TT - Tại phiên chất vấn ở Quốc hội trong tuần này, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thái Bình nói chỉ khoảng 1% cán bộ, công chức không làm được việc, còn chuyện 30% người “ngồi chơi” chỉ là tin đồn. Sự thật thế nào?
Ông Lê Nam |
Trong mục Diễn đàn chủ nhật hôm nay, Tuổi Trẻ giới thiệu một số ý kiến nêu thực trạng hiện tại, đồng thời cho rằng con số 1% là hoàn toàn không đáng tin cậy.
* Ông Lê Nam (phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa):
30% là có căn cứ
- Tôi tiếp cận với con số 30% cách đây khoảng hai năm, được các nhà khoa học đưa ra tại một hội thảo của Học viện Chính trị - hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, đây là con số công bố dựa trên kết quả điều tra, khảo sát. Vì vậy, tôi nghĩ rằng Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói con số 30% là hoàn toàn có căn cứ. Nhưng Bộ trưởng Nguyễn Thái Bình trả lời trước Quốc hội rằng đó chỉ là dư luận. Có thể không phải là 30% mà là 25% hay 28%, nhưng có một điều ai cũng phải thừa nhận là có một số lượng rất lớn cán bộ, công chức không làm được việc, chắc chắn không phải là 1%.
* Ông có thể nói gì về nguyên nhân của tình trạng này, phải chăng là do cơ chế tuyển dụng, bổ nhiệm?
- Có một thực trạng mà chắc ai cũng thấy rõ là bây giờ ngành nào cũng phải ưu tiên tuyển dụng con em trong ngành. Chỉ riêng câu chuyện ấy đã nói lên chất lượng cán bộ, công chức. Rồi những vị trí “ngon” thì con ông cháu cha chiếm chỗ, thân quen gửi gắm. Hẳn chúng ta vẫn chưa quên câu chuyện chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Thành ủy Hà Nội phát biểu công khai tại HĐND TP rằng chạy một suất công chức ở Hà Nội không dưới 100 triệu đồng. Nhưng sau đó tôi lại nghe nhiều người nói rằng tại sao giá suất công chức ở Hà Nội rẻ thế. Đấy, những tiêu cực và cơ chế tuyển dụng, bổ nhiệm hiện hành là nguyên nhân chính dẫn đến sự dư thừa, kém hiệu quả của bộ máy.
* Đầu kỳ họp Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch - đầu tư Bùi Quang Vinh cũng tâm tư rằng ông không thể tuyển một người giỏi vào bộ máy của mình được do không thể trả lương cao và cũng khó đuổi những người yếu kém đang ngồi chiếm chỗ...
- Tôi nghĩ không chỉ Bộ trưởng Vinh bất lực, mà ngay cả đến Thủ tướng cũng không thể tuyển những người tài giỏi vào bộ máy của mình nếu cứ giữ cơ chế như hiện nay. Trước đây tôi làm thủ trưởng một đơn vị, khi tôi về đó nhận nhiệm vụ thì người tiền nhiệm đã tuyển dụng thêm nhiều người, trong đó một số là con cháu của họ. Tôi về thì tôi không thể đuổi bớt người đi được bởi họ sẽ kiện, sẽ oán hận tôi. Tôi cũng không thể tuyển thêm nữa, kể cả tuyển người có chất lượng cao hơn bởi hết biên chế rồi. Với cơ chế hiện nay rất khó đuổi người, bởi cuối năm bình bầu cán bộ, đảng viên, công chức thì dường như ở đâu cũng 100% hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
* Tại sao lại có con số 100%, thưa ông?
- Trước hết là do tiêu chí đánh giá. Thứ hai là do bệnh thành tích, cơ quan nào cũng muốn có số đẹp, đơn vị nào cũng đặt mục tiêu phải trong sạch, vững mạnh. Thứ ba là cả nể với nhau. Tôi muốn nói là toàn bộ cơ chế ấy, cung cách ấy ngáng trở mục tiêu cải cách bộ máy. Vậy mà đến nay Bộ Nội vụ chưa tham mưu được gì căn cơ để thay đổi cơ chế này.
* Theo ông, thay đổi cơ chế tuyển dụng, bổ nhiệm hiện nay thì dễ hay khó?
- Tôi nghĩ không khó lắm, vấn đề là có dám làm hay không. Chẳng hạn, có một vấn đề quan trọng cứ nói mãi mà vẫn chưa làm được là tính cạnh tranh trong công tác tuyển dụng, bổ nhiệm. Ví dụ bầu vị trí chủ tịch tỉnh, bổ nhiệm vị trí giám đốc sở tại sao lại chỉ có một người? Tôi nghĩ phải công khai cạnh tranh mới chọn được người tốt nhất.
LÊ KIÊN thực hiện
* PGS.TS Võ Kim Sơn (Học viện Hành chính quốc gia):
1% là đáp số giả
- Cách đây khoảng hai năm, Bộ Nội vụ có thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học điều tra, khảo sát, đánh giá về hiệu quả sử dụng thời gian làm việc của công chức. Nghiên cứu chỉ ra được nhiều bất cập trong hoạt động công chức. Có người đến cơ quan chỉ lo... sắc thuốc, có người đi cà phê cà pháo. Dù vậy, tôi vẫn cho rằng nghiên cứu này không bao giờ tìm ra con số trung thực.
Hiện chưa có phương pháp nghiên cứu tối ưu nào để cho ra kết quả chính xác bao nhiêu phần trăm công chức không làm được việc. Nếu điều tra theo cách này thì có thể 30-50% công chức không làm được việc, nhưng theo cách khác tỉ lệ lại tụt xuống không tưởng. Nhưng dù thế nào, nhìn đơn giản từ thực tế thì thấy ngay tỉ lệ 1% là “đáp số giả”, chỉ dựa hoàn toàn vào mức độ hoàn thành công việc theo báo cáo của các cơ quan.
* Sự lãng phí từ tình trạng công chức không làm được việc không chỉ ở hệ thống tiền lương phải chi trả, mà còn biểu hiện ở sự thiệt thòi khi người dân hiện chưa được sử dụng dịch vụ hành chính công một cách xứng đáng...
- Công chức của ta vẫn chưa được giáo dục rõ rằng đặc thù công việc của anh là cung cấp dịch vụ và bản chất của hoạt động dịch vụ là phụ thuộc vào khách hàng, không biết khách đến lúc nào, mà phải luôn trong tư thế sẵn sàng. Trong khi đó, nhiều người ăn lương công chức nhưng vẫn mơ hồ nghĩ mình làm sản xuất kinh doanh, làm hết ngần ấy sản phẩm là xong. Không ít người cho rằng để cải cách công chức thì khoán việc cho họ như công nhân nhà máy, nhưng làm thế sao được?
* Có ý kiến cho rằng tỉ lệ “công chức không làm được việc” cao không chỉ vì đâu đó công chức còn lười, bộ máy làm việc chưa hiệu quả, mà còn bởi lý do số lượng công chức đang quá nhiều...
- Đặt giả thiết tỉ lệ 30% là có thật thì chắc chắn điều này gắn với đặc trưng khu vực nhà nước VN lâu nay vẫn “vừa thừa lại vừa thiếu”. Song khi hỏi một ông bộ trưởng, một ông giám đốc sở xem ai thừa ai thiếu thì lại chẳng thể chỉ ra được.
Thói quen của các đơn vị vẫn là hằng năm được “xin thêm biên chế”. Không chỉ ra nổi ai thừa ai thiếu, nhưng mỗi khi có việc là thấy lúng túng, lại vội vã đề xuất “xin người”. Hậu quả là những người mới tuyển có thể năng lực tốt, tiếp tục được phát huy, trong khi người cũ trình độ tầm tầm thì càng không có việc để làm. Có điều, nếu bây giờ thực hiện một cuộc cách mạng, sắp xếp, bố trí lại vị trí từng người thì cả hệ thống có dám mạnh dạn áp dụng “luật chơi”: không có việc thì đưa họ ra khỏi biên chế, hay áp dụng việc nghỉ chế độ, nghỉ hưu không?
Còn nhớ năm 2001, Thủ tướng ban hành quyết định tinh giản 15% biên chế. Khi đó, tôi xây dựng cho đơn vị mình một quy trình chín bước để thực hiện tinh giản biên chế đúng người, trong đó bước đầu thực hiện tinh giản 2% trước. Nghĩa là xây dựng bộ tiêu chuẩn cho người đủ năng lực ở lại, rồi nâng dần tiêu chuẩn để tinh giản tỉ lệ lớn hơn. Nhưng kết quả của cả nước là không tinh giản được phần trăm nào, cuối cùng còn tăng số lượng công chức lên thêm hơn 10%.
NGỌC HÀ thực hiện
* Ông Châu Minh Tỷ (nguyên giám đốc Sở Nội vụ TP.HCM:
Có thể giảm ngay 20%
- Từ trước tới nay, chưa có một thống kê chính xác về số lượng cán bộ, công chức không đáp ứng được yêu cầu công việc. Tuy nhiên, kinh nghiệm của tôi cho thấy trong các cuộc hội họp, nhiều thủ trưởng nói có khoảng 30% cán bộ, công chức không đáp ứng được nhu cầu công việc. Những người này, thủ trưởng có phân công việc nhưng chỉ là những việc đơn giản, tránh để họ ngồi không. Với cơ chế hiện nay, một người vô biên chế nhà nước rồi thì có biên chế “suốt đời”, đưa ra khỏi biên chế rất khó.
Nguyên nhân chính là do trình độ chuyên môn. Phần lớn cán bộ, công chức chưa đáp ứng nhu cầu công việc là những người không thích ứng được với điều kiện làm việc mới trong thời đại công nghệ thông tin, hoặc có nguyên nhân từ việc không được bố trí phù hợp với chuyên môn. Ví như một số thạc sĩ được đào tạo ở nước ngoài về lại được bố trí làm việc tại các ban Đảng, những cán bộ, công chức không có năng lực nhưng được tuyển dụng qua gửi gắm hay giữ chân nhà nước để làm dịch vụ bên ngoài...
Nhược điểm lớn nhất của cán bộ, công chức của ta hiện nay là chưa làm việc hết lòng. Những người làm việc tốt chưa được đánh giá đúng, chưa được hưởng thù lao tương xứng. Nhiều khi người làm việc tích cực, hết mình còn bị cô lập trong tập thể. Tại không ít cơ quan chỉ có khoảng 30% công chức làm việc tích cực, 40% làm việc trung bình và 30% làm việc yếu.
Muốn giải quyết sớm tình trạng trên, có hai việc cần làm: Một là, phải có mô tả công việc cho từng chức danh. Mỗi sở, mỗi cơ quan có bao nhiêu công việc phải làm, từ đó tính ra lượng công chức. Mỗi công chức phải làm được những việc gì và được trả lương ra sao. Hai là, cần xây dựng bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả công việc. Trên cơ sở này, giao quyền tuyển dụng cho thủ trưởng cơ quan: tự sát hạch, chọn người đủ năng lực làm việc và tự chịu trách nhiệm, các cơ quan bên trên không được can thiệp.
Cùng với hai việc nêu trên, phải giảm thủ tục hành chính, giảm công việc mà Nhà nước không nhất thiết phải làm. Trước mắt, nên giảm việc chứng thực bản sao y mà UBND các phường đang thực hiện. Về mặt lập pháp, các quy định của pháp luật phải rõ ràng để có thể giao việc được cho một công chức và họ tự chịu trách nhiệm. Luật rõ ràng để người dân có thể giám sát lại công chức.
NGỌC HÀ - QUỐC THANH ghi
Ý kiến người dân:
Bộ trưởng chưa thẳng thắn
* Ông Trần Nhật Thăng (tổ 36, P.Vĩnh Phúc, Ba Đình, Hà Nội):
Ba ngày chất vấn, cử tri chúng tôi cũng tụ họp để cùng theo dõi. Đối với tư lệnh ngành, phải nói rất thật là cử tri khu phố tôi khi xem không hài lòng với cách trả lời của Bộ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thái Bình. Lâu nay cử tri nói, đại biểu hội đồng cũng nói, đại biểu Quốc hội cũng nói, thậm chí cả phó thủ tướng cũng nêu về chuyện râm ran 30% cán bộ không làm được việc, vậy mà bộ trưởng không trả lời được? Tại sao là tư lệnh của một bộ chuyên về công tác cán bộ mà tới giờ vẫn không dám thẳng thắn đề cập chuyện này? Tại sao đến giờ bộ trưởng vẫn không biết 30% cán bộ không làm được việc ở đâu? Là cử tri, chúng tôi mong có những bộ trưởng dám làm, dám nhận trách nhiệm.
* Ông VŨ TẤN KHIÊM (P.Tân Phong, Q.7, TP.HCM):
Theo dõi một số phiên trả lời chất vấn tại Quốc hội, ít khi tôi thấy thỏa mãn. Các đại biểu Quốc hội chất vấn rõ ràng, có bộ trưởng trả lời loanh quanh, chưa đi vào vấn đề chính. Như Bộ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thái Bình, đại biểu Quốc hội đặt vấn đề về tỉ lệ cán bộ, công chức không làm được việc, cứ nói toạc ra là không nắm được hoặc nắm được thì tỉ lệ là bao nhiêu?
X.LONG - Q.THANH ghi
bây giờ không quan trọng là ai nói đúng nói sai nữa, hãy quan tâm vào vấn đề hiệu quả của công việc ,đó mới là cái nhân dân cần nhất , vì thế, thay vì ngồi chỉ trích nhau hay là ngồi tô tô vẽ vẽ cho đẹp cái bản báo cáo, thì hãy thẳng thắn nhìn nhận khuyết điểm, tìm ra biện pháp để cái thiện tình trạng này, hãy làm việc vì lợi ích của nhân dân
Trả lờiXóa"Làm thì láo, báo cáo thì hay" đấy là câu dân gian vẫn truyền miệng. Thực hư có phải như vậy không thì chưa biết bởi nhiều báo cáo không được công bố trước nhân dân nhưng chắc hẳn bên trong ấy là những con số tròn trĩnh, đẹp đẽ của thành tích và rất ít những con số về thực trạng của nhân dân!
Trả lờiXóaĐúng như vậy trên thực tế thì có nhiều cán bộ không có năng lực thật sự và con số ấy không chính xác cụ thể nhưng nó cũng đẫ phản ánh một phần nào thực tế năng lực cán bộ của bộ máy làm việc của đất nước chúng ta. Cần có sự kiêmr tra thanh tra để có sự đánh giá đúng dắn về diều này nhằm giúp cho bộ máy làm việc của nhà nước được hiểu quả hơn và không mang lại dư luận trong xã hôi
Trả lờiXóaĐây là một vấn đề cần bàn luận và đưa ra nhữn vấn đề cần giải quyết. Thực trạng thì bên cạnh những cán bộ có năng lực thật sự, có trình độ cao và khả năng làm việc hiệu quả của họ là rất lớn và rất đáng khích lệ. Nhưng bên cạnh đó thì cúng còn có nhiều cán bộ thực sự không có năng lực và làm việc không hiệu quả , tình trạng đến cơ quan ngồi chơi là rất nhiều làm lãng phí thời gian công sức tiền bạc của cơ quan nói riêng vaf nhà nước nói chung
Trả lờiXóaVấn đề này thì ở đâu cũng thấy. Tôi rất tâm đắc với bài viết "Sớm xách ô đi, trưa xách ô về " của Hoàng Sơn cách đây không lâu. Quan chức cứ ngồi ghế xoay, chơi games chiều đi nhậu, chơi cầu lông rồi đến tháng nhận lương. Nghĩ thương dân quá các bác ah. Làm quần quật để nuôi mấy tay giở người.
Trả lờiXóaĐối với con người, ý thức vẫn là chính. Con người sống mà không có ý thức thì sớm muộn cũng bị đào thải ra khỏi xã hội này thôi. Còn chuyện đi làm ngồi chơi cũng thế, người có ý thức sẽ tích cực làm việc, người không có sẽ chỉ ngồi chơi. Những con số thống kê không nói lên điều j cả.
Trả lờiXóavẫn là cả nể từ trên xuống dưới thôi.nếu không cả nể thì cũng không cần phải xem con số 30% là chính xác hay không,cũng chẳng cần phải tranh cãi nhau để làm gì.nếu thực sự muốn đội ngũ viên chức trong sạch có năng lực tốt thì tổ chức cho thi với một hội đồng ra đề thi. coi và chấm thi công bằng cho tất cả các viên chức đang làm việc ai không đủ điểm thì loại ngay.nếu vì loại mà thiếu biên chế thì tổ chức thi tiếp không thiếu những ưng viên bên ngoài có đủ va thừa năng lực.lúc đó tôi nghĩ nhà nước và nhân dân đều có lợi.
Trả lờiXóamột là thi cử công bằng người trong biên chế mà kém tài không đủ điểm thì bị loại.người giỏi sẽ được làm.
hai là lúc đó sẽ có người tiền đã mất lại bị loại khỏi biên chế sẽ tự tố cáo nhau.hoặc sợ không tố cáo thì đi học lại hoặc tìm việc khác phù hợp với trình độ năng lực của mình mà làm.đỡ gánh nặng cho xã hội...
vậy tại sao không thi.tai sao cứ phải báo cáo thế này thế kia...vẫn là bệnh vòng vo cả nể và lợi ích nhóm thôi.
Một đất nước cũng giống như một doanh nghiệp vậy, nếu số lượng người làm ra sản phẩm cho công ty nhiều thì công ty phát triển, còn số lượng người không làm ra sản phẩm cho công ty nhiều thì công ty sẽ có nguy cơ phá sản. Ví dụ; công ty có 100 người lao động mà trong đó bộ phận bảo vệ hết 8 người, quét dọn vệ sinh 2 người, hành chính văn thư, bộ phận gián tiếp...là những người không trực tiếp làm ra tiền mà nhiều quá thì nguy to. Đất nước cũng vậy, khâu gián tiến nhiều quá thì ngân sách sẽ chi nhiều nhưng không đem lại hiệu quả. Nên tinh gọn bộ máy làm việc, giảm số người gián tiếp càng nhiều càng tốt.
Trả lờiXóaRõ ràng không phải công chức "ngồi chơi" mà do cơ chế, sự điều hành và nhiều thứ khác. Do vậy, để xử lý rốt ráo vấn đề này không dễ vì nó đụng chạm khá nhiều. Tôi cho rằng bao giờ ta dám bỏ đi sự nể cả, sự quen biết thì mới làm tốt được sự phân công công việc, tránh cho hàng ngàn công chức dựa bệ ăn lương, và cần phải có một cơ chế thật hợp lý, công tác quản lý phải đảm bảo công việc cũng như chế độ nghỉ ngơi, lương thưởng cho phù hợp.
Trả lờiXóaỞ cấp xã, rất dễ bắt gặp hay nghe được bức xúc từ chính người dân về việc muốn chứng thực đơn từ thì cứ việc ra quán cà phê hay quán nhậu để tìm cán bộ. Hay làm cán bộ ở xã thì chỉ cần làm vài tiếng trong một ngày, thời gian còn lại cứ việc la cà, "tám", hay đi nhậu. Kể từ khi nghị quyết trung ương 4 ra đời thì việc này có giảm nhưng vẫn chưa mạnh.
Trả lờiXóaTại sao công nhân họ làm việc quần quật trong khi đó thì các sếp lại cứ ung dung "ngồi chơi". Vì người quản lí họ biết khai thác hết khả năng làm việc của công nhân. Vì vậy, muốn cán bộ công chức có lương cao, bắt buộc phải thay đổi cơ chế, phải sa thải những cán bộ "không cần thiết", cần phải có những cán bộ có năng lực, biết quan tâm đến người dân, nhân viên của họ, thế mới phát triển được.
Trả lờiXóaMột điều nghịch lí là phép so sánh giữa nước ta và Mỹ thì :dân số của ta chỉ bằng 30 %,lãnh thổ chỉ bằng 3 % ,nhưng công chức của chúng ta thì 300 %,nếu so với quản lí dân số thì công chức của chúng ta gấp 10 lần,còn quản lí theo lãnh thổ thì công chức của nước ta nhiều gấp 100 lần nước Mỹ...là người dân nên không thể hiểu được là tại sao ... như thế,kính mong những người "có trách nhiệm " lí giải cho dân chúng hiểu rõ hơn ???Rồi ngày nay mục tiêu đặt ra là sẽ "tinh giản "100.000 công chức trong những năm tới,theo tôi những "tiêu chí " này cũng "mông lung "lắm và tính khả thi thì...khó mà thực hiện được. Chỉ khi nào "nhà quản lí con người " biết được khi công việc với cần con người thì lúc đó tăng giảm mới là cần thiết,còn tăng giảm mà đặt ra chỉ tiêu gì cũng chỉ là ...hình thức,thêm một vòng...luẩn quẩn
Trả lờiXóaTôi thấy Bộ Nội Vụ dự thảo quy định này là rất tốt, tôi đồng ý là nhiều cán bộ công chức của chúng ta làm việc không hiệu quả, lười biếng, không chịu sáng tạo, không vì nhân dân, " sáng cắp ô đi, chiều cắp ô về" có khi nhiều người không biết nổi mình làm việc gì, nội dung cv như thế nào. Nên tôi nhất trí là phải cải tổ cho đất nước phát triển, vì tương lai của đất nước
Trả lờiXóaMuốn giảm biên chế không khó, Bộ Nội Vụ, Sở Nội Vụ và Cơ quan đầu ngành hãy dũng cảm Thiết kế, Công khai Môi hình tổ chức, Bảng quy định chi tiết Chức năng Nhiệm vụ quyền hạn, Yêu cầu số lượng người kèm theo Yêu cầu chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng của Từng vị trị công việc trong từng Cơ quan. Doanh nghiệp nhà nước, các Chuyên gia và Người làm việc, Công chức, Cán bộ sẽ góp ý, ngay sau khi hoàn thiện sẽ lập danh sách Cán bộ, Công chức, Người lao động đang làm việc tại từng vị trí công tác đó, kèm theo Trích ngang học vấn, trình độ, thành tích, khuyết điểm... Khi đó sẽ "thừa" về số lượng hay không đủ về chuyên môn, chất lượng
Trả lờiXóaTôi rất mừng khi nghe thông tin này vì bản thân tôi là một người dân và cũng đã bị "luật" hành quá nhiều.Điển hình như cán bộ cấp xã, đội ngũ công an thì quá nhiều nhưng khi người dân kêu cứu về những trường hợp cấp bách như bị bạo hành hay gây rối trật tự thì công an xã chỉ có mặt khi "chuyện đã rồi" hoặc là gặp người bị tai nạn giao thông tại địa phương mà chỉ đứng nhìn. Còn cán bộ cấp huyện thì nhiêu khê hơn nữa, đơn giản là vụ tranh chấp đất đai, sau khi thủ tục hòa giải đã hoàn tất và 2 bên nguyên đơn và bị đơn đã thống nhất phương án thu hồi giấy CNQSDD, tôi được cán bộ huyện hứa là sẽ nhanh hơn rất nhiều so với cấp sổ mới ( chậm nhất là 60 ngày). Nhưng thực tế khi đến hẹn trả hồ sơ tôi đến phòng địa chính thì được cán bộ trả lời là ( đang làm hoặc là sếp chưa kí " khi nào xong tôi sẽ thông báo" )và tôi đã chờ cái câu khi nào xong trong suốt 6 tháng trời sau biết bao nhiêu thời gian đi lạivà khi thì thiếu giấy này khi lại thiếu giấy kia, trong khi phòng địa chính bên cạnh thì cán bộ ngồi tụ tập nói chuyện như mấy "bà tám".Chưa hết, nhiều lần tôi đến phòng một cửa thì cán bộ ở đây được trang bị hẳn một bộ loa máy tính để ngồi nghe nhạc trong khi người dân ngồi chờ kín ghế (ý tôi nói ở đây là khoảng 5 cán bộ phòng một cửa thì chỉ có 3 người làm việc liên tục, còn lại là ngồi chơi. Vậy thì lương ở đâu trả cho những cán bộ này có phải là của dân??? và tại sao số lượng công việc ít quá, rảnh rỗi quá thì không cho cho giảm biên chế bớt đi để rồi ai cũng được nhận đồng lương đúng với sức lao động của mình?
Trả lờiXóaBảo hiểm xã hội kêu sắp phá sản quỹ lương hưu nên đề xuất cho tăng tuổi lao động để giảm gánh nặng lương hưu. Bộ Nội vụ nhận người vô tội vạ nay để giảm 100.000 công chức lại đòi được cấp 8.000 tỷ để giải quyết số này về hưu non!
Trả lờiXóatheo nghị định không lên làm vậy, hãy rà xoát lại công việc tuyển và đề bạt nhân sự hiện nay, những đối tượng không đủ tiêu chuẩn có vấn đề trong tuyển dụng cho thôi việc, nếu áp dụng nghị định này sẽ xảy ra tình trạng thủ trưởng kiếm cớ sa thải nhân sự tuyển chọn con cháu vào làm dẫn tới cơ quan là nhà của xếp tình trạng lũng đoạn có hệ thống ekip nguy hiểm cho xã hội hơn nhiều...
Trả lờiXóaTinh giảm biên chế mà chỉ nghĩ đến "tinh giảm con người" thôi thì chỉ là cái ngọn. Rất nhiều hệ lụy khi đặt chỉ tiêu như trên. Cốt lõi là ở chổ cơ chế quản lý, muốn tinh giảm biên chế thì phải tinh giảm cơ chế quản lý. Với cơ chế quản lý như hiện nay có giảm nhân sự thì nhu cầu quản lý theo cơ chế sẽ đòi hỏi tăng thêm người trong thời gian tới. Cần hướng tới chính phủ điện tử bởi tính ưu việt của nó là minh bạch, nhanh, hiệu quả, hạn chế tiêu cực và ít tốn nhân sự. Có thể tốn nhiều ngân sách để thực hiện nhưng đó là con đường duy nhất để xây dựng một bộ máy hành chính hiệu quả.
Trả lờiXóaTinh giảm biên chế là một công cụ hết sức hữu hiệu để loại bỏ được "lợi ích nhóm" và tham nhũng, bởi chính những "công bộc" không làm được việc này thường câu kết với nhau rất chặt chẽ để đục khoét nền kinh tế của đất nước mà với Vinashin và Vinalines là những minh chứng rõ nét nhất. Chính vì thế người dân đang rất mong chờ các cơ quan quyền lực của nhà nước phải thể hiện mạnh mẽ hơn nữa sự quyết tâm làm bằng được để người tài thì có đất "dụng võ" còn với các loại sâu đục khoét nhất định không còn "đường sống" và tôi hoàn toàn ủng hộ điều này
Trả lờiXóaChúng ta đã nhiều lần tinh giản biên chế. Nhưng cứ sau mội lần tinh giản, số biên chế lại phình to hơn? nguyên nhân từ đâu nhỉ? Chủ trương tinh giản biên chế lần này là 100ngàn người, đạt 3%, nghe có vẻ cương quyết đây! nhưng biện pháp thì không mấy thuyết phục vì điện nào sẽ bị loại?; ai là người cầm cân cho việc loại này? có dám loại những công chức mà các Quan đã nhận tiền của họ vào làm việc không? Ở cơ quan tôi, trước đây phòng HC-TC có tới 33 nhân viên, sau khoảng gần 10 năm, số cán bộ nghỉ hưu khá nhiều, hiện nay còn 19 người, công việc thì vẫn thế, thậm chí còn nhiều hơn. Câu hỏi đặt ra là, tại sao nhân lực giảm gần 40% so với trước kia mà nhiệm vụ vẫn hoàn thành? rõ ràng là qua một thời gian dài, chúng ta đã tuyển vào biên chế một cách vô tội vạ! lỗi tại ai? Vì thế theo tôi: - Khoán kinh phí và khoán biên chế. Nếu nhân viên không làm tốt thì Quan phải làm, kể cả ngày nghỉ. Như vậy, Quan sẽ phải tuyển nhân viên tốt. - Không nên mở thêm đơn vị mới. Một bộ có tới 5, 6 thứ trưởng và có thêm mấy Viện nữa mà hoạt động không hiệu quả, thậm chí kém hiệu quả so vớitrước đây!? rõ ràng hiện nay năng lực quản lý là có vấn đề...
Trả lờiXóaKhông khó, chỉ cần tìm ra người có sai phạm để giảm biên, mà sai phạm thì trờ ra đấy. Thí dụ phiên chế giáo viên THPT là 2,1GV/lớp, nay có trường lên tới 3 phẩy, thậm chí 4 phẩy. vậy lỗi này do ai. người làm sai không thể chối cãi được, vậy cho người ấy phải bị giảm biên cụ thể. Thứ hai :Phát động dân chúng tố cáo tội lỗi cán bộ qua đường dây nóng, lấy đó làm cơ sở điều tra , nếu có sai phạm thì cho giảm biên. Cách làm này người bị giảm biên do tội lỗi sẽ yên trí ra về không kiện cáo lung tung nữa. làm như vậy cũng góp phần chống tham nhũng một cách tích cực . vấn đề là ở chỗ cơ quan điều tra có tích cực có chính xác và có dựa vào dư luộn quần chúng để điều tra hay không.
Trả lờiXóaQuá phải! Bác Bùi Hoàng Tám ạ!Nhưng tôi chỉ nói thêm, trước hết phải xem biên chế trong bộ nội vụ, thứ hai là giảm biên chế những người không đúng chuyên môn ( số này rất tiêu cực)thứ ba là năng lực kém, thứ tư là sức khỏe. Không nên đào tạo lại mà cho về vườn thẳng luôn ai đủ bảo hiểm thì có lương ( tùy theo mức đóng bảo hiểm) đừng sợ quỹ bão hiểm bị vỡ...nếu tính toán khoa học số này gây hại cho nhà nước nhiều gấp hàng trăm hàng ngàn lần
Trả lờiXóaCứ lọc kiểm tra từng đơn vị xem có bao người thuộc diện CCCC gửi sẽ biết, số này sẽ giảm hay giảm người khác biết liền hiệu quả hay bất hiệu quả nhân đôi ngay, bởi vẫn là những người đứng đầu thực hiện công tác tuyển chọn, không ai tự lấy dây buộc tay mình?
Trả lờiXóaTôi đồng ý với những quan điểm trong bai viết của bạn, nhưng tôi phai nói thêm vào phần ( lựa chọn những ai và những đối tượng nào cho đúng ) quả thật la một bài toán vì bộ nội vụ ko thể xuống đuoc từng cơ quan từng dịa phương để thanh lọc, dó là chưa nói đến vấn đề thực sự những người có chuyên môn trên giấy tờ liệu thưc sự có chuyên môn vững để công hiến cho đất nước hay ko? Nêu như vậy thì quá coi trọng về băng cấp mà ko cần biết họ có làm đuoc việc hay ko? Và kết quả cuối cùng thì đất nước vẫn thụt lui yếu kém và tiền nhà nước vẫn đổ ra ko có tác dụng! Chỉ khổ những người dân nghèo như chúng tôi!
Trả lờiXóaViệc giảm là yêu cầu cấp thiết rồi! nhưng việc tuyển mới lại quan trọng hơn nhiều! Bởi vì giảm song rồi lại tuyển vô tội vạ thì sau nghị định này vài năm lại phải ra nghị định mới giải quyết hậu quả của chính nghị định này?. Nên chăng 2 nghị định cùng ra đời thực hiện song song. Như thế chậm nhưng vững chắc hiệu quả hơn, dân mới giám sát được? Còn không dân cứ đóng thuế, phí để nuôi nợ và giải quyết những vấn nạn luẩn quẩn này
Trả lờiXóabài viết chỉ đề cập đến tổng số cán bộ công chức viên chức mà chưa đề cập đến số cán bộ hợp đồng ngoài biên chế. Hiện ở UBND huyện nơi tôi đang công tác có khoảng 130 cán bộ công chức viên chức đang làm việc ở các phòng ban. Nhưng lãnh đạo UBND huyện lại ký thêm khoảng 65 cán bộ hợp đồng về làm việc. trong số 130 cán bộ công chức viên chức thì đã có đến 30% người thuộc dạng 5C và ngồi chơi xơi nước cũng như làm việc không hiệu quả. trong 65 người ký hợp đồng thi có đến 60% thuộc dạng 5C và ngồi chơi xơi nước cũng như làm việc không hiệu quả. tôi nghỉ ở cơ quan tôi như vậy thì các cơ quan khác như thể nào. Nghỉ đến chuyện này tôi tháy thật la buồn....Đất nước biết bao giờ thì hết nghèo đây.........?????????
Trả lờiXóaChắc chắn sẽ tạo ra những tiêu cực và xáo trộn lớn, bất ổn XH, "đục nước, béo cò" Nếu những người đứng đầu cơ quan (Sếp ) không liêm chính, trung thực, vì theo đó, những công chức ko hoàn thành nhiệm vụ trong 2 năm sẽ bị tinh giảm - loại bỏ => quá đơn giản, đó sẽ là những người không về phe cánh với Sếp, không có ô dù, không biết luồn lách, đấu tranh thì tránh đâu? cho dù họ có là người có năng lực tốt, nhưng cơ quan ai dám trái ý Sếp? còn những người ở lại dù năng lực yếu nhưng là con cháu Sếp, hay cùng phe cánh, biết luồn cúi, nịnh nọt, có ô dù nâng đỡ. Vậy hỏi Sếp cơ quan các bạn có phải là người công tâm, trung thực, liêm chính, vô tư hay chưa ???
Trả lờiXóaĐây là một chủ trương chẳng sai tí nào , vì dân ta đống thuế để nuôi cán bộ an không ngồi rồi nhiều quá. Một thực tế là người thừa quá nhiều nhưng người làm được việc thì quá ít. Chắc là ai cũng có thể biết được một trong những nguyên nhân là ta tuyển dụng theo kiểu con ông cháu cha, thành phần được tuyển do quen biết đa số không có năng lực, ỷ lại, lườ biếng, cậy thân thế rồi được tâng bốc, sắp xếp làm lãnh đạo một đơn vị ,một địa phương là chuyện nghê đã quá nhiều và phổ biến. Vậy nay giảm biên chế như thế nào đây Kinh nghiệm những lần giảm trước đây cứ sau mỗi đợt gảm thì biên chế lại tăng thêm. các cơ quan lại kêu thiếu nhân lực. Ôi chỉ tội cho dân...
Trả lờiXóatình hình bộ máy công quyền ngày một phình to,hoạt động không hiệu quả,chi phi ngân sach cho quỹ tiên lương ngày một lớn,quản li nha nước ngày một lỏng lẻo, tệ nạn tiêu cực tham nhũng ngày một tăng. Là ở khâu tổ chức,nội vụ làm tham mưu cho đảng,chinh quyền không tốt
Trả lờiXóaLàm quyết liệt là làm quyết liệt đến đâu? Bất kỳ một dự định nào đưa ra là bao giờ cũng nói là làm quyết liệt nhưng rồi kết quả vẫn không có gì mới mẻ nếu không muốn nói là "đâu lại đóng đấy". Tôi nghĩ rằng "biên chế" thực sự không phù hợp, con người luôn có tính mong sự ổn định. Làm việc thật sự theo năng lực và tạo ra được kết quả, chứ không phải cho giữ ghế dù có làm nên trò trống gì hay không. Cắt bỏ BIÊN CHẾ mới thực sự là phát triển.
Trả lờiXóaVợ bạn tôi công tác tại một cơ quan hành chính của Hà Nội nhưng không bao giờ phải đi làm nhưng vẫn có trong biên chế và hàng tháng lương thưởng vẫn gửi về tài khoản, chị ta ở nhà kinh doanh. Theo chị ta nói thì ở cơ quan của chị ta, người nào tích cực nhất thì đi làm 1/2 ngày còn lại là nghỉ ở nhà. Việc này cán bộ lãnh đạo các Sở Ban ngành Hà Nội có biết không?????????
Trả lờiXóaMọi người chắc ai cũng biết câu chuyện bó đũa, khi nói cắt giảm chung của tất cả các ban nghành thì sẽ rất khó, nhưng sao bộ nội vụ không tập trung thanh tra kiểm tra cắt giảm ở từng ban nghành một trong vòng 3 tháng, sau 3 tháng thì chuyển sang thanh tra cắt giảm ở ban nghành khác, cứ làm thế cho tới khi hết các ban nghành thì lại quay lại từ đầu, còn thanh tra kiểm tra ban nghành nào thì bộ nội vụ chọn ngẫu nhiên, sẽ tới ban nghành đó vi hành, nghe ngóng phản ảnh từ các cá nhân trong nghành đó để biết cá nhân kém cỏi, kiểm tra thực tế hiệu quả của cá nhân đó xem đúng thuộc thành phần 30% hay không rồi đưa ra quyết định cắt giảm hợp lý, làm như vậy đến sếp cũng bị cắt nếu năng lực yếu kém, một điều nữa là phải kiểm tra chéo, bộ nội vụ của Tp A tới kiểm tra ở Tp C, Tp C lại kiểm tra ở Tp B và cứ như thế là phân minh không sợ chức quyền bao che chạy chọt
Trả lờiXóaMọi người chắc ai cũng biết câu chuyện bó đũa, khi nói cắt giảm chung của tất cả các ban nghành thì sẽ rất khó, nhưng sao bộ nội vụ không tập trung thanh tra kiểm tra cắt giảm ở từng ban nghành một trong vòng 3 tháng, sau 3 tháng thì chuyển sang thanh tra cắt giảm ở ban nghành khác, cứ làm thế cho tới khi hết các ban nghành thì lại quay lại từ đầu, còn thanh tra kiểm tra ban nghành nào thì bộ nội vụ chọn ngẫu nhiên, sẽ tới ban nghành đó vi hành, nghe ngóng phản ảnh từ các cá nhân trong nghành đó để biết cá nhân kém cỏi, kiểm tra thực tế hiệu quả của cá nhân đó xem đúng thuộc thành phần 30% hay không rồi đưa ra quyết định cắt giảm hợp lý, làm như vậy đến sếp cũng bị cắt nếu năng lực yếu kém, một điều nữa là phải kiểm tra chéo, bộ nội vụ của Tp A tới kiểm tra ở Tp C, Tp C lại kiểm tra ở Tp B và cứ như thế là phân minh không sợ chức quyền bao che chạy chọt.
Trả lờiXóaViết theo nối của giới trẻ hiện nay: "Bài toán này khó quá, mà hình như năm nào cũng đưa vào nội dung thi? Chắc chưa có kết quả nên vẫn đang đi tìm... Mà biết bao người có ... có kia.... còn bó tay huống chi là mình chưa có ... nếu có giải chắc cũng chẳng ai..... Có khi cũng chỉ là kiểu bài nâng cao, đưa vào cho ... vui vui thôi chưa chắc đã ảnh hưởng đến điểm th
Trả lờiXóaTôi xin đề xuất 1 phương án để đánh giá cán bộ nói chung làm việc trong cơ quan nhà nước. Chú ý: Để làm cần có phần mềm quản lý công việc do trung ương phát hành. Ví dụ: đối với 1 sở A bao gồm nhiều trung tâm con 1. Sơ A sẽ minh bạch, công khai nôi dung và gửi 1 danh sách công việc chung xuống từng trung tâm. Cụ thể, sẽ quy định công việc đó có bao nhiêu người làm và số lần phải hoàn thành đối với mỗi cá nhân, thời gian ước tính hoàn thành 2. Sơ A sẽ minh bạch, công khai nôi dung danh sách công việc từng cá nhân mỗi tháng. 3. Sau 1 năm làm việc, máy tính sẽ tổng kết và tự đưa ra quyết định ai nghỉ việc, ai làm tốt Tại sao không áp dụng công nghệ thông tin vào quản lý công việc
Trả lờiXóaTôi thấy việc tinh giảm công chức, viên chức là việc quá khó thực hiện.Vì trong một thời gian dài chúng ta gần như buông lỏng việc đánh giá hiệu quả công việc cụ thể của từng công chức, viên chức gắn với vị trí công việc của họ dẫn tới việc đánh giá cán bộ công chức theo hình thức "cào bằng" qua nhiều năm như vậy nó đã được hợp thức hóa gần như trở thành văn hóa công sở trong cơ quan nhà nước. Tôi công tác tại một huyện miền núi Tây Bắc cán bộ huyện ở đây khoảng 70 - 80 % có trình độ đại học, nhưng trong số đó có rất nhiều người chỉ học bổ túc cấp 3 sau đó công tác vài năm lại xin đi học tại chức, từ xa chủ yếu bằng hình thức mua điểm, mua bằng. Rồi cũng được áp lương tăng lương như những người được đào tạo chính quy. Nghịch lý hơn nữa phần lớn cán bộ học kiểu này ( Mua điển, mua bằng) lại được bố trí lên vị trí lãnh đạo.
Trả lờiXóaGhét cái môi trường thiếu minh bạch như tuyển dụng, thi tuyển... Mình làm bục mặt ở KCN cuộc sống cũng chỉ đủ.. chẳng hiểu họ làm gì mà nhiều tiền thế mà nhiều bác làm ở xã thôn huyện lại có nhà giàu , con đi du học.... Mình vất vả học hành, nhà không có đk nên chỉ có thể thi vào KCN để làm, bị mấy ông gần nhà cho là học xong làm công nhân rồi nói này nọ, bực ơi là bực...
Trả lờiXóaĐối tượng cần ngắm trước là những cán bộ từ trung ương quản lý trước ví dụ như mỗi bộ phải giảm bao nhiêu thứ trưởng ( giảm được 1 ông này bằng giảm cả 100 biên chế bình thường đấy) đối tượng thứ hai là hiện nay ta có quá nhiều cấp phó ở các bộ ban ngành tỉnh và huyện- Mong Bộ Nội vụ hãy giảm được những đối tượng này đã.
Trả lờiXóa"Tinh giảm". Nói có vẻ không chính xác "sơ giảm" chưa chắc đã làm được. Cơ chế qúa nặng giống căn bệnh HIV. Tham ô, tham nhũng hành dân ở các cấp cửa quyền qúa lộng hành. Công an, y tế, thuế quan. Ai củng biết nhưng không nói.
Trả lờiXóaTinh giản biên chế phải đi đôi với trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan có người bị tinh giản. Nên quy định rõ người đứng đầu cơ quan đó chịu trách nhiệm như thế nào trước rồi hãy tính đến các tiêu chí cho những người khác.
Trả lờiXóaTinh giản biên chế ư? Từ khi đi làm cho đến khi nghỉ hưu, tôi thấy không biết bao nhiêu lần TINH GIẢN BIÊN CHẾ. Kết quả là biên chế lại nhiều hơn. Tại một số trường ĐH mà tôi biết, tự nhiên XUẤT HIỆN biên chế các phòng hành chính, quản trị vốn chân chất, không trình độ ở nông thôn ra Hà Nội, nhưng là họ hàng của cán bộ Bộ GD&ĐT. Thế là có lương, tăng lương nhanh, v.v. và v.v. Người làm chính trực, sáng tạo thì bị đố kị, cấp trên biết nhưng phải GIỮ GHẾ nên MẶC KỆ.
Trả lờiXóaChắc phải có một tổ chức độc lập đứng ra thanh lọc chứ để cơ quan tự thanh lọc chắc chắn sẽ tiêu cực chạy chọt, và con ông cháu cha sẽ ở lại. Chỉ làm yếu thêm bộ máy nhà nước, những người ko có quan hệ sẽ gánh gấp nhiều lần công việc hơn cho những con người bù nhìn. Nên đưa ra tiêu chuẩn và thuê tổ chức độc lập đánh giá thì tốt hơn.
Trả lờiXóaNgày trước mình thấy bình xét trong co quan nhà nước, toàn là theo ý sếp thôi mà ( đã chỉ định trước ai suất sắc, ai tốt, ai không hoàn thành )... sau đó rồi mới hoàn thủ tục,,, để xem mấy ông lãnh đạo làm thế nào đây???????
Trả lờiXóaTheo tôi nghi nếu có giảm được biên chế theo quy định của bộ nội vụ tôi thấy phương án này không khả thi tý nào.xét nghĩ tuyển công chức từ cấp xã, phường, thị trấn rất bất cập chỉ cần phong bì nhiều là đỗ. Thiết nghĩ để giảm biên chế quy định như bộ nội vụ quy định như vậy chỉ giảm biên chế ở cán bộ xã, phường , thị trấn thôi, vì sao tôi giám khẳng đinh như thê, vì cán bộ cấp xã là người thực hiện tất cả công việc. Còn cấp huyện, thị, tỉnh thành trung ương là cơ quan chỉ đạo trên cơ sở giấy tờ, văn bản chỉ đạo làm gì biết người ta yếu kém. Lúc đó cấp huyện thị lại giáng xuống cơ sở thôi. Theo tôi nghĩ nên giảm biên chế từ cấp huyên trở lên. Thực tế cấp huyện, thị, chỉ là khâu trung gian chẳng giải quyết công việc gì. Lương lại cao. Trách nhiệm khi thực hiên nhiệm vụ lai đổ xuống đầu cán bôh cấp xã thôi. Đây là sự thật. Theo tôi nghĩ bộ nội vụ phai đi vi hành như vua quan ngày xưa mới nắm được mà đưa ra những chứng kiến cụ thể đươc sát vói tình hình. Còn bộ nội vụ cứ ngồi ở nhà mà nghe bộ phận tham mưu, không sát với tình hình thực tế của xã hội hiện nay đâu. Rất bất cập. Đây là nhưng vấn đề có thưc tế, quan huyện nói chuyển là phải chuyển, quá đau cho cán bộ cấp xã. Bé cổ lại bị chèn ép một cách vô lý
Trả lờiXóaTôi nghĩ Bộ Nội vụ nên có cuộc tổng điều tra khảo sát trên phạm vi cả nước, trong tất cả các cơ quan công quyền xem có bao nhiêu người tài, người có trình độ đang bị "cho ngồi chơi xơi nước". Hiện nay, những người tài thường bị cô đơn, bị cô lập bởi vì dám làm tốt hơn người khác, bởi vì dám chỉ ra những cái mà Lãnh đạo đang chỉ đạo làm nhưng chất lượng kém và mang tính giải ngân. Đại đa số người lãnh đạo hiện nay thích được nịnh, được tâng bốc, được sun soe. Người tài ở Việt Nam không thiếu nhưng họ đang bị cô lập và rất cô đơn.
Trả lờiXóaMột người lãnh đạo yếu kém nhưng thủ đoạn muốn đuổi những người có tài thực sự ra khỏi bộ máy sẽ có những cách làm rất bỉ ổi và là phổ biến hiện nay trong các cơ quan công quyền. Cụ thể nếu ai dám công khai có chính kiến, muốn làm điều tốt cho tổ chức, cho nhân dân cho đẩt nước nhưng động chạm đến vị thế của họ thì họ cho ngồi chơi xơi nước đến chán rồi sẽ tự mà phải bỏ đi; một người dù giỏi đến mấy nếu không được tham gia các công việc quan trọng, không có thông tin thì sẽ nãn và kiến thức sẽ mai một uy tín sẽ giảm rồi kết cục sẽ phải ra đi hoặc bị đuổi một cách oan ức; nếu muốn "đì" ai thì chỉ việc giao cho các việc khó không có kinh phí, không hoàn thành được thì 2 năm sẽ bị đuổi,... Cuối cùng những người bị "tinh giảm" đại đa số sẽ là những người có tài.
Trả lờiXóaTôi hoàn toàn ủng hộ nghị định này của Chính phủ. Việc tinh giảm cần phải xem xét kỹ lưỡng cho từng cơ quan, từng đơn vị. Những quận, những phường đông dân cư, nhiều việc thì cần bố trí cán bộ cho hợp lý còn những huyện những xã ít việc thì có thể phân công một số cán bộ kiêm nhiệm thêm việc có thể ngoài chuyên môn và tăng phụ cấp cho cán bộ đó. Ở một số vùng xa sôi hẻo lánh thì trình độ cán bộ còn hạn chế vì vậy chúng ta cần khuyến khích những người có năng lực mà muốn được cống hiến cho nhà nước đi công tác lên các vùng khó khăn có điều kiện trong khoảng thời gian 5 năm hoặc 10 năm gì đó sau đó lại tạo điều kiện cho họ được chuyển về nơi công tác theo nguyện vọng của họ. Giống như ngành sư phạm đang làm đó.Nơi nào mà cán bộ để xảy ra tiêu cực, nhũng nhiễu mất an toàn, về mặt an ninh xã hội thì cũng nên thẳng tay cách chức lãnh đạo chình quyền và những cán bộ có liên quan để thay người khác vào. Có như vậy thì việc tinh giảm mới đạt được hiệu quả cao. Tôi mong rằng nghị định này sớm đi vào cuộc sống để cho xã hội ta trở nên văn minh thực sự.
Trả lờiXóaTôi cá rằng, đây lại là dịp kiếm tiền cho sếp và cánh tổ chức. Vì đẩy ai là chuyện khó còn hơn lên mặt trăng! Không khéo người làm được việc, đúng chuyên môn, chăm chỉ mà không 'khéo léo" lại lọt vào tầm ngắm! Hãy coi chừng đấy. Xưa nay là vậy.
Trả lờiXóahttp://trelangblogspotcom.blogspot.com/2014/02/chuyen-nghi-gat-o-nang.html
Trả lờiXóa