Bài cũ nhặt trên net, post lại.
Đây, giá trị Mỹ đây!
Đây, giá trị Mỹ đây!
Nhân tròn 10 năm kể từ khi những tù nhân đầu tiên trong cuộc chiến chống khủng bố bị quân đội Mỹ đưa tới giam giữ tại nhà tù Guantanamo, Cuba, ngày 11/1, hàng trăm người tại thủ đô Washington đã xuống đường biểu tình, yêu cầu chính quyền nhanh chóng đóng cơ sở này như đã cam kết.
Người biểu tình mặc quần áo đồng phục màu cam của tù nhân, xếp thành hàng kéo dài từ Nhà Trắng đến trụ sở Tòa án Tối cao. Họ giương cao các biểu ngữ đòi sớm đóng cửa nhà tù Guantanamo, phản đối các hành động tra tấn nhục hình và chính sách giam giữ tù nhân vô thời hạn mà không cần xét xử.
Trong số hàng trăm người biểu tình dưới trời giá rét có nhiều thành viên đến từ nhóm "Nhân chứng chống nạn tra tấn," những người đã tiến hành chiến dịch phản đối Nhà Trắng về nhà tù Guantanamo từ ngày 8/1. Các hoạt động biểu tình đòi đóng cửa nhà tù Guantanamo cũng diễn ra bên ngoài Đại sứ quán Mỹ ở thủ đô Madrid của Tây Ban Nha và Ottawa của Canada.
Trước đó, ngày 9/1, Nhà Trắng đã khẳng định Tổng thống Barack Obama vẫn giữ cam kết sẽ đóng cửa trung tâm giam giữ nghi can khủng bố của Mỹ ở vịnh Guantanamo, nhưng hiện vẫn còn nhiều rào cản trong tiến trình đóng cửa cơ sở giam giữ nghi can khủng bố nói trên nhưng không vì thế mà ý định này bị bỏ lửng.
Ngay sau khi nhậm chức hồi tháng Giêng năm 2009, Tổng thống Obama đã cam kết đóng cửa nhà tù Guantanamo trong vòng một năm và chuyển các nghi can được giam giữ tại đây đến các nhà tù ở Mỹ.
Ông cho rằng cơ sở này đã biến thành một công cụ mới cho việc tuyển mộ các phần tử khủng bố và đe dọa lợi ích an ninh quốc gia của Mỹ. Tuy nhiên, kế hoạch của Nhà Trắng đã vấp phải sự chỉ trích và phản đối của các nghị sỹ Quốc hội, khiến vấn đề đến nay vẫn để ngỏ.
Năm 2002, nhà tù Guantanamo được thành lập trong khuôn viên Căn cứ hải quân của Mỹ tại Vịnh Guantanamo, phần lãnh thổ Mỹ chiếm đóng trái phép của Cuba. Nhà tù này đã gây tranh cãi gay gắt tại Mỹ và bị dư luận thế giới lên án vì đã giam giữ các nghi can khủng bố trong nhiều năm mà không đưa ra xét xử. Hiện vẫn còn 171 tù nhân bị giam giữ tại đây./.
Nhà tù Guantanamo vẫn “sừng sững” sau 10 năm
Mười năm trước, cả thế giới đã sững sờ trước hình ảnh những tù nhân bị tình nghi là khủng bố bị giam giữ trong các chiếc lồng ở nhà tù của Mỹ tại Vịnh Guantanamo. Ngày nay, nơi này vẫn là nơi giam giữ 171 người, bất chấp làn sóng kêu gọi chính phủ của Tổng thống Mỹ Barack Obama đóng cửa nhà tù này.
Ngày 11/1/2002, khoảng 20 tù nhân đã tới nhà tù ở Vịnh Guantanamo trong tình trạng bị bịt kín và bị xích. Ngay lập tức, những kẻ bị tình nghi là khủng bố đã được phân loại và giam giữ tại nhà tù mà Mỹ từng thuê lại của Cuba theo một thoả thuận hồi năm 1903.
Ít lâu sau, nhà tù Guantanamo đã trở thành một biểu tượng tồi tệ của Mỹ nhằm đáp trả lại tổ chức khủng bố Al-Qaeda, nhóm đã thực hiện các vụ tấn công khủng bố nhằm vào Mỹ hồi tháng 9/2001.
Ngày nay, một thập kỷ đã qua song nhà tù Guantanamo vẫn còn đó. Bất chấp cam kết của Tổng thống Obama về việc đóng cửa nhà tù, Guantanamo vẫn là nơi mà quân đội Mỹ giam giữ một số lượng không nhỏ tù binh, khoảng 171 người.
Còn trong 10 năm qua, nơi đây đã giam giữ 779 người. Song so với những năm trước, tù nhân hiện đang bị giam ở nhà tù tại Guantanamo giờ được hưởng một số dịch vụ tốt hơn như được đọc báo, xem tivi, gọi điện thoại về nhà và hơn hết, 80% số này có phòng giam riêng.
Người phát ngôn của Bộ Quốc phòng Mỹ, ông Todd Breasseale cho biết: "Chúng tôi luôn cố gắng cải thiện cơ sở vật chất tại nhà tù ở Vịnh Guantanamo. Dù Tổng thống Obama vẫn bảo lưu quan điểm sẽ đóng cửa nhà tù này song Quốc hội Mỹ lại có quyết định khác."
