Mai Thanh Hải Blog
Mai Thanh Hải - Từ Trung tâm xã Sen Thượng (Mường Nhé, Điện Biên) lên đến bản Tả Ló San, ngay sát đường biên giáp với Trung Quốc, phải đi bộ và xe máy đúng 30 km đường xuyên qua rừng già âm u, dốc núi dốc ngược, san sát cột mốc 14 - 15 - 16.
Bộ đội Biên phòng Đồn Sen Thượng công tác tuyến đường này, ai cũng đi theo đội hình - cảnh giác từ mọi tiếng động lạ...
Ấy thế mà 2 đứa "chúng nó" - 2 cô giáo sinh năm 90,91, quê mãi tít Hòa Bình - Hải Dương, cứ đều đặn mỗi tuần 2 lần lùi lũi ra xã - vào bản, mặc trời nắng mưa, lũ lụt, đất lở, núi sập.
Hỏi, "chúng nó" bảo: "Phải ra mua lương thực - thực phẩm và để nghe... tiếng người!".
Băn khoăn: "Đi lại nhiều làm gì cho vất vả?", nhưng có đi cùng chúng nó vào bản, mới thấy cái chặng đường ra vào cuối tuần, có khi lại là "cứu cánh", để bám giữ niềm tin vào sự lần hồi kiếm đồng lương và mong manh giữ tuổi trẻ, chờ sự đổi thay công tác sau 3 năm dằng dặc bám bản, giữ trường...
Không điện sáng, không sóng điện thoại, không tivi, không cả sóng phát thanh nói tiếng Việt và dĩ nhiên, tiếng Kinh phổ thông, chỉ hãn hữu lắm mới gặp trong bản, khi có bộ đội Biên phòng ghé qua...
"Chúng nó" kể: Ngày nấu 1 bữa cơm, ăn cho cả ngày, dè sẻn từ giọt nước mắm; 2 ngày 1 lần, lọ mọ vào rừng kiếm củi; 3 ngày 1 lần, dắt nhau đi 6 km lên đỉnh cao có sóng điện thoại, nhắn tin - gọi điện cho người thân hoặc ra ngoài Trường chính, báo cáo công việc...
"Ngày 20/11 và 8/3, chúng em mua rượu uống say và ngồi trên giường, thi nhau hát!" - "Chúng nó" hồn nhiên kể vậy, khi nghe mình hỏi về ngày 20/11 sắp tới và bảo: "Cả xã toàn những điểm bản thế này, có được chuyển, cũng chỉ vậy mà thôi!"...
Trước khi về, mình định nhờ Trung úy Lò Văn Huyền, Đội trưởng Vận động quần chúng của Đồn Biên phòng Sen Thượng: Trước ngày 20/11, mua giúp mấy thùng mì tôm thay hoa, mang vào tặng "chúng nó", nhưng Huyên bảo: "Chả biết ngày ấy, mưa lũ có sạt đường hay không mà vào?", khiến mình cứ lẩn thẩn mãi, về cái khái niệm "người gieo chữ", "người lái đò" mà báo chí đang ầm ầm tung hô, những ngày này...
sắp ngày 20 tháng 11 ngày nhà giáo việt nam rất hoan nghênh các thầy cô giáo đã mang niềm say mê lên vùng cao truyền cái chữ cho các em,với bao khó khăn cuộc sống mạng không có thức ăn đồ uống đạm bạc đèn điện còn thiếu thốn trường lớp chắc chả giáo viên nào muốn ở dạy cả,nhưng có tinh người giáo viên vượt qua khó khăn yêu nghề đem lại niềm vui cho các em
Trả lờiXóaNhà giáo được vinh danh là “Kỹ sư tâm hồn”, nghề dạy học được vinh danh là “Nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý”. Ngày nay, có biết bao nhà giáo nhân dân, nhà giáo ưu tú và hàng triệu giáo viên khác – những người đang mang tâm huyết, trí tuệ, không quản khó khăn, gian khổ, cống hiến cho sự nghiệp “trồng người”. Những người thầy ấy luôn được coi trọng. Tôn vinh người thầy đã trở thành đạo lý, thành tình cảm tự nhiên của mỗi người chúng ta.
Trả lờiXóaNhân ngày 20/11, xin trân trọng gửi tới các thầy, cô giáo, những lời chúc tốt đẹp, những bó hoa tươi thắm nhất! Hướng về các thầy, các cô với tấm lòng thành kính, những học trò hôm qua và những học trò hôm nay đã, đang và sẽ luôn khắc ghi trong lòng đạo lý: Uống nước nhớ nguồn, tôn sư trọng đạo.
Trả lờiXóaThương lắm nhưng biết làm sao được. Ốc chưa mang nổi mình ốc nên không mang thêm rêu được nữa. Chỉ chờ chính sách của chính phủ mà thôi. Chúng ta sẽ đi lên, các thầy co hãy tin điều đó.
Trả lờiXóaNgày 20/11 vốn đã luôn đặc biệt để dành những lời tri ân sâu sắc nhất đến các thầy các cô giáo của chúng ta và với "Đại học Bôn ba", nơi có tiêu chí: "Ai cũng có thể là thầy, đâu cũng có thể là trường" thì có lẽ ngày 20/11 khác nào một đại lễ. Xin kính chúc các thầy cô luôn mạnh khỏe, hạnh phúc và có thêm nhiều thành công trong sự nghiệp của mình.
Trả lờiXóaCó lẽ món quà ý nghĩa nhất mà chúng ta kính tặng thầy cô nhân dịp 20/11 này là hãy sống cho tử tế, và nếu có điều kiện, hãy quan tâm chăm lo cho những thế hệ tiếp theo