Chia sẻ

Tre Làng

TẢN MẠN VỀ THỦY ĐIỆN VÀ XẢ LŨ

CuTeo@

Lũ và Thủy điện là câu chuyện nóng suốt thời gian gần  đây, và nó phản ánh mối quan tâm chính đáng của người dân.

Một cách tổng quan, chúng ta đã phá rừng, chúng ta đã có thủy điện và chúng ta không thể tua ngược lại qúa trình đó được. Nói thế để thống nhất với nhau rằng, chúng ta phải chấp nhận thực tế hiện có, vấn đề là cùng nhau kiểm soát thủy điện cho tốt để giảm thiểu hậu quả có thể xảy ra. Các bạn cũng đừng có mơ là vừa có thủy điện, lại vừa có được môi trường rừng rú nguyên sinh như xưa, như thế là quá tham lam và hoang tưởng.

Các tình yêu cũng chả nên gào thét inh ỏi lên rằng xây thủy điện là sai, là giết dân để được cái tiếng thương dân, ra cái điều ta đây trách nhiệm lắm. Giọng điệu đó khắm khú bỏ con mẹ.

Thử hỏi: 

Xây dựng nhiệt điện, dân phản đối vì ô nhiễm, vì không có than, có dầu....Lấy điện đâu mà thắp sáng? 

Xây dựng thủy điện, dân kêu phá rừng. Không phá rừng thì làm sao xây thủy điện? Không có thủy điện lấy đâu điện sinh hoạt, sản xuất, vui chơi giải trí, mở mang dân não?

Xây dựng nhà máy điện hạt nhân? Rõ là nhỏ bé xinh xinh, nhưng "Dân" kêu tốn tiền, nguy hiểm. Không xây thì liệu có đủ điện dùng hay phải mua của Trung Quốc? Không đủ điện có mà "Công nghiệp hóa" vào mắt.

Nhiệt điện - không; thủy điện - không; điện hạt nhân cũng không, vậy lấy đâu ra điện dùng? Các bạn trả lời đi! 

Cứ kêu ca phàn nàn, cứ phản đối ầm ĩ, cứ rên la thảm thiết thì lấy đâu ra điện mà sống cho ra sống, hay lại muốn quay về ăn lông ở lỗ?

Hãy chấp nhận thực tế đi, lợi về công thì tiệt về đường đi. cái gì cũng có tính hai mặt cả đấy. Lợi thì im thin thít hưởng thụ, hại một tí thì kêu trời thì đâu có được? 

Anh phát mệt với bài ca xả lũ quá rồi.

Tại sao khi có điện về, làm ăn khấm khá, hiểu biết mở mang thì không kêu ông Thủ tướng ơi, ông điện ơi, thích thế, phê quá? Tại sao hễ xảy ra một chút sự cố lại gào đến lạc giọng, đổ hết tội lỗi cho các ông kia? Rõ ràng là không công bằng tẹo nào.

Có đứa (là phóng viên hẳn hoi) còn vặn vẹo: "Làm đúng quy trình, dân bị hại: Đúng ở chỗ nào"? Ơ, hỏi hay nhỉ, trước hết, nắng mưa là việc của trời, nói cho vuông là không ai có thể dự báo tính toán hết được mọi rủi ro do thiên nhiên gây ra hoặc sẽ gây ra. Thứ hai, thằng nhà báo kia liệu có dám chắc chắn rằng, không có thủy điện thì lũ sẽ nót xảy ra hay không? rằng thì là không có người chết không? Anh nói luôn cho nhanh là, dù không làm thủy điện thì bão lũ vẫn xảy ra và không ai có thể biết được hậu quả của nó như thế nào. 

Còn cái quy trình xả lũ, anh nghĩ ít có khả năng làm sai quy trình, quyết định xả lũ cần được sự đồng thuận của cả một tập thể và dựa trên những quy định chặt chẽ về chuyên môn. Ta chỉ có thế nói rằng, xả lũ đúng quy trình không có nghĩa là thiệt hại không xảy ra, mà có thể xảy ra nhưng hậu quả là tối thiếu. Vậy đừng nên đổ cả cho kỹ thuật xả lũ.

Anh nghĩ, trận lũ vừa rồi hậu quả là rất lớn, đó không chỉ là hệ lụy của việc xây dựng quá nhiều thủy điện, tàn phá thiên nhiên và môi trường sống, mà còn là hệ lụy của hàng loạt những hành động khác của chính chúng ta. Không nên đổ toàn bộ lỗi cho việc xả lũ của các cơ quan quản lý, bởi nếu lũ lên đến ngưỡng mà không xả sẽ dẫn đến nguy cơ vỡ đập hàng loạt theo hội chứng Domino, và thiệt hại về người còn lớn hơn gấp bội con số thực tế là 30 người mà chúng ta chứng kiến, ấy là chưa kể đến những thiệt hại khổng lồ về kinh tế.

Rất tiếc, có một vài vị lãnh đạo dường như sợ dư luận nên cũng té nước theo mưa, trả lời báo chí theo sự dẫn dắt, hướng lái của phóng viên, mà không dám nêu chính kiến của mình. Anh chúa ghét loại này!

Anh tất nhiên cũng không thể đồng ý với nhận định của Phạm Chí Dũng khi đăng bài trên BBC Tiếng Việt với tựa đề: "Trách nhiệm khi xả lũ giết dân" (đọc ở đây). Cách viết bài như thế là thiếu tính xây dựng, là phóng đại sự việc để thông qua đó thóa mạ chính quyền và kích động sự nông nổi của người dân, và mở đường cho những hoạt động gây bất ổn xã hội.

Không nên quá cực đoan như thế!

14 nhận xét:

  1. Để giảm thiệt hại cho các tỉnh miền Trung, nhiều ý kiến cho rằng, cần rà soát quy hoạch thủy điện các lưu vực sông, dứt khoát loại bỏ những công trình không đảm bảo vấn đề môi trường và xâm hại đến các vùng đã được quy định như khu bảo tồn, rừng đặc dụng. Đã đến lúc cần chỉ đích danh, xử lý kiên quyết, buộc chủ đầu tư thủy điện phải bồi thường những thiệt hại về người, tài sản, hoa màu của người dân miền Trung, nhất là trong đợt lũ, lụt vừa qua.

    Trả lờiXóa
  2. Việc gì cũng có mặt lợi mặt hại của nó mà thôi, xây thủy điện thì người dân có điện để phục vụ cuộc sống của mình, để đảm bảo cuộc sống của mình, thử hỏi giờ không có điện thì người dân sẽ cảm giác sao. Nhưng nói đi thì cũng nói lại chút, việc xây thủy điện phải được khảo sat, quy hoạch và thi công thật cẩn thận chứ mà phạm sai sót là hậu quả vô cùng nghiêm trọng đó, nhất là hậu quả về môi trường không khắc phục nổi đâu

    Trả lờiXóa
  3. Tôi thấy mấy hôm nay mọi người hay bàn mấy cái chuyện về việc thủy điện vì mấy trận lụt vừa rồi. Tôi cũng có chút ý kiến thế này thôi, thử hỏi xem, các bạn giờ mất điện khoảng 3 hôm các bạn sẽ cảm giác thế nào, có kêu la om sòm lên không, rồi thử hỏi nêu các bạn chịu lũ lên từ từ để còn chống phó hay là các bạn thích vỡ đập để lũ cuốn cho một cái đi hết luôn. Các bạn phải hiểu rằng, cái gì cũng có cái lợi và cái hại của nó cả, các bạn phải biết chấp nhận cái hại nhỏ để đem đến cái lợi lớn hơn chứ cuộc sống này có gì là hoàn hảo đâu các bạn

    Trả lờiXóa
  4. Có thể nói bàn về chuyện thủy điện thì nhiều và dài dòng lắm bởi một lẽ bên cạnh mặt lợi của thủy điện thì nó cũng tồn tại mặt hại làm cho người dân bức xúc thật. Nhờ có thủy điện mà người dân mới có điên để phục vụ cho cuộc sống hiện đại của mình, vì thực sự giờ điện chẳng khác gì là dòng máu của xã hội nữa rồi, nhưng việc mặt hại của thủy điện theo tôi nghĩ cũng là do một phần ý thức của con người, do sự khảo sát, nghiên cứu các tác hại còn chưa được tốt cộng thêm vào đó là chất lượng thi công còn chưa được cao nên điều này đã để lại nhiều bức xúc cho người dân mà lỗi ở dây là do nhà đâu tư

    Trả lờiXóa
  5. Đến lúc chúng ta cần có hành động cụ thể, không nói suông nữa để giúp người dân miền Trung có thể sống chung với thiên tai, bão lũ. Bên cạnh đó, cần quy trách nhiệm cụ thể cho từng nhà máy thủy điện trong việc vận hành nhà máy, điều tiết lũ. Không thể để việc các nhà máy đặt lợi ích của mình lên trên tính mạng và tài sản của người dân được.

    Trả lờiXóa
  6. Nhiều nguyên nhân được đưa ra để lý giải cho những thiệt hại mà người dân miền Trung phải “ôm sô” ngay cả khi mưa bão, lụt hoặc nắng hạn. Các chuyên gia, nhà khoa học cho rằng, nguyên nhân chính là do biến đổi khí hậu; do xây dựng các trục đường giao thông, các khu dân cư tập trung, khu công nghiệp; do phá rừng…Và đặc biệt, các nhà khoa học cũng chỉ đích danh: lỗi lớn là do xây dựng và vận hành các hồ thủy điện, hồ thủy lợi chưa đồng bộ.