Một trong những rắc rối nhất liên quan tới việc đóng cửa nhà tù Guantanamo chính là việc Mỹ không có một nhà tù nào lại có thể sử dụng như một "trạm trung chuyển" tù nhân ở nước ngoài như vậy. Trong số những tù nhân đang bị giam giữ, chỉ có sáu người bị kết tội bởi các uỷ ban quân sự còn bảy người khác sẽ bị đưa ra xét xử trong những tháng tới.
Như vậy, còn hơn 100 tù nhân ở nhà tù Guantanamo nằm trong diện tình nghi nên sẽ rất rắc rối nếu giam giữ những tù nhân này trong lãnh thổ Mỹ, vốn có thể dẫn tới các vụ rắc rối như vấn đề nhân quyền hay pháp lý.
Hồi tháng Năm vừa qua, Bộ trưởng Tư pháp Mỹ Eric Holder cam kết Washington sẽ đóng cửa trung tâm giam giữ nghi can khủng bố của Mỹ ở vịnh Guantanamo, Cuba, cho dù đã bỏ lỡ thời hạn chót thực hiện quyết định này.
Song cho tới lúc này, nhà tù Guantanamo vẫn chưa bị đóng cửa, bất chấp làn sóng phản đối từ dư luận trong nước./.
Mỹ bị cáo buộc tra tấn tù nhân Afghanistan
Ủy ban Giám sát hiến pháp của Afghanistan (COC) vừa công bố một báo cáo cho biết các tù nhân tại nhà tù Bagram ở Afghanistan do Mỹ quản lý bị tra tấn, đánh đập và ngược đãi.
Chủ tịch COC Gul Rahman Qazi cho biết, không ít tù nhân tố cáo họ đã bị tra tấn. Abdul Jabar, 71 tuổi, cho hay ông bị giam trong một căn phòng tối đen như mực và gãy một chiếc răng sau khi bị khảo cung. Theo một số tù nhân khác, họ bị làm nhục trong quá trình khám xét cơ thể, bị lột sạch quần áo trong thời tiết giá rét. Nhiều người khác thì bị bắt oan. Theo COC, trong số 3.000 người giam giữ tại Bagram chỉ có 300 người được đưa ra xét xử và tuyên án. Số còn lại bị giam giữ mà không có lý do nào hoặc giam vô thời hạn…
Ông Qazi kêu gọi Mỹ trao trả quyền quản lý nhà tù Bagram cho Chính phủ Afghanistan, đồng thời nhấn mạnh nước ngoài kiểm soát, quản lý các nhà tù trên lãnh thổ Afghanistan là vi phạm hiến pháp nước này. Trước đó, Tổng thống Afghanistan Hamid Karzai cũng đã yêu cầu Mỹ phải trao trả quyền quản lý nhà tù Bagram cho Afghanistan trong vòng 1 tháng. Đây cũng là một trong những điều khoản thỏa thuận quan trọng về hợp tác chiến lược giữa Mỹ - Afghanistan.
Một số chuyên gia chính trị nhận định động thái của ông Karzai là nhằm phản đối Mỹ và một số nhân vật của Afghanistan ngầm thảo luận về việc Taliban mở văn phòng chính trị tại nước ngoài (có thể là Qatar), bước đi tiến tới đàm phán hòa bình giữa Mỹ và Taliban. Theo ông Karzai, mọi thỏa thuận, đàm phán đều phải thông qua chính quyền đương nhiệm do ông đứng đầu.
Nhà tù Bagram còn được biết đến với tên gọi Trung tâm giam giữ Parwan, được xây dựng tại căn cứ quân sự của Mỹ ở Bagram, phía Bắc thủ đô Kabulsau khi Mỹ phát động cuộc chiến tại Afghanistan năm 2001. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ, bà Victoria Nuland, cho biết Mỹ sẽ nghiêm túc xem xét và điều tra các cáo buộc về tra tấn tù nhân.
Sự kiện nhà tù Mỹ ở Bagram nhắc dư luận nhớ đến các scandal nhà tù Mỹ trên khắp thế giới. Các tù nhân bị giam giữ tại nhà tù Abu Ghraib do lính Mỹ kiểm soát ở Iraq đều xem Abu Ghraib là địa ngục trần gian. Abu Mustafa, bị bắt tháng 12-2004 và bị giam giữ 10 tháng tại Abu Ghraib, cho hay đó là chuỗi ngày kinh hoàng trong cuộc đời anh. Theo Abu Mustafa, một trong những hình thức tra tấn ở Abu Ghraib là nhốt tù nhân vào trong các hộp sắt rồi tạo ra những tiếng động khiến tù nhân đau đầu ghê gớm. Hiện Abu vẫn thường xuyên bị các cơn đau đầu hành hạ.
