Chia sẻ

Tre Làng

BẮC KINH - HIẾU CHIẾN VÀ BẼ MẶT

Khoai@

Mưu đồ lập lại trật tự thế giới phục vụ cho mục đích bá quyền của mình, Bắc Kinh đơn phương áp đặt quyền kiểm soát đối với các vùng biển và vùng trời tại những vùng tranh chấp và thậm chí còn chồng lấn lên vùng lãnh thổ của các quốc gia khác.

Trong một động thái leo thang mới đây, Trung Quốc đã ngang nhiên thiết lập vùng "nhận diện phòng không" trên vùng biển Hoa Đông bất chấp phản ứng của Nhật, Hàn, Úc, Mỹ. 

Ngay khi tuyên bố thiết lập vùng "Nhận diện phòng không", Nhật, Hàn, Úc và Mỹ đã lên tiếng phản đối. Ngoài sự phản ứng mạnh mẽ của Úc, thì mới đây, Mỹ đã có phản ứng mạnh mẽ bằng việc đưa máy bay ném bom B-52 vào vùng này. Phản ứng này giống như một sự thách thức, đồng thời là sự thóa mạ quyền lực của Bắc Kinh.

Một số học giả Mỹ nhận định Trung Quốc không ngờ Mỹ phản ứng mạnh khi triển khai máy bay ném bom B-52 ngang nhiên bay vào vùng nhận diện phòng không trên biển Hoa Đông (ECSADIZ) do Trung Quốc thiết lập.

Trả lời AFP, nhà phân tích Dean Cheng tại Viện nghiên cứu Heritage Foundation nhận định Bắc Kinh có thể đã không đề phòng trước tình huống này. “Phía Trung Quốc hẳn không ngờ Mỹ lại phản ứng mạnh mẽ đến vậy".

Theo ông Cheng, Trung Quốc có lẽ sẽ áp dụng một số thay đổi sau sự việc trên:
Việc Washington đã phản ứng, và phản ứng cứng rắn, gửi thông điệp thách thức rõ ràng tới Bắc Kinh như muốn nói, hãy xem này, nếu các ông còn đang tự hỏi, thì chúng tôi là một đồng minh của Nhật Bản. Do vậy đừng gây rối nữa.
Nhiều chuyên gia nhận định động thái lập ECSADIZ của Trung Quốc rõ ràng là "chĩa mũi dùi" vào tuyên bố kiểm soát của Nhật Bản đối với quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Tuy nhiên hành động này có thể đã phản tác dụng.

"Hành động này chứng tỏ quan điểm tiêu cực của Trung Quốc tại châu Á" - AFP dẫn lời chuyên gia Brad Glosserman, giám đốc phụ trách nghiên cứu của Diễn đàn Thái Bình Dương thuộc Trung tâm Nghiên cứu các vấn đề chiến lược (CSIS).

Phía Trung Quốc một lần nữa chứng tỏ họ là kẻ thù đáng gờm nhất, buộc Mỹ và cả Hàn Quốc phải xích lại gần Nhật Bản hơn nữa”.

Ông Glosserman cảnh báo: “Nếu quân đội Trung Quốc cố gắng can thiệp vào quan hệ Mỹ - Nhật thì sẽ nảy sinh rắc rối thật sự”.

Các chuyên gia, các nhà quan sát dự báo, sau Hoa Đông sẽ là Biển Đông. Và mới nhất là sự hiện diện của tàu sân Bay Liêu Ninh cùng 4 tàu hộ tống đang mò mẫm vào Biển Đông đã nói lên nhiều điều về khả năng có những xung đột vũ trang chớp nhoáng để chiếm đảo trên vùng biển tranh chấp.

Động thái lấn lướt của Trung Quốc khiến cho các quốc gia láng giềng ngày càng gắn bó chặt chẽ với nhau hơn, thay vì tin tưởng một mối quan hệ tốt đẹp đối với Bắc Kinh.

Tất nhiên, những động thái của Bắc Kinh cũng thúc đẩy sự cảnh giác của các quốc gia láng giềng, và đó cũng là những phản ứng của họ đối với hành động hiếu chiến của Bắc Kinh.

Dù sao, phản ứng của Mỹ cũng đã làm cho phía Bắc Kinh bẽ mặt.

25 nhận xét:

  1. Không chỉ phản ứng của Mỹ làm Trung Quốc bẽ mặt.
    Cộng đồng quốc tế không ai ủng hộ Trung Quốc trong vụ việc này.

    Trả lờiXóa
  2. Trung Quốc thật không coi ai ra gì, ngày càng trở nên hiếu chiến.
    Thái độ của họ càng làm tăng lên những bức xúc trong dư luận các nước.
    Một Trung Quốc bành trướng đang ngày càng hiện rõ trong con mắt quốc tế.

    Trả lờiXóa
  3. Trung Quốc thật không coi ai ra gì, ngày càng trở nên hiếu chiến.
    Thái độ của họ càng làm tăng lên những bức xúc trong dư luận các nước.
    Một Trung Quốc bành trướng đang ngày càng hiện rõ trong con mắt quốc tế.

    Trả lờiXóa
  4. Hình ảnh Trung Quốc đang ngày càng trở nên đen tối, xấu xa.
    Nhân dân Trung Quốc xấu hổ vì những điều này.

    Trả lờiXóa
  5. Trung Quốc không thể cư xử một cách ngang ngược như vậy.
    Tất cả các nước láng giềng Trung Quốc đều xích mích là sao?
    Thật đúng là láng giềng không biết điều.

    Trả lờiXóa
  6. Nặc danh17:45 27/11/13

    Tờ “Nhật báo phố Uôn” (Wall Street Journal) của Mỹ cho biết, phát ngôn viên của Bộ Quốc phòng Mỹ tuyên bố, 2 máy bay B-52 hoạt động trên không phận Senkaku không mang theo vũ khí và không có máy bay hộ tống đi kèm. Lầu năm góc không thông báo trước cho Bắc Kinh về kế hoạch hoạt động của 2 chiếc B-52 này và người Trung Quốc cũng “không có động thái gây khó dễ gì trong suốt chuyến bay”.

    2 chiếc máy bay ném bom chiến lược B-52 xuất phát từ căn cứ không quân Anderson ở Guam đã bay vào ADIZ do Trung Quốc đơn phương hoạch định. Bộ quốc phòng Mỹ cũng khẳng định, đây hoàn toàn không phải là một hành động thách thức Trung Quốc, mà đơn thuần là một hoạt động bay tập trong kế hoạch huấn luyện thường xuyên. 2 máy bay này đã vòng đi, vòng lại khu vực Senkaku trong khoảng 1 giờ mà "không gặp bất cứ sự cố nào", an toàn bay về Guam sau khi hoàn thành chương trình huấn luyện.

    Trong buổi trả lời phỏng vấn của “Nhân dân nhật báo”, chuyên gia quân sự Trung Quốc Lí Lợi đã viện dẫn tuyên bố của người phát ngôn Bộ ngoại giao Trung Quốc Tần Cương là việc nước này hoạch định “Vùng nhận biết phòng không” ở biển Hoa Đông, có thời gian hiệu lực bắt đầu từ 10h ngày 23-1-2013 là phù hợp với Hiến chương Liên hợp quốc, không trái với luật pháp và thông lệ quốc tế.

    Trả lờiXóa
  7. Nặc danh17:45 27/11/13

    Vị chuyên gia này cũng khẳng định, Trung Quốc không nhằm vào bất cứ quốc gia nào và một mục tiêu cụ thể nào, đồng thời cũng không làm ảnh hưởng tới hoạt động hàng không quốc tế ở khu vực này. Ông ta cho rằng, đằng sau sự việc Mỹ điều 2 máy bay chiến lược B-52 xâm phạm khu vực nhận dạng phòng không của Trung Quốc có rất nhiều ý đồ chiến lược, trong đó bao gồm 4 nguyên nhân chính như sau:

    Lý do quan trọng nhất là Mỹ muốn thăm dò phản ứng của Trung Quốc sau khi tuyên bố, nếu máy bay nước ngoài không thông báo trước về lịch trình bay cho nhà cầm quyền Trung Quốc mà xâm phạm vào khu vực này thì họ sẽ áp dụng các biện pháp quân sự. Mỹ tung B-52 vào biển Hoa Đông lần này chỉ muốn thử xem phản ứng của Trung Quốc tới mức nào.

    Thứ 2 là Mỹ không muốn các hoạt động trinh sát, tuần tiễu, thăm dò tin tức tình báo của họ đối với Trung Quốc trong tương lai sẽ bị cản trở, vì vậy, hành động này là sự chuẩn bị để tạo lập những tiền lệ về sau. Thứ 3 là Mỹ sợ mất vai trò lãnh đạo và địa vị độc tôn ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương nên phải chứng tỏ vai trò “anh cả” đối với các đồng minh.

