GDVN - Hầu Mẫn Dược cho rằng động thái chính phủ Úc triệu kiến Đại sứ Trung Quốc là "mạnh hơn nhiều so với cần thiết và xúc phạm" Bắc Kinh.
Mã Triều Húc, Đại sứ Trung Quốc tại Úc vừa bị nước sở tại triệu kiến yêu cầu giải thích về khu nhận diện phòng không ở Hoa Đông. |
The Sydney Morning Herald ngày 26/11 đưa tin, Bộ Ngoại giao và Thương mại Úc hôm 25/11 đã triệu kiến Đại sứ Trung Quốc tại Úc tới trụ sở cơ quan này để bày tỏ mối quan ngại về cái gọi là khu nhận diện phòng không mà Bắc Kinh tuyên bố thành lập ở biển Hoa Đông, đồng thời tìm kiếm một lời giải thích về ý định thực sự của Trung Quốc.
Bộ Ngoại giao và Thương mại Úc cho rằng động thái này của Bắc Kinh là hoàn toàn vô ích: "Thời điểm và cách thức thông báo của Trung Quốc là vô ích và sẽ không góp phần vào việc duy trì ổn định trong khu vực hiện nay", Ngoại trưởng Julie Bishop tuyên bố.
"Úc đã thể hiện rõ quan điểm phản đối bất cứ hành động cưỡng chế hoặc đơn phương nào nhằm tìm cách thay đổi hiện trạng ở biển Hoa Đông", Ngoại trưởng Úc khẳng định.
Mã Triều Húc, tân Đại sứ Trung Quốc mới đến Úc nhậm chức cuối tháng 8 đã tới Bộ Ngoại giao và Thương mại Úc hôm thứ Hai để giải trình về vấn đề khu nhận diện phòng không trên biển Hoa Đông.
Một chuyên gia về quan hệ Úc - Trung Quốc tại đại học sư phạm Hoa Đông ông Hầu Mẫn Dược cho rằng động thái chính phủ Úc triệu kiến Đại sứ Trung Quốc là "mạnh hơn nhiều so với cần thiết và xúc phạm" Bắc Kinh.
Ông Dược cho rằng trong con mắt của chính phủ Trung Quốc quan điểm của Úc thực sự được chia sẻ bởi Mỹ và Nhật Bản và điều này sẽ không thể khiến Trung Quốc thoải mái. Bắc Kinh thực sự không thể tưởng tượng được rằng lần này Úc lại phản ứng mạnh đến như vậy.
Hồng Thủy
Với việc Trung Quốc duy trì cách tiếp cận hiếu chiến trong tranh chấp Biển Đông, Philippines và các nước khác trong khu vực không có lựa chọn gì nhiều ngoài việc củng cố quan hệ đồng minh với Mỹ. Australia, Nhật Bản, Hàn Quốc và Singapore cũng đang làm thế. Philippine cuối cùng cũng thấy rõ lợi ích của họ trong việc tăng cường mối quan hệ hợp tác quân sự với Mỹ. Một số nước trong khu vực cũng đang cảm nhận thấy điều này.
Trả lờiXóaĐã đến lúc các nước phải can thiệp sâu sắc vào việc này. Theo như tình hình trên biển Đông thì trong nửa đầu năm 2011, tàu tuần tra của Trung Quốc bắt đầu nhằm vào những chiếc tàu thăm dò và nghiên cứu của các nước khác. Trước đó, họ chỉ tập trung chủ yếu vào các tàu thuyền đánh bắt cá. Những hoạt động này của Trung Quốc đã gây ra một loạt cuộc xung đột với tàu thuyền Việt Nam và Philippine. Giới quan sát và phân tích tin rằng, đây là những bằng chứng cho thấy thái độ ngày một hiếu chiến của Trung Quốc trong các cuộc tranh chấp ở Biển Đông.
Trả lờiXóaGiới cầm quyền Trung Quốc tin rằng, giai đoạn này sẽ đem lại cơ hội có một không hai để họ tập trung vào phát triển đất nước trong khi tránh những cuộc đối đầu trực tiếp với Mỹ và các cường quốc lớn khác. Giới lãnh đạo Trung Quốc không kỳ vọng giai đoạn cơ hội chiến lược sẽ không có căng thẳng và cạnh tranh (điều đó được thể hiện qua những cuộc đối đầu ở Biển Đông trong thời gian qua). Trung Quốc cũng không nghĩ, thời kỳ cơ hội chiến lược sẽ kéo dài mãi mãi.
Trả lờiXóaBắc Kinh cảm thấy ngày càng khó khăn trong việc cân bằng những lợi ích của mình, đặc biệt khi nước này theo đuổi hết cuộc xung đột này đến cuộc xung đột khác. Giới lãnh đạo Trung Quốc coi hai thập kỷ đầu tiên của thế kỷ 21 là thời kỳ cơ hội chiến lược cho sự phát triển và tăng trưởng của nước này. Họ đánh giá, giai đoạn đó sẽ bao gồm một môi trường bên ngoài thuận lợi với sự hợp tác, phụ thuộc lẫn nhau giữa các nước và nguy cơ chiến tranh thấp.
Trả lờiXóa