Đây là cú tát trời giáng vào mặt đám zân chủ cuội!
Sáng 12/11/2013 (theo giờ New York), Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 68 đã tiến hành bỏ phiếu bầu 14 nước thành viên mới của Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ 2014-2016. 14 thành viên mới này là Việt Nam, Algeria, Anh, Ả rập Saudi, Cuba, Maldives (tái cử nhiệm kỳ 2), Macedonia, Mexico, Morocco, Namibia, Nam Phi, Nga, Pháp. Tất cả các thành viên này sẽ bắt đầu nhiệm kỳ làm việc 3 năm, bắt đầu từ ngày 1/1/2014.
Phiên họp ngày 12/11/2013 của Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 68 |
Video Công bố kết quả bầu cử HĐNQ ngày 12/11/2013
Cuộc bỏ phiếu kín diễn ra trong không khí vô cùng hồi hội, đặc biệt là với khu vực Nam Mỹ và Châu Phi.
Tại khu vực Nam Mỹ có 3 quốc gia tranh 2 ghế. Cuba đã vượt lên đứng đầu khu vực, giành được 148 phiếu bầu, đánh bại 145 của Mexico và 139 cho Uruguay. Và như vậy, Uruguay bị loại.
Ở khu vực Châu Phi, Nam Sudan, quốc gia mới nhất của thế giới, đã thất bại trong nỗ lực để có được một trong bốn chỗ ngồi cho Châu Phi. Quốc gia này chỉ được 89 phiếu, mức thấp nhất của bất kỳ quốc gia trong cuộc bầu cử. Nam Phi là quốc gia hàng đầu trong khu vực với 169 phiếu bầu, vượt qua Algeria 164 phiếu, Ma-rốc 163 phiếu và Namibia 150 phiếu.
Với việc Jordan rút lui, khu vực châu Á-Thái Bình Dương chỉ còn 4 quốc gia tranh đúng 4 ghế. Tuy vậy, sự hồi hộp ở đây cũng không hề giảm! Theo quy định, để trở thành thành viên HĐNQ thì các quốc gia này phải được ít nhất là 2/3 trên tổng số 192 thành viên LHQ ủng hộ, tức là số phiếu tối thiểu phải có là 97. Nếu không đạt số phiếu này thì quốc gia đó vẫn bị loại. Đặc biệt là ngay trước kỳ bỏ phiếu đã có không ít thế lực thù địch đã công khai lên tiếng kêu gọi các thành viên LHQ bỏ phiếu chống với Trung Quốc và Việt Nam. Động thái chính thức diễn ra ở Hoa Kỳ khi Hạ viện Hoa Kỳ thông qua Dự luật Nhân quyền H.R. 1897 trong đó có một nội dung yêu cầu Ngoại trưởng Hoa Kỳ không bỏ phiếu cho Việt Nam và vận động các nước khác không bỏ phiếu cho Việt Nam. Dự luật này cần được Thượng viện thông qua và Tổng thống Obama phê chuẩn trước khi có hiệu lực, và hôm 09/9/2013 đã được đọc trước Ủy ban của Thượng viện sau đó chuyển sang Ủy ban Đối ngoại để cân nhắc. Vì vậy, việc bỏ phiếu đối với khu vực này đã trở thành mối quan tâm, theo dõi chặt chẽ nhất. Kết quả cuộc kiểm phiếu được công bố cho thấy: Trung Quốc- Siêu cường châu Á vẫn phải đứng sau Việt Nam, quốc gia đã thu được 184 phiếu so với 176 cho Trung Quốc. Số phiếu cho 2 quốc gia còn lại là 164 cho Maldives và 140 cho Ả-rập Xê-út.
Bỏ phiếu cho hai ghế Đông Âu, Macedonia được 177 phiếu, cao hơn 1 phiếu so với Nga với 176 phiếu.
Khu vực Tây Âu chỉ có 2 quốc gia tranh 2 ghế, kết quả: Pháp được 174 phiếu bầu và Anh được 171 phiếu bầu.