    Thứ 4, Thời gian qua, một số đồng minh của Mỹ tỏ ý không bằng lòng về thái độ “nhũn nhặn” của Washington đối với Bắc Kinh nên Mỹ cần phải “hiển thị uy phong” để khẳng định Mỹ dám thách thức Trung Quốc để trấn an đồng minh, khiến họ sau này phải nghe lời mình.

    Trả lờiXóa
  8. Thằng Tàu khựa rất biết mình biết ta, hắn không dại gì mà dây vào thằng Mỹ. Vậy nên TQ hạ mình im lặng trước thách thức của Mỹ. hi vọng đây là một bài học cho sự hống hách của Trúng Quốc.

    Trả lờiXóa
  9. Càng ngày Trung Quốc càng táo bạo trong các bước đi nhắm tăng tầm ảnh hưởng, kiểm soát của mình với các vùng biển không thuộc chủ quyền của mình. Trước tiên là Việt Nam, philippin rồi giờ còn xâm phạm cả chủ quyền của Nhật Bản, Hàn Quốc. Trước sự ngang ngược ấy, các nước bị Trung Quốc xâm phạm đều không chịu ngồi im, phản kháng một cách quyết liệt, quyết tâm bảo vệ chủ quyền biển đảo nói riêng và chủ quyền của đất nước nói chung. Việt Nam nên cùng với các nước ở cùng hoàn cảnh phản kháng lại sự chèn ép của Trung Quốc, không thể để Trung Quốc muốn gì làm nấy như vây được.

    Trả lờiXóa
  10. Đám lều báo nhắng nhít rặt tuyên truyền phản động. Chú Khoái viết bài và chú Són tha rác về đây cổ súy cho đám phản động lá cải. Chị buồn quá!

    Việc Trung Quốc thiết lập ECSADIZ nên được nhìn nhận cho đúng bản chất, nếu không sẽ rất khó ứng phó với SCSADIZ ở Biển Đông sau này.

    Mỹ là cha đẻ của ADIZ và cũng là nước công bố nhiều ADIZ nhất. Vùng nhận diện phòng không ADIZ cũng như Vùng thông báo bay FIR được lập ra là để kiểm soát không lưu. Có điều, FIR thuộc vào công pháp quốc tế để dùng vào việc dẫn đường và tìm kiếm, cứu nạn hàng không dân dụng, còn ADIZ thuộc vào pháp luật quốc gia để nhận dạng tàu bay ta địch đang tiếp cận không phận giúp sớm đưa ra đối sách phòng không thích hợp.

    Thực chất, ECSADIZ chỉ có giá trị bắt buộc với các tàu bay thương mại khi bay vào không phận Trung Quốc. Quy định này chẳng khác gì các quy định dành cho tàu biển phải đăng ký trước khi tiến vào nội thủy qua các vùng tiếp giáp lãnh hải, lãnh hải của mỗi quốc gia. Tàu bay thương mại muốn vào không phận Trung Quốc từ hướng Đông Hải phải đi qua ECSADIZ và tuân thủ các quy định công khai của ECSADIZ (như thông báo đường bay dự kiến, duy trì liên lạc vô tuyến điện 2 chiều ở tần số quy định, đặt bộ phát đáp máy trả lời nhận dạng kiểu loại và báo tọa độ bay). Mấy tiêu chí của ECSADIZ này chẳng khác mấy các tiêu chí giao thức khi tàu bay tiếp cận các FIR đã có sẵn.

    Đối với các tàu bay nhà nước bao gồm cả phi cơ chiến đấu nước ngoài nếu không muốn đi vào không phận Trung Quốc thì tuân thủ ECSADIZ cũng được, mà chẳng tuân thủ ECSADIZ cũng không sao. Khi ở trong ECSADIZ và không muốn bay vào không phận Trung Quốc, tàu bay nước ngoài được quyền tự do bay lượn mà Trung Quốc không được quyền can thiệp vào an toàn bay. Tất nhiên, TQ có thể cho phi cơ tiêm kích lên để nhận dạng bằng mắt, bay theo để giám sát hoặc cảnh báo phù hợp nếu tàu bay không tuân thủ ECSADIZ có dấu hiệu bay lạc vào không phận.

    Ở góc độ chính trị, ECSADIZ tạo tiền đề cho tàu bay quân sự TQ tiếp cận không phận Điếu Ngư dưới danh nghĩa đang chấp pháp trong ECSADIZ. Việc thiết lập ECSADIZ của TQ có vấn đề ở chỗ nó chồng lấn một phần lên ADIZ của Nhật đã được thiết lập trong khu vực mà trước đó TQ không phản đối, đồng thời nó làm thay đổi hiện trạng không phận phía trên đảo Điếu Ngư đang có tranh chấp.

    Có mấy nội dung dưới đây cần được hiểu đúng:
    - Tàu bay thương mại của JAL, Korean AW hay bất kỳ nước nào khác nếu không có ý định đi vào không phận TQ thì không cần tuân thủ ECSADIZ, nhưng nếu muốn vào không phận TQ để khai thác các thương quyền thì phải tuân thủ ECSADIZ. Việc thiết lập ECSADIZ cũng giống như vụ hộ chiếu lưỡi bò là cách TQ muốn cá nhân, tổ chức ở các nước tranh chấp công nhận quyền chủ quyền của TQ trên vùng tranh. chấp.
    - Việc Mỹ điều tàu bay bỏ bom B-52 vào biển Hoa Đông chỉ có giá trị biểu tượng vì ECSADIZ chả có tí ảnh hưởng nào tới quyền bay của tàu bay quân sự Mỹ trong ECSADIZ.
    - Trong ECSADIZ, tàu bay tiêm kích của TQ không được phép can thiệp vào các hoạt động bay của máy bay nước ngoài không tuân thủ ECSADIZ trừ quyền bay giám sát và cảnh báo.

    Trả lờiXóa
  11. người trung quốc cần phải nhận ra rằng họ hầu như không có đồng minh trong những vấn đề tranh chấp lãnh thổ này , do đó , trung quốc nên thận trọng hơn trong các hành động của mình , nếu không có sự tôn trọng các nước khác trong khu vực,chắc chắn trung quốc sẽ phải trả giá đắt

    Trả lờiXóa
  12. he he con mụ Đốp hiểu chuyện thế là anh ưng

    Trả lờiXóa
  13. cần lên án mạnh mẽ và quyết liệt những hành động vô lí như thế của trung quốc đối với các vấn đề an ninh lãnh thổ, chủ quyền các quốc gia, không thể để trung quốc muốn làm gì thì làm, không có sự tôn trọng đối với các quốc gia khác như vậy, vi phạm nghiêm trọng pháp luật quốc tế và chủ quyền các quốc gia

    Trả lờiXóa
  14. việc làm của TQ không được cồng đồng quốc tế chấp nhận, thậm chí ngay bản thân trong nước nhiều học giả yêu nước cũng không chấp nhận việc làm của chính phủ TQ về việc tổ chức gây tranh chấp lãnh thổ với các nước láng giềng. Việc làm của chính phủ TQ đã và đang nhận được sự phản đối gay gắt của các nước láng giềng cũng như cộng đồng quốc tế. Một mình TQ có thể thay đổi được sự thật của thế giới, trật tự của thế giới điều mong ước của Tq sẽ không bao giờ thay đổi được

    Trả lờiXóa
  15. Mục đích của Mỹ là thử phản ứng của Trung Quốc khi có máy bay vi phạm không phận thì sử dụng biện pháp quân sự nào. Ngoài ra thời gian qua, một số đồng minh của Mỹ tỏ ý không bằng lòng về thái độ “nhũn nhặn” của Washington đối với Bắc Kinh nên Mỹ cần phải “hiển thị uy phong” để khẳng định Mỹ dám thách thức Trung Quốc để trấn an đồng minh và khẳng dịnh vai trò lãnh đạo, địa vị độc tôn ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

    Trả lờiXóa
  16. Nặc danh22:36 27/11/13

    Hết ra oai chưa? đúng là "con cua ngang" gặp phải "chú ếch bự". Co hết cả chân cẳng lại nhưng vẫn còn cố chữa thẹn. Đừng đụng vào cường quốc số 1 ông bạn Tàu à, có ngày thành tro đấy. B52 bây giờ chứ không phải như thời năm 72 Mỹ đánh Hà Nội đâu.

    Trả lờiXóa
  17. Thông điệp gửi đến Trung Quốc rất đơn giản. Đó là, Biển Đông không phải là ao nhà của Trung Quốc để nước này muốn làm gì thì làm. Trung Quốc phải quyết định xem họ có mong muốn duy trì một cách tiếp cận gây đối kháng trong các cuộc tranh chấp lãnh thổ của mình hay không. Nếu thích thì các nước sẽ chiều, và đặc biệt là Mỹ sẽ đứng lên đấu lại đầu tiên.

    Trả lờiXóa
  18. Theo như những hành động của Trung Quốc thì có vẻ như Trung Quốc đã thay đổi chiến lược và cách tiếp cận trong các cuộc tranh chấp lãnh hải ở Biển Đông, từ việc tập trung nhấn mạnh vào con đường đàm phán chuyển sang con đường phụ thuộc nhiều hơn vào vũ lực và dọa dẫm, hay hơn nữa là còn khiêu khích đấu tranh thì đúng hơn.

    Trả lờiXóa
  19. Chiến thuật hiếu chiến của Trung Quốc cũng chứng tỏ điều trên, đặc biệt là thái độ gây hấn với các tàu do thám Mỹ ở các vùng biển quốc tế trong hơn một thập niên qua. Nổi tiếng nhất là vụ chặn tàu Impeccable ở Biển Đông năm 2009. Ngoài ra còn có vụ ép máy bay thám thính của hải quân Mỹ EP-3 hạ cánh năm 2001. Và giờ đây, chúng tiếp tục lộng hành,không coi ai ra gì.

    Trả lờiXóa
  20. Những đô đốc hải quân Trung Quốc đang ủng hộ cho tham vọng lãnh thổ của Trung Quốc, đóng cửa Biển Đông đối với các nước khác. Điều này sẽ đẩy họ vào cuộc xung đột với các nước xung quay vùng biển nóng của thế giới này và đối đầu với Mỹ. Còn về phía Mỹ, hai nhà phân tích cho rằng, nếu có sự kiên định trong chính sách ngoại giao của Mỹ 2 thế kỷ qua, thì đó chỉ là bảo vệ tự do hàng hải.

    Trả lờiXóa
  21. Mỹ và Trung Quốc chỉ được cái tiếng chứ không được cái nước gì hết cả. Tại sao mang danh như thế mà toàn làm những chuyện tiểu nhân bỉ ổi như thế chứ nhỉ. Đứa thì đòi can thiệp vào đất nước người khác đứa thì cứ nhăm nhe chủ quyền nước ta thiệt buồn nhìn cái mặt sáng sủa mà không khỏi mưu mô thủ đoạn

    Trả lờiXóa
  22. Mỹ đang thể hiện sức mạnh không quân của mình để khẳng định Mỹ dám thách thức Trung Quốc để trấn an đồng minh và khẳng định vai trò lãnh đạo, địa vị độc tôn ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.ngoài ra mục đích của Mỹ là thử phản ứng của Trung Quốc khi có máy bay vi phạm không phận thì sử dụng biện pháp quân sự nào và tốc độ phản ứng của lực lượng phòng không và không quân của trung quốc.

    Trả lờiXóa
  23. Sự kiện này cho thấy thái độ của mỹ đối với các hành động của trung quốc ngày càng quyết liệt hơn và mỹ cũng muốn đữa ra một thông điệp biển Đông không phải là ao nhà của Trung Quốc để nước này muốn làm gì thì làm. Trung Quốc phải thận trọng hơn trong việc giải quyết các tranh chấp lãnh thổ với các đồng minh của mỹ

    Trả lờiXóa
  24. chưa là gì so với thế giới nhưng trung quốc cả gan chiếm lấn lãnh thổ nước khác một cách công khai với những lí do hết sức vô lí, chúng áp đặt các dùng đang tranh chấp là của chúng và nói bằng những giọng điệu hết sức khó nghe, nhưng rồi với sự can thiệp của nhiều nước trên thế giới chống lại sự ngông cuồng đến điên dại của chúng và cuối cùng chúng đã nhận lấy sự bẽ mặt.

    Trả lờiXóa
  25. chưa là gì so với thế giới nhưng trung quốc cả gan chiếm lấn lãnh thổ nước khác một cách công khai với những lí do hết sức vô lí, chúng áp đặt các dùng đang tranh chấp là của chúng và nói bằng những giọng điệu hết sức khó nghe, nhưng rồi với sự can thiệp của nhiều nước trên thế giới chống lại sự ngông cuồng đến điên dại của chúng và cuối cùng chúng đã nhận lấy sự bẽ mặt.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog