Khoai@
Thực sự là mình viết entry này khá lâu rồi, từ khi nghe tin đại tá Phó cụ trưởng Cục CSGT nói khi tập huấn về văn hóa ứng xử của lực lượng này. Nghĩ mãi, cuối cùng cũng quyết định đăng. Bởi đăng nó có lợi cho xã hội, và góp phần tạo dựng hình ảnh anh CSGT đẹp trong mắt người dân.
Thực sự là mình viết entry này khá lâu rồi, từ khi nghe tin đại tá Phó cụ trưởng Cục CSGT nói khi tập huấn về văn hóa ứng xử của lực lượng này. Nghĩ mãi, cuối cùng cũng quyết định đăng. Bởi đăng nó có lợi cho xã hội, và góp phần tạo dựng hình ảnh anh CSGT đẹp trong mắt người dân.
Nếu như CSGT chỉ chào người lịch sự thôi có vẻ như không hợp lý lắm, và dường như có mâu thuẫn với quy định của ngành công an về quy trình tác nghiệp của CSGT.
Xin không bàn về ý nghĩa của việc chào, chỉ xin nói về chữ "lịch sự" trong câu nói: "Chỉ cần chào những người lịch sự, và những người không lịch sự thì không cần chào".
Trước hết, thế nào là lịch sự? Tiêu chí để đánh giá lịch sự là gì, gồm bao nhiêu tiêu chí, căn cứ vào đâu? Áo quần? dáng dấp? giọng nói? ánh mắt, nụ cười, hay cái gì khác nữa? Rõ ràng là chả có tiêu chí nào cả.
Nếu như CSGT hiểu được khái niệm "lịch sự" thì người dân liệu có hiểu để điều chỉnh tác phong của mình khi đối diện với CSGT hay không? Và nếu như người dân cư xử bình thường mà các anh CSGT vẫn coi là bất lịch sự thì tình hình có vẻ gay go rồi đấy. Ấy là chưa kể, sự việc diễn ra không ai nghe thấy, chẳng ai nhìn thấy, vì thế lịch sự hay không lịch sự là do cảm nhận của anh CSGT quyết định.
Với nhận thức như thế, ở ngoài đường, người vi phạm có thể rất dễ bị quy là bất lịch sự nếu như CSGT đang có vấn đề về tâm lý.
Thực ra, CSGT chào người vi phạm là hành vi đẹp, văn minh. Nói như lối tuyên giáo là mang nặng bản chất của xã hội và thể chế. Người dân hoàn toàn không béo lên,không gầy đi hay bớt giàu có khi được CSGT chào theo điều lệnh, nhưng cái được đó là thái độ hợp tác thoải mái của người dân, và vì thế tình hình đỡ căng thẳng.
Người viết entry này đã từng chứng kiến nhiều người vi phạm Luật giao thông, nhưng thái độ khi bị dừng phương tiện lại rất bất lịch sự, thậm chí là hỗn láo. Xin không được thì quay lại chửi rủa thậm tệ, thậm chí còn gây gổ đánh CSGT. Có trường hợp, CSGT đang đứng làm việc, một người phóng xe máy qua và buông một câu: "Bọn chó, Đm mày!"...Những cá nhân trên không đại diện cho người dân lương thiện, và CSGT có cần chào họ không?
Theo mình, dù họ thế nào đi chăng nữa, CSGT vẫn nên chào bình thường. Trước hết đó là quy trình làm việc, thứ hai đó là điều lệnh công an nhân dân, và cuối cùng, hành động chào sẽ là thể hiện sự tôn nghiêm của luật pháp, đồng thời cũng thể hiện văn hóa đẹp của CSGT.
Cuối cùng, chào với nụ cười và anh mắt thân thiện sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho chính CSGT tác nghiệp.
Cuối cùng, chào với nụ cười và anh mắt thân thiện sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho chính CSGT tác nghiệp.
Thực sự thì chỉ một động tác chào rất đơn giản thôi nhưng ý nghĩa của nó thì thực sự rất lớn. Nó thể hiện sự nghiêm túc trong công việc cũng như thái độ của người cán bộ làm việc với nhân dân, thể hiện sự tôn trọng và đó còn là một hình ảnh đẹp trong tác phong giao tiếp với quần chúng cần được phát huy.
Trả lờiXóatại sao đến thời gian này lại có rất nhiều người tỏ thái độ không lịch sự với cảnh sát như vậy.câu trả lời không thể không hỏi đến chính những người cảnh sát.đi ra đường chỉ cần để ý một chút thôi(không cần tinh ý cũng thấy)và mỗi người sẽ nói rằng à ra vậy.
Trả lờiXóacòn chào thì là quy định của nghành.chào như thế nào có lịch sự hay không là do lương tâm có tôn trọng người được chào hay không.nó giống như cái bắt tay cũng vậy. phải thò tay ra bắt nhưng có bàn tay mang lại cảm giác chặt chẽ ấm áp...có bàn tay lỏng lẻo lạnh lùng khuôn mặt thì thờ ơ vô cảm.
cho nên động lực để chào,chào như thế nào.nó xuất phát từ bên trong mỗi con người,từ ý thức từ hoàn cảnh...và của cả người được chào có đáng tôn trọng hay không...(chứ làm theo kiểu bảo tôi tặng hoa thì tôi tặng hoa,bảo tôi cười thì tôi cười) thì cái giơ tay chào ấy cứ giơ lên đi cho phải phép chứ chẳng có ý nghĩa gì đâu.
Một đọng tác chào chủa cảnh sát gia thông là thể hiện sự tôn trọng của họ đối với nhân dân, là một hành vi đẹp đúng đieèu lệnh của nghành và đúng các văn bản quy định của pháp luật. Thực sự thì khi nói về CSGT thì mọi ngừoi dèu nghĩ về những vấn đề tiêu cực mà ít ai nói đế những hi sinh thầm lặng mà nhưng chiến sĩ cảnh sát đã phải cống hiến với long nhiệt huyết và sức trẻ của mình . Chỉ có một phận CSGT là tha hóa nhưng cả không phỉa là tất cả , cứ nghĩ xem nếu như không có các đòng chí ấy thì vấn đề giao thông là sao ổn định, tình hình xã hội se như thế nao ? Chính vì vậy hãy nhìn ngừoi chiến sĩ cảnh sát giao thôn với nhiều mặt khác nhau
Trả lờiXóaNhận xét này đã bị tác giả xóa.
Trả lờiXóaThực sự thì theo mĩnh nghĩ là ý thức chủ quan của con người là một phần cũng do tác động khách quan mang lại. Người nói sai, người nói đúng, chúng ta chỉ phân tích và đồng ý hoặc ddisslike thôi. Như ở đây, CSGT chào dân là phải làm, bất cứ một người nào. không chừa 1 ai kể cả đầu gấu đi chăng nữa. Còn Nhân Dân đối xử thế nào thì tùy theo mức độ nhắc nhở, chống đối thì theo luật mà làm thôi.
Trả lờiXóađúng là ngành CSGT cũng nên có những quy định rõ ràng về vấn đề này! không thể nói rằng:"Chỉ cần chào những người lịch sự, và những người không lịch sự thì không cần chào" được! đúng là chúng ta một cách khách quan không thể nhìn nhận bên ngoài và nói rằng ai là người lịch sự ai là người không được! và hơn thế nữa thì chào cũng là một phần của điều lệnh công an nhân dân và có lẽ hành động chào với mọi người ấy cũng xây dựng hình ảnh đẹp trong lòng người dân, như vậy cũng dễ làm việc hơn rất nhiều!
Trả lờiXóaMỗi nghành, mỗi nghề đều có những quy định riêng và có những đặc truwg riêng, đối với mỗi nguwoif chiến sĩ cảnh sát giao thông khi lam nhiệm vụ thì truoưcs tiên họ thể hiện moọt phong thái của một con người lichj sự chân chính, chấp hành đúng điều lệnh của nghành công an nhân dân. Bên cạnh đó mỗi người dân cần chấp hành đúng luật, khi đẫ vi pham cần tôn trọng những chiến sĩ làm nhiệm vụ. Trong thực tế có rất nhiều người dân khi bị cấc chiến sĩ CSGT kiểm tra thì đẫ thể hiện một thái độ bất lịch sự, bất hơpj tác. Bêncạnh đos còn dungf những lời lẽ ngôn từ chủi bới cán bộ làm việc và không thực sư ăn năn hối lỗi về hnahf vi vi phạm của mình. Cần chỉnh chỉnh và lên ans những hành động đó và nhiều khi cũng phải xem xét sự việc theo hai chiều chứ không đuược đánh giá xấu về nững cán bộ chiến sĩ cảnh sat GT
Trả lờiXóatrong lực lượng công an thì chào nó không chỉ là văn hóa mà nó còn là điều lệnh và bắt buộc, trong lực lượng cảnh sát giao thông cũng vậy đây là lực lượng thường xuyên tiếp xúc với nhân dân nên việc chào là khi làm nhiệm vụ là không thể không có. nếu như trước kia quy định chào chỉ đối với những người lịch sự thì rất khó cho mọi người có thể hiểu thế nào là lịch sự để cảnh sát giao thông chào được, vậy nên hiện nay việc chào được áp dụng trong khi làm nhiệm vụ nó thể hiện sự tôn trọng đối với nhân dân và tạo được hình ảnh đẹp của lực lượng này đối với người dân.
Trả lờiXóathực sự thì cũng không biết nói thế nào về vấn đề này nữa! nếu là một người Cảnh sát giao thông thì hơn hết là nên chào tất cả mọi người, ta đâu có thể nhận biết được ai là người lịch sự, ai không chỉ thông qua diện mạo bên ngoài của họ! nhưng xét trên phương diện người dân tham gia giao thông, có nhiều người có ý thức rất tồi, chính những hành vi ứng xử của họ khi gặp cảnh sát giao thông đã làm thiệt cho chính bản thân họ! có lẽ người csgt cũng nên chào và người dân tham gia giao thông cũng nên có một văn hóa ứng xử!
Trả lờiXóachào đối với lực lượng công an nó là điều lệnh nhưng khi làm việc, tiếp xúc với nhân dân thì nó còn thể hiện sự kính trọng lễ phép của lực lượng công an đối với người dân theo đúng tên gọi của lực lượng này đó là công an nhân dân, từ dân mà ra, vì dân mà phục vụ. khi mỗi cảnh sát giao thông thực hiện động tác chào thì nó cũng làm giảm tâm lý đối với những người vi phạm, khiến họ không cảm nhận được sự tôn trọng mà lực lượng này thể hiện, đó chính là nét đẹp mà lực lượng công an nên duy trì.
Trả lờiXóachào nhau nó là sự tôn trọng nhau chứ nó không phải cái gì mà phải gọi là lịch sự hay gì đó, công an cũng vậy. Chào nó không những là văn hóa mà nó còn là điều lệnh của ngành công an. trong khi làm nhiệm vụ đối với lực lượng cảnh sát giao thông cũng vậy. nó là sự tôn trọng đối với nhân dân, chứ căn cứ như trước đây thì phải là những người lịch sự mới chào thì sẽ gây khó khăn trong việc này. chúng ta rất khó có thể định nghĩa thế nào là lịch sự. do vậy chào trong khi làm nhiệm vụ là rất cần thiết.
Trả lờiXóabấy lâu nay sau những bê bối thì một bộ phận các chiến sĩ cảnh sát giao thông đã làm mất đi hình ảnh tốt đẹp của những con người ngày đêm làm nhiệm vụ điều chỉnh giao thông và trật tự cho người dân hằng ngày này. Do vậy mà Bộ Công an đã ra chỉ thị tập huấn điều lệnh cho các cán bộ chiến sĩ giao thông đang làm nhiệm vụ chốt chặn tại các nút giao thông chỉ với những động tác đưa tay lên chào thôi nó cũng đủ gây những thiện cảm, sự chú ý của người dân tham gia giao thông, hơn nữa nếu là những chiến sĩ nữ thì mọi người lại càng mến yêu, thân thiện hơn, đi kèm với động thái tích cực ấy sẽ là ý thức trách nhiệm của người tham gia giao thông cũng được nâng cao hơn, tạo một nét đẹp trong văn hóa tác nghiệp, đồng thời cũng làm cho công việc của các chiến sĩ cảnh sát giao thông được thuận lợi hơn
Trả lờiXóaNgười cảnh sát giao thông có thể trong điều kiện làm việc gió mưa nắng nôi bụi bặm nên quên đi việc đơn giản nhất là chào người dân khi họ vi phạm và buộc dừng phương tiện. Nhưng toi nghĩ trong bất cứ trường hợp nào cũng cần có động tác chào của các chiến sĩ cảnh sát giao thông kể cả những đối tượng côn đồ những đối tượng xấu coi thường pháp luật và cố ý chống người thi hành công vụ. Thứ nhất có những trường hợp ranh giới là rất mong manh khó phân biệt. Và người cong an cũng chẳng mất gì khi thực hiện động tác chào hơn nữa nó còn thể hiện sự lịch sự tôn trọng người dân
Trả lờiXóaXin chào bạn đã vi phạm luật giao Thong đường bộ,nước CHXHCN Việt Nam.điều ....khoản....với hành vi vi phạm này bạn phải....50/50 -gọi điện thoại cho người thân- và hỏi ý kiến khán giả trong trường quay.
Trả lờiXóaTác giả nói rất đúng, văn hóa chào la một trong những việc làm thể hiện tính cách, thái độ, và trình độ nhận thức của mọi người chúng ta. Đặc biệt, trong ngành công an, văn hóa chào phải được đặt lên hàng đâu, vì đây là lực lượng tiếp xúc với dân nhiều. Và với cuong vị là người đầy tớ của dân thì văn hóa chào có lẽ là điều cốt lõi, và thường xuyên của lực lượng công an với nhân dân rồi.
Trả lờiXóaTôi tham gia giao thông nhiều, và tôi thấy rằng có những lúc công an giao thông làm việc với những người dân họ không hề thực hiện chào, dẫu biết là đó là họ quên chứ không phải do họ không được quy định là phải chào dân, nhưng việc đó tôi thấy tương đối nhiều, và tôi nghĩ nhận thức của những người công an này là kém. Lời chào chẳng mất tiền mua, chẳng hạ thấp bản thân mình đâu, vậy mà những người phục vụ nhân dân lại không tôn trọng dân như thế thì làm sao dân yêu, dân mến được cơ chứ.
Trả lờiXóaVăn hóa chào là một trong những tính cách, thói quen mà tất cả chúng ta phải học hỏi và thực hành hằng ngày chứ không phải chỉ có riêng ngành công an thôi đâu. Tuy nhiên, đối với ngành công an gia thông nói riêng và ngành công an nói chung thì văn hóa chào là một trong những việc " cần " làm mỗi khi tiếp xúc với nhân dân. Nhưng với những trường hop không chao nhân dân, hoặc có sự phân biệt, " chọn người " để chào như các cảnh sát giao thông thì là điều đáng kiểm điểm phê bình đấy.
Trả lờiXóaViệc chào theo điều lệnh của CSGT với mỗi người dân khi CSGT làm việc với họ là việc làm cần thiết, thể hiện thái độ lịch sự của người CSGT, từ đó sẽ cho người dân cái nhìn tốt về người mà họ chuẩn bị tiếp xúc. Vì chào là điều không thể thiếu khi gặp một người nào đó, mà hơn nữa mình đang chuẩn bị giao tiếp với họ, giúp họ có thể thực hiện luật an toàn giao thông một cách tốt nhất đảm bảo sự an toàn cho bản thân và xã hội.
Trả lờiXóaTrước tiên tôi xin nói đến cảnh sát giao thông : nhiều cán bộ chiến sĩ chấp hành rất đúng nghiêm điều lệnh của nghành công an , khi thực hiện nhiệm vụ và tiếp xúc với nhân dân thì trước tiên thực hiện động tác chào, đó là một phép lịch sử tối thiểu và mang một văn hóa đẹp . Nhưn bên cạnh đó còn một số bộ phân chiến sĩ chưa chấp hành đúng , điêu đó cần chấn chỉnh và thực hiện nghiêm chỉnh. Còn về bộ phân nhân dân thì phần đa nguwoif đan thực hiện và chấp hành tốt nhưng có một số bộ phận người đân khi làm việc với những cán bộ chiến sĩ thì có thái đọ không đúng và không văn hóa, có những hành vi bất hợp tác và chống đối. Như thế là không tuân thủ pháp luật và tôn trọng cán bộ chiens sĩ đang làm nhiệm vụ
Trả lờiXóaLời chào là để thể hiện phép lịch sự của người Việt Nam, một nét văn hóa đẹp của mỗi người dân Việt Nam. Vì vậy người việc người CSGT chào người dân khi cần người dân dừng lại để kiểm tra các điều kiện tham gia giao thông là việc làm cần thiết, thể hiện phép lịch sự của người CSGT, khiến người dân có tinh thần thoải mái để hợp tác với người CSGT, như vậy sẽ có được hiệu quả trong công tác đảm bảo an toàn giao thông.
Trả lờiXóaNếu chỉ chào đối với những người dân lịch sự thì đúng là quá mang tính chất chủ quan của người CSGT, nếu có quy định chỉ chào người lịch sự chắc phải có quy tắc chung thế nào là người lịch sự đẻ CSGT có thể xác định và thực hiện chào theo điều lệnh. Như vậy thật là rườm rà, không hợp lý chút nào. Theo quan điểm của tôi, CSGT cần thực hiện chào theo điều lệnh với mỗi người dân khi yêu cầu họ dừng lại để kiểm tra giấy tờ,... Điều đó sẽ là một nét đẹp của người CSGT trong mắt người dân, tôn trọng họ thì họ sẽ tôn trọng lại mình.
Trả lờiXóaÔng bà tổ tiên ta đã có câu "Lời chào cao hơn mâm cỗ" thể hiện sự quan trọng của việc chào trong văn hóa giao tiếp của mỗi người dân Việt Nam, khẳng định mỗi người Việt Nam khi gặp ai đó mà cần giao tiếp với họ cần có lời chào để thể hiện mình là người có học, có văn hóa ứng xử văn minh, lịch sự. Vì vậy người CSGT cũng cần thực hiện lời chào đối với mỗi người dân khi cần làm việc với người đó. Đây là một nét ứng xử cần thiết của mỗi người Việt Nam.
Trả lờiXóaMỗi người CSGT là đại diện cho cơ quan Nhà nước có nhiều điều kiện tiếp xúc với người dân, do tính chất công việc. Vì vậy, để giữ gìn hình ảnh tốt của cơ quan Nhà nước nói chung và các cơ quan CSGT nói riêng, người CSGT cần thể hiện mình là người lịch sự, tôn trọng mỗi người dân theo quyền công dân của họ bằng cách thực hiện chào theo điều lệnh. Chào điều lệnh với mỗi người dân là việc cần thiết.
Trả lờiXóaviệc một số người bất bình về cảnh sát giao thông và có những thái độ lăng mạ họ thì thật sự là không được, và đôi khi việc chào hỏi của canhe sát cũng thể hiện một cái nét đẹp và sự tôn trọng của người chiến sĩ cảnh sat giao thông. thì người ta lại không chú ý. không quan tâm và họ chỉ để ý đến việc mình bị phạt gì, tìm cách trốn phạt mà thôi, đó cũng là một cái không hay
Trả lờiXóaviệc chào khi làm việc vời người vi phạm thực sự là 1 hành động đẹp, điều đó thể hiện CSGT đang làm việc theo qui định của pháp luật, đồng thời cũng là sự tôn trọng với nhân dân. Thật đáng buồn cho những người dân có thái độ thiếu lịch sự đối vs CSGT, thay vào đó họ nên biết nhận khuyết điểm khi vi phạm giao thông
Trả lờiXóaNói chung là người dân mỗi khi ra đường thầy Công An làm sai điều gì thì nên góp ý với chính quyền địa phương hoặc cấp trên của họ. Và quan trọng nhất là ra đường phải chấp hành luật lện, mũ nón, gương ghiếc đàng hoàng vao, rồi thì không kẹp 2, kẹp 4 đánh võng thì đảm bảo cảnh sacts giao thông chẳng bao giờ xử phạt bạn cả đâu. Chứ đùng có vi phạm luật rồi thì rút tiền ra hối lộ sau đó thì lên mạng chửi tùm lum lên....nhục lắm, đáng khinh lắm
Trả lờiXóaKhi đọc bài báo trích lời nói của đại tá Phạm Minh Tuấn Phó cụ trưởng Cục CSGT nói khi tập huấn về văn hóa ứng xử chỉ chào với nhưng người dân lịch sự thì theo quan điểm cá nhân của tôi thây thê là không đúng vì động tác chào là động tác thể hiện tôn trọng của cảnh sát đối với người dân và nó cũng là hành động thể hiện hành động của một người cảnh sát nghiêm chỉnh làm đúng theo các thông tư nghị định đã ra và trong đó có ghi rõ cảnh sát phải chào người tham gia giao thông trước khi nêu rõ vi phạm của họ
Trả lờiXóaĐộng tác chào đã được quy định trong Điều lệnh của lực lượng Công an nhân dân. Chào là động tác cơ bản thể hiện đúng lễ tiết, tác phong của người chiến sĩ Công an. Chào cũng là cách thể hiện sự kính trọng, lễ phép đối với nhân dân. Vậy nên theo tôi, lực lượng cảnh CSGT nói riêng và Công an nói chung hãy tỏ ra gương mẫu, thể hiện bằng động tác chào trong tất cả các trường hợp. Hãy lịch sự trước người dân
Trả lờiXóaĐộng tác chào và những câu nói như "Xin chào anh/chị, tôi là… hiện đang làm nhiệm vụ tại khu vực này và tôi phát hiện anh/chị điều khiển giao thông với biểu hiện nghi vấn abc . Tôi yêu cầu anh/chị xuất trình giấy phép lái xe và giấy tờ xe để chúng tôi kiểm tra" đều là những điều rất đơn giản nhưng nó thể hiện đó là người lịch sự có đào tạo có nguyên tắc và đặc biệt là người đại diện cho nhà nước thi hành pháp luật vì vậy bắt buộc bất cứ csgt nào khi gặp người tham gia giao thông cũng phải làm
Trả lờiXóaChấn chỉnh lại tác phong làm việc trong công tác an toàn giao thông là vô cùng quan trọng, xây dựng hình ảnh người chiến sĩ cảnh sát giao thông nghiêm minh, lịch sự. Tuy chỉ là động tác chào nhưng cũng thể hiện uy nghiêm của luật pháp, sự tôn trọng của những chiến sĩ trực tiếp thi hành nhiệm vụ đối với người dân. Mong rằng người dân sẽ tiếp đón những thay đổi một cách tích cực và cũng chấp hành luật an toàn giao thông tốt hơn nữa.
Trả lờiXóa