Nhìn về tổng thể, trong số 14 thành viên mới được bầu lần này, Việt Nam đã giành được số phiếu cao nhất: Với 184/192 nước tương đương với 95%! Thống kê cụ thể theo khu vực như sau:
+ Khu vực Châu Á- Thái Bình Dương: Việt Nam 184, Trung Quốc 176, Maldives 164, Ả rập Saudi 140
+ Khu vực Nam Mỹ: Cuba 148 , Mexico 145
+ Châu Phi: Nam Phi 169, Algeria 164, Morocco 163, Namibia 150
+ Đông Âu: Macedonia 177, Nga 176
+ Tây Âu: Pháp 174, Anh 171
Việc Việt Nam được 95% các quốc gia thành viên Liên hợp quốc ủng hộ vào Hội đồng Nhân quyền cho thấy sự ghi nhận của cộng đồng quốc tế đối với những thành tựu của Việt Nam trong việc đảm bảo ngày càng tốt hơn các quyền của người dân trên tất cả các lĩnh vực chính trị, xã hội, kinh tế, văn hóa, giáo dục, tôn giáo, tín ngưỡng…
Việc Việt Nam trúng cử với số phiếu cao cũng thể hiện vị thế và uy tín ngày càng cao của đất nước trên trường quốc tế.
Kết quả này cũng là cú tát trời giáng cho Việt Tân cùng các thế lực thù địch ngoại bang và tay chân của chúng như Nhóm mạo danh “Mạng lưới Blogger Việt Nam” hay gọi tắt là nhóm “Tuyên bố 258”. Suốt nhiều tháng qua họ cùng các cơ quan truyền thông “quốc tế” lớn như BBC, RFA, VOA… không ngừng bịa đặt, vu khống về tình hình nhân quyền ở VN. Tất cả những nỗ lực đó đã thất bại thảm hại!
Nhân đây, chúng tôi cũng xin nói thêm, một vài trang mạng, ví dụ trang KBC.NET, vừa đưa tin không chính xác v/v năm 2011 Việt Nam từng ứng cử vào HĐNQ nhưng đã thất bại. Đây là thông tin không chính xác. Từ trước tới nay, Việt Nam ứng cử vào Hội đồng này một lần duy nhất và đã thắng lợi vang dội. Việc tung tin bịa đặt vốn là việc làm quen thuộc của Việt Tân. Ngày 13/11/2012, trang Dân Làm báo- cơ quan ngôn luận của Việt Tân tung ra bài viết: “Việt Nam trượt Hội đồng Nhân quyền LHQ” khi thấy Việt Nam không có tên trong danh sách trúng cử năm 2012. Bài viết này được nhiều trang mạng.blog đăng lại. Thế nhưng, trên thực tế thì Việt Nam không hề ứng cử vào năm 2012! Trên báo Sài Gòn Giải phóng vào năm 2011 có đưa tin về phát biểu của đại diện Bộ Ngoại giao rằng Việt Nam sẽ ứng cử vào HĐNQ nhưng đó chính là sự chuẩn bị khá ký lưỡng cho kỳ bầu cử ngày 12/11/2013 chứ không phải Việt Nam đã ứng cử ngay trong năm 2011 hay 2012.
Lê Hương Lan/Google.tienlang
Việt Nam là một quốc gia quan trọng trong khu vực cũng như trong cộng đồng quốc tế. Việt Nam không chỉ quan tâm phát triển kinh tế mà còn ưu tiên bảo vệ các quyền dân sự, văn hóa, xã hội của người dân. Việc Việt Nam tham gia Hội đồng Nhân quyền LHQ sẽ góp phần thúc đẩy và bảo vệ quyền con người và tạo ra chất xúc tác đối với cả khu vực. Đây cũng là sự ghi nhận của cộng đồng quốc tế đối với những thành tựu của Việt Nam trong việc đảm bảo ngày càng tốt hơn các quyền của người dân trên tất cả các lĩnh vực chính trị, xã hội, kinh tế, văn hóa, giáo dục, tôn giáo, tín ngưỡng…
Trả lờiXóaTrong nhiệm kỳ 3 năm sắp tới làm thành viên Hội đồng Nhân quyền, Việt Nam sẽ có cơ hội đóng góp trực tiếp một cách xây dựng và trách nhiệm vào công cuộc bảo vệ và thúc đẩy các giá trị quyền con người trên phạm vi toàn thế giới, cũng như có điều kiện chia sẻ và học hỏi những kinh nghiệm tốt từ bạn bè quốc tế nhằm đảm bảo sự thụ hưởng ngày càng tốt hơn các quyền của mỗi người dân Việt Nam.
