Chia sẻ

Tre Làng

CHỦ TỊCH NƯỚC: THANH TRA PHẢI MẠNH, XỬ LÝ PHẢI NGHIÊM

VOV.VN -Thanh tra Chính phủ cần hiến kế, tăng cường các chương trình công tác theo đúng thẩm quyền nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước.

“Cần phải đẩy mạnh hơn nữa vai trò của thanh tra để nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước, góp phần phòng ngừa tiêu cực, tham nhũng một cách hiệu quả” là chỉ đạo của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tại buổi làm việc với Thanh tra Chính phủ để nghe báo cáo kết quả hoạt động của Thanh tra Chính phủ và ngành Thanh tra từ đầu nhiệm kỳ đến nay (2011-2013). Cùng dự có lãnh đạo Ban Nội Chính trung ương, Văn phòng Chính phủ, Ban Dân nguyện, Tư pháp Quốc hội và đại diện các cơ quan tư pháp Trung ương.

Báo cáo Chủ tịch nước cùng đoàn công tác về hoạt động của ngành trong nửa đầu nhiệm kỳ, Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh khẳng định, hoạt động thanh tra từ Trung ương tới cơ sở đã có nhiều cố gắng, tạo được sự chuyển biến về trách nhiệm và kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang làm việc với Thanh tra Chính phủ
Công tác thanh tra đã đi vào trọng tâm, trọng điểm, góp phần phát hiện, phòng ngừa, xử lý vi phạm, thúc đẩy và chấn chỉnh một số hoạt động quản lý Nhà nước và hoàn thiện thể chế trên nhiều lĩnh vực; công tác giải quyết khiếu nại tố cáo đã có tiến bộ rõ rệt, trách nhiệm của các ngành, các cấp đã được nâng lên, đã giải quyết được nhiều vụ việc tồn đọng, phức tạp kéo dài, góp phần làm dịu tình hình khiếu nại tố cáo. 

Trong 2 năm, ngành đã tiếp gần 993.000 lượt công dân với hơn 562 vụ việc và đã giải quyết đạt hơn 82%. Đặc biệt, nửa nhiệm kỳ, qua thanh tra đã phát hiện vi phạm hơn 82.000 tỷ đồng, kiến nghị xử lý kỷ luật gần 3.000 tập thể, hơn 5.400 cá nhân; phát hiện xử lý tham nhũng 319 vụ với gần 490 tỷ đồng, chuyển cơ quan điều tra 111 vụ với 235 người... Những kết quả này từng bước tạo được niềm tin trong nhân dân và bạn bè quốc tế.

Tuy nhiên, chuyển biến trong công tác thanh tra chưa đều, chưa có chiều sâu, chưa chú trọng thanh tra công vụ, việc báo cáo kết luận thanh tra còn chậm, hiệu quả xử lý sau thanh tra chưa cao, khiếu kiện vượt cấp chưa giảm. Công tác phòng chống tham nhũng chưa tạo được chuyển biến đồng bộ, kết quả phát hiện xử lý tham nhũng chưa cao.

Tại buổi làm việc, lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Thanh tra Chính phủ đã kiến nghị Chủ tịch nước những vướng mắc trong thực hiện nhiệm vụ: tổ chức của ngành còn phụ thuộc quá nhiều vào thủ trưởng đơn vị hành chính cùng cấp, thẩm quyền thực thi pháp luật chưa đủ mạnh, thời gian xây dựng báo cáo và kết luận thanh tra ngành. 

Để nâng cao hiệu quả phòng chống tham nhũng, ngành đề nghị cần có lộ trình sửa đổi, bổ sung Luật Thanh tra, xây dựng thể chế; đào tạo nghiệp vụ điều tra cho cán bộ thanh tra, tăng cường cơ chế phối hợp hỗ trợ lẫn nhau trong triển khai công tác thanh tra chuyên ngành. 

Phát biểu tại buổi làm việc, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cho rằng, qua 2 năm thực hiện, ngành Thanh tra đã giải quyết được nhiều công việc theo đúng chức năng, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, ổn định chính trị xã hội đất nước. Trên các mặt thanh tra, phòng chống tham nhũng, giải quyết khiếu nại tố cáo, đào tạo nhân lực, xây dựng ngành đều có bước chuyển biến.

Chủ tịch nước nhấn mạnh, trong bối cảnh đất nước hội nhập, quy mô kinh tế ngày càng lớn, dân số ngày càng tăng, mâu thuẫn phức tạp sẽ ngày càng nhiều. Trước biểu hiện những sơ hở, lỏng lẻo trong quản lý Nhà nước, tình trạng thất thoát, tham nhũng chưa giảm, lòng dân chưa yên, Thanh tra Chính phủ cần tiếp tục tăng cường tham mưu hiến kế cho Đảng, Nhà nước, tăng cường các chương trình công tác theo đúng thẩm quyền nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước.

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cho rằng: “Việc thanh tra nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước làm rất nhiều, nhưng sự đóng góp những phát hiện đó vào việc tăng cường, khắc phục những yếu kém trong hệ thống quản lý nhà nước chưa nhiều. Đây không chỉ là việc thanh tra Chính phủ, mà thanh tra ngành như y tế, giáo dục... cần đảm bảo mục đích là tăng cường ngay hiệu lực quản lý của chính bộ, ngành mình. Khi thanh tra phát hiện thì cần được giải quyết triệt để, tự khắc phục, có chuyển động ngay. Với việc làm giảm khiếu kiện thì qua thanh tra, giải quyết cần tìm ra nguyên nhân, có kiến nghị cơ quan thẩm quyền điều chỉnh bổ sung cơ chế, chính sách, xử lý nghiêm những cán bộ vi phạm...”.

Đồng tình với kiến nghị về chiến lược phát triển ngành, Chủ tịch nước cho rằng, thanh tra có vai trò quan trọng trong nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước và phòng chống tham nhũng. Bên cạnh kết quả đạt được thì việc ngăn chặn đẩy lùi tiêu cực, tham nhũng vẫn còn hạn chế. Do đó, lực lượng thanh tra cần được trao thêm quyền năng, trang bị đầy đủ công cụ, nghiệp vụ, để thực hiện hiệu quả nhiệm vụ.

Ngành thanh tra cần phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, Bộ, ngành, chủ động tháo gỡ khó khăn, từng bước nâng cao vị thế và hiệu quả công tác, đáp ứng mong mỏi của đất nước, nhân dân.

Hoàng Dũng/VOV

7 nhận xét:

  1. Đúng rồi , đất nước chúng ta giờ đã bước vào thời kì đổi mới , hội nhập toàn cầu rồi, chắc chắn sẽ có thêm nhiều những vấn đề nảy sinh cần phải giải quyết, bên cạnh đó cơ chế quản lí ,thanh tra của nhà nước còn nhiều những sơ hở , hạn chế nên còn gây ra nhiều những tiêu cực , không hay. Vì vậy tăng cường hiệu quả của công tác thanh tra chính phủ lại càng quan trọng hơn

    Trả lờiXóa
  2. Nếu như cứ nói là thanh tra chính phủ nhưng mà hoạt động không tích cực , hay không mang lại hiệu quả thì cũng chỉ dừng lại đến mức vậy thôi , công tác thanh tra cần phải đẩy mạnh tác dụng , hiêu quả của nó nhằm góp phần nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước, chống tiêu cực, tham nhũng một cách hiệu quả hơn

    Trả lờiXóa
  3. Cần phải đẩy mạnh hơn nữa vai trò của thanh tra để nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước, góp phần phòng ngừa tiêu cực, tham nhũng. Bước vào thời kì hội nhập, toàn cầu hóa sẽ làm cho rất nhiều ngành , lĩnh vực đi lệch quỹ đạo của nó, chính vì vậy thanh tra, xử lí mạnh thì mới tạo hiệu quả nâng cao hiệu lực quản lí nhà nước

    Trả lờiXóa
  4. chủ tịch nước Trương Tấn Sang thăm và làm việc với thanh tra chính phủ đó là hành động thiết thực và cần thiết cho tình hình đất nước ta hiện nay. Thanh tra chính phủ phải là lực lượng nòng cốt, chuyên trách trong việc thanh trừ, loại bỏ từ trung ương đến địa phương trên mọi phương diện nhằm phát hiện thanh loại những cá nhân, tập thể cố tình làm sai trái, đẩy lùi tiêu cực đưa đất nước ta ngày cách phát triển.

    Trả lờiXóa
  5. thanh tra chính phủ phải là lực lượng chính, nòng cốt trong việc tham mưu cũng như hoạt động theo đúng thẩm quyền theo đúng năng năng lực quản lý nhà nước của minh, phải thể hiện rõ chức năng nhiệm vụ đó. Không những vậy mà thanh tra chính phủ phải ngày càng sát sao, bám sát nhằm phát hiện những sai sót cố ý gây ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, dân tộc, cản trợ sự phát triển của đất nước, đó mới là nhiệm vụ chính và quan trọng của thanh tra chính phủ trong tình hình hiện nay.

    Trả lờiXóa
  6. Thanh tra là một việc, một khâu rất quan trọng trong giai đoạn hiện nay. khi mà nước ta đang trong thời kì hội nhập kinh tế quốc tê, toàn cầu hóa thì các ngành, các linh vực trong cuộc sống vận động không ngừng theo sự thay đôi đó làm mât dần tính hiệu quả, luôn chạy theo lợi ích vật chất. Chính vì vậy đẩy mạnh công tác thanh tra sẽ giúp giam thiểu được tiêu cực tham nhũng một cách có hiệu quả hơn

    Trả lờiXóa
  7. chúng ta càn những kết quả thiết thực và hợp lí hơn, không nên cho những người không thể hoàn thành được nhiệm vụ ngồi vào những ghế có những chức năng và đòi hỏi cao nhwu thế. muốn đẩy mạnh hay gì đi chăng nữa thì nhân tố con người vẫn là một yếu tố quyết định, yếu tố có vai trò rất cao cho những thành công đó. do đó theo tôi thì nên có sự điều chỉnh những người có khả năng làm những việc phù hợp với năng lực , đặc biệt là trong lĩnh vực thanh tra

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog