Cuteo@: Đây là bài trên TuanVietNam.Net. Bài viết có nội dung giống như Cuteo@ đã viết với tựa: "Tản mạn về Thủy Điện và Xả Lũ" (Xem ở đây). Những phân tích, đánh giá khoa ọc của một chuyên gia và Thủy Điện trong bài rất xứng đáng để chúng ta suy nghĩ và có cái nhìn đúng đắn về Thủy Điện và hiểu rõ hơn bộ mặt của những nhà Zân Chủ cuội khi mượn gió bẻ măng, đổ hết mợi hậu quả của trận lũ lụt lịch sử ở miền trung vừa qua cho Thủy Điện.
Mời các bạn đọc:
Thủy điện không sinh nước sao gây lụt được?
"Lũ chồng lũ” chỉ xảy ra nếu hồ thủy điện bị vỡ. Nhưng hồ bị vỡ và gây ra thảm họa là các hồ của công trình thủy điện lớn. Còn mấy cái hồ của các nhà máy thủy điện ở miền Trung thuộc loại nhỏ, nếu có vỡ cũng chẳng gây ra thêm ảnh hưởng gì đáng kể!
LTS: Lũ dữ ở miền Trung mới đây đã làm dậy sóng nghị trường. “Thủ phạm” bị đưa ra “tế thần” là những nhà máy thủy điện. Trong khi cơ quan chức năng khẳng định việc xả lũ là đúng quy trình và không có chuyện lũ chồng lên lũ thì người dân và chính các ĐBQH lại đặt dấu hỏi về tình trạng “loạn” thủy điện và tình trạng xả lũ lên đầu dân. Ở một góc nhìn khác, TS Nguyễn Bách Phúc, Chủ tịch Hội tư vấn khoa học công nghệ và quản lý TP.HCM (HASCON) cho rằng, “thiếu cơ sở khoa học để kết tội thủy điện”.
Tôn trọng những ý kiến đa chiều khác nhau, Tuần Việt Nam xin giới thiệu góc nhìn của TS Phúc.
Không có chuyện lũ chồng lũ
Ông Phúc nói: "Là người học và nghiên cứu về điện nên tôi hiểu tường tận về ngành điện cũng như thủy điện. Làm khoa học thì phải tôn trọng sự thật. Và phải dũng cảm bảo vệ chân lý. Nếu không, nhận định hay quy kết sai như quy kết thủy điện miền Trung gây ra lũ là rất nguy hiểm vì như vậy sẽ không xác định được bản chất của sự việc, từ đó không thể giải quyết vấn đề được"!
Vậy thưa ông, hồ thủy điện có khả năng gây tác động đến dòng chảy của dòng sông, tạo nên lũ lớn không?
- Các hồ thủy điện lớn như Hòa Bình, Trị An, Thái Nguyên, Thác Bà có khả năng tác động đến dòng chảy của con sông rất lớn, tương tự như hồ thủy lợi, nên được giao nhiệm vụ thủy lợi, tức là tác động để “chống lũ” và “chống hạn” cho hạ lưu.
Còn các hồ thủy điện nhỏ và vừa như các nhà máy thủy điện ở miền Trung thì khả năng đó rất nhỏ, không đáng kể. Chúng hoàn toàn không có khả năng đó nên chẳng ai giao nhiệm vụ “chống lũ” và “chống hạn” cả.
Khả năng tác động đến dòng chảy của dòng sông thể hiện ở “dung tích hữu ích” của hồ. Đó là dung tích của khoảng trống nhằm chứa lũ để cắt lũ vào mùa lũ và dự trử nước để chống hạn vào mùa khô. Dung tích hữu ích của hồ Hòa Bình là 5,7 tỷ m3, Trị An là 2,5 tỷ m3. Còn các nhà máy thủy điện ở miền Trung chỉ từ 10 – 50 triệu m3, tức chỉ bằng khoảng 0,5% “ông lớn” Hòa Bình, Trị An.
Nhận định như vậy hẳn ông cũng sẽ lường trước được “bão dư luận” phải không ạ? Vì phản ảnh của người dân và chính quyền địa phương ở vùng bị lũ là các nhà máy thủy điện đã xả nước khi lũ tràn về khiến nước ngập tràn, gây lũ lớn?
- Tôi xin hỏi lại, các nhà máy thủy điện có sinh ra nước không? Hoàn toàn không!
Như vậy, lũ ở đây là lũ trời, tức là lũ tự nhiên.
TS Nguyễn Bách Phúc |
Khi lũ tràn về, nước lũ với lưu lượng rất lớn, gấp cả trăm lần lưu lượng lúc bình thường đổ vào hồ , mức nước sẽ nhanh chóng dâng lên. Với những hồ thủy điện nhỏ ở miền Trung, dung tích hữu ích để chứa lũ rất bé nên sau vài ba giờ là hồ đầy nước.
Nhà máy thủy điện chỉ còn cách “xả lũ” xuống hạ lưu. Đơn giản là không xả thì chứa vào đâu? Chẳng có cách gì đẩy ngược nước lũ trở lại thượng lưu hay đẩy lên trời được! Tất cả nhà máy thủy điện nhỏ ở miền Trung đều phải như vậy dù lũ nhỏ hay lũ lớn. Đây là việc bất khả kháng.
Cần lưu ý rằng, “xả lũ” ở hồ thủy điện lớn không như hồ thủy điện nhỏ. Phần lớn những trận lũ nhỏ được thủy điện lớn “nuốt” gọn vào dung tích hữu ích của hồ, không phải xả. Chỉ những trận lũ lớn không thể “nuốt” nổi thì mới phải xả…
Thì chính vì xả tràn để tránh bị vỡ hồ nên khiến lũ nặng thêm mà dư luận gọi là hiện tượng “lũ chồng lũ” đúng không thưa ông?
- Không phải như vậy!
Điều này rất đơn giản mà không ai để ý một chút. Dung tích chứa nước của hồ thủy điện có 2 phần là mực nước chết và mức nước hữu dụng. Hồ thủy điện nào cũng vậy, chỉ cho phép chứa nước đến mức cách mặt thành hồ 3 – 5 m. Nếu chứa đầy tràn thì hồ sẽ bị vỡ.
Vào mùa mưa, trước khi lũ về, theo dự báo khí tượng thủy văn, các hồ sẽ xả nước để lũ về sẽ chứa nước, gọi là “cắt lũ” chọ hạ du. Nhưng nếu lũ trời về quá lớn, hồ thủy điện không thể chứa được nữa thì phải để lũ tràn qua, tức xả tràn chứ không thì chứa vào đâu?
Như vậy, lũ lớn gây thiệt hại đâu phải do hồ thủy điện xả gây ra.
Vấn đề là các nhà máy xả luôn cả phần nước chứa sẵn bên trong mà ông gọi là “nước hữu dụng”. Và như vậy chính nguồn nước này gây ra “lũ chồng lũ”?
- Không nhà máy nào làm như vậy!
Đơn giản vì khi nước lũ tràn qua thì muốn xả nước hữu dụng trong hồ cũng không có tác dụng gì. Tôi ví dụ thế này, một hồ chứa dung tích 100.000 m3, khi dòng nước lũ tràn qua với lưu lượng nước 1.000 m3/s chẳng hạn, nếu xả nước trong hồ ra, giả sử là 400 m3/s chẳng hạn, phần này sẽ được bù đắp ngay lập tức bằng dòng nước lũ đang băng qua bên trên. Đó là nguyên tắc vật lý rất dễ hiểu.
Tức là, dòng lũ đang tràn qua mặt hồ chứa. Nếu xả cho hồ chứa vơi bớt được chút nào thì nước của dòng lũ lập tức sẽ trám vào ngay! Vậy nhà máy có muốn xả cũng không xả được lúc lũ tràn qua đang phải xả tràn.
Như vậy khái niệm “lũ chồng lũ” trong trường hợp này hoàn toàn phí lý! Chỉ có “lũ chồng lũ” xảy ra nếu hồ thủy điện bị vỡ.
Nhưng hồ bị vỡ và gây ra thảm họa là các hồ của công trình thủy điện lớn. Còn mấy cái hồ của các nhà máy thủy điện ở miền Trung thuộc loại nhỏ, nếu có vỡ cũng chẳng gây ra thêm ảnh hưởng gì đáng kể!
Trong đợt lũ vừa qua ở miền Trung có hồ thủy điện nào bị vỡ đâu? Nên nói “lũ chồng lũ” là sai với thực tế. Cũng như quy kết các nhà máy thủy điện này gây ra lũ càng sai hơn!
Trên một dòng sông nếu có nhiều nhà máy thủy điện thì cũng chỉ có một dòng lũ của trời thôi.