Năm 2004, hàng loạt ảnh về ngược đãi tù nhân được công bố khiến cả thế giới rúng động bởi những hành động tra tấn dã man tại Abu Ghraib. Tổng thống Mỹ thời điểm đó, George W. Bush, đã thừa nhận: Tra tấn tù nhân là một “lỗi lầm lớn nhất” của Mỹ tại Iraq. Nhà tù này sau đó đã phải đóng cửa từ tháng 12-2006 đến 2-2009. Naji Abid Hamid, người đứng đầu Ahed, một tổ chức về quyền tù nhân, cho biết 70% trong số hàng chục ngàn tù nhân bị giam giữ tại các nhà tù của Mỹ đều mắc các vấn đề về tâm lý, sức khỏe. “Có những người sau khi được trả tự do sống tách biệt hẳn với cộng đồng hoặc không chịu ăn uống gì trong nhiều ngày”, Hamid nói. Abu Mohammed, 47 tuổi, sống ở Samarra (Iraq), tin rằng anh đã trở thành người “chống lại xã hội”. Anh không còn cảm thấy vui vẻ, muốn gần gũi bạn bè, gia đình. Abu bị giam giữ tại Abu Ghraib trong 2 năm.
Ngày 11-1 tới đây đánh dấu 10 năm nhà tù Guantanamo của Mỹ tiếp nhận những tù nhân đầu tiên trong cuộc chiến chống khủng bố của Mỹ. Mặc dù Tổng thống Mỹ Barack Obama từng cam kết sẽ cho đóng cửa nhà tù này nhưng đến nay lời hứa vẫn chưa thành hiện thực. 171 tù nhân hiện vẫn bị giam giữ tại Guantanamo. Hãng AFP dẫn lời ông Rob Freer thuộc Tổ chức Ân xá quốc tế (AL), nhận định Guantanamo đã trở thành biểu tượng về thất bại mang tính hệ thống của Mỹ về nhân quyền.
Một số hình ảnh về nhà tù Guantanamo
Tổng hợp
Còn giá trị của VN Muốn biết hãy xem hình ảnh và video của Nguyễn Lân Thắng trên các trang mạng Dân chủ sẽ rỏ
Trả lờiXóaQuan Chánh thanh tra tỉnh kontum Bổ vào đầu người dân Chả lẽ là Giá trị VN
Trả lờiXóahttp://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/577210/clip-chanh-thanh-tra-so-y-te-dung-cuoc-bo-dau-mot-phu-nu-kontum.html
HÔ hô, mình biết Nguyễn Lân Thắng rồi.
Trả lờiXóaĐi học bên Phi về, mắt tinh hơn vào ban đêm, tai to ra, mõm dài và nhọn hẳn và hay là ở chỗ biết sủa như chó.
Bạn muốn biết Nguyễn Lân Thắng là ai, và đồng loại của hắn như thế nào hãy vào đọc bài này: http://beo1.blogspot.com/2013/10/chuyen-cuoi-dan-chu-tuong-lai.html
Làm phát nữa này:
Trả lờiXóaSố lượng người Mỹ sống ở mức nghèo khổ, theo các kết quả của năm 2010, đã vượt quá ngưỡng 46 triệu người. Trong báo cáo chính thức của Cơ quan điều tra dân số Hoa Kỳ (United States Census Bureau) nói về điều này. Sau một năm số lượng người nghèo trong nước đã tăng thêm 2,8 triệu người.
http://www.census.gov/newsroom/releases/archives/income_wealth/cb11-157.html
À Chánh thanh tra à?
Trả lờiXóaXem Này, trên Ba Sàm hẳn hoi nhé:
Ông Hoàng: chỉ là tai nạn, không đánh người như tin trên mạng đưa (TT).
http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/577519/ong-hoang-chi-la-tai-nan-khong-danh-nguoi-nhu-tin-tren-mang-dua.html
Chánh thanh tra nữa nhé, trên 3 sàm:
Trả lờiXóaSở Y tế Kon Tum giải trình vụ Chánh thanh tra dùng cuốc đánh dân
http://www.thanhnien.com.vn/pages/20131031/so-y-te-kon-tum-giai-trinh-vu-chanh-thanh-tra-dung-cuoc-danh-dan.aspx
Giá trị Mỹ nữa này:
Trả lờiXóaGiá trị gì của Mỹ?
Đây có giá trị Mỹ đây: Ăn cắp!
http://ttvnol.com/member/Jenna.87
Đủ chưa bạn?
THích giá trị Mĩ nữa không?
Trả lờiXóaChính phủ Mỹ bị tố vi phạm nhân quyền
(TNO) Trong khi Mỹ đi tố một số nước khác vi phạm nhân quyền thì cựu Tổng thống Mỹ Jimmy Carter tố giác chính quyền Tổng thống Barack Obama cho phép tiến hành các cuộc không kích bằng máy bay không người lái để giết khủng bố là hành động vi phạm nhân quyền.
Trong một bài báo được đăng trên tờ New York Times ngày 25.6, ông viết: chính phủ Mỹ hiện nay rõ ràng vi phạm 10 trong số 30 điều trong Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền - được Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc thông qua vào năm 1948 tại Pháp.
“Nước Mỹ đang từ bỏ vị trí hàng đầu trên thế giới về nhân quyền. Thay vì làm cho thế giới an toàn, việc Mỹ vi phạm nhân quyền tiếp tay cho kẻ thù và khiến các bạn bè thế giới phải xa lánh”, ông Carter viết.
Đài ABC dẫn các số liệu cho biết, kể từ tháng 1.2009, Mỹ tiến hành 265 cuộc không kích bằng máy bay không người lái nhằm tiêu diệt các phần tử khủng bố tại một số nước trên thế giới, khiến ít nhất 1.488 người chết, trong đó có nhiều dân thường.
Ông Jimmy Carter, tổng thống thứ 39 của Mỹ - Ảnh: AFP
Thêm vào đó, ông Carter còn chỉ trích chính phủ Mỹ vẫn cho phép hoạt động nhà tù ở Vịnh Guantanamo - một nơi được cho là vi phạm nhân quyền vì nhiều tù nhân tại đây “bị tra tấn hơn một trăm lần mỗi ngày bằng nước, hay những thiết bị tra tấn dã man khác”.
Ngoài ra, ông Carter chỉ trích hệ thống pháp lý hiện hành cho phép tổng thống có quyền bắt giữ những nghi phạm khủng bố vô thời hạn dù cho tội danh khủng bố chưa thành lập.
Mặc dù trong bài báo của mình, ông Carter không hề nêu tên trực tiếp ông Obama, nhưng ông liên tục sử dụng những từ “chính phủ của chúng ta”, “những nhà cầm quyền ở Washington”...
Hồi tháng 5.2012, Mỹ cũng bị Tổ chức Ân xá Thế giới tố cáo vi phạm nhân quyền sau vụ đột kích giết chết trùm khủng bố Osama bin Laden hồi tháng 5.2011 ở Pakistan.
Phúc Duy
TNO
http://www.thanhnien.com.vn/pages/20120626/chinh-phu-my-bi-to-vi-pham-nhan-quyen.aspx
Tiếp phát nữa, tranh luận đi bạn?
Trả lờiXóaGiá trị Mỹ là đây: Lính Mỹ giết người như chơi game?
Cập nhật lúc :5:03 PM, 12/08/2011
Trong 7 năm thực hiện các điệp vụ truy quét khủng bố ở Afghanistan, việc không quân Mỹ tấn công sang lãnh thổ nước láng giềng Pakistan đã không còn là chuyện lạ.
Một báo cáo mới đây cho thấy 168 trẻ em Pakistan đã bị thiệt mạng bởi các cuộc tấn công của UAV Mỹ.
Số liệu trên được đưa ra bởi một nghiên cứu của Tổ chức điều tra báo chí có trụ sở tại London. Bản báo cáo cho biết con số dân thường thiệt mạng trong các cuộc không kích của Mỹ vượt xa rất nhiều so với con số mà Mỹ đưa ra.
Kể từ năm 2004, CIA đã thực hiện khoảng 291 phi vụ tấn công bằng UAV làm thiệt mạng 2.900 người. Trong số này, chỉ có khoảng 4%là các tay súng Taliban.
Người dân Pakistan biểutình sau các vụ không kích đẫm máu mà Mỹ gây ra.
Trong số các cuộc tấn công, có đến 80% là dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Tổng thống Barrack Obama, nghĩa là cứ 4 ngày tổng thống Mỹ lại ký một lệnh không kích tại chiến trường này.
Washington cho biết họ không kích các lực lượng vũ trang vượt biên từ Pakistan sang Afghanistan để hỗ trợ công cuộc tiễu trừ các phần tử Taliban của lực lượng liên quân tại đây. Tuy nhiên, người dân địa phương cho biết nạn nhân của các cuộc không kích chủ yếu là dân thường.
Một báo cáo của Viện Brooking cho biết các cuộc không kích trái phép của Mỹ trên lãnh thổ Pakistan cứ giết 10 dân thường thì mới hạ sát được một tay súng phiến quân.
Trong khi đó, chính quyền Islamabad liên tục khiếu nại rằng các cuộc không kích trên đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền lãnh thổ của họ. Liên Hợp Quốc cũng cho biết các cuộc tấn công bằng UAV của Mỹ tại Pakistan đang là hành động thách thức luật pháp quốc tế.
Khác với phi công máy bay chiến đấu thông thường, những người điều khiển UAV ít khi chịu áp lực tâm lý về các hậu quả mà họ gây ra.
Phái viên Liên Hợp Quốc điều tra về các vụ sát hại thường dân Philip Alston trong một bản báo cáo cuối năm 2010 đã nhân định các cuộc không kích trên đã vi phạm nguyên tắc ban đầu mà Mỹ thông báo là nhằm bảo vệ thường dân.
Alston cũng cho biết anh ta sợ rằng những người điều khiển các UAV tấn công đang hình thành tâm lý “playstation”, nghĩa là chỉ coi các cuộc giết chóc như chuyện trong game. Tag: Phương tiện không người lái
Xin gửi tới bạn đọc một phóng sự do nhiếp ảnh gia Aaron Huey trình bày tại talk show nổi tiếng TED. Qua phóng sự này ta có thể thấy được lòng tham của người Mỹ và tội ác họ đã gây ra đối với những người thổ dân bản địa. Phóng sự cũng phản ánh đời sống thiếu thốn, khó khăn, bệnh tật và đầy rẫy tệ nạn của những người bản địa ngày nay trước sự thờ ơ, bỏ mặc của chính quyền Mỹ.
Trả lờiXóaNguyên văn phụ đề do TED cung cấp:
Hôm nay tôi có mặt tại đây để giới thiệu những bức hình của người Lakota mà tôi đã chụp. Trong số các bạn ở đây chắc cũng biết đến người Lakota hoặc ít nhất thì cũng nghe đến nhóm dân tộc lớn hơn tên Sioux. Người Lakota là một trong những dân tộc bị đuổi khỏi vùng đất của mình đến các trại nhốt tù nhân chiến tranh nay gọi là những khu bảo tồn. Vùng đất người da đỏ Pine Ridge – chủ đề của buổi nói chuyện hôm nay, nằm tại 75 dặm theo hướng tây nam của Black Hills, Nam Dakota Nơi đây đôi khi được biết đến như Trại Tù nhân Chiến tranh số 334 và đó là nơi mà người Lakota hiện đang sinh sống. Nếu trong số các bạn đây có nghe đến AIM, Tổ Chức Bình Quyền Cho Nhóm Người Thổ Dân Da Đỏ hoặc nghe đến Russell Means,hoặc Leonard Peltier, hoặc cuộc nổi dậy tại Oglala,vậy nên chúng ta hiểu rằng Pine Ridge là nơi bắt đầu về vấn đề người Thổ Dân tại Mỹ.
Tôi đã được yêu cầu để dành một chút thời gian hôm nay để kể về mối quan hệ của tôi với người Lakota, và đây là một việc rất khó cho tôi. Vì, nếu bạn để ý đến màu da của tôi, tôi là người da trắng,và đây là một cách biệt rất lớn giữa người thổ dân và tôi. Chúng ta có thể thấy được rất nhiều người trong các bức hình của tôi hôm nay, rồi dần dần tôi gần gũi với họ hơn, và họ chào đón tôi như người trong nhà. Họ gọi tôi là anh em và chú và liên tục mời tôi đến đó trong hơn 5 năm qua. Nhưng tại Pine Ridge, tôi luôn bị gọi là wasichu, và washichu là một từ của tiếng Lakota có nghĩa là không phải gốc da đỏ nhưng cũng có một nghĩa khác của từ này là “người lấy phần thịt ngon nhất cho riêng mình”. Và đó là điều mà tôi muốn nhấn mạnh ở đây – người dành lấy phần thịt ngon nhất cho mình. Có nghĩa là tham lam. Vậy chúng ta hãy nhìn quanh khán phòng hôm nay xem. Chúng ta đang ở tại một trường tư tại Phía Tây của Mỹ, ngồi trên những ghế nệm đỏ với tiền trong túi. Và nếu chúng ta nhìn lại cuộc sống của chúng ta, chúng ta thực đang lấy phần thịt ngon nhất. Hãy nhìn lại bộ hìnhcủa một dân tộc chịu nhiều mất mát để chúng ta có thể thấu hiểu, và biết rằng khi chúng ta nhìn những khuôn mặt của những người này đây không phải là hình ảnh của chỉ riêng người Lakota, mà họ đại diện cho những nhóm người bản địa.
Trả lờiXóaTrên mảnh giấy này, là lịch sử mà tôi đã học từ những người bạn và gia đình Lakota. Tiếp theo là cột thời gian của các hiệp ước được lập, các hiệp ước bị phá vỡ và những cuộc tàn sát được ngụy trang như cuộc chiến. Tôi sẽ bắt đầu từ năm 1824.”Điều gì được biết đến như là Phòng các vấn đề người Da Đỏ được thành lập trong Phòng Chiến Tranh, là nơi đầu tiên lên tiếng giận dữ về những vấn đề mà chúng ta giải quyết với người Da Đỏ.1851: Hiệp ước đầu tiên của Fort Laramie được lập, đánh dấu rạch ròi ranh giới của nước Lakota.Theo hiệp ước này, những vùng đất này là một quốc gia tự trị. Nếu ranh giới của hiệp ước này được giữ – và có những điều luật rằng họ nên làm theo– thì đây là hình dạng nước Mỹ ngày nay. 10 năm sau, Luật Nhà Đất, tổng thống Lincoln ký, đưa hàng loạt những người da trắng vào đất của người Da Đỏ. 1863: Một cuộc nổi dậy của người Santee Sioux tại Minnesota kết thúc cùng với 38 người đàn ông Simoux bị treo cổ, một cuộc hành quyết lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ. cuộc hành quyết do Tổng Thống Lincoln ra chỉ thị chỉ sau hai ngày ông ta ký vào Tuyên ngôn Giải phóng Nô lệ.
1866, năm đầu của đường sắt liên lục địa – một kỷ nguyên mới. Chúng ta khai thác đất thành đường ray và tàu lửa để rút ngắn đoạn đường qua trung tâm của Quốc Gia Lakota. Hiệp ước bị quẳng ra cửa sổ. Để lên tiếng, ba bộ tộc dẫn đầu bởi tộc trưởng của Lakota Red Cloud tấn công và đánh thắng quân đội Mỹ nhiều lần. Tôi muốn nhắc lại điều này. Người Lakota đánh bại quân đội Mỹ.1868: Hiệp ước Fort Laramie thứ hai đảm bảo việc tự trị của Nước Lớn Sioux và chủ quyền của người Lakota tại Black Hills linh thiêng. Chính phủ cũng hứa những quyền về đất và quyền săn bắn trong các khu vực lân cận. Chúng ta đã hứa rằng đất nước Power River sẽ mãi mãi đóng cửa với tất cả những người da trắng. Hiệp ước tưởng chừng như là một chiến thắng toàn vẹn cho người Red Clound và Sioux. Thực ra, đây là cuộc chiến duy nhất trong lịch sử Mỹ tại nơi mà chính quyền thương lượng một nền hòa bình bằng cách công nhận mọi đề mục được đề ra bởi kẻ thù.
Trả lờiXóa1869: Đường sắt xuyên lục địa hoàn thành. Nó bắt đầu chở theo, giữa những thứ khác, là một lượng lớn người đi săn những người bắt đầu giết bò hàng loạt, chiếm hết nguồn thức ăn, vải vóc và cả nơi trú ngụ của người Sioux. 1871: Luật Phân Bố Chủ Quyền Người Da Đỏ khiến cho tất cả người da đỏ bị cầm giữ bởi nhà nước. Thêm vào đó, quân đội ban lệnh cấm những người da đỏ phía tây đi khỏi các vùng bảo tồn. Tất cả những người da đỏ phía tây tại thời điểm đó trở thành những tù nhân chiến tranh. Và cũng trong năm 1871, chúng ta kết thúc thời gian hiệp ước. Vấn đề về hiệp ước là họ để những người đồng bào tồn tại như những quốc gia tự trị, mà chúng ta không thể có điều đó; chúng ta có những kế hoạch khác.
1874: Đại Tướng Goerge Custer tuyên bố về việc phát hiện ra vàng tại khu Lakota, cụ thể là khu Black Hills. Tin tức về vàng tạo ra một lượng lớn người da trắng đổ về nước Lakota Custer cũng kiến nghị Quốc hội tìm cách chấm dứt hiệp ước với người Lakota càng sớm càng tốt. 1875: Chiến tranh tại Lakota bắt đầu bằng cuộc nổi loạn của hiệp ước Fort Laramie. 1876: Và ngày 26 tháng 07trên đường tấn công làng Lakota, đội quân số 07 của Custer bị đánh tơi tã tại trận Little Big Horn.1877: Đội quân anh dũng Lakota và thủ lĩnh tên Con Ngựa Điên bị bao vây tại Fort Robinson. Ông ấy sau đó bị giết trong trong thời gian tạm giữ.1877 cũng là năm mà chúng ta tìm ra cách giải quyết Hiệp Ước Fort Laramie. Thỏa hiệp mới được đưa ra trước những người đứng đầu Sioux dưới một chiến dịch được hiểu là “bán hoặc đói”. Ký vào giấy, hay không lương thực cho bộ lạc của họ. Chỉ có 10 phần trăm dân số nam ở tuổi trường thành ký vào. Hiệp ước Fort Laramie yêu cầu ít nhất ba phần tư dân làng phải bỏ đất của mình Biên bản đó hoàn toàn bị lờ đi.
1887: Đạo Luật Dawes. Sở hữu đất của vùng đất thổ dân chấm dứt. Đất thổ sân bị chia cắt ra thành những miếng 160 mẫu và giao cho mỗi thổ dân với một phần đất lớn bị mất đi. Các bộ tộc mất hàng triệu mẫu đất. Giấc mơ Mỹ về chủ quyền đất độc lậplại trở thành 1 cách rất thông minh để chia đất thổ dân thành miếng đến hết. Việc di chuyển tàn phá đất thổ dân, làm chúng dễ dàng bị chia ra và bánvới mỗi thế hệ đi qua. Hầu hết những miếng đất thừa và nhiều miếng đất khác trong khu thổ dânhiện đang nằm trong tay của những chủ nông trại người da trắng. Một lần nữa, phần màu mỡ của miếng đất lọt vào tay wasichu.
1890, thời điểm mà tôi nghĩ rằng là phần quan trọng nhất trong cuộc nói chuyện ngày hôm nay.Đây là năm cuộc tàn sát Wounded Knee diễn ra.Vào ngày 29 tháng 12, quân đội Mỹ bao vây lán trại Sioux tại thung lũng Knee Wounded, tàn sát Trưởng làng Bàn Chân To và 300 tù nhân chiến tranh, sử dụng loại vụ khí bắn hàng loạt mới loại mà bắn ra đạn nổ gọi là súng Hotchkiss Đối với trận chiến này, 20 Quân Hàm Danh Dự cho sự anh dũng được trao cho Đoàn quân thứ 7. Đến ngày hôm nay, đây là Quân Hàm Danh Dự tốt nhất từng được trao cho một trận chiến. Nhiều Quân Hàm Danh Dự khác được trao cho cuộc tàn sát chống phân biệt phụ nữ và trẻ em hơn trong bất kỳ trận Chiến Tranh Thế Giới Thứ Nhất, Chiến Tranh Thế Giới Thứ Hai, Hàn Quốc, Việt Nam, Iraq hay Afghanistan. Trận tàn sát Wounded Knee được coi như là kết cục của các cuộc chiến tranh người da đỏ. Bất kỳ lúc nào tôi đến thăm nghĩa trang lớn tại Wounded Knee, tôi vẫn thấy rằng đó không chỉ là một nghĩa trang của người Lakota hay của người Sioux, nhưng đó là nghĩa trang của những người thổ dân.
Trả lờiXóaThánh Black Elk từng nói, ”Lúc đó tôi không biết có bao nhiêu người đã chết. Khi tôi nhìn lại từ ngọn đồi cao của tuổi tác mình tôi có thể thấy phụ nữ và trẻ em bị tàn sát nằm hỗn loạn, ngỗn ngang dọc theo thung lũng cong vênh rõ như tôi nhìn thấy họvới những con mắt trong veo. Và tôi có thể nhìn thấy được cái gì đó chết trong lớp bùn máu và được chôn vùi trong cơn bão tuyết. Một giấc mộng chết tại đó, và đó là một giấc mơ đẹp.”
Theo sự kiện này, một kỷ nguyên mới trong lịch sử người Da Đỏ bắt đầu. Mọi thứ đều có thể được đo lường trước và sau Wounded Knee. Vì nó xảy ra ngay tại thời điểm những ngón tay in hằn trên còi súng Hotchkiss tại chính quyền nước Mỹ tự tuyên bố vị trí của mình trong quyền người Thổ Dân. Họ trở nên mệt mỏi với các hiệp ước. Họ mệt mỏi với các đồi thánh. Họ mệt mỏi với những điệu nhảy của các hồn ma. Và họ chán ngấy cả những bất tiện của người Sioux. Nên họ mang cả súng thần công tới. ”Vẫn muốn là người da đỏ chứ,” họ nói như ra lệnh, tay để trên còi súng. 1900: dân số người Thổ Dân tại Mỹ xuống rất thấp – ít hơn 250,000 người, so với con số tám triệu dự tính trước đó vào năm 1492.
Tua nhanh qua. 1980: Một phiên tòa diễn ra lâu nhất trong lịch sử Mỹ, Quốc Gia Sioux và Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỹ, do Tòa Án Tối Cao Mỹ xét xử.Tòa đã quyết định rằng, khi người Sioux chuyển về lại khu vực của mình và bảy triệu mẫu đất được khai phá cho những thợ mỏ và những người dân lên sống tại khu vực những điều trong hiệp ước Fort Laramie thứ hai đã bị vi phạm. Tòa tuyên ánrằng Black Hills bị lấy đi một cách bất hợp pháp và giá đưa ra từ đầu cộng với tiền lãi nên được trả cho Nước Sioux. Để trả cho Black Hills, tòa án chỉ chi 106 triệu đôla cho nước Sioux. Người Sioux từ chối số tiền với khẩu hiệu, ”Black Hill không phải để bán
2010: Thống kê về dân số người Da Đỏ hôm nay,hơn một thế kỷ sau cuộc tàn sát tại Wounded Knee, cho thấy những gì còn sót lại từ chế độ thực dân, nhập cư cưỡng ép và vi phạm hiệp ước. Tình trạng thất nghiệp tại khu vực Người Da Đỏ Pine Ridge xê dịch từ 85 đến 90 phần trăm. Tòa nhà văn phòng thì không thể xây mới được, mà kết cấu hiện tại thì đang hư hỏng dần. Nhiều người không nhà ở, những người có nhà thì nhúc nhích trong những tòa nhà hư hỏng có nhà chứa đến năm gia đình.39 phần trăm nhà ở tại Pine Ridge không có điện dùng. Ít nhất 60 phần trăm nhà ở trên khu đất đang bị mối đen ăn. Hơn 90 phần trăm dân số sống trong cảnh nghèo đói. Tỷ lệ lao phổi tại Pine Ridgecao khoảng tám lần so với tỷ lệ mắc bệnh trung bình tại Mỹ. Tỷ lệ trẻ sơ sinh tử vong là cao nhất tại địa lục này và cao gấp ba lần so với tỷ lệ trung bình tại Mỹ. Ung thư cổ tử cung cao gấp năm lần so với tỷ lệ trung bình tại Mỹ. Tỷ lệ học sinh bỏ học lên đến 70 phần trăm. Tỷ lệ giáo viên bỏ dạy cao gấp tám lần so với tỷ lệ trung bình tại Mỹ. Nên thành ra ông bà phải nuôi dưỡng cháu vì bố mẹ chúng, do bệnh tật từ chứng nghiện rượu, nội chiến và tính cách thờ ơ, nên không thể dưỡng dục trẻ nhỏ. 50 phần trăm dân số ở độ tuổi trên 40 mắc bệnh tiểu đường. Tuổi thọ nam giới là từ 46 đến 48 tuổi bằngvới người Afghanistan và Somalia.
Trả lờiXóaMục cuối cùng trong bất kỳ cuộc tàn sát thành công nào đều là mục mà trong đó người mở đầu cuộc tàn sát có thể phủi tay và thốt lên, ”Ôi Chúa tôi, mấy người này đang làm gì với bản thân họ vậy? Họ đang giết lẫn nhau. Họ giết nhau trong lúc chúng ta nhìn họ chết.” Đó là cách mà chúng ta đã tới và có được Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ. Đây là tài sản của một đích đến rất rõ. Những người tù vẫn được sinhngay tại trong các trại tù chiến tranh rất lâu sau khi các lính gác bị chuyển đi. Đây là những mảnh xương còn lại sau khi phần thịt ngon nhất bị cướp đi. Một thời gian lâu trước, hàng loạt các sự kiện bắt đầu xẩy ra bởi một người nhìn giống như tôi, một wasichu, háo hức lấy đất và nước và vàng trên các khu đồi. Những việc này gây ra hiệu ứng domino mà đến nay hậu quả của nó vẫn còn.
Xã hội thượng đẳng chúng ta có thể thấy nhẹ nhõmtừ cuộc tàn sát trong năm 1890, hoặc hàng loạt sự kiện các hiệp ước bị vi phạm 150 năm trước, tôi vẫn còn một câu hỏi muốn hỏi, các anh chị cảm thấy như thế nào về những thống kê của ngày hôm nay? Có liên quan như thế nào giữa những hình ảnh kham khổ này và lịch sử mà tôi mới vừa kể cho các anh chị? Và lịch sử này chúng ta mắc nợ bao nhiêu? Có cái nào là trách nhiệm của chúng ta ngày hôm nay? Tôi từng nghe nói là chúng ta cần phải làm gì đó. Phải có những kêu gọi hành động.Vì đã từ rất lâu tôi chỉ đứng ở ngoài đóng vai là một nhân chứng, chỉ chụp hình. Vì giải quyết vấn đề dường như quá xa trong quá khứ, Tôi rất cần một cỗ máy thời gian để xâm nhập.
Trả lờiXóaNhững đau khổ mà thổ dân đang chịu đựng không phải là một vấn đề đơn giản, dễ sửa. Đó không phải là một vấn đề mà mọi người có thể giúp như cách mọi người giúp đỡ nạn nhân ở Haiti, tìm cách chữa AIDS, hoặc chống lại nạn thiếu lương thực.Cứu trợ, là từ được dùng, có thể khó khăn rất nhiều cho xã hội này hơn là một tờ 50 đô hoặc một buổi đến nhà thờ để sơn lại những ngôi nhà bị vẽ bậy,hoặc một gia đình ngoại ô quyên góp một thùng áp quần mà họ không muốn mặc nữa. Vậy điều đó rời bỏ chúng ta ở đâu? Nhún vai trong bóng tối?
Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ vẫn hàng ngày vi phạm những điều luật của những năm 1851 và 1868hiệp ước Fort Laramie đối với người Lakota. Một lời kêu gọi hành động mà tôi muốn đưa ra hôm nay –ước muốn TED của tôi — là: Tôn trọng hiệp ước.Trả lại Black Hills. Họ làm gì với họ không phải là chuyện của chúng ta.
(Vỗ tay)
Thế nào? anh bạn nặc danh, giả danh trên kia còn muốn tranh biện nữa không?
Trả lờiXóaNếu những ai không hiểu biết, không biết đến các thông tin này, thì có lẽ vẫn cứ nghĩ rằng Mỹ là nước rất đề cao dân chủ, nhân quyền đây. Và không hiểu là Mỹ lấy lý do gì để vu cáo Việt Nam vi phạm dân chủ, nhân quyền, trong khi sự vi phạm của Mỹ còn nhiều hơn.
Trả lờiXóaVì vậy Mỹ không thể áp dụng nhân quyền kiểu Mỹ lên các nước khác được khi mà chính họ đang có vấn đề!
nói thật chứ tôi chưa bao giờ tin rằng nước Mỹ đề cao cái gọi là nhân quyền! sự việc này có thể sẽ là một phần chứng tỏ việc ấy, nhưng còn biết bao nhiêu sự việc khác mà quan chức cấp cao của Mỹ đã làm nữa, họ có thể nghe lén những cuộc điện thoại, đăth máy quay camera, rồi kiểm tra thái độ chính trị của những người dùng mạng internet nữa! những cái ấy chỉ là một số ít những điều mà tôi được biết đến, nhưng thế thôi đã đủ để đặt ra cấu hỏi:"như thế là nhân quyền à?"
Trả lờiXóaCái tinh vi của Mỹ dù khôn khéo như thế nào thì đến một ngày rồi cũng bị lộ. Cái kim trong bọc lâu ngày cũng lòi ra. Người ta đã từng chứng kiến những vụ thảm sát người da đỏ. Xua đuổi giét chóc những người này ra khỏi lãnh thổ tổ tiên của họ, nhũng người Mỹ đầu tiên là những kẻ cướp bóc không hơn không kém. Con cháu của họ đã làm gì. Gây chiến tranh trên thế giới, Trung Quốc, Triều Tien, Việt Nam, I rắc, Ap ga nis tan... Họ có tôn trọng nhân quyền họ có đạo đức không hay chính nghĩa thuộc về kể mạnh
Trả lờiXóaNhìn vào đất nước mỹ phát triển như ngay nay có rất nhiều người ngưỡng mộ muốn sống ở đó đúng vậy người dân mỹ có cuộc sống khá tốt nhưng hãy nhìn lại lịch sử sự phát triển của mỹ là một phần lớn dựa vào chiến tranh chúng là những kẻ đi cướp đoạt của những nước yếu hơn về để xây dựng đất nước chúng vì vậy đừng tin vào những gì chúng hứa hẹn khi mang súng ống tên lửa đi làm gìn giữ hòa bình cho nước khác
Trả lờiXóa