    Trả lờiXóa
  7. Thực tế, các chủ đầu tư dự án chỉ đặt mục tiêu phát điện là chính, chưa quan tâm đến việc điều tiết giảm lũ nhằm hạn chế ngập lụt cho vùng hạ du. Các hồ thủy điện đang thực hiện quy trình vận hành chỉ bảo đảm việc phát điện và an toàn đập, chưa thật quan tâm đến việc tham gia cắt lũ, giảm lũ, nên khi lũ về lớn thì xả xuống, gây khó khăn cho vùng hạ du.

    Trả lờiXóa
  8. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa
  9. Tác giả có những nhận đính khác chính xác .rất nhiều người phản đối xây dựng nhà máy thủy điện vì kêu nó gây thiệt hại về đất sản xuất rồi gây ra thiên tai lũ lụt và họ chỉ nhìn về một phía mặt tiêu cực của nó chứ chưa nghĩ về những điều tốt mà nó mang lại như nếu không có thủy điện thì lấy đâu ra điện để phát triển sản xuất rồi vấn đề lũ lụt các đập thủy điện không chỉ để phát điện mà nó còn có tác dụng chính là ngăn lũ tích nước cho mùa khô chỉ khi hồ chứa quá đầy thì mới sả vì nếu không sả lũ để vỡ đập thì hâu quả còn nghiêm trọng hơn rất nhiều

    Trả lờiXóa
  10. Nặc danh21:01 24/11/13

    Những giá trị mà nhà máy thủy điên mang lại là không phải bàn cãi . Vấn đề đặt ra ở đây là cách thức vận hành các nhà máy này cần được đảm bảo đúng quy trình và cần có cơ quan chuyên trách thường xuyên kiểm tra và sử lý các vi phạm còn về vấn đề xả lũ thì trước khi xả lũ thường thông báo cho người dân biết trước để phòng tránh giảm thiểu thiệt hại

    Trả lờiXóa
  11. Thực sự thì cái gì cũng có hai mặt của nó, chúng ta chấp nhận được mặt lợi thì cũng không thể phủ nhận mặt hại của nó, với vấn đề thủy điện cũng vậy, nói không có thì không được, chỉ quan trọng là cách quản lý, cách sử dụng, cách vận hành, điều khiển có hợp lý không mà thôi. Nếu ai cũng nói bão lũ là do xả lũ từ các đập thủy điện mà ra thì không phải là không đúng, nhưng cũng là sai, bởi lẽ điện dùng, sinh hoạt, sản xuất do các hồ, đập thủy điện tạo ra, người dân cũng từ đó mà được sử dụng cho lợi ích của mình. Không nên chỉ vì những cái hại nhất thời mà có những suy nghĩ, phán xét sai lầm.

    Trả lờiXóa
  12. Tóm lại là lắm chuyện, việc gì cũng nói được, cái gì cũng có thể làm được, nói được, chửi bới được là thế nào. Thế phải làm gì để đáp ứng hết yêu cầu được đây. Việc phá rừng đích thị là sai trái rồi, nhưng mà không thể tuyệt đối không phá rừng được. Nhiều chính sách nhằm đáp ứng yêu cầu An ninh Quốc phòng hay là chính sách khác nhằm đảm bảo an sinh xã hội thì vẫn phải thực hiện. Vấn đề ở nước ta là làm sao ngăn chặn được lâm tặc phá rừng đầu nguồn mà thôi. Việc vừa rồi lũ lụt, nước dâng lên thì bắt buộc phải xả nếu không muốn bị vỡ đập, lúc đó thì hậu quả còn lớn hơn nhiều. Tóm lại là bây giờ chúng ta phải làm sao để dự báo trước tình hình, đừng xảy ra những đợt xả lũ nguy hiểm như vừa rồi nữa mà thôi.

    Trả lờiXóa
  13. Thực ra thì chuyện mưa lũ xả nước hay mưa lũ vỡ đập thì trên đời này thiếu gì, nước nào mà chẳng có. Thế nhưng ở Việt Nam đụng một tí là cứ nói này nói nọ, nói hết chuyện đông sang chuyện tây để rồi cuối cùng kết lại tại chính quyền, sao vô lý thế chứ, chẳng có gì nói nữa hay sao? Đúng là bè lũ phản động giở hơi, hết trò rồi hay sao ấy. Không có gì để nói nữa hay sao mà chúng làm như thế chứ, đó là điều không thể chấp nhận được. Việt Nam cần có sự đóng góp nhiệt thành cho công cuộc xây dựng đất nước chứ chẳng phải cứ ngồi đấy mà chỉ trích.

    Trả lờiXóa
  14. Năm nào cũng thế, lũ lụt là một trong những vấn đề đang lo ngại của nước ta. Có lẽ là do nước ta chưa quan tâm đúng mức về vấn đề này nên thiệt hại mỗi năm gây ra còn tương đối lớn. Cái gì cũng có 2 mặt của nó, chúng ta cần suy xét kỹ từ đầu đến cuối cái j lợi hơn thì hãy nên làm, đừng để làm rồi mới hối hận

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog