LTS: Với tư cách là một người đã từng khoác áo lính Biên phòng 4 năm và đã được thông tin về bao sự hi sinh gian khổ của đồng đội, những người đã từng trải sương gió để giữ gìn biên cương của Tổ quốc. Tôi không thể nào chấp nhận hành động vô trách nhiệm của những người mang danh "trí thức" gây hậu quả nghiêm trọng đến chủ quyền quốc gia, xâm phạm đến anh linh của các anh hùng liệt sĩ đã ngã xuống vì đất nước Việt Nam.
Trong ngày 24/12/2013, ông Bùi Việt Hà – Giám đốc Công ty Công nghệ Tin học Nhà trường - School@net, đã trả lời phóng viên Báo Người Lao Động về vụ việc phần mềm tin học Earth Explorer có in « Đường lưỡi bò » với một câu nói nổi tiếng « Có gì đâu mà ầm ĩ ».
Trước hết, phải nhắc lại với ông Bùi Việt Hà về sự xâm phạm nghiêm trọng Chủ quyền của Việt Nam trên biển của Trung Quốc bằng cách họ xây dựng đường lưỡi bò (chín khúc, chín đoạn). Tham vọng của Trung Quốc đã thể hiện rõ không chỉ dừng lại ở sự nhòm ngó các nguồn tài nguyên thuỷ sản khu vực Biển Đông mà còn nằm trong chiến lược bá quyền nhằm tăng cường mở rộng kiểm soát bằng quân sự và vũ lực của Trung Quốc. Đường lưỡi bò vi phạm nghiêm trọng luật pháp và thông lệ Quốc tế, vi phạm trắng trợn Công ước về Luật biển năm 1982 của Liên Hiệp Quốc. Với tham vọng độc chiếm toàn bộ khu vực Biển Đông, Trung Quốc sẽ khống chế được phần lớn các hoạt động thương mại đường biển trên thế giới, biến khu vực biển Đông thành « ao nhà » của Trung Quốc, qua đó, gia tăng các hoạt động quân sự nhằm gây áp lực, tạo đối trọng với các quốc gia khác trên thế giới.
Với ý đồ như vậy, trong những năm gần đây, Trung Quốc liên tục có những hành vi nhằm tuyên truyền, dân sự hoá những tranh chấp đường lưỡi bò với những phương pháp như đưa vào giảng dạy trong sách giáo khoa, in lên bản đồ, lên hộ chiếu, đưa vào các phần mềm như Wechat, hoặc các game online mà các phương tiện truyền thông Việt Nam đã nhiều lần cảnh báo. Với cách làm này, Trung Quốc muốn tạo ra sự ngộ nhận, qua đó muốn dành lợi thế cho mình trong những tranh chấp xảy ra ở Biển Đông. Ngoài ra, hiện nay Trung Quốc đang ráo riết thực hiện những hoạt động nhằm gây áp lực với các quốc gia có tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông từ những phương diện chính trị, kinh tế và quân sự. Họ tăng cường xây dựng các căn cứ quân sự, thành lập các cơ sở hành chính tại các đảo chiếm giữ trái phép, áp đặt những biện pháp kiểm soát trên biển như: cấm đánh bắt cá, dân sự hoá các tàu quân sự thành các tàu hải giám…Với các hoạt động như vậy, việc in bản đồ lưỡi bò trong phần mềm Earth Explorer “miễn phí” của một công ty Trung Quốc là một điều hoàn toàn dễ hiểu.
Với những tranh chấp về chủ quyền trên biển như vậy, vấn đề yêu cầu sự chính xác về bản đồ nhằm giáo dục cho người dân Việt Nam ý thức về toàn vẹn lãnh thổ, nâng cao sự cảnh giác trước những âm mưu xâm phạm chủ quyền của Trung Quốc là hoàn toàn cần thiết. Ngoài những hoạt động tìm kiếm các bản đồ cổ để chứng minh sự quản lý lâu dài và chủ quyền hợp pháp của Việt Nam với các quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, xây dựng Luật Biển, tăng cường sức mạnh phòng thủ quân sự hướng biển để phòng tránh các xung đột có thể xảy ra. Bên cạnh đó cần phải nâng cao ý thức của nhân dân trong và ngoài nước về chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Kiên quyết giữ gìn, khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam tại khu vực Biển Đông cũng chính là sự tiếp nối truyền thống của cha ông trong việc quản lý, bảo vệ Tổ quốc, đồng thời, không để những hi sinh xương máu của những người đã ngã xuống để bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ trở thành sự lãng phí vô ích.
Quay trở lại vấn đề của ông Bùi Việt Hà, khi trả lời phỏng vấn ông ta nói rằng « Báo chí cứ nâng quan điểm vấn đề này lên quá mức mà có nhiều vấn đề khủng khiếp khác thì không nhắc đến. Khắp nơi tràn ngập hàng Trung Quốc. Đây đúng là sai lầm nhưng đã được sửa và là vấn đề nhỏ. » Khi được đề cập đến việc trả lời trên Facebook, ông ta nói “thậm chí cho học sinh hiểu rõ được thực chất về “đường lưỡi bò” cũng là một điều nên làm, không cần giấu học sinh làm gì” là một cách giáo dục? Thì ông Bùi Việt Hà nói: "Nhân danh cá nhân, tôi cho rằng không nên giấu hoàn toàn học sinh mà khi các cháu hỏi, cần trả lời đó là sự phi pháp. Còn nếu nâng quan điểm là không nên, không nên làm ầm ĩ vấn đề".
Vấn đề báo chí phản ánh vụ việc phần mềm có bản đồ hình lưỡi bò đưa vào giáo dục cho học sinh không phải là nâng quan điểm mà là sự phản ánh trung thực nguyện vọng, ý thức độc lập chủ quyền của Tổ quốc. Ông Bùi Việt Hà đánh đồng việc xuất hiện các loại hàng hoá Trung Quốc trên thị trường với vấn đề chủ quyền quốc gia và cho rằng đó chỉ là vấn đề nhỏ là sự xuyên tạc, lấp liếm bào chữa cho cái sai của chính mình. Việc lưu thông giao thương hàng hoá kinh tế là chuyện hoàn toàn bình thường giữa các quốc gia trên thế giới. Trong khi đó, xây dựng nhận thức về chủ quyền quốc gia không phải là chuyện nói chơi. Đây không phải là « chuyện bé xé ra to » mà là ý thức về tự tôn dân tộc, về độc lập, chủ quyền của một quốc gia. Việc lấp liếm nhằm đơn giản hoá sai lầm của mình nhằm trốn tránh trách nhiệm không chỉ đối với những người sử dụng phần mềm mà còn là tội lỗi đối với cả dân tộc, với những anh hùng liệt sĩ đã ngã xuống vì Tổ quốc.
Là người gây ra sai phạm, nếu có ý thức tự tôn dân tộc, có trách nhiệm, ông Bùi Việt Hà phải dũng cảm nhận trách nhiệm về những sai lầm mà báo chí đã nhắc đến. Không thể sử dụng những ngôn từ như trong trả lời phỏng vấn báo Người lao động nhằm bào chữa cho cái sai của mình. Không thể đánh đồng, suy diễn để trốn tránh những hậu quả của chính ông gây ra. Ý thức đấu tranh với sai phạm nghiêm trọng như vậy của báo chí không phải nhằm nâng cao quan điểm, không phải "làm ầm ĩ vấn đề" mà đó là ý thức trách nhiệm của mỗi công dân đối với Tổ quốc. Đặc biệt, đó là sự cảnh báo, sự đấu tranh đối với những hành vi tiếp tay dù cố ý hoặc vô ý cho các hoạt động xâm phạm chủ quyền quốc gia. Cũng như tiến sĩ Trần Công Trực đã nhận xét : "Phát ngôn của giám đốc Bùi Việt Hà là không thể chấp nhận. Họ quên đi một điều hết sức quan trọng là máu xương của rất nhiều người đã đổ xuống để bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. Sự phân bua như vậy là phi ý thức và rất đáng lên án".
Nguồn Hành Củ
ông Bùi Việt Hà đã có bài trả lời phỏng vấn báo Người lao động thực sự là không thể chấp nhận được! đấy có lẽ chỉ là những quan điểm chủ quan, cá nhân riêng ông thôi! nếu như bây giờ ai cũng cứ trối tội rồi đưa đẩy mọi chuyện như thế thì chắc là lại loạn hết! mà chính cái điều không chịu nhận sai lầm mà cứ khư khư quan điểm của mình chính là nguyên nhân chính dẫn đến việc đất nước ta chậm phát triển đấy!
Trả lờiXóanói chung là giờ nước ta đang trên đà phát triển và vẫn chưa hoàn thiện về mọi mặt! chính vì vậy mà bây giờ là lúc chúng ta càng nhìn nhận được nhiều lỗi sai của mình thì càng tốt! đó không phải là việc xấu, không phải là chuyện để mọi người chê cười mà đó chính là giúp hoàn thiện bản thân mình hơn nữa,giúp cho đất nước phát triển hơn nữa! mong rằng không chỉ ông Hà mà những người khác nữa cũng sẽ có tư tưởng tiến bộ hơn trong vấn đề này!
Trả lờiXóa"Trong ngày 24/12/2013, ông Bùi Việt Hà – Giám đốc Công ty Công nghệ Tin học Nhà trường - School@net, đã trả lời phóng viên Báo Người Lao Động về vụ việc phần mềm tin học Earth Explorer có in « Đường lưỡi bò » với một câu nói nổi tiếng « Có gì đâu mà ầm ĩ »" Đấy mới là những kẻ có hại cho xã hội. Khi họ định hướng tri thức cho rất nhiều trẻ em nhưng họ đặt lợi nhuận lên trên và bỏ qua yếu tố khác. Một xã hội có những con người thờ ơ với chính quyền được làm chủ của mình thật nguy hại vô cùng.
Trả lờiXóamột con người được coi là thành đạt và có học thức, có sự hiểu biết mà lại có thể hành động như vậy sao. Chủ quyền của tổ quốc, lợi ích của quốc gia, của dân tộc mà ông ta có thể coi nhẹ như vậy và lại kết luận bằng một câu nói "có gì đâu mà ầm ĩ" được sao? có thể tha thứ cho cái gọi là lỗi trong tài liệu học tập vì lý do nhầm lẫn nhưng với phát biểu như vậy thì phải xử lý nghiêm khắc ông ta.
Trả lờiXóaông Bùi Việt Hà – Giám đốc Công ty Công nghệ Tin học Nhà trường - School@net, đã trả lời phóng viên Báo Người Lao Động về vụ việc phần mềm tin học Earth Explorer có in « Đường lưỡi bò » với một câu nói nổi tiếng « Có gì đâu mà ầm ĩ ». Là một con người làm việc trong lĩnh vực giáo dục thì ông ta phải biết đây là điều sai lầm của mình chứ. Trong tài liệu học tập khi có đường lưỡi bò của Trung Quốc thì sẽ gay sự hiểu lầm đường lưỡi bò ấy là hợp pháp sao? thật không thể chấp nhận được với phản ứng của ông ta về câu nói "có gì đâu mà ầm ĩ"
Trả lờiXóa