Chỉ tại... nước trời
Vậy hóa ra chuyện lũ chồng lũ là không có?
- Tôi nhắc lại thế này, lũ là lũ trời, thủy điện chỉ chứa nước để sản xuất điện và tham gia cắt lũ vào mùa mưa, cung cấp nước vào mùa hạn. Đó là nguyên tắc.
Nguyên tắc này đúng với các nhà máy thủy điện lớn như thủy điện Sông Đà, thủy điện Hòa Bình, thủy điện Trị An v.v…được giao nhiệm vụ. Còn các nhà máy thủy điện miền Trung thuộc loại nhỏ như nắm tay thì chẳng có khả năng thực hiện nhiệm vụ đó nên chẳng ai giao làm gì.
Trong nghề thủy điện có khái niệm “thủy điện xả nước”, tức là xả nước trời. Nghĩa là thủy điện cho nước trong hồ chứa chảy ra khi cần thiết, tùy trường hợp. Nhưng tất cả các trường hợp này đều không góp phần gây ra tác động làm cho lũ lớn hơn, dữ dội hơn. Ngược lại, chỉ có lợi khi vùng hạ du bị hạn hán, hồ thủy điện phải xả nước chống hạn. Điều này cũng chỉ đúng với các thủy điện lớn mà thôi!
Tôi rất ngạc nhiên khi có ai đó khẳng định thủy điện phải có kế hoạch xả lũ! Sao mà có kế hoạch như thế được? Lũ là của trời, lũ tràn tới hồ thủy điện đầy thì phải xả chứ chứa vào đâu cho hết? Vì vậy kế hoạch xả lũ nếu có cũng phải là kế hoạch của trời!
Tôi xin khẳng định, nếu không có hệ thống thủy điện nhỏ ở miền Trung thì trận lũ vừa qua vẫn xảy ra và thiệt hại cũng như vậy thôi!
Tiến sĩ Nguyễn Bách Phúc:
- Sinh năm 1944 tại Hà Tĩnh
- Tốt nghiệp trường Đại học Bách khoa Hà Nội, ngành hệ thống điện năm 1965
- Giảng viên Khoa Điện - Điện tử, Trường Đại học Bách khoa TP.HCM
- Bảo vệ học vị tiến sĩ ở Liên Xô cũ
- Học tập và công tác tại Liên Xô 12 năm (1989 – 2001)
- Từ 2004 đến nay, làm Viện trưởng Viện Điện - Điện tử - Tin học và sau đó là Chủ tịch Hội Tư vấn khoa học – Công nghệ và Quản lý HASCON…
Còn nữa
Bài tiếp: Công và tội của thủy điện?
Chính phủ cần phải có một quyết tâm qua hơn nữa trong việc mời các xí nghiệp cũng như địa phương, để chúng ta bố trí thêm các trạm thủy văn đầu nguồn, để chúng ta dự báo lưu lượng đến hồ cho chính xác. Đồng thời trong mùa mưa lũ chúng ta phải có đại diện giám sát của nhân dân. Rồi các chỗ nước chảy vào hồ, phải có các camera, cộng với giám sát của nhân dân ở những nơi người ta xả lũ, tràn xả lũ, thì như thế các thủy điện không bao giờ người ta dám xả sai quy trình hết.
Trả lờiXóaNăm nào cũng lũ lụt gây thiệt hại nhiều sinh mạng và tốn tiền hàng tỷ, tỷ. Rồi vấn đề chặt phá rừng. Không phải chỉ có thủy điện người ta mới chặt phá, mà bình thường không có thủy điện người ta vẫn chặt phá. Về thủy điện, phải biết lưu lượng vào hồ, lưu lượng chảy ra, phải biết mực nước hồ, thì bắt đầu mới biết (việc đập thủy điện) xả lũ lớn hơn hay không. Chứ còn tình trạng thiếu số liệu đầu vào như thế, thì địa phương làm sao họ đánh giá được.
Trả lờiXóaBất cứ một công trình xây dựng nào của con người đều tác động lên thiên nhiên không nhiều thì ít, từ một tòa nhà, một con đường, cây cầu, một cái đập nước, v.v.. Vì vậy bổn phận của người xây dựng, cũng như chính quyền cung cấp giấy phép xây dựng, là cân nhắc hai phương diện đối nghịch với nhau: sự cần thiết và lợi ích mang lại cho con người của công trình sẽ xây dựng, và tác hại trước mắt cũng như lâu dài của công trình đó. Sự cân nhắc tính toán này chỉ được thực hiện đầy đủ và hợp lý khi những người có trách nhiệm biết đặt quyền lợi chung của công chúng lên trên hết, và sử dụng các phương pháp phân tích tân tiến nhất.
Trả lờiXóaCác dự án thủy điện thường nằm ở những vùng rừng núi nên khi xây dựng cần phải khai quang một diện tích lớn để xây các công trình như đường sá, đập, nhà máy, đường dây dẫn điện, v.v.. Phần lòng hồ sẽ bị ngập nước cũng phải được khai quang và dân cư trong vùng phải được dời đi chỗ khác. Những hoạt động này sẽ ảnh hưởng lên môi trường thiên nhiên đã có sẵn trước đó và tác động lên hệ sinh thái của khu vực. Đời sống của dân cư trong vùng cũng như các giá trị văn hóa lịch sử của khu vực dự án cũng sẽ bị thay đổi hoặc biến mất. Để có thể đánh giá đúng đắn lợi ích của một dự án thủy điện, tất cả các yếu tố nêu trên cần được phân tích đầy đủ, kể cả những thiệt hại hay lợi ích không thể quy ra tiền.
Trả lờiXóaSau những cơn lũ lịch sử gây thiệt hại nặng nề cho các tỉnh miền Trung, dư luận cho rằng, việc hồ thủy điện xả lũ góp phần gây nên những trận lũ lịch sử. Vấn đề này được “mổ xẻ” tại hội thảo công tác vận hành các hồ chứa thủy điện ngày 13/11.
Trả lờiXóahồ thủy điện Hòa bình lớn nhất VN, sau 22 năm, mục tiêu điều tiết lũ được thực hiện rất tốt, ông Biểu chia sẻ với các đồng nghiệp miền Trung: “Nếu lưu lượng xả về hạ lưu không lớn hơn lượng nước lũ tự nhiên đổ về hồ thì không thể nói hồ thủy điện gây ra lũ. Nếu lưu lượng lũ đổ về hồ lớn, vượt quá mức chịu đựng thì việc xả lũ là không thể tránh khỏi”
Trả lờiXóaChúng ta rất khó đưa hồ về mực nước chống lũ vì rất khó khăn trong việc tiếp nhận thông tin. Để giảm lũ cho hạ du hiệu quả, cần nhất vẫn là bản tin dự báo lũ. Thường bản tin dự báo lũ không cho mô hình lũ, đỉnh cao bao nhiêu, xuất hiện thời gian nào, mà chỉ chung chung nên rất khó cho các chủ hồ lập kế hoạch điều tiết hiệu quả”
Trả lờiXóaCác nhà máy thủy điện thực hiện khá nghiêm qui trình vận hành hồ chứa, Vừa qua thủy điện sông Ba Hạ có sai sót là không thông báo cho địa phương biết khi xả lũ. Việc xả hay không xả hoàn toàn độc lập, chỉ tuân thủ qui định vận hành hồ chứa, lỗi của họ là không thông báo cho địa phương chứ họ vẫn vận hành đúng qui trình.
Trả lờiXóaKính thưa các nhà “thủy điện học”! Những người dân như chúng tôi tuyệt nhiên không biết và không cần biết về cái gọi là “qui trình”, “qui treo” của các vị. Chúng tôi chỉ biết một điều, cái mà “tiếp sức” cho lũ để người chết, nhà chìm thì đích thị là qui trình của… Hà Bá, phải không các bạn?
Trả lờiXóaHiện nay, thủy điện đã và đang là mối kinh hoàng của người dân không chỉ vùng chân đập. Nó thật sự đã biến thành “thủy quái” sẵn sàng bắt tay với thiên tai cuốn trôi người, nhà cửa, tài sản, hoa màu của cả một vùng rộng lớn trong chớp mắt.
Trả lờiXóaVì sao vậy? Nguyên nhân thì nhiều và đã có quá nhiều những bài phân tích sâu sắc. Tóm lại là đáng lý, nó phải là một chiến lược kinh tế được thực hiện từng bước, có thí điểm, phân loại và có tổng chỉ huy.
Trả lờiXóaThế nhưng tiếc thay những năm qua, nó đã biến thành một… "phong trào rộng lớn". Người người làm thủy điện, nhà nhà làm thủy điện, huyện, tỉnh đua nhau làm thủy điện…
Môi sinh bị tàn phá. Những dòng sông, con suối trước đây dù mùa khô vẫn đầy ắp nước thì bây giờ luôn trong tình trạng khô cạn khiến cả một vùng hạ lưu trù phú thường xuyên hạn hán. Lúa mất mùa, hoa màu cằn cỗi, đời sống người dân đã khó khăn lại càng khó khăn.
Trả lờiXóaRừng thì bị tàn phá không thương tiếc. Phá để xây dựng các nhà máy thủy điện, rừng còn bị phá bởi trò “thừa gió bẻ măng” nên những nơi có dự án thủy điện, về cơ bản, rừng đã phá xong.
Trả lờiXóaRừng mất thì sinh ra lũ lụt. Các hồ chứa trên lý thuyết là để điều hòa nhưng giờ đây là quả bom nước đặt lơ lửng trên đầu dân chúng.
Đáng lý khi có mưa lớn, các hồ này phải trữ nước để điều hòa thì ngược lại, nó lại tiếp tay cho Hà Bá bằng cách… đổ thêm lũ vào mưa.
Câu nói “mơ hồ” đến mức nghe xong chả mấy ai hiểu (kể cả một số đại biểu Quốc hội) và có lẽ sẽ trở thành “kinh điển” của Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng tại kỳ họp Quốc hội vừa qua đã nói lên cái bản chất “rối rắm”, “cha chung không ai khóc”, lỗi chung không ai nhận: “Quy hoạch thủy điện trải qua nhiều thời kỳ là quy hoạch chung của cả nước chứ không phải quy hoạch riêng của Chính phủ hay Bộ Công thương... Chúng ta nói về chúng ta chứ không phải chúng ta nói về Chính phủ, cũng không phải chúng ta chỉ nói về bộ, ngành này hay bộ, ngành khác mà chúng ta nói về chúng ta”.
Trả lờiXóaKính thưa các nhà “thủy điện học”, những người dân như chúng tôi tuyệt nhiên không biết và không cần biết về cái gọi là “qui trình”, “qui treo” của các vị. Chúng tôi chỉ biết một điều, cái mà “tiếp sức” cho lũ để người chết, nhà chìm thì đích thị là qui trình của… Hà Bá, phải không các bạn?
Trả lờiXóaCác BÁC kết tội thủy điện thì phải hiểu đã rồi mới nói. Nếu nói là TĐ xả lũ làm chết người nhưng các BÁC có hiểu được rằng, nếu không có thủy điện thì lượng nước mà hồ thủy điện ngăn lại đã đổ xuống ngay từ khi nước từ thượng nguồn đổ về, và như thế thì với lượng nước đó thì người dân có thể làm được gì khi mà lượng nước quá lớn như vậy đổ xuống. Người ta xây đập để làm thủy điện, chỉ có khi nào lượng nước đổ về quá lớn thì người ta mới xả lũ, vì nếu không xả thì có thể gây vỡ đập, khi đó thì hậu quả khó mà tượng tượng được, Do vậy, có thể nói là thủy điện đã góp phần làm chậm lũ, khi xả lũ là họ đã báo trước, còn người dân bảo là không biết thì thật là bó tay, là cãi chày cái cối.
Trả lờiXóatôi đề nghị bà con vũng lũ chung tay lại khởi kiện những nhà máy thủy điện. Đã đến lúc phải đứng lên đòi bồi thường nếu cứ im lặng thì năm nào cũng bị mà những người gây ra không chịu trách nhiệm. Rồi cứ điệp khúc biết rồi khổ lắm nói mãi rồi cứ kiểm điểm rút kinh nghiệm trong khi ngượi thiệt hại là những người dân.
Trả lờiXóaChuyện lũ ở miền trung , hàng vạn người dân đều nói : mưa không lớn , nhưng lũ lên nhanh chưa từng thấy, kể cả so với đỉnh lũ lịch sử . Thế mà lãnh đạo Bộ Công thương cho là do...trời làm . Nếu ổng phủ nhận do trời làm, thì hóa ra...Bộ cong thương có dính trách nhiệm à ? Ôi trời. Người ta làm.....lớn vậy, không lẽ người ta dốt khi phủ nhận những điều mà ai cũng biết . Cán bộ bây giờ, chỉ giỏi....ăn và nói thôi . Các vị ạ
Trả lờiXóaVấn đề này lẽ ra phải đc thực hiện từ lâu chứ không đến tận bây giờ. Việc xả lũ làm chết ngườii, thiệt hại tài sản của người dân cần phải truy tố trách nhiệm hình sự. Hãy bảo vệ tính mạng và tài sản của người dân.
Trả lờiXóaThủy điện nhiều tiền nên nếu lỗi là của Thủy điện thì cũng đc coi là lỗi thời tiết. haiza, chỉ tội cho người dân, đã nghèo, đã khổ lại càng nghèo khổ. Phải làm rõ và quy trách nhiệm để tránh tình trạng thiệt hại tài sản và tính mạng của những người dân nghèo.
Trả lờiXóaHàng ngàn hộ dân ở huyện Đại Lộc, Quảng Nam đã phải hoảng loạn chạy tứ tán để tránh lũ vì tin đồn thất thiệt “vỡ đập thuỷ điện” ở thượng nguồn vào trưa 2.10. Thực tế, đập không vỡ, nhưng do thuỷ điện xả lũ với lưu lượng lớn, nước hạ du dâng nhanh đến 4 mét trong tích tắc, xấp xỉ báo động 3; trong khi đó, chính quyền không thông báo kịp thời đến dân. Khi người dân tin lời đồn, hoảng loạn bỏ chạy, chính quyền mới dùng loa phóng thanh… “đuổi theo”, loan tin trấn an.
Trả lờiXóaLũ thuỷ điện đã gây ngập cục bộ tại nhiều địa phương, nhiều tuyến giao thông quan trọng bị chia cắt trong tiết trời tạnh mưa. Chưa kể những thiệt hại vật chất nhãn tiền, lũ thuỷ điện rõ ràng đã làm tổn thương tinh thần, đánh mất sự bình an của người dân là không thể tính hết được bằng tiền.
Trả lờiXóaĐiều đáng nói là trong khi quy trình xả lũ liên hồ (trên hệ thống sông Vu Gia - Thu Bồn) đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, ban hành từ năm 2010 nhưng đến nay, khi hữu sự thì việc vận hành lại lúng túng, lộ diện những bất cập, sai phạm. Cụ thể ngày 2.10, trên cùng hệ thống sông Vu Gia, trong lúc thuỷ điện Đắk Mi 4 xả lũ với lưu lượng lớn 1.800m3/s - 2.744m3/s (sau đó giảm xuống còn dưới 1.000m3/s) thì thuỷ điện Sông Bung 4A cũng xả tràn với lưu lượng 500-1.000m3/s, thuỷ điện A Vương cũng xả lưu lượng 50- 150m3/s. Rõ ràng, nhiều hồ thuỷ điện xả cùng lúc, hạ du sẽ bị ngập lụt là điều không tránh khỏi.
Chính quyền phải đứng ra giúp đỡ người dân tìm hiểu nguyên nhân xem đó là nguyên nhân khách quan hay chủ quan. Nếu như xét thấy đó là nguyên nhân do thủy điện gây ra thì phải xem thủy điện đó quy hoạch, chủ trương và việc xả lũ có sai không. Còn đại biểu quốc hội ở khu vực đó cũng có trách nhiệm đi điều tra xem xét xem thiệt hại như thế nào để xét rõ có lỗi của ngành thủy điện hay không.
Trả lờiXóaQuốc hội cũng cần ban hành Nghị quyết phải xác định rõ cách quản lý bảo vệ rừng của các Bộ, Ngành liên quan và địa phương. Từ trước đến nay chưa có xử lý nào rõ ràng với quy trình vận hành xả lũ. Trong khi đó việc xử lý trách nhiệm Bộ, Ngành, địa phương ở mức độ nào, chủ công trình ra sao thì lại không rõ.
Trả lờiXóaNguyên do của vấn đề này cũng có một phần từ phân chia lợi ích, tư duy nhiệm kỳ, lợi ích của việc cấp phép mà không lường được hệ lụy. Việc xả lũ phải đi đến cùng trách nhiệm của tổ chức, cá nhân. Có thể nói xả chất độc và xả lũ cũng nguy hại như nhau. Một lần xả lũ có thể cuốn trôi tất cả tài sản và tính mạng người dân cũng như gây ô nhiễm môi trường Người dân hoàn toàn có thể kiện thủy điện xả lũ
Trả lờiXóa