Aladin để tóc... đuôi sam!
“Ngày xửa ngày xưa, tại một thị trấn nhỏ của nước Trung Hoa có một cậu bé tên là Aladin…”. Đây là câu đầu tiên trong cuốn “Aladin và cây đèn thần” do NXB Dân Trí phát hành.
Có hai chi tiết đáng chú ý: Đây là một cuốn truyện tranh cho thiếu nhi. Và ngay trong trang đầu tiên của cuốn sách, cả Aladin và tên phù thủy đều để tóc đuôi sam Mãn Thanh.
Chắc đọc đến đây, nhìn minh họa đính kèm, bạn đọc sẽ trẹo mồm lồi mắt khi Aladin “ngày xửa ngày xưa” quấn khăn, cưỡi lạc đà từ xứ sở ''ngàn lẻ một đêm'' bỗng dưng quấn đuôi sam và miệng chào “Nỉ hảo”!
Nhưng điều càng ngạc nhiên phải là việc người cho câu chuyện này là “phù hợp” lại là một người Việt, chắc từng đọc ngày xửa ngày xưa - đang đương chức NXB Dân Trí.
Một cái chặc lưỡi không hơn không kém, trước một sản phẩm đóng nhãn dân trí.
Dân trí gì, khai trí gì khi những đứa trẻ sẽ ngay lập tức mặc định rằng Aladin là người Trung Quốc.
Aladin được nhập quốc tịch Trung Quốc? |
Bộ sách “Phát triển trí thông minh” cho học sinh lớp 1 “cắm” trong đó lá cờ 5 sao. Những chiếc hộ chiếu vào Việt Nam in một cái lưỡi bò. Và giờ, đập vào mắt ngay cả những đứa trẻ tập tọe đánh vần là tóc đuôi sam, ngay cả từ những nhân vật kinh điển như Aladin.
Chẳng có gì gọi là phù hợp ở đây, thưa bà PGĐ NXB Dân Trí!
Chẳng thể nào lại có thể chặc lưỡi trước một cú tống tiền văn hóa đến như vậy.
Nhớ cách đây chưa lâu, một nhà khảo cổ học, GS-TS Tống Trung Tín đã phẫn nộ rằng: Chưa bao giờ trong lịch sử nghệ thuật Việt Nam lại tràn lan những con sư tử dữ dằn, hung ác "sặc mùi Trung Quốc” và “phi văn hóa Việt” tại nhiều nơi thờ tự như bây giờ. Còn khi Vạn lý Trường thành được người Việt xây dựng trong một khu du lịch Việt, đã có câu hỏi khắc khoải được đặt ra: Sao đó không phải là tháp Eiffel.
Tại sao ư? Chính từ cái cách mà người ta chặc lưỡi trước búi tóc đuôi sam của Aladin.
Trong ''Ngàn lẻ một đêm'', khi nằm bên công chúa, chàng trai Aladin đã không chặc lưỡi khi để giữa hai người một thanh kiếm tuốt trần. Còn ngày nảy ngày nay, fan của Aladin cần ở những sử gia nói riêng và những nhà văn hóa nói chung một lưỡi kiếm trần, để trước hết cắt bỏ cái đuôi sam, trả lại sự trong sạch cho nàng Sheherazade.
Nguồn: Lao Động
Đúng là một điều không thể chấp nhận được. đường đường là một nhà xuất bản có uy tín, là cơ quan ngôn luận và tiếng nói chính thồn của Đảng và nhà nước ta. Vậy mà hết lần này lượt khác để xảy ra những sai lầm tai hại như thế này. không hiểu nổi cái quy cách làm việc, cái quy trình làm việc của tờ báo này là như thế nào nữa.
Trả lờiXóaChưa bao giờ trong lịch sử nghệ thuật Việt Nam lại tràn lan những con sư tử dữ dằn, hung ác "sặc mùi Trung Quốc” và “phi văn hóa Việt” tại nhiều nơi thờ tự như bây giờ. Đến cả một nhà xuất bản có uy tín, có tiếng tăm và chính thống như nhà xuất bản dân trí mà vẫn để xảy ra những sai lầm, những thiếu sót sơ đẳng như vậy thì không hiểu là mấy cái ông này làm ăn kiểu gì nữa. Đúng là không chấp nhận được.
Trả lờiXóaKhông hiểu cách làm việc của mấy ông này thế nào nữa, đúng là không thể hiểu nổi. trước hết, nó làm sai lệch kiến thức và vô tình làm cho giới trẻ có những kiến thức hết sức sai lệch, đó là điều hết sức nguy hiểm. qua đây , chúng ta có thể thấy rằng đang có vấn đề trong bộ máy làm việc của nhà xuất bản dân trí, cần xem xét lại một cách hết sức tỷ mỉ và truy xét trách nhiệm một ách nghiêm khắc.
Trả lờiXóaChuyện binh thường mà. Aladanh vào trung quốc thì phải cải biên cho phù hợp văn hoá bản địa thôi.
Trả lờiXóaTrẻ em như tờ giấy trắng vì vậy khi chúng ta dạy các em bất cứ điều gì cũng cần nên cân nhắc kiểm tra kĩ lưỡng trước khí dạy . Không thể để những hình ảnh như vậy trên các bài học các truyện hai các bài báo dành cho thiếu nhi để các em có những hiều làm nguy hại tới tư tưởng của các em . Ngoài ra những người kiểm duyệt nhà sản xuất cũng nên bị phạt vì hành vi này
Trả lờiXóaVớ vẩn thật, làm ăn tắc trách thế thì có chết không kia chứ! Mà đây còn là sách cho thiếu nhi nữa cơ chứ, không thể hiểu nổi mấy ông ở nhà xuất bản nữa, làm việc thì phải có trách nhiệm với công việc, với đất nước tí chứ. Mấy ông chỉ biết chạy theo lợi nhuận mà không quan tâm đến văn hóa, phong tục và việc ảnh hưởng đến thiếu nhi gì cả. Có lẽ cần phải xem xét lại vấn đề cấp phép cho nhà xuất bản này thôi.
Trả lờiXóamột trang báo ngôn luận chính thống của nước ta mà lại có thể có những nhầm lẫn nghiêm trọng như thế được, người chủ biên đã không biết hay là do họ đã làm việc tắc trách, không quan tâm tới những bài viết được đăng tải! sách xuất bản là để cho trẻ em , vậy mà các ông trong nhà xuất bản lại có sự sai lầm nghiêm trọng như thế! mọi chuyện cần phải được tìm hiểu một cách kĩ càng và những người làm việc tắc trách cần phải chịu những hình phạt thích đáng!
Trả lờiXóađây phải chăng là một hành động hết sức tắc trách của nhà xuất bản dân trí! nó không biết có ý nghĩa gì nhưng là một trong những nhà xuất bản cũng như một tờ báo chính thống của nước ta, vậy mà lại có sự nhầm lẫn tai hại như thế! điều này thực sự là một việc làm rất nguy hiểm, đây là sách dùng cho những đứa trẻ, và khi những gì mà chúng học sai lệch thì không ai đảm bảo được tương lại chúng sẽ nhận thức thế nào!
Trả lờiXóaKhông hiểu nhà xuất bản Dân trí có ý gì khi đem xuất bản một tác phẩm mang nặng mùi Tàu khựa thế này. Đây có khác nào là một cuộc xâm lăng của Tàu khựa trong lĩnh vực văn hóa đâu, và nhà xuất bản dân trí có phải đã tiếp tay cho bọn chúng. Các nhà có chức trách cần phải kiểm xoát một cách chặt chẽ vấn đề này, không thể để văn hóa Tàu tràn lan như thế. Bọn Tàu khựa này thâm nho lắm, chúng vẫn nuôi ý định xâm lăng nước ta
Trả lờiXóaTại sao không ngày xửa ngày xưa ở một nước tên AN, ở phía Nam ên gọi là AN NAM có một cậu bé tên là Sinbat. Nói chế thì chế nhưng đừng quá lố như thế, Ý đồ ông là gì nhưng k thể chấp nhận được 1 lẻ 1 đêm mang màu sắc tàu khựa được. Không sâu xa lắm chí ít như thằng Phan THị nó nói Hoàng sa trường sa đéo phải trung quốc mà là của Việt nam chứ
Trả lờiXóaTàu khựa đúng là bựa nhân thật, Aladdin và cây đèn thần rõ ràng là truyện cổ tích của các nước Ả Rập, vậy mà chúng lại tự bịa ra và nhận là của mình. Lũ này có cái tính hay nhận vơ vậy sao, hết nhận Biển đông, Hoàng Sa, Trường Sa là của mình, giờ lại đến vấn đề này, đúng là không biết xấu hổ mà. Mà cũng phải nói là thật đáng chê trách nhà xuất bản dân trí, khi không kiểm soát được nội dung những cuốn sách mà mình xuất bản ra, để những cuốn sách kiểu này tới tay bọn trẻ thì đúng là tệ hại
Trả lờiXóaBạn SOI viết thế này: "Nhà báo Phương Huyên: Theo bản dịch tiếng Anh One thousand and one nights của Sir Richard Burton, thì "IT hath reached me, O King of the Age, that there dwelt in a city of the cities of China a man which was a tailor, withal a pauper, and he had one son, Aladdin hight."
Trả lờiXóaDù người trong đó theo đạo gì đi chăng nữa, thì khi người kể chuyện đã chọn đó là một thành phố Trung Hoa, thì việc nhà xuất bản VN vẽ bối cảnh là Trung Hoa không có gì là lạ, cũng chẳng có gì đáng trách. Việc nâng cao quan điểm trước một cuốn sách dành cho trẻ em của người lớn, chỉ vì muốn đánh vào nỗi thù hằn dân tộc quả thực chỉ có người lớn mới có thể làm nổi. Trẻ em, có khi chúng nó chỉ quan tâm tới sự chân thành, tình yêu và phép màu trong một truyện kể. Và có lẽ vì thế, chúng nó vĩ đại hơn người lớn vạn lần."
Trelang viết trả lời như sau:"Mình không nghĩ như Soi.
Chả lẽ câu chuyện Tấm Cám mà vào Nga lại phải mang một tên của người Nga sao? và cô tấm mặc nhiên mang quốc tịch Nga?
Mặt khác, câu chuyện này kể ở Việt Nam sao không cho Aladanh mang tên Việt Nam? Sao không để Aladanh có quê hương Việt Nam mà lại là Trung Hoa? sao khôgn là Lào, Thái hay Campuchia ,à lại là Trung Hoa?
Bạn bảo "đánh vào lòng thù hằn dân tộc"? Tôi không cho là như vậy. Việc kể một câu chuyện, dù nó là của dân tộc nào, của ai và ở đâu, không quan trong bằng tinh thần của câu chuyện (như bạn nói). Cái cốt yếu ở đây chính là xuất xứ của câu chuyện cần phải được giữ nguyên bởi nó phản ánh nền văn hóa của dân tộc đã sinh ra câu chuyện đó. Điều này Dân trí không làm được."
Mời các bạn vào tranh luận tiếp.
Đánh giá lại thì: người dịch dịch như máy chả cần biết đúng sai so với nguyên tác. Người biên tập thì cũng coi như vất đi.
Trả lờiXóaNhà xuất bản không biết do kém về chuyên môn không mấy coi trọng những thông tin này là đúng hay sai vì đơn giản cho rằng đó là những cuốn truyện tranh một cuốn vở tập tô hay có một thế lực nào đứng đằng sau phá hoại ngầm. Những thong tin này là hết sức độc hại. Nhất là đối với trẻ em nhận thức còn non nớt thể bị tiêm nhiễm nhũng thông tin bẩn. Bản đồ không có Hoàng Sa Trường Sa thì có ai biết HS_TS là của việt nam nói chi đến việc giữ gìn. Aladin có tóc đuôi sam mà là một người Việ Nam nghiễm nhiên người Việt có văn hóa để tóc đuôi sam giống người TQ thì là Việt Nam mang văn hóa TQ rồi. Thế đấy nếu trẻ con suy nghĩ như thế thì thật là nguy hiểm
Trả lờiXóa