Trả lờiXóaChiến thắng với số phiếu cao nhất cho thấy sự ghi nhận của cộng đồng quốc tế đối với những thành tựu của Việt Nam trong việc đảm bảo ngày càng tốt hơn các quyền của người dân trên tất cả các lĩnh vực chính trị, xã hội, kinh tế, văn hóa, giáo dục, tôn giáo, tín ngưỡng . và đồng thời đánh tan những luận điệu của mỹ và bọn phản động như đảng việt tân cùng các cơ quan truyền thông “quốc tế” mà mỹ lập ra như BBC, RFA, VOA
Trả lờiXóaLà người dân sống ở Việt Nam tồi cảm nhận thấy mọi người có quyền bình đẳng trước pháp luật. quyền tự do, được sống một cuộc sống yên bình hạnh phúc, không có một sự phân biệt nào, như chủng tộc, màu da, phái tính, ngôn ngữ, tôn giáo, quan điểm chính trị hay tất cả quan điểm khác, quốc tịch hay nguồn gốc xã hội, tài sản, nơi sinh, hay tất cả những hoàn cảnh khác việc nước chúng ta thành công trong việc ứng cử vào làm thành viên hội đồng nhân quyền LHQ là tất yếu
Trả lờiXóasẽ là 1 đòn đau đối với thế lực phản động tuyên truyền xuyên tạc về tình hình nhân quyền nước ta, vạch mặt những luận điệu xuyên tạc giả dối của chúng. Thế giới đã có những nhìn nhận đúng đắn về chúng ta, không để các thế lực phản động xúi giục
Trả lờiXóaBọn Rân chủ, mà chủ yếu là tàn tích của chính quyền VNCH ngày xưa cứ hễ mở miệng ra là việt cộng thế này việt cộng thế nọ. thế vnch từ chối tổng tuyển cử, đàn áp phật giáo, dồn dân lập ấp chiến lược, luật 10/59 thà bắt nhầm còn hơn bỏ sót, rước mỹ, hàn về tàn sát dân mình... dân chủ nhỉ. hay dân chủ là do đồng usd quyết định? 184 nước kia họ ko mù hay thiểu năng đâu b. chưa về vn thì đừng lên tiếng. đừng ngồi dưới đáy giếng bên mỹ nhìn lên hò hét dân chủ cho vn.
Trả lờiXóaMột trong các quyền cao nhất là quyền kinh tế. Đời sống kinh tế của nhân dân gần đây gặp nhiều khó khăn hơn trước, nhưng người dân được tạo điều kiện để “tự cứu mình”. Một xã hội đang trở nên năng động hơn, vượt khó, không chịu để cái khó bó cái khôn, muốn nó phát triển hơn thì việc đầu tiên là phát triển kinh tế.
Trả lờiXóaViệc Việt Nam trúng cử với số phiếu cao là kết quả không thể bác bỏ của sự đúng đắn của đường lối đối nội, đối ngoại độc lập, tự chủ của Đảng và Nhà nước ta. Là sự xác tín cho các nguyên tắc của quốc gia. Chúc mừng Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của Hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc.
Trả lờiXóaMỗi tổ chức và cá nhân có trách nhiệm cần phải nỗ lực cố gắng không ngừng để cải thiện điều kiện sống tình thần của người dân. Xã hội cần có kỷ cương nhưng cũng chống lại sự lạm quyền. Ta tự tin hơn, đồng thời phải tiếp tục cố gắng phấn đấu để thực hiện tốt hơn nữa các tôn chỉ mục đích nhân quyền mà Liên hợp quốc đề ra, cũng là những giá trị nhân bản không thể thiếu được.
Trả lờiXóaSự cố gắng, nỗ lực của Đảng và Nhà nước không chỉ bó hẹp trong lĩnh vực lao động và việc làm, mà trải rộng trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Các hoạt động xóa đói giảm nghèo, giảm tỷ lệ gia tăng dân số, đảm bảo các dịch vụ chăm sóc y tế cộng đồng, xóa nạn mù chữ, chú trọng đầu tư phát triển kinh tế vùng sâu vùng xa, đảm bảo công bằng xã hội, giữ gìn an ninh chính trị trật tự an toàn xã hội, bảo vệ tính mạng tài sản cho người dân… đã được cộng đồng và các tổ chức quốc tế như: FAO, WHO, UNICEF… thừa nhận. Với việc Việt Nam vừa trở thành thành viên của Hội đồng nhân quyền không chỉ cho thấy sự tin cậy và tín nhiệm của Quốc tế đối với chính sách đúng đắn của Việt Nam mà còn phản bác mạnh mẽ những vu cáo xuyên tạc của các thế lực thù địch luôn tìm cách chống phá Việt Nam trong vấn đề nhân quyền.
Trả lờiXóa