tranh của nước ta với những kẻ thù xâm lược mạnh nhất thời bấy giờ là thực dân Pháp và đế quốc MỸ. Bên cạnh đó là sự đặt niềm tin sâu sắc vào sự lãnh đạo của bác đối với Đại tướng _người vĩ đại của dân tộc VIỆT NAM.
Trả lờiXóaKhi đọc được bài viết này tôi lại càng ngưỡng một chủ tịch Hồ Chí Minh. Người có con mắt quá tinh tường. Chỉ tiếp xúc, làm việc cùng Võ Nguyên Giáp trong vòng chưa đầy một năm, Bác Hồ đã tin tưởng giao trách nhiệm xây dựng, lãnh đạo lực lượng giải phóng quân cho Võ Nguyên Giáp. Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, Bác Hồ lại tin tưởng giao toàn quyền chỉ huy cho đại tướng.
Trả lờiXóaDù đại tướng đẩ đi nhưng hình ảnh và những chiến công của người vẫ luôn sống mãi trong tim những người dân Việt Nam, đó là sự biết ơn, lòng tự hào mỗi khi nhắc về người, đại tướng là một vị tướng có một không hai là một tượng đài bất diệt của dân tộc Việt Nam ta, đời sau sẽ luôn ghi nhớ công ơn đại tướng!
Trả lờiXóatôi là thế hệ 8x,sinh ra và lớn lên khi đất nước đã dành độc lập hoàn toàn , chưa một lần tận mắt thấy Đại Tướng ...nhưng khi nghe tin ông mất tôi như dán mắt vào mỗi tin bài trên báo điện tử và lòng tôi nghẹn ngào như mất đi chính người thân trong gia đình vậy...đọc mỗi tin bài mà thế giới ca ngợi Đại Tướng tôi thật tự hào vì mình là người Việt Nam
Trả lờiXóaCả đời phục vụ vì dân tộc. Thanh cao liêm khiết lộc chẳng màng. Ra đi thanh thản rất nhẹ nhàng Cháu con non nước hai hàng lệ tuôn vì đất nước ta luôn tiến bước Giữ trong tim sau trước một mầu Dựng xây tổ quốc đẹp giầu Anh linh chiếu dọi sáng bầu trời Nam...chúng cháu sẽ luôn nhớ về Bác, Đại tướng trong lòng mỗi người dân Việt Nam
Trả lờiXóaĐây là một mất mát lớn lao không gì có thể bù đắp nổi. Đối với riêng tôi, Đại tướng Võ Nguyên Giáp luôn là một biểu tượng vĩ đại về tài thao lược, một vị tướng tài ba kiệt xuất trên chiến trường. Kể cả mãi đến những năm gần đây khi sức khỏe kém phải nằm điều trị tại bệnh viện, Tướng Giáp vẫn là một cây cổ thụ, một chỗ dựa tinh thần, biểu tượng sức mạnh, ý chí của toàn dân tộc Việt Nam...
Trả lờiXóaKhông chỉ toàn thể nhân dân Việt Nam mà tất cả những nhà nghiên cứu lịch sử, nghiên cứu nghệ thuật chiến tranh đều đánh giá đại tướng là một nhân vật kiệt xuất trong chiều dài lịch sử quân sự thế giới. Trong cuốn sách Những vị tướng lừng danh, Ducan Townson đã viết “Võ Nguyên Giáp là một trong 21 vị danh tướng của thế giới trong 25 thế kỷ qua, từ thời Alexandre Đại đế đến Hannibal rồi đến thời cận hiện đại với Kutuzov, Jukov..., những người đã có chiến công tạo nên bước ngoặt của nghệ thuật chiến tranh.”
Trả lờiXóaNhắc đến Việt Nam, không thể không nhắc đến đại tướng. Chính cả những đối thủ một thời của đại tướng cũng phải thừa nhận tài thao lược quân sự xuất sắc của đại tướng. Không chỉ nhân dân Việt Nam, thế giới cũng vinh danh đại tướng như là một trong những nhà quân sự xuất sắc nhất. Có lẽ không ngôn từ nào có thể diễn tả hết công lao của đại tướng đối với đất nước và nhân dân Việt Nam.
Trả lờiXóa