Chia sẻ

Tre Làng

Lê Hiếu Đằng quan trọng đến thế ư?

LâmTrực@

Chả ai lạ gì Lê Hiếu Đằng!

Ra khỏi đảng thì có gì mà phải tuyên với chả bố, không thích, không khoái thì ra, cứ làm như quan trọng lắm.

Bị gạch đá tơi bời sau cú quăng quả nổ kêu gọi lập đảng mới đứng bên cạnh đảng cộng sản. Lê Hiếu Đằng viết thư ngỏ gửi các TBT các báo đài nhằm biện minh cho hành vi đào tẩu của mình. Đến giờ mặt nạ đã bị rơi, lộ sáng là cái mặt mộc của Lê Hiếu Đằng. Sau sự vụ này, chả còn ai tin ông ta. Đó là nỗi bất hạnh nhất cuộc đời Lê Hiếu Đằng. Ai mà đủ liều lĩnh dám chơi với một tên trở cờ?

Thực ra, chuyện Lê Hiếu Đằng ra khỏi đảng chỉ là chuyện sớm hay muộn mà thôi. Không tuyên bố ra khỏi đảng, thì Đằng cũng sẽ bị tống cổ khỏi đảng bởi cái tư cách ấy không đủ điều kiện để đứng trong hàng ngũ của đảng.



Cũng đã từ lâu, người ta đã nhận ra bộ mặt thật của Đằng từ trước khi chơi với Bô Shit, nó rõ hơn khi ông ta viết bài "suy nghĩ khi nằm trên giường bệnh" và sau nữa là phản ứng tiêu cực với các Tổng biên tập các báo đài qua bài “Thư ngỏ…”, trong đó Lê Hiếu Đằng muốn tỏ ra là người dũng cảm dám tố cáo “tội ác cộng sản”, “đấu tranh cho một xã hội công bằng, dân chủ và tiến bộ”, nhưng Lê Hiếu Đằng đã bộc lộ nhân cách tầm thường như một tên lưu manh. Thật không ngờ, trong bài biện minh gửi cho các Tổng biên tập báo đài, ông hằn học đến sùi bọt mép, sử dụng cả những thứ ngôn từ của đám lưu manh đầu đường xó chợ để "thách thức" dư luận. Thành thực mà nói, đến giờ này, sự tôn trọng tối thiểu dành cho ông có lẽ chỉ là tuổi tác.

Trước đây ông Lê Hiếu Đằng đã từng là người tham gia đấu tranh để góp phần bảo vệ chế độ rồi trở thành cán bộ cao cấp trong nhiều năm, nay lại quay ngoắt 180 độ, phủ nhận sạch trơn những gì ông đã theo đuổi; kêu gào phải thay đổi thể chế, nhưng lại không đưa được ra mô hình nào khả dĩ; ông cũng góp ý nhưng không có tính xây dựng, mà là hoạt động chống phá. Nên có lẽ chính ông ta đang tự biến mình thành con rối cho những kẻ cơ hội giật dây điều khiển. Có lẽ vì thế, "Tẩu vi thượng sách" là lựa chọn cuối cùng, nhưng mong vớt vát lại chút liêm sỉ cuối cùng của Lê Hiếu Đằng.

Vì thế, việc ra khỏi đảng là cái kết cục không thể tránh khỏi.

Sau tuyên bố ra khỏi đảng, Lê Hiếu Đằng lập tức tâm sự với BBC Tiếng Việt. Trong những lời gan ruột, Đằng nêu lý do có quyết định này là vì "Đảng Cộng sản Việt Nam bây giờ không còn như trước (đấu tranh giải phóng dân tộc) mà đang suy thoái biến chất, thực chất chỉ là đảng của những tập đoàn lợi ích, trở thành lực cản cho sự phát triển đất nước, dân tộc, đi ngược lại lợi ích dân tộc, nhân dân". Và rằng, việc Quốc hội thông qua Hiến pháp sửa đổi "là giọt nước làm tràn ly" khiến Đằng đi đến quyết định thoái Đảng. Khi trả lời BBC, Lê Hiếu Đằng cũng không quên chỉ trích Quốc hội, chỉ trích đảng cộng sản. Đằng nêu lên một loạt lý do, nhưng lý do lớn nhất là do bản Hiến pháp mới "đi ngược lại lòng dân, không dân chủ".

Trong khi đó, ai cũng biết Hiến pháp mới với 11 chương và 120 điều, có nội dung gần như mới hoàn toàn so với Hiến pháp trước đó. Thống kê sơ bộ, trong Hiến pháp mới chỉ có 9 điều khoản giữ nguyên toàn bộ và 8 điều khoản giữ nguyên về ý từ Hiến pháp 1992. Mức độ sửa đổi, bổ sung nhiều như vậy sẽ có tác động to lớn tới mọi mặt hoạt động của Nhà nước và xã hội trong thời gian tới. Các quy định mới đều tiến bộ, trong đó nổi trội nhất là vấn đề quyền con người, quyền và nghĩa vụ của công dân. 

Chúng ta hoàn toàn có thể thấy rõ, Chương 2 (trước đây là Chương 5) của Hiến pháp quy định về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Hiến pháp đã cam kết không chỉ một mà là hai lần rằng các quyền con người, quyền công dân không những được Nhà nước công nhận, tôn trọng mà Nhà nước phải bảo vệ và bảo đảm các quyền đó cho người dân (Điều 3, 14). Hiến pháp cũng quy định một nguyên tắc quan trọng rằng quyền cơ bản của người dân chỉ có thể bị giới hạn bởi luật và chỉ trong những trường hợp thật sự cần thiết, bao gồm bảo đảm quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, đạo đức xã hội và sức khỏe cộng đồng. Đối với quyền của người dân, luôn có hai vấn đề quan trọng là người dân có phạm vi quyền tới đâu và trách nhiệm của các cơ quan nhà nước phải thi hành như thế nào.


Nghiên cứu bản Hiến pháp mới, ta có thể thấy chỉ có Quốc hội mới có quyền dùng luật để hạn chế quyền cơ bản của người dân. Các cơ quan nhà nước khác phải có trách nhiệm thi hành luật mà không được tự mình hoặc viện dẫn bất kỳ văn bản pháp luật nào khác để cho rằng người dân chỉ có quyền tới mức độ này hay mức độ khác. Đây là sự khác biệt tích cực của hiến pháp mới so với Hiến pháp 1992 và nó đáp ứng nguyện vọng của đại đa số người dân. Và nếu không nhầm, đây cũng là một nội dung đòi hỏi của các "nhân sĩ trí thức" khi góp ý xây dựng Hiến pháp mới.

Vậy sao ông Lê Hiếu Đằng dám nói là Hiến pháp đi ngược lòng dân, không dân chủ? Dân là ai? Có phải ông định nói đến đám zân chủ Bờ hồ hay đám ba que hải ngoại? Rõ ràng, ông đang cố nói lấy được chỉ vì cái danh dự hão cua rông trước một nhúm lơ phơ những kẻ chống đối nhà nước này. Nói để ông buồn, sẽ không ai tin ông cả đâu.


