Đằng sau các báo cáo được đóng gáy vàng
Báo cáo của ngành nội vụ khẳng định chắc như đinh đóng cột rằng, chỉ 1% số cán bộ công chức không hoàn thành nhiệm vụ. Bộ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thái Bình coi con số 30% “vác ô đi, vác ô về” chỉ là dư luận, tất nhiên dư luận thì không đáng tin cậy như báo cáo của ngành.
Một báo cáo đẹp và sang trọng đến mức các quốc gia có hệ thống hành chính và đội ngũ công chức chuyên nghiệp nhất cũng phải ngưỡng mộ. Có lẽ Việt Nam nên mở ngành đào tạo cán bộ công chức cho thế giới đến học tập.
Nhưng hiện thực của nền hành chính công, với những sản phẩm có chất lượng rất thấp mà cỗ máy hiện nay tạo ra cho thấy nó đi ngược lại với con số báo cáo.
Người dân, doanh nghiệp đã phải chịu đựng một bộ máy hành chính còn quá nhiều lỗi. Mà ai vận hành và hoạt động trong bộ máy đó vậy, chẳng phải là 99% con người hoàn thành nhiệm vụ đó hay sao.
Trả lời báo chí bên lề Quốc hội liên quan đến việc xả lũ của các hồ thủy điện, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải rất lạc quan: “Khi kiểm tra, tôi thấy các địa phương cũng như Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đều nắm vững về lượng xả lũ và điều hành của các hồ chứa. Theo tôi biết, đến nay chưa có báo cáo nào nói có hồ nào đó xả lũ sai quy trình và các địa phương có hồ chứa đều khẳng định như vậy”.
Các địa phương có hồ chứa đã soạn thảo những báo cáo đẹp tuyệt vời, có lẽ các bản báo cáo đó nên được đóng gáy vàng đưa vào bảo tàng khoa học để con cháu mai sau nghiên cứu. Tất nhiên khi làm công việc này, con cháu sẽ so sánh với thiệt hại do cơn lũ gây ra ở miền Trung với hàng chục người chết và thiệt hại tài sản rất lớn. Con cháu cũng sẽ đối chiếu với ý kiến của nhiều nhà khoa học, đại biểu Quốc hội phản biện các dự án thủy điện, thậm chí còn đòi lôi các “ông thủy điện” ra tòa.
Và con cháu sẽ biết đâu là sự thật của các báo cáo được đóng gáy vàng.
Tháng 9.2013, Bộ Tài chính đã ra công bố con số nợ đọng đầu tư xây dựng cơ bản trên 63 địa phương hơn 91.000 tỉ đồng. Sáng 19.11, trong phiên thảo luận diễn ra tại nghị trường, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh cho biết, nợ đọng xây dựng cơ bản hiện chỉ còn 43.000 tỉ đồng. Tuyệt vời, chỉ trong hai tháng, đã xử lý hơn 50% số nợ khá to này.
Nhưng kể cả con số đã thanh toán nợ đó là thật, thì nhiều doanh nghiệp đã phá sản trước khi được trả nợ. Nhiều công trình bị “chôn” vốn và chờ vốn và bị đội vốn, bị mất cơ hội đưa sản phẩm ra thương trường.
Cho dù báo cáo giải quyết nợ đọng rất đẹp thì vẫn còn 42.000 tỉ đồng nữa phải xử lý, xin hãy nghe TS Trần Đình Thiên nói: “Đang có nhiều doanh nghiệp “chết” hoặc chờ “chết” vì không thu được món nợ này”.
Hoặc đến khi số doanh nghiệp đang hấp hối chuyển qua “tắt thở” rồi tiền nợ mới được trả? Lúc đó thì nên nhắc lại câu nói nổi tiếng của TS Bùi Kiến Thành: “Chết rồi mới đem tiền đến viếng”.
Nguồn: Lao Động
bài viết rất đúng, không thể để những bản báo cáo đẹp như mơ mà quên đi thực tiễn đang xẩy ra được, cái gì cũng phải có thực tế, và quan trọng nhật ở đây là đánh giá vào thành quả công việc mà họ làm được. việc việt nam mà có kết quả nhưu rthế thì đây là một tin hiệu vui những thực tế nó trái hoàn toàn với bản báo cáo, và quốc hội cũng nên xem lại những kết quả của cuộc khảo sát này sao cho kết quả không được nhiều người phả đối như thế, phản ánh đúng thực tế sẽ tạo điều kiện cho sự phát triển hơn là nói sai, nói cho đẹp
Trả lờiXóađây chính là cái mà các cán bộ trong nhà nước ta đang vấp phải và nó đã và đang là xấu đi phẩm chất người cán bộ, chúng ta cần phải có những cái nhìn nhận thực tế, khách quan có như thế chúng ta mới có thể hoạch định được các chính sách phát triển cho phù hợp được chứ. Cứ mà cơ sở báo cáo không sát thì đảm bảo là phía trển nhìn nhận vấn đề cũng có chút gì đó lệch ngay, hi vong người cán bộ của dân phải để ý đến cái này
Trả lờiXóaĐây chính là hạn chế lớn nhất trong công tác quản lý ở nước ta. Thường thì những bản báo cáo chỉ đưa ra những mặt tốt mà lấp liếm đi những mặt thiếu sót. Mong là tất cả các ban ngành sẽ tự đưa ra cái nhìn khách quan hơn nữa để kiểm điểm, đánh giá những thực trạng của ngành mình.
Trả lờiXóaNhân dân vẫn hay truyền miệng nhau câu nói: "làm láo báo cáo hay". Quả thực đó chính là thực trạng của hầu hết các ngành nghề ở nước ta. Mong là từ sau những vụ việc xảy ra, mỗi ngành nghề hãy đưa thực tế vào báo cáo để từ đó rút được kinh nghiệm và tìm cách giải quyết cho ngành nghề mình. Đồng thời qua đó cũng có thể lấy được niềm tin cho nhân dân.
Trả lờiXóaBáo cáo xa rời với thực tế, chính điều này đã làm dân chúng thêm phẫn nộ. Thiết nghĩ chúng ta không nên che giấu những thiếu sót đi như vậy bởi có thiếu sót chúng ta mới có thể rút ra được kinh nghiệm và có thêm những bài học đáng quý cho công tác quản lý, kiểm tra...
Trả lờiXóaVốn dĩ báo cáo là nơi trình bày những thứ đã làm được và những thứ còn thiếu sót trong quá trình thực hiện để từ đó đưa được ra phương hướng, kế hoạch cho lần thực hiện tiếp theo. Nhưng thật đáng buồn khi báo cáo ngày càng đi xa với thực tế, chỉ báo cáo những thứ làm được còn những sai sót, tiêu cực thì bị lấp liếm. Mong là các cán bộ hãy tự kiểm tra, đánh giá lại những việc làm của mình để sao cho có kết quả khách quan nhất.
Trả lờiXóaCùng với các vấn nạn tham nhũng, lãng phí, bệnh thành tích ngày càng nặng nề khiến cho các bậc thang giá trị bị đảo lộn, đạo đức xã hội xuống cấp trầm trọng. Về mặt quản lý xã hội, bệnh thành tích khiến cho thực tế bị tô hồng, bị méo mó, các cơ quan chức năng không thể đề ra được những quyết sách đúng đắn. Bao giờ cái căn bệnh thành tích này được khắc phục thì lãnh đạo phía trên mới có thể ra quyết định đúng đắn giải quyết các vấn đề xã hôi, và cấn thiết cho mấy ông cán bộ báo cáo láo nghỉ việc luôn.
Trả lờiXóaLẽ ra ngay từ khâu tuyển chọn cán bộ nhà nước ta nên tuyển chọn công khai, chiêu mộ người tài, và cán bộ công chức nhà nước cần được đảm bảo cuộc sống thì mới chiêu mộ được những người tài cho đất nước. bộ máy nhà nước có một số cán bộ ở còn lạc hậu nên nhiều khi tư duy và cách làm việc còn lạc hậu. tuy nhiên bộ máy đó không phải là tất cả,mọi người cũng nên nhìn vào những gì họ đã làm được, nếu đúng như dư luận thì làm sao họ giải quyết hết nhiều công việc của đất nước chứ. vì vậy nên có cái nhìn công bằng hơn
Trả lờiXóaĐây đúng là vấn đề mà bộ máy nhà nước của ta phải khăc phục gấp, đừng có vì bản báo cáo đẹp một chút mà không báo cáo đúng sự thật, thực tế vì làm như thế thì những người hoạch đinh chính sách ở phía trên không thể nào mà có cái nhìn chính sách khách quan về tình hình để có thể đưa ra được những chính sách hợp lý đưa đất nước phát triển đi lên được. Tôi hi vọng rằng Quốc Hội sẽ xem xét cẩn trọng những bản báo cáo để có thể đưa ra được cái nhìn chính xác về tình hình đất nước vì có nhìn thằng vào sự thật mới giải quyết được vấn đề.
Trả lờiXóahiệu quả công việc nó phản ánh rõ ràng trên thực tế , được dân phản ánh rõ ràng, còn mấy bản báo cáo ấy cũng chỉ là hình thức. Làm cán bộ thì nên thẳng thắn nhận khuyết điểm, tồn tại để làm việc tốt hơn, nên vì lợi ích của nhân dân mà làm việc chứ đừng vì mấy bản báo cáo màu hồng ấy
Trả lờiXóaNgười cán bộ làm việc thì cái cần nhất là trách nhiệm, trách nhiệm với công việc, trách nhiệm với nhân dân , sao cứ phải trốn tránh , không nhìn thẳng vào sự thật, sao không nhận xét rõ ràng về khuyết điểm và cùng nhau tìm hướng giải quyết, đamr bảo hiệu quả công việc, có như thế thì mới làm nhân dân tin tưởng được
Trả lờiXóaỞ tất cả các bộ, ban ngành trong hệ thống chính trị của đất nước đều đang tồn tại những vướng mắc và một thực tế đáng buồn là những nhà đứng đầu lại không có những cái nhìn khách quan hơn về điều đó! Bài viết phân tích 1 cách khá rõ khi mà các bộ trưởng và phó thủ tướng trả lời phiên chất vấn kỳ họp quốc hội như thế! Đúng là đáng buồn
Trả lờiXóaCác cơ quan rồi doanh nghiệp nhà nước có rất nhiều cán bộ không hoàn thành nhiệm vụ cũng như không đủ năng lực làm việc trong quá trình kiểm tra năng lực làm việc của cán bộ nhân viên thường thì tất cả đều hoàn thành tốt nhiệm vụ và các lãnh đạo luôn thưởng hậu hĩnh cho mình nhưng thực tế báo cáo kinh doanh thì luôn thua lỗ ví dụ như vinasin ...
Trả lờiXóa