VOV.VN -Ngày 12/12, tại kỳ họp lần thứ 8, HĐND khóa XVI tỉnh Thanh Hóa, cử tri gửi câu hỏi và đề nghị cách chức Giám đốc Sở TN-MT.
Một lần nữa vấn đề gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng của Công ty CP Nicotex Thanh Thái trên địa bàn Thanh Hóa lại “nóng” lên.
Theo Báo cáo của Sở TN-MT Thanh Hóa, hiện tại, con số thống kê về việc khai quật các điểm chôn lấp hóa chất độc hại mà cơ quan chuyên môn được thuê tiến hành đã lên tới 43 tấn chất thải và gần 500 tấn bùn đất bị nhiễm hóa chất độc hại do Nicotex Thanh Thái chôn lấp.
Ông Vũ Đình Xinh - Giám đốc Sở TN&MT Thanh Hóa trả lời chất vấn tại kỳ họp |
Đại biểu Dương Thị Lan (Cẩm Thủy) cho rằng, vụ việc này được nhân dân phát giác, chứ không phải là Sở TN-MT. Vậy trách nhiệm quản lý nhà nước của Sở trong vụ việc này đến đâu? Nhiều đại biểu cũng đề nghị Giám đốc Sở TN-MT giải trình việc chậm xử lý khắc phục; phương án đảm bảo nguồn nước sinh hoạt cho nhân dân trong khu vực bị ảnh hưởng; hướng xử lý vi phạm đối với Công ty Cổ phần Nicotex Thanh Thái…
Trước các vấn đề đại biểu đặt ra, Giám đốc Sở TN-MT Vũ Đình Xinh đã nhận trách nhiệm của mình trong việc kiểm tra theo báo cáo; không lường trước được việc chôn trộm chất thải thuốc bảo vệ thực vật trái quy định.
Ông Xinh cũng khẳng định: “Đây là vụ vi phạm pháp luật đặc biệt nghiêm trọng, một hành vi phi đạo đức trong sản xuất kinh doanh không thể chấp nhận được”.
Đại biểu Nguyễn Văn Ấp (Hậu Lộc) chất vấn tại kỳ họp |
Khi giải thích lý do vì sao để Công ty Thanh Thái chôn hóa chất trong thời gian dài mà không phát hiện được, người đứng đầu ngành tài nguyên môi trường của tỉnh phân trần: “Từ năm 2008 trở về trước, Công ty Thanh Thái là đơn vị thuộc quyền quản lý của Tổng cục Kỹ thuật - Bộ Quốc phòng. Việc chôn lấp chất thải nguy hại trái quy định của Công ty Thanh Thái chủ yếu thực hiện trong giai đoạn này. Vì vậy việc kiểm tra, giám sát công tác bảo vệ môi trường đối với Công ty chủ yếu do Bộ Quốc phòng thực hiện. Hành vi chôn lấp chất thải được thực hiện một cách tinh vi, lén lút và núp dưới bóng một đơn vị do Bộ Quốc phòng quản lý; mặt khác, thời gian chôn lấp quá xa so với thời điểm kiểm tra”.
Từ các lý do trên, ông Xinh khẳng định rằng “chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước chính quyền các cấp, trước nhân dân về việc chôn lấp chất thải thuốc bảo vệ thực vật trái quy định gây ô nhiễm môi trường là Giám đốc Công ty Thanh Thái qua các thời kỳ”.
Giám đốc Sở TN-MT còn cho rằng chính quyền các địa phương nhiều năm qua, thông qua các cuộc tiếp xúc cử tri và phản ánh của nhân dân tại các kỳ họp HĐND huyện, UBND các xã có nắm được nội dung Công ty Thanh Thái sản xuất thuốc bảo vệ thực vật gây ô nhiễm môi trường nhưng chưa kịp thời phản ánh các kiến nghị của cử tri về Sở để xác minh, xử lý các vi phạm của Thanh Thái theo đúng quy định.
Cùng với ý kiến của các đại biểu HĐND tham gia cuộc họp chất vấn trực tiếp tại hội trường, nhiều cử tri thông qua đường dây nóng cũng đã gửi các ý kiến, kiến nghị tới cuộc họp. Trong đó, Chủ tọa kỳ họp, Chủ tịch HĐND, Bí thư tỉnh ủy Thanh Hóa, ông Mai Văn Ninh đã không ngần ngại nêu lên một ý kiến của cử tri gửi tới đó là đề nghị “cách chức Giám đốc Sở TN-MT Thanh Hóa". Nhưng đề nghị đó chỉ được chủ tọa kỳ họp nêu qua chứ không bàn luận.
Ông Mai Văn Ninh - Chủ tịch HĐND tỉnh, Bí thư tỉnh ủy Thanh Hóa phát biểu tại kỳ họp |
Liên quan đến vấn đề trên, ông Mai Văn Ninh cho rằng vụ việc đã ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của nhân dân và uy tín của tỉnh Thanh Hóa. Vụ việc có nguyên nhân từ công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực môi trường còn lỏng lẻo, sơ hở, khiếm khuyết. Sở TN-MT đã có tới 4 lần kiểm tra nhưng chỉ mang tính qua loa.
Ông Mai Văn Ninh đề nghị UBND tỉnh căn cứ vào vụ việc để tiến hành kiểm điểm Sở TN-MT, các địa phương liên quan và phải xử lý nghiêm cán bộ có sai phạm; yêu cầu Công an tỉnh điều tra hành vi, mức độ, quy mô, tính chất phức tạp của vụ việc để xem xét khả năng truy tố trách nhiệm hình sự.
CTV Nguyễn Hải/VOV online
có lẽ cần phải đưa ra những biện pháp xử lí nghiêm khắc trường hợp công ty Thanh Thủy này! thứ nhất, nó thể hiện sự làm việc thiếu trách nhiệm, tắc trách trong công tác quản lí của cán bộ công ty! thứ hai, hậu quả mà sự việc này gây ra có thể là rất nặng nề, nhất là đối với người dân và nó có thể ảnh hưởng tới họ không chỉ là một thế hệ mà là rất nhiều thế hệ sau này nữa! phải có những biện pháp không chỉ xử lí công ty này mà cần phải có những biện pháp nhằm khắc phục những hậu quả mà nó đã gây ra!
Trả lờiXóaNgày càng có nhiều công ti bất chấp lợi nhuận mà có hành động phá hoại môi trường, như Thanh Thủy ở Thanh Hóa mới đây chẳng hạn. Nó dóng lên tiếng chuông báo động về tình trạng con người tàn phá môi trường sống xung quanh một cách vô trách nhiệm. Thế giới đang nóng lên từng ngày, môi trường đang dần bị hủy hoại ghê gớm, mỗi hành động vô trách nhiệm như thế này càng làm cho tình hình trầm trọng hơn. Thế hệ sau của chúng ta sẽ sống như thế nào nếu cha ông nó cứ tiếp tục tàn phá môi trường như thế này. Phải có hình phạt nghiêm khắc với công ti Thanh Thủy để răn đe cũng như cảnh báo các cá nhân, công tí có ý định làm việc trên hay đã làm mà chưa bị pháp luật trừng trị.
Trả lờiXóaĐây chỉ là hai trong rất nhiều vụ mà trách nhiệm không biết thuộc về ai. Quả bóng đá đi đá lại mãi người xem cũng chán. Cuối cùng thì tất cả là do văn bản chồng chéo, trách nhiệm chồng chéo.Thôi thì người nào số đen gặp vận giở cũng là do trời.
Trả lờiXóaQuả bóng được đá cho nhau thế thôi, không có ai chịu trách nhiệm cuối cùng.
Trả lờiXóaRõ ràng trách nhiệm đầu tiên là cty Thanh Thái sau đó là Sở TN-MT, UBND tỉnh. Nhưng theo ông Vũ Đình Xinh Giám đốc sở TN-MT thì Từ năm 2008 trở về trước, Công ty Thanh Thái là đơn vị thuộc quyền quản lý của Tổng cục Kỹ thuật - Bộ Quốc phòng. Việc chôn lấp chất thải nguy hại trái quy định của Công ty Thanh Thái chủ yếu thực hiện trong giai đoạn này. Vậy ai sẽ chịu trách nhiệm trước dân? Có lẽ là không ai cả, mỗi cơ quan hay người đứng đầu chỉ liên đới một phần trách nhiệm nho nhỏ đó là không nắm bắt được tình hình, không lường trước được sự việc hoặc do giám sát, triểm tra chưa sát và hiệu quả.
Vụ rượu chứa cồn công nghiệp do Công ty xuất nhập khẩu Hà Nội gây ra cái chết cho 6 nạn nhân tại tỉnh Quảng Ninh đã gây chấn động dư luận trong suốt một tuần trở lại đây.
Trả lờiXóa15 người phải nhập viên, 6 người đã tử vong. Một sản phẩm được coi là phổ biến trên thị trường, thế nhưng, chỉ đến khi vụ việc xảy ra, các cơ quan chức năng mới phát hiện: rượu nếp 29 Hà Nội có chứa lượng cồn Methanol tới hơn 2.000 lần cho phép.
Và chỉ đến khi vụ việc vỡ lở, người ta mới bắt đầu truy tìm trách nhiệm của các bên. Đương nhiên, trách nhiệm trước hết và trên hết: Vẫn là ở doanh nghiệp, đơn vị trực tiếp sản xuất sản phẩm rượu độc. Câu hỏi cũ lại đặt ra là: trách nhiệm chính thuộc về đơn vị, cơ quan chức năng nào? Trong trường hợp này là Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) hay Cục quản lý thị trường (Bộ Công Thương), hai đơn vị được giao trách nhiệm quản lý trực tiếp sản phẩm rượu trên thị trường?