Ông nói nhân quyền bị vi phạm, vậy ông giải thích thế nào khi bản Hiến pháp lần đầu tiên quy định người dân có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình (Điều 22, Khoản 1). Như vậy, các cơ quan nhà nước muốn thu thập, sử dụng thông tin riêng tư của công dân thì bắt buộc phải căn cứ và viện dẫn những trường hợp ngoại lệ được quy định rõ ràng trong luật; và luật cũng chỉ được quy định ngoại lệ vì những lý do thực sự cần thiết kể trên. Quy định này rõ ràng sẽ làm cho đời sống riêng tư của người dân được bảo vệ tốt hơn. Đó chỉ là ví dụ nhỏ về nhân quyền mà ông Lê Hiếu Đằng đang nói xằng nói bậy.

Người ta cũng có thể thấy, những quy định về quyền con người trong Hiến pháp này là hoàn toàn tương thích với bản Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền. Lấy ví dụ thế này để ông Đằng rõ, Điều 20, Khoản 1 của Hiến pháp quy định rất rõ rằng người dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, sức khỏe và danh dự, không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức xâm hại thân thể, sức khỏe hay danh dự nào khác. Như vậy, cho dù với bất kỳ lý do nào, kể cả trong trường hợp người dân bị bắt để phục vụ điều tra, cơ quan nhà nước cũng không được xâm hại tới thân thể, sức khỏe và danh dự của người dân. Nếu cơ quan nhà nước vi phạm điều này tức là đã vi phạm Hiến pháp và người dân có quyền yêu cầu chấm dứt hành vi vi phạm đồng thời truy cứu trách nhiệm đối với cán bộ và cơ quan vi phạm. Các quyền bất khả xâm phạm nói trên là những quyền cơ bản rất mạnh, chúng nằm ở giá trị cốt lõi của công lý và vì vậy bản thân luật có lẽ cũng không thể đưa ra những hạn chế hợp lý đối với những quyền đó.

Ví dụ khác về quyền bào chữa. Điều 31, Khoản 4 quy định người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa. Như vậy là theo quy định của Hiến pháp, ngay từ khi bị cơ quan nhà nước bắt vì bất kỳ lý do nào thì người dân đã có quyền có luật sư chứ không phải đợi tới khi cơ quan nhà nước cho phép hoặc khi bị truy tố thì mới có quyền này. Có thể nói quy định này cụ thể và tiến bộ hơn nhiều so với Hiến pháp 1992, vốn chỉ quy định người dân có quyền bào chữa khi nào bị xét xử tại tòa án (Điều 132, đoạn 1). Sự tham gia của luật sư ngay từ sớm trong quá trình tố tụng sẽ giúp bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của người dân, ngăn ngừa tình trạng ép cung, mớm cung, gián tiếp thúc đẩy các cơ quan tư pháp hoạt động có trách nhiệm hơn và do đó sẽ góp phần tránh được tình trạng người dân bị xử oan, sai. Quyền được có luật sư ngay từ sớm trong quá trình tố tụng cũng sẽ gián tiếp giúp nâng cao và phát huy vai trò tích cực của luật sư trong hệ thống tư pháp và đời sống pháp luật của xã hội.

Với những ví dụ trên, tại sao ông Lê Hiếu Đằng và một số kẻ phá phách lại lu loa rằng bản Hiến pháp này không có gì thay đổi, và rằng đó chỉ là "bình cũ rượu mới", và đi ngược lại lợi ích của người dân? Lẽ ra, với tư cách là luật sư, ông phải nắm và hiểu rõ về Hiến pháp, nhưng thực tế là ông không hiểu hoặc cố tình không hiểu.


Thật may, là ông đã tự nguyện ra khỏi đảng và vì thế ông tránh được sự kiện bị lót lá chuối tống cổ ra khỏi hàng quân.


Tuyên bố của Lê Hiếu Đằng nhằm đánh bóng tên tuổi, tạo dữ kiện cho đám zân chủ có tí mồi để nhậu đã chính thức đặt dấu chấm hết cho sự tôn trọng cuối cùng mà người dân dành cho ông ta.


Một đảng có đến gần 4 triệu đảng viên, loại bớt đi vài kẻ như Đằng rốt cuộc cũng chả có gì là quan trọng, có chăng là đội ngũ ấy sạch sẽ thơm tho hơn mà thôi.

Vì thế, xin mượn lời một blogger nổi tiếng để nói: Lượn đi cho nước nó trong!

--------------
Tham khảo:
1. Vãi Đằng, vãi Nhuận
2. Những tác động tích cực của Hiến pháp với cuộc sống - Kỳ I: Giá trị cốt lõi của quyền con người
3. Lê hiếu Đằng tuyên bố từ bỏ đảng cộng sản
4. Ông Lê Hiếu Đằng trả lời BBC về việc từ bỏ đảng cộng sản


44 nhận xét:

  1. "chuyện Lê Hiếu Đằng ra khỏi đảng chỉ là chuyện sớm hay muộn mà thôi. Không tuyên bố ra khỏi đảng, thì Đằng cũng sẽ bị tống cổ khỏi đảng bởi cái tư cách ấy không đủ điều kiện để đứng trong hàng ngũ của đảng" Đúng vậy, một người đã không còn tin vào đảng, ý chí và nhận thức đã bị phai mờ thì cũng không nên đứng trong hàng ngũ của Đảng làm gì nữa cả. Nhưng tại sao việc ông Đằng ra khỏi Đảng lại được làm rùm beng lên tới mức độ này? Phải chăng đây là âm mưu nhằm đánh bóng tên tuổi? Hay đằng sau đó là sự giật dây của thế lực thù địch?

    Trả lờiXóa
  2. NGUYỄN ĐÌNH TẤN-CỤC TRƯỞNG CỤC THUẾ TPHCM-GÓC ngừ HUẾ12:20 6/12/13

    http://chauxuannguyen.org/2013/12/05/tuyen-bo-tu-bo-dang-cong-san-viet-nam-cua-ong-le-hieu-dang/

    LÊ HIẾU ĐẰNG TUYÊN BỐ TỪ NAY KHÔNG CÒN ĂN BÁM VÀO ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM NỮA!!! THẬT ĐÁNG ĐƯỢC TRÂN TRỌNG!

    NHỮNG AI CHƯA ĐỨNG VỀ PHÍA LÊ HIẾU ĐẰNG THÌ PHẢI CÓ LÒNG TỰ TRỌNG, TRƯỚC HẾT VỚI CHÍNH BẢN THÂN MÌNH NHA.....

    http://danlambaovn.blogspot.com/2013/12/ong-le-hieu-ang-tuyen-bo-bo-ang.html#.Up_dAv4apVY



    LÊ HIẾU ĐẰNG + PHẠM CHÍ DŨNG + HUỲNH NGỌC CHÊNH + ai?.....--->2015 = 1 (I) https://www.facebook.com/tat.axit.1

    https://www.facebook.com/radiochantroimoi/posts/660539813989574:0

    ĐẢNG VIÊN CHỈ LÀ TAY SAI CỦA ĐẢNG TRƯỞNG, VẬY VIỆC LÀM ĐẦU TIÊN LÀ CÁC ANH EM ĐẢNG VIÊN ĐOÀN KẾT LẠI TREO CỔ THẰNG ĐẢNG TRƯỞNG LÊ THANH HẢI BÍ THƯ TPHCM, THÌ COI NHƯ ANH EM ĐẢNG VIÊN THOÁT NỢ ĐỜI, ĐÃ TRẢ THÙ CHO NHÂN DÂN VÔ TỘI RỒI ĐÓ, CHỨ BỎ ĐẢNG VỀ VỚI NHÂN DÂN MÀ KHÔNG CÓ THÀNH TÍCH GÌ BÁO CÁO TRƯỚC DÂN THÌ CŨNG NHỤC LẮM, NHÂN DÂN KO THU NHẬN MẤY THẰNG ĐẢNG VIÊN TỒI VỀ TAY KHÔNG ĐÂU. OK?

    Trả lờiXóa
  3. Hơn 40 năm đứng trong hàng ngũ của Đảng, từng đảm trách nhiều nhiệm vụ quan trọng trong các tổ chức chính trị, xã hội. Ông Lê Hiếu Đằng đã có những đóng góp không nhỏ vào sự nghiệp cách mạng của đất nước và sự phát triển của xã hội. Điều này đã được Đảng và các tổ chức đánh giá, ghi nhận.
    Gần đây ông Đằng đã có những biểu hiện xuống cấp về mặt tư tưởng, đạo đức, tư cách, tác phong. Ông lấy việc chống chế độ, lên án chỉ trích đường lối của Đảng làm niềm vui tuổi già. A dua theo các phần tử phản động đưa ra những luận điệu sai trái hòng làm mất điềm tin của dân đối với Đảng và sự nghiệp cách mạng của dân tộc.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nặc danh20:58 7/12/13

      Ong co biet the nao la phan dong the nao la tha hoa bien chat . Moi nguoi co mot tu tuong . Nhung su that toi ac cua cong san thi ai cung biet su that da phoi bay khi lien xo sup do . Dcs co quyen gi ma tu cho minh doc ton lanh dao dat nuoc 90 trieu dan co chu

      Xóa
    2. Nặc danh03:17 11/12/13

      Nuc cuoi Mot dat nuoc ma 1nguoi dan hay 1sinh vien to thai do bat dong chinh kien voi chinh phu hay voi gioi lanh dao. ,,,thi deu bi cho la phan dong,,con cu cuoi dau up mat ngoan ngoan nghe loi nhung thang quan tham ,ban nuoc hai dan,,,thi duoc cho la gia dinh van hoa,,,vay ngay xua Tran Van Ôn. Chac cung la phan dong,,,hay

      Xóa
  4. Bài viết “Suy nghĩ trong những ngày nằm bịnh” và lời kêu gọi thành lập Đảng đối lập đã nói lên sự tha hóa biến chất của một Đảng viên kỳ cựu. Ông đã tự phủ nhận công lao đóng góp cả đời mình để lấy những lời tung hô dâm loạn cùng những đồng tiền nhơ bẩn từ các tổ chức phản động.
    Những điều này có thể thấy rằng ông không xứng đáng là một Đảng viên, việc loại trừ ông ra khỏi tổ chức chỉ là một sớm một chiều nào đó. Cũng có thể vì ông đã gần đất xa trời nên Chi bộ Đảng nơi ông sinh hoạt không muốn truy xét. Vừa qua ông tuyên bố ra khỏi Đảng, bút tích của ông được các trang mạng xã hội trái chiều xâu xé như một siêu phẩm hài thời hiện đại.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nhieu khi ong DAng phi hi sinh de co mot xa hoi tien bo theo kip su the cua dat nuoc . O cac nuoc thu tuong lam sai con di tu ..... do moi that su la cong bang dan chu van minh ....... ong boi nho ong dang hay tu nhin lai minh di hay noi nguoi khac nhu vay nhe

      Xóa
    2. Nhieu khi ong DAng phi hi sinh de co mot xa hoi tien bo theo kip su the cua dat nuoc . O cac nuoc thu tuong lam sai con di tu ..... do moi that su la cong bang dan chu van minh ....... ong boi nho ong dang hay tu nhin lai minh di hay noi nguoi khac nhu vay nhe

      Xóa
  5. Tại sao lại là tuyên bố mà không phải là đơn xin ra khỏi Đảng? Tuyên bố với ai? Để làm gì? Đúng là tuổi tác làm cho con người ta lú lẫn, ông ngây thơ như một đứa trẻ chăn trâu chơi đánh trận. bọn phản động vây quanh hò reo, cổ vũ: Đánh đi, sợ gì mà không đánh, mày sợ nó ah?…. để khi tàn cuộc chỉ nững đứa trẻ bị mặt mũi bầm dập còn những kẻ tung hô cười vui khoái chí.
    Đảng là một tổ chức chính trị, nếu hiểu theo thời hiện đại thì Đảng là một hội những người có cùng quan điểm và cùng mục tiêu. Hàng năm có hàng ngàn công dân ưu tú giác ngộ cách mạng xin được đứng trong hàng ngũ của Đảng để cùng chung tay xây dựng nước nhà, bảo vệ nhân dân, bảo vệ quê hương và cũng có một số người không cùng mục tiêu xin ra khỏi Đảng là chuyện hết sức bình thường.

    Trả lờiXóa
  6. Chị thấy đám xuyên tạc viên ở trên có suy nghĩ về ông Đằng rất ấu trĩ và phản động!

    Đến như thời phong kiến thối nát, mệnh quan đương triều không muốn đứng cùng hàng ngũ hôn quân bạo chúa, quan tham lại nhũng thì có thể đứng ra giữa triều mà cáo quan, vứt trả mũ áo mà về quê làm ruộng hay hưu trí.

    Nay thời đại văn minh và trí tuệ, ông Đằng thấy mình không còn hợp với một đội quân tiên phong tự phong thì ông bố cáo trước bàn dân thiên hạ về việc nghỉ chơi của mình.

    Hành vi của ông Đằng như vậy là rất đàng hoàng mà lại không mang tiếng ngu trung để tham quyền cố vị trá hình gây khó xử cho quân vương và quần thần như trường hợp đồng chí X "bao cao su" thân mến. Nếu đội ngũ chúng ta thực sự có đạo đức và cách mạng thì việc gì chúng ta phải run sợ và căm hận với lời nói thật của kẻ vừa cận kề cái chết như loài dơi sợ ánh sáng?

    Chị thật buồn với bọn xuyên tạc viên phản cách mạng như các cô chú!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chi. Noi dug y em .nhu bac vo nguyen giap bac ay co them o mai dich voi lu tham nhung dau bac ay ve que do ko gj van la tu nguii dan danh gia con nguii cua cac quan . Lich su doi sau se viet ai la nguoi co toi voi quoc gia dan toc .ai la nguoi uong mau nhan dan

      Xóa
  7. Đằng việc đéo gì phải tuyên bố. Đầy người vẫn xin ra khỏi đảng đấy thôi (sinh con thứ 3, thứ 4). Người già xin thôi không sinh hoạt đảng đầy ra đấy. Người dân không có tiền đóng đảng phí cũng xin ra khỏi đảng. Thế thì ông là cái gì. Tôi chẳng biết Đằng là thằng nào trước bài viết này.
    @ Mẹ Đốp: mồm Mẹ Đốp như lnồ con mẹ Đốp.

    Trả lờiXóa
  8. Ông Đằng là công thần mà còn dám thẳng lưng từ bỏ bả vinh hoa để dâng "thất trảm sớ" trước khi về ở ẩn thì quả là con người chí công và can đảm. Ông thật xứng với phong cách người xứ Quảng Nôm.

    Chị tin là với những điều vô cùng nhân văn và cao đẹp về quyền con người, quyền và nghĩa vụ công dân vừa được thông qua trong HP sửa đổi hợp với ý Đảng và lòng dân, thì những thể loại bờ lốc gờ và đám xuyên tạc viên phản cách mạng tự tung tự tác xúc phạm người bất đồng chính kiến như ở đây sẽ bị gỡ bỏ và nghiêm trị.

    @ve chai: chị đã mở váy gói mồm chú vào rồi! Giờ cho chú phắn!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nặc danh22:18 6/12/13

      Rất nhiều đảng viên có vị trí quan trọng trong đảng đang tha hóa nhưng vẫn ở lại để chỏm phá đảng, tạo sao không đánh những kẻ như vậy mà lại đánh ông Đằng nhỉ. Mẹ đốp lý giải giùm?

      Xóa
  9. Lại là một tên cặn bã của xã hội mạnh mồm nói dối cả dân tộc bằng những lời nói ngu si, vô căn cứ. Thật không thể tin nổi sự tha hóa không phanh của Đằng, ai có thể hình dung được một người đã có một thời gian dài vinh dự đứng dưới lá cờ của Đảng. Đảng viên là một bộ phận cấu thành của Đảng, có những con giận này trong bộ máy, chỉ khiến Đảng ta yếu đi một phần sức mạnh, thế nên việc đuổi ra khỏi Đảng ông Đằng là hoàn toàn chính xác. Không thể để một thành phần phản cách mạng, sai lầm về lí tưởng tiếp tục đứng trong hàng ngũ được.

    Trả lờiXóa
  10. những con người “tham vọng chính trị” trên thực tế chưa làm gì có lợi cho đất nước thì cũng đừng làm gì gây ảnh hưởng tới cuộc sống của nhân dân. Phải chăng những người này đang mong muốn Việt Nam có nội chiến, xã hội bất ổn, khủng bố, thảm sát như Ai Cập, Iraq, Syria, Liban.…. Và xin đừng vì cái danh ảo với cái não trạng công thần, thích nổi tiếng, thậm chí làm tay sai cho một mưu đồ chính trị của thế lực bên ngoài gây bất ổn cho xã hội. Như thế chỉ mang tiếng xấu ngàn đời, là vết đen trong lịch sử dân tộc nước nhà mà thôi, trong khi cả nước đồng lòng đi theo sự lãnh đạo của Đảng trên con đường xã hội chủ nghĩa thì những phát ngôn, hành vi của ông Đằng thực sự rất phản động, mang tính chất phá hoại nhà nước, và phải bị truy cứu trước pháp luật.

    Trả lờiXóa
  11. Mẹ Đốp22:57 6/12/13

    Cái đảng Tháng 7 ( Cô hồn ) có chó nó còn không thèm vào nữa chứ lị . Chỉ còn laị một tập hợp Ô hợp ở lại Đảng tháng 7 (Cô Hồn ) để làm Sâu Mọt HÚT MÁU DÂN

    Trả lờiXóa
  12. Lê Hiếu Đằng là người đã đòng góp cho cách mạng ,cho tổ quốc thời kì kháng chiến và chiến tranh khốc liệt.Điều này được đảng và nhà nước ta công nhận.Nhưng không vì thế mà ông có thể nói bất cứ điều gì được.Những điều ông nói ra có tính phản động cao.Chính vì thế nên những điều ông nói ra không được chấp nhận.Ông cũng rất quan trọng với nhà nước,với người thân của ông.Nhưng ông cần xem xét lại những hành động và lời nói của ông.

    Trả lờiXóa
  13. Nặc danh09:15 7/12/13

    một nỗi nhục lơn như thế mà có thể đưa lên khoe khoang với thiên hạ, chẳng nhẽ ông đang bị ngộ chính trị chăng, đang bị eoois loạn tâm sinh lĩ chăng, dù sao thì ở cái tuổi này ông phải hiểu những cái nào thì nên đửa ra khoe và cái nào thì không nên chứ, nỗi nhục, mất mặt mà cứ đưa ra như thế thì người khác nghĩ ông như thế nào đây, đùng lá có già mà không có khôn

    Trả lờiXóa
  14. lê hiếu đằng là một tên điên loạn của thời đại, ông đã có những hành động rất là ngơ ngáo và ngu ngốc, ông cũng là một người dân việt nam có điều kiện, được hưởng ưu việt cảu chế xã hội chủ nghĩa, nhưng ông lại tuyên bố ra khỏi đảng, trả sổ đảng, và cái buồn cười là sổ lương hưu, nhà cửu thì ông lại không hề nói chuyện trả. qua đó thì chún ta có theerh iểu được phần nào về ông một con người gió chiều nào thwo chiều nấy,ông ra khỏi đảng cuangx là một điều đương nhiên, không có gì phải hối tiếc

    Trả lờiXóa
  15. đúng thế, ông lê hiếu đằng ơi, ông nghĩ ông thông minh lắm sao, ông nghĩ ông quan trọng lắm sao, moojy con người bỉ ổi, ăn cháo đá bát, một con người sống lật lọng, không muốn người khác chê bai , nói xấu thì hãy quay lại, suy nghĩ lại, tất nhiên là không pahir quáy lại với đảng và ông hãy quay lại với cái lương tâm của mình đấy. đảng không cho phéo những con người như ông có thể tồn tại trong hàng ngũ của đảng được nưa đâu

    Trả lờiXóa
  16. thử hỏi rằng liệu những đồng tiền của bọn nước ngoài nó có giá trị hơn những năm tháng đấu tranh bảo vệ đất nước của ông sao? lí tưởng cao cả của Đảng đã được đưa vào đầu ông gần 40 năm qua, giúp ông vững tay súng bảo vệ đất nước, giúp ông có thể lạc quan và một tương lai tốt đẹp! ấy thế mà giờ ông lại hành động như một con rối trong tay của bọn phản động! biết làm sao khi bây giờ đồng tiền đang có sức mạnh quá to lớn với một số người!

    Trả lờiXóa
  17. đất nước không hề phụ công của ông, người dân Việt Nam cũng luôn ghi nhớ tới những công sức đóng góp của ông trong sự nghiệp đấu tranh và giữ gìn độc lập dân tộc! nhưng buồn thay khi mà phải chăng bây giờ ông đang bị những đồng tiền của bọn xấu ở nước ngoài làm cho mờ mắt! những gì ông làm giờ đây, và cả hành động xin ra khỏi Đảng gần đây của ông nữa, thực sự thì không khác gì một con rối của bọn phản động!

    Trả lờiXóa
  18. @ Nặc: Phàm thói ở đời, người ta chỉ bầy đàn xúm vào đánh kẻ đã bỏ chạy. Ngay cả những kẻ khố rách áo ôm bỏ khóm tre làng mà đi còn bị đám điêu dân đả phá, đặt điều truyền miệng để đời, huống chi một mệnh quan mũ cao áo dài bị cho là được hưởng bổng lộc của triều đình đến hơn 40 năm mà vẫn còn buông lời khi quân phạm thượng và oán nghịch bất trung khi cáo lão.

    Với đạo lý, việc ngậm tăm ngậm ngùi rút lui khỏi mâm cỗ của những người sức tàn lực kiệt hay những kẻ đã phả phê tửu sắc vốn dĩ là bình thường, thì việc bất bình kêu to lên vài tiếng trước khi từ bỏ chỗ tối mà đi của kẻ sĩ còn tâm huyết cống hiến lại càng bình thường hơn. Việc vốn dĩ bình thường, thì hà cớ sao đám xuyên tạc viên lại bới lên để chửi thuê mắng mướn? Thiết nghĩ những nhà cách mạng vô sản chân chính như chị và thiểu số các đồng chí khác đều không đồng tình với thói hành xử phản động đó.

    @Són: Mẹ Đốp chị đã thành thương hiệu nổi tiếng ở trong lũy tre làng nhà chú Són nên đã bị làm nhái. Trách nhiệm của chú Són là làm rõ sự việc và tránh để kẻ khác lạm dụng thương hiệu của chị để tuyên truyền xuyên tạc, phản động.

    Trả lờiXóa
  19. Nặc danh11:10 7/12/13

    Đốp à,
    Cất lên tiếng nói của mình cũng là điều nên làm chứ, sao Đốp khó tính thế? Đốp phê phán người khác, sao không cho ngưoif khác nói lên tiếng nói, suy nghĩ của họ?
    Theo anh thì kệ họ. Chả có bầy đàn gì ở đây đâu, âu cũng là một góc nhìn riêng. Ta nên tôn trọng
    Nghe bình, mình biết họ còn trẻ. vậy nên khuyến khihcs họ quan tâm đến các sự kienj chính trị hơn là mắng mỏ, bịt miệng.
    Tốt hơn hết, Đốp hãy bình các sự kiện hơn là mắng mỏ.
    Yêu Đốp thế không biết.

    Trả lờiXóa
  20. Cái tin "ông Lê Hiếu Đằng tuyên bố bỏ Đảng" mà cộng đồng mạng mấy hôm nay rêu rao tưởng là mới nhưng kỳ thực câu chuyện nói trên đã diễn ra rất lâu. và cũng thiết nghĩ, đó chỉ là một nước cờ đánh bài chuồn khôn ngoan để không bị thiên hạ nó chửi cho trên mặt của ông đằng mà thôi. vì với những hành động, lời nói của ông thì trước sau gì ông cũng bị đuổi ra khỏi Đảng mà thôi. Đảng không thể chứa chấp những con người như ông ta được.

    Trả lờiXóa
  21. Đúng là ông đã là con người có học thức nhưng vì những cám dỗ của đồng tiền, bởi vì nghe theo những bọn phản động mà từ người Đảng viên nhiệt huyết vì cách mạng mà giờ đã tha hóa về phẩm chất đạo đức, xa rời chủ đồng đội đồng chí mà mình. Vì thế không nên mang thâm niên của mình ra làm thước đo được, quá khứ chỉ là quá khứ mà thôi, cho dù quá khứ của ông có oanh liệt đến đâu nhưng hiện tại ông là người chống lại những việc làm mà ông từng tin tưởng, từng là lý tưởng một thời của mình.Ông chắc hẳn điên mất rồi.

    Trả lờiXóa
  22. Giờ không bàn nhiều về vấn đề ông Lê Hiếu Đằng, chỉ tập trung vào việc người post bài này bênh vực cho bản Hiến pháp mới thông qua cũng đã quá dư để biểu hiện rõ ràng sự nông cạn về logic và tư duy.
    Ngày từ bản Hiến pháp năm 1992, Hiến pháp đã có quy định song song cả hai điều về nhân quyền và quyền lực của Đảng Cộng Sản. Năm 2013, Hiến pháp sửa đổi NHẤN MẠNH quyền con người để xoa dịu và chứng tỏ "tinh thần tiếp thu", nhưng cũng không quên chừa cho mình con đường "thoát hiểm" bằng việc thêm từ "duy nhất" sau cụm "Đảng là lực lượng lãnh đạo".
    Cho rằng luật về nhân quyền mới được quy định rất chặt chẽ, nhưng giả thiết Đảng cho rằng "bí mật của cá nhân" tốt cho đại đa số người dân (như độc lập về tư pháp chẳng hạn) nhưng ảnh hưởng tất nhiên là không tốt tới quyền lợi không công khai của Đảng (hay những cá nhân đứng đầu trong Đảng), thì với quyền lực độc tôn như vậy, làm cách nào có thể đảm bảo rằng Đảng sẽ không lạm dụng quyền lực? Cho dù Đảng có 60% Đảng viên tiến bộ và dân chủ thì 40% Đảng viên diều hâu quyền tối cao cũng là quá đủ để khống chế toàn bộ hoạt động của Đảng. Đó là chưa kể trong thực tế, đa phần Đảng viên và những người trong Bộ Chính Trị đều rất ỷ lại vào sự độc tôn của Đảng, khi quyền lực tập trung như vậy? Tội tình gì phải hy sinh bớt quyền lực cho sự dân chủ của bọn dân đen không nằm trong gia phả?
    Chưa hề có bằng chứng nào trên thế giới và lịch sử con người chứng minh tính dân chủ toàn diện trong những thể chế độc đảng và độc tài. Ấy vậy mà tác giả bài viết lại cho rằng bản Hiến pháp mới mở đường cho hàng loạt những tiến bộ. Xin hỏi, làm sao một người có thể trở nên tốt hơn khi mà người đó không chịu nhìn nhận điểm yếu và thiếu sót của mình? Khi mà điều sai trái không được một con người nhìn nhận, điều đó chẳng khác nào người đó cho rằng điều đó là đúng, và không có lý do gì để không thực hiện điều "đúng" cả.
    Thiết nghĩ với tác giả bài viết yếu kém và thiếu sót cơ bản trong tư duy logic thì bài viết của tác giả trở nên vô giá trị. Đó chỉ là lời buộc tội suông và ngôn từ thể hiện sự căm phẫn với sự khởi đầu của làn sóng bất đồng chính kiến. Quả thực, bất đồng chính kiến thời nào, xã hội nào, quốc gia nào cũng có, quan trọng nhất là cách nhìn nhận và tư duy logic của những người trong cuộc trên cơ sở đạo đức sẽ quyết định mức độ hợp lý của những ý kiến bất đồng nhưng mang tính xây dựng, chứ không vội chụp mũ người ta hay tệ hơn là đàn áp.
    Lê Hiếu Đằng, dù đúng hay sai, ông cũng là một người anh hùng. Vì sao? Ông dám quay mặt đi chống lại một tập thể hùng mạnh về quyền lực mà không vì lợi ích cá nhân (ông đã có tất cả, nhưng ông bỏ lại hết, và tuổi của ông cũng đã cao, nên không thể có hy vọng về quyền lực và tiền tài lớn hơn nhờ hành động này). Đối diện phía những người như Lê Hiếu Đằng có 3 loại người:
    1. Những kẻ tham lam, tư lợi và cơ hội mong muốn nắm trọn quyền lực.
    2. Những kẻ lý tưởng cùn yếu kém về suy nghĩ và tư duy logic.
    3. Những người còn bất đắc dĩ bị kẹt trong tình thế tiến thoái lưỡng nan vì hoàn cảnh.
    Tác giả bài viết này có lẽ thuộc loại 2. Hy vọng của chúng ta nằm ở toàn dân và nhóm người số 3 trong Đảng. Loại 1 là những kẻ mà hiển nhiên theo cách mô tả thì bất cứ người Việt Nam nào cũng muốn loại bỏ khỏi xã hội. Đúng hay là sai hãy còn quá sớm để quyết định, hy vọng sự đóng góp lớn hơn từ mọi người đơn giản chỉ bằng cách suy nghĩ và lập luận thật rốt ráo để chọn cho mình con đường nhân văn nhất!

    Trả lờiXóa
  23. Chỉ vì những cám dỗ của đồng tiền, bởi cì những viến đạn bọc đường mà từ người Đảng viên nhiệt huyết vì cách mạng giờ đã tha hóa về phẩm chất đạo đức, xa rời chủ đồng đội đồng chí mà mình. Vì thế không nên mang thâm niên của mình ra làm thước đo được, quá khứ chỉ là quá khứ mà thôi, cho dù quá khứ của ông có oanh liệt đến đâu nhưng hiện tại ông là người chống lại những việc làm mà ông từng tin tưởng, từng là lý tưởng một thời của mình. Mà quan trọng là những việc làm hành động hiện tại của ông cống hiến cho Đảng cho nhà nước như thế nào.Vì thế những hành động của ông bây giờ không xứng để nói là tư cách Đảng viên vì thế không có tư cách nói là tuyên bố từ bỏ Đảng. nghe luận điệu của ông ta mà thật thấy buồn cười cho ông ta mà thôi.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nặc danh20:08 8/12/13

      Ba me no. .dung la luan dieu cua 1thang ngu dot....chau ve hoc lai lich su nhe...thoi nao che do nao cung co nhan si tu quan...co can dam tu quan nhu vay moi dang kham phuc

      Xóa
  24. Đứng trước những thử thách cám dỗ của cuộc sống hiện nay, giữ gìn phẩm chất, giá trị của người Đảng viên cống hiến quên mình cho đất nước thật không phải dễ dàng. 20 năm, 30 mươi năm tuổi Đảng cũng chỉ là quãng thời gian con người ấy giữ vững được niềm tin của mình, đi theo con đường, lý tưởng đúng đắn của mình. Nhưng không phải ai cũng đi được hết đoạn đường ấy. Ông Đằng chỉ là một ví dụ của một Đảng viên đã lùi bước, không dám sống, hành động đến cùng vì những thứ lí tưởng mà mình theo đuổi.

    Trả lờiXóa
  25. @FA và những người có ý kiến tương tự:
    "Vì cám dỗ của đồng tiền"? Ông Lê Hiếu Đằng đã lớn tuổi và đang nằm trên giường bệnh, trong hoàn cảnh này đồng tiền cám dỗ của ông ấy sao? Rất nhiều người hiện tại không biết phân biệt giữa yêu nước và yêu nhà nước. Quốc gia và Nhà nước là 2 thứ khác nhau hoàn toàn, yêu nước không có nghĩa yêu nhà nước và ngược lại. Có thể đường lối ngày xưa của Đảng phù hợp với hoàn cảnh chiến tranh, giúp đưa đất nước khỏi ách nô lệ, nhưng đừng luận điệu rằng ngày xưa đúng thì giờ vẫn vậy, đường lối đó không phù hợp với một xã hội dân sự và nền kinh tế. Nếu muốn tồn tại, Đảng và Nhà nước phải thay đổi. Còn người dân vẫn chỉ luôn yêu nước thôi.
    Vô số lầm than quá hiển nhiên trong dân chúng và sự tệ hại của nền kinh tế đã quá đủ để chứng minh rằng đường lối, cơ chế đó đã từ lâu không còn phù hợp với hiện tại. Mọi thứ luôn thay đổi, ai dám bác bỏ điều đó? Cho nên cái gì không thay đổi chẳng khác gì đã chết đi. Và một Việt Nam với lịch sử mà tôi biết đang tạm thời chết đi đó.

    Trả lờiXóa
  26. việc ra khỏi đảng hay đó là việc nói giảm nói tránh cho việc ông bị đảng đuổi khỏi vì có những việc làm không hoàn thành trách nhiệm không đủ tư cách của một đảng viên đảng cộng sản việt nam. đôi lúc vì cái thể diện mà ôn không hề ngại khi nói dối long mình, việc gì phải như thế ông đằn nhỉ?

    Trả lờiXóa
  27. Sự kiện ông này tuyên bố từ bỏ Đảng à, hình như là cùng đợt với sự kiện tình hình an ninh ở Ấn Độ hỗn loạn. Có nhiều ý kiến cho rằng nên cho ông này đi Ấn Độ để chữa bệnh cho ông. Chỉ có thể như vậy thì ông mới thấy được cái tốt đẹp của chế độ Đa nguyên Đa Đảng mà ông nói. Một con người như ông Lê Hiếu Đằng ra khỏi Đảng sẽ chả khiến Đảng suy yêu đi đâu.

    Trả lờiXóa
  28. Chú Vương Huy Trần nói ở trên cũng có ý đúng! Hôm qua ngồi Nhà hát lớn, có vị đại diện lập hiến nói tới "chủ quyền nhân dân" khiến chị bật cười nhưng cũng buồn. Chị buồn vì chúng ta đa xa rời lý tưởng cách mạng vô sản mà tiến tới tư tưởng cách mạng tư sản sơ kỳ những mong hội nhập và hòa tan nhanh với thế giới tư bản, nhưng chị cũng cười vì chúng ta tiếp thu tinh thần cách mạng tư sản một cách nửa vời để gò ép những thứ nửa vời đó trong cái khung tư tưởng phong kiến Phương Đông đặc sắc VN.

    Nói tới "chủ quyền nhân dân", người ta nhớ tới Giăng-Giắc Rút-xô (Jean-Jacques Rousseau) với mệnh đề nổi tiếng đại ý rằng nhân dân có quyền lật đổ những kẻ tiếm quyền dân bằng những thủ đoạn tước đoạt quyền tự do ý chí của dân. Kẻ cầm quyền chính danh phải là kẻ được dân lựa chọn hoặc đồng thuận trong một quy trình công khai, minh bạch và tự do ý chí từ những kẻ thực sự mong muốn và có khả năng cầm quyền của dân để vì dân. Trong xã hội văn minh mà ta đang hướng theo, không có kẻ cầm quyền nào còn được phép lý giải quyền lực mình đang nắm giữ là do thiên mệnh hay hiến định, nhằm qua đó tước đoạt quyền tự do lựa chọn kẻ xứng đáng được trao quyền của dân. Nếu vi phạm điều này thì còn đâu là "chủ quyền nhân dân" hỡi các nhà lập hiến đáng kính?

    Trả lờiXóa
  29. Nặc danh12:50 9/12/13

    Dung la o Dang chi la mot con nguoi thoi.Nhung dieu ma toi lo lang cho Dang la hien nay nhung nguoi moi vao Dang chu yeu la bo doi,g.vien,cong an.Quan chung vao Dang rat it ma hau het la nhung nguoi(hoc thap,it hieu biet,bao sao nghe vay).Cac tien boi theo to tien,bo s.hoat rat nhieu.Mot bo phan cuc lon quan chuc duong thoi tham nhung,bien chat,co hoi,doi bai den do me tin di doan hon ca nguoi dan.Lop ke can yeu kem ca chat luong va so luong.Theo thoi gian dan tri cang pt ma Dang chua pt cho kip ma con bi suy thoai nhu cac hoi nghi TU da bao dong.

    Trả lờiXóa
  30. Ngày xưa ông nội mình từng diễn giải về mong muốn tối thượng trong tư tưởng những người tạo ra CNXH, CNCS. Cuộc sống con người thời nguyên thuỷ chỉ dựa vào săn bắt hái lượm. Mỗi ngày họ chia nhau tìm kiếm thức ăn và mang về góp vào phần ăn chung của mọi người. Cứ thế con người nguyên thuỷ đã sống hạnh phúc chỉ với việc kiếm thức ăn vào ban ngày và vui chơi bên nhau khi ngày tàn. Đó là cuộc sống vô ưu trong lý tưởng của những người cộng sản lúc ban đầu, một cuộc đời hoàn hảo cho tất cả, QUÁ TỐT ĐỂ CÓ THỂ TRỞ THÀNH SỰ THẬT!
    Lẽ ra con người đã vẫn có thể hạnh phúc nếu con người vẫn theo đuổi cuộc sống như thế. Vậy tại sao nó lại mất đi? Khi con người tạo ra được công cụ và bắt đầu phát triển nông nghiệp, của cải dần được tạo ra vượt nhu cầu thực tế. Khoản dư ra làm sao giờ? Tất nhiên nó sẽ về tay người nắm giữ nhiều quyền lực nhất, đó là lần đầu tiên sở hữu tư bản xuất hiện. Khi của cải dư thừa, thì gần như lòng tham ở con người LUÔN tồn tại, không ở người này thì cũng xảy ra ở người kia. Nhân sinh vốn muôn hình vạn trạng mà! (Còn tiếp...)

    Trả lờiXóa
  31. (Tiếp theo) Một số bạn có thể cho rằng "thời buổi này của cải làm gì dư thừa để sinh lòng tham?". Um, các bạn có thể có ý đúng đó. Nhưng vấn đề không chỉ vậy, trong thực tế của cải phân bố không đồng đều, các bạn đều biết điều đó. Cho nên hiện tượng sở hữu tư sản là gần như không thể tránh khỏi. Liên Xô cũ và nước ta trong giai đoạn từ 1975-1986 đã giải quyết tình trạng phân bố của cải không đều này bằng cách tập trung toàn bộ của cải sản xuất ra được và phân phát đồng đều dưới hình thức PHIẾU MUA. Tin chắc đa số các vị thâm niên ở đây và phụ huynh các bạn trẻ đều nhớ đến điều này. Thưa, hình thức phiếu mua này đúng là có thể giải quyết tình trạng phân bố của cải không đồng đều, công bằng vậy nhưng cuối cùng nó vẫn để lộ ra điểm yếu bất công. Mỗi người tham gia sản xuất sẽ cho ra năng suất lao động khác nhau, người cao người thấp. Vậy khi đó sự bất công sẽ đánh vào những người cố gắng lao động nhưng chỉ nhận được lại quả tương đồng với kẻ lười nhác. Dần dà vấn đề này sẽ lấy luôn nhiệt huyết lao động với suy nghĩ “Làm ít nhiều cũng chỉ nhận được có bấy nhiêu”. Và điều này đã góp phần đẩy Liên Xô đến sự sụp đổ và Đổi Mới với VN chúng ta. (Còn tiếp...)

    Trả lờiXóa
  32. (Tiếp theo và hết) Nhưng khi ta đổi mới, nhất là hiện tại VN vẫn cứ thúc giục Mỹ công nhận VN là nền kinh tế thị trường, tức là chúng ta đã thừa nhận sự tồn tại hiển nhiên của sự phân bố không đồng đều về của cải. Tuy rằng người ta vẫn cứ úp mở về cái gọi là “định hướng XHCN”, những phân tích trên cho thấy rằng nếu VN lại tìm cách phân bố của cải đồng đều thì ngay cả khi VN thành công trong việc xây dựng “cơ sở vật chất CNXH”, nền kinh tế sớm muộn cũng sẽ sụp đổ. Đơn giản, vì lý tưởng rất lý tưởng, nhưng nền kinh tế của lý tưởng đó không khuyến khích nỗ lực trong lao động, phải có phần thưởng xứng đáng thì người ta mới cố gắng. Đó là chúng ta vẫn chưa bàn tới các yếu tố khác ảnh hưởng xấu tới nền kinh tế như tham nhũng, quan liêu,…
    Nói như nguyên Phó Thủ tướng Trần Phương, Chủ nhiệm Ủy Ban Khoa học Xã hội Việt Nam trước đây, nay là Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, trong dịp góp ‎ kiến vào Cương Lĩnh năm 2010 : ”Ông nói CNXH mà ông không hiểu nó là cái gì cả. Ông nói định hướng XHCN mà ông không biết cái định hướng nó là cái gì. Ông nói là nền dân chủ XHCN mà ông không hiểu dân chủ XHCN khác cái dân chủ tư sản là cái gì! …Chúng ta nói và chúng ta biết là chúng ta bịp người khác! Đại hội X, tôi đã phát biểu thẳng với các anh lãnh đạo rồi, tôi nói là định hướng XHCN là cái gì, các ông phải ghi ra. CNXH mà chúng ta tiến tới là cái gì, các ông phải ghi ra. Nhưng mà một câu thách đố đơn giản vậy mà họ cũng có làm nổi đâu…”
    Các nước phương Tây vẫn có những công đoàn hoạt động độc lập với công ty và bất kỳ tổ chức chính trị nào. Đồng thời người ta cũng tạo ra những bộ luật Lao động rất chặt chẽ để bảo vệ sự công bằng cho người lao động. Các bạn đừng phản bác rằng “Người ta vẫn đình công đầy đó thôi!”. Đúng là vậy, vì việc lập ra một bộ luật hoàn hảo gần như là không thể, trong luật luôn tồn tại kẽ hở, vấn đề chỉ là lớn hay nhỏ. Khi nói tới sự công bằng thì ngoài luật ra, nó còn phụ thuộc vào nhận thức và đạo đức của những con người trong xã hội đó. Nói vậy để thấy không phải VN cứ nhất định đi theo CNXH hay BẤT KỲ thể chế chính trị nào thì sẽ chắc chắn tạo ra được một xã hội công bằng.
    Suy nghĩ của dốt tôi vẫn còn rất nông cạn, nên tôi không thể đưa ra nhận định riêng rằng đất nước mình đi theo đường hướng nào là tốt. Nhưng tôi biết, nước mình sẽ trở nên tốt đẹp hơn nhờ vào suy nghĩ và hành động của mỗi người trong chúng ta dựa trên cơ sở đạo đức, lòng tự trọng và sự tôn trọng mọi người xung quanh. Nếu ai cũng tự mình có những suy nghĩ công bằng, đối xử với nhau công bằng và nhận được hạnh phúc từ sự công bằng đó thì xã hội sẽ hiển nhiên trở nên công bằng mà không phụ thuộc vào bất cứ bộ luật hay thể chế chính trị nào. Suy cho cùng, đây là xã hội loài người, nên mọi thứ cũng chỉ từ con người mà ra…

    Trả lờiXóa
  33. Trần Vương Huy này, cái sai lầm chính yếu của một bộ phận đầu não của đội tiên phong giai cấp ở cả tây lẫn ta sau khi cướp được chính quyền là xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa và xã hội cộng sản chủ nghĩa theo các lý thuyết của chủ nghĩa cơ hội tả khuynh. Hậu quả và hệ quả của đường lối này đã, đang và sẽ nhãn tiền.

    Những tiếng nói chống cải cách ruộng đất cực đoan, chống cải tạo công thương cực đoan, chống hợp tác hóa và tập thể hóa cực đoan, chống chuyên chính hóa chế độ chính trị cực đoan đều bị thiểu số cơ hội tả khuynh này cô lập, bôi nhọ và vô hiệu. Đây chính là nguyên nhân gốc rễ làm suy thoái, tha hóa đội tiên phong giai cấp và khiến cách mạng vô sản đi vào ngõ cụt như hiện nay.

    Trả lờiXóa
  34. Chuyện Lê Hiếu Đằng ra khỏi đảng chỉ là chuyện sớm hay muộn mà thôi. Không tuyên bố ra khỏi đảng, thì cũng sẽ bị tống cổ khỏi đảng bởi cái tư cách của ông ta không đủ điều kiện để đứng trong hàng ngũ của đảng. Ra khỏi đảng thì cứ tự nhiên nhưng lại bày đặt tuyên bố này kia. Đúng là tự tát vào mặt mình sau hơn 40 năm là đảng viên. Như thế, ông ta đang tự bộc lộ bộ mặt thật của một kẻ tráo cờ, một kẻ hám danh hám lợi. Sau sự việc này sẽ chẳng còn ai tin ông ta nữa.

    Trả lờiXóa
  35. Trước đây Lê Hiếu Đằng đã từng là người tham gia chiến đấu để góp phần bảo vệ chế độ rồi trở thành cán bộ cao cấp trong nhiều năm, nay lại quay sang phủ nhận tất cả những gì ông đã theo đuổi; kêu gào phải thay đổi thể chế, nhưng chính ông lại không đưa được ra mô hình nào khả dĩ; ông cũng góp ý nhưng không có tính xây dựng, mà toàn là hoạt động chống phá. Ông ta đang tự biến mình thành con rối cho những kẻ cơ hội giật dây điều khiển. Có lẽ ông ta thấy hạnh phúc khi nghe những lời chửi rủa từ xã hội, thấy vui vẻ khi nhận được sự kỳ thị của nhân dân. Và ông ta chắc chắn sẽ còn nhận được nhiều hơn thế.

    Trả lờiXóa
  36. Nghe đến cái tên Lê Hiếu Đằng người ta cũng đã ít nhiều đoán biết ra được ông ta đang làm những gì. Ông Đằng đã từng có thời gian phục vụ trong đảng hơn 40 năm, thế nhưng mới đây ông ta lại quay ngoắt 180 độ sang phủ nhận hoàn toàn những gì ông đã theo đuổi, kêu gào phải thay đổi thể chế, nhưng chính ông lại không đưa được ra mô hình nào khả dĩ, ông cũng góp ý này kia nhưng không có tính xây dựng, mà đều là hoạt động chống phá. Việc ông ta làm là chống lại chế độ này, trở thành con dối cho người ta giật dây, trở thành con tốt thí mạng trên bàn cờ chính trị mà có lẽ chính ông ta cũng không biết.

    Trả lờiXóa
  37. Không hiểu ông Lê Hiếu Đằng đang nghĩ gì và đang làm gì khi tuyên bố bỏ đảng như thế. Ừ thì bỏ đảng nhưng có nhất thiết phải to tiếng tuyên bố này tuyên bố kia không? Mà thực chất đây cũng chẳng phải là tuyên bố hay tuyên cáo gì to tát, chỉ là mấy dòng mang nặng tính suy diễn chủ quan của ông ta mà thôi. Ông ta đang nghĩ mình là ai? Ông ta đang nghĩ mình vĩ đại lắm hay sao mà đưa ra cía gọi là tuyên bố kia. Thật buồn cười.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog