Làm tượng đài ngàn tỷ giữa đồng không mông quạnh
"Có đồng chí mới lên làm chủ tịch tỉnh nghĩ phải để dấu ấn cho nhiệm kỳ của mình... làm tượng đài ngàn tỷ giữa đồng không mông quạnh", Bộ trưởng Bộ KHĐT từng than phiền.
Mới đây, ông Dũng "lò vôi" quá bức xúc khi doanh nghiệp bị tỉnh Bình Dương gây khó khăn đã phải "tố cáo" chủ tịch UBND tỉnh này. Còn mấy năm trước, có lãnh đạo một tỉnh đã nói với một cán bộ trung ương về cải cách hành chính: "Sau này về hưu, tôi sợ nhất các thủ tục hành chính của các ông".
Đây chỉ là một vài câu chuyện nhỏ trong rất nhiều than phiền về nền hành chính của Việt Nam. Đã đến lúc chúng ta cần xem xét lại tổng thể những tiêu chí của một nền hành chính mạnh và tự "chấm điểm".
Tính chuyên nghiệp
Nền hành chính mạnh phải thể hiện tính chuyên nghiệp trên 2 khía cạnh. Thứ nhất, là năng lực làm việc tốt, chuẩn mực của đội ngũ cán bộ, công chức; và thứ 2, các thủ tục, quy trình hành chính cần được quy chuẩn hóa để ai cũng nắm rõ, cũng như kiểm tra được việc thực hiện của cán bộ, công chức.
Thời gian qua, chúng ta chứng kiến không ít văn bản quy phạm mà các cơ quan có thẩm quyền ban hành hay chuẩn bị ban hành còn mắc quá nhiều lỗi, từ ý tưởng đến kỹ thuật. Nào là quy định bán thịt trong 8 giờ đồng hồ, chứng minh thư ghi tên cha mẹ, nào là quy định số vòng hoa viếng người chết, số mâm cỗ cưới...
Những quy định, văn bản "dưới chuẩn" và gây bức xúc này đã cho thấy năng lực khiêm tốn của đội ngũ cán bộ, công chức. Vậy nên, không phải vô cớ mà người ta tính ra có tới 30% công chức "cắp ô".
Con số 30% cho thấy hoặc số công chức này không biết làm việc, ngồi "nhầm chỗ" nhờ là "con cháu các cụ" hay "bạo tiền" chạy chọt. Hoặc có trường hợp biết nhưng không thèm làm, vì tự tin chẳng ai dám đuổi và vì xung quanh cũng nhiều người không làm như mình.
Tính trung thực và khách quan
Nền hành chính phải thể hiện tính trung thực và khách quan trong các quy định cũng như trong quá trình thực hiện công vụ. Một nền hành chính với quá nhiều "lỗ hổng" cho các quy định và cán bộ của mình không thể phát triển.
Thời gian qua, sự buông lỏng quản lý của chúng ta dẫn đến những vụ việc gây chấn động như ăn bớt vắc-xin, "nhân bản" phiếu xét nghiệm, nhà tình nghĩa... Đến nỗi, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan phải thốt lên rằng "ăn của dân không từ cái gì".
Ông Đỗ Văn Chỉnh, nguyên Chánh thanh tra, thẩm phán TAND Tối cao, trước những án oan sai, đã nói: Luật của chúng ta quá khó hiểu! Ngay trong ngành tòa án nhiều người xét xử cũng chưa thật khách quan. Tình trạng "chạy án" là có, xong việc xử lý vẫn mang tính nửa vời, lấy lệ khiến người dân không tin tưởng "tố cáo" tiêu cực với các cơ quan công an.
Chi tiêu công thì vô tội vạ, thiếu kế hoạch, tầm nhìn dài hạn dẫn đến gây thất thoát lớn. Bộ trưởng Bộ KHĐT từng than phiền: "Có đồng chí mới lên làm chủ tịch tỉnh nghĩ phải để dấu ấn cho nhiệm kỳ của mình, đề nghị làm đại lộ thật hoành tráng, đập không biết bao nhiêu nhà cửa..., làm tượng đài ngàn tỷ giữa đồng không mông quạnh, xây dựng lãng phí vô cùng".
Nền hành chính phục vụ
Bản thân nền hành chính không trực tiếp tạo ra của cải vật chất. Vai trò chủ yếu của nền hành chính là bảo đảm điều kiện tốt cho các hoạt động tạo ra của cải vật chất cho xã hội của các tổ chức, cá nhân.
Bởi vậy, nền hành chính phục vụ hướng vào người dân, lấy phục vụ người dân làm mục tiêu, chứ không phải nhăm nhăm phục vụ lợi ích riêng cho bản thân. Kiểu quan niệm "quan là quan phụ mẫu, là cha mẹ dân" hay "chăm dân như chăm con" là sai trái, lạc hậu trong thời đại ngày nay, song vẫn còn manh nha tồn tại.
Những ai từng làm thủ tục hành chính ở các cấp phường, quận, thành phố... đều có lúc không hài lòng về kết quả thực thi công vụ của các cán bộ, công chức. Tinh thần làm việc nhìn chung là chậm chạp, thiếu nhiệt tình, gây khó khăn, thậm chí hách dịch, tình trạng làm việc riêng, đi muộn về sớm vẫn phổ biến.
Dường như các công chức của ta vẫn chưa ý thức được rằng đồng lương họ nhận hàng tháng chính là từ những người dân, tổ chức đang xếp hàng dài chờ đợi trong lúc họ "buôn chuyện", gọi điện thoại,... Trong tư duy, họ cho rằng mình cao hơn những người dân kia, có quyền hơn, vì cách nghĩ thế nên khái niệm "phục vụ" rất xa lạ với những người cán bộ, công chức này.
Một nền hành chính phục vụ cũng cần từ bỏ tư duy "xin - cho" đã quá ăn sâu. Cái gì cũng bắt dân "xin", xây sửa nhà cũng phải "đơn xin", cấp giấy tờ cũng "đơn xin", v.v... Tại sao lại là "xin" mà không phải là "đề nghị"?
Bất kỳ quốc gia tiến bộ nào cũng đều mong muốn có được một nền hành chính chuyên nghiệp, trong sạch, dân chủ, khách quan đảm bảo bộ máy nhà nước hoạt động hiệu quả nhằm phục vụ người dân ngày một tốt hơn. Nhưng điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó quan trọng là đội ngũ lãnh đạo phải có "Tầm", "Tâm", "Tài".
Hiện VN đang trên lộ trình thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính giai đoạn 2011 - 2020. Hi vọng đội ngũ cán bộ và đặc biệt các nhà lãnh đạo đủ quyết liệt để nhanh chóng xây dựng một nền hành chính tiến bộ, hiện đại, bắt kịp với khu vực, thế giới.
Bác Hồ từng căn dặn: Chính phủ phải lo cho dân, làm cho dân, nếu Chính phủ sai thì dân có quyền đuổi Chính phủ. Người cũng nói: cái gì có lợi cho dân thì hết sức làm, cái gì có hại cho dân thì hết sức tránh. Mong sao các nhà lãnh đạo ai cũng thấm điều đó, nhất là những người có TÂM với dân, với nước./.
Ngô Thành Can (Học viện Hành chính)
http://ttxva.org/ngan-sach-da-den-muc-vay-an-va-tra-no/
Trả lờiXóaTÔI CÒN NHỚ CÁI NGÀY ĐẦU TIÊN PHÁT SINH BỘI CHI 1 TỶ ĐỒNG CỦA CON SỐ 222.000 TỶ ĐỒNG GỌI LÀ BỘI CHI GÌ ĐÓ, CÓ 1 NGƯỜI LÀ VCNN LÊN TIẾNG CAN NGĂN " VAY ĐỂ ĂN", THÌ NGAY LẬP TỨC UBND TPHCM GIAO TRƯỜNG DOANH NHÂN PACE THỰC HIỆN GIÁO DỤC 1000 DN CHO TPHCM(VỚI MỤC TIÊU – XUẤT KHẨU GIÁM ĐỐC VIỆT NAM CHO THẾ GIỚI )- PACE DẠY (theo ý của LÊ THANH HẢI BÍ THƯ TPHCM): NHỮNG NGƯỜI Viên Chức NN đó LÀ NHỮNG NGƯỜI KHÔNG LÀM ĐƯỢC VIỆC(không đầu tư sao phát triển), sau đó họ tìm cách LOẠI HẾT NHỮNG NGƯỜI THỰC TÀI này RA KHỎI NHÀ NƯỚC.
http://www.cafebiz.vn/quan-tri/lam-sao-tuyen-nguoi-thuc-tai-vao-co-quan-nha-nuoc-201310231705426932ca57.chn
1 bình luận cho link phía trên:
“ Mi nói thế tao không ưng cái bụng, Con người làm việc cho nhà nước TIỂU VIỆT NAM, sao lại nói là tại cơ chế???? cơ chế nào hảm hại người tài chứ?? nhưng chuyện này nó xẩy ra hằng ngày vì sao? theo tôi đóng cửa trường PACE ngay vì, chúng nó dạy các giám đốc của chúng ta(có mấy người trong nhà nước bỏ tiền vô PACE học để về làm trưởng phòng). nó nói: " LÀM LÀ CHƠI NHỮNG GÌ NÓ KHÔNG THÍCH, CÒN CHƠI LÀ LÀM NHỮNG GÌ NÓ THÍCH" hèn chi trong nội bộ KHI LÀM VIỆC với nhau toàn chơi xấu nhau. Vì đã chơi xấu nhau, thì có ai thích làm vậy đâu... con gái mẹ nó, thằng Giản tử Cung nó bố láo thiệt, , làm băng hoại cả hệ thống chính trị, làm suy thoái Đạo Đức, gây mất đoàn kết cả 1 thế hệ lãnh đạo Nước ĐẠI VIỆT.”
http://www.anhduynhat.net/2012/03/phong-van-gian-tu-trung.html
Tiếp theo họ lăng xê để THẰNG CON GIẢN TƯ TRUNG - TRƯỜNG DOANH NHÂN PACE TPHCM, PHÁT BIỂU liên tục trên báo chí: LÀM VIỆC LÀ PHẢI BIẾT "ĐAM MÊ ", 1 người “LÀM” MÀ 3-4 người đạp thắng sao gọi là ĐAM MÊ để phát triển nghe nghiep?( ngụ ý khuyến khích nhiệt tình)? PACE PHẢN BÁC CÂU nói để đời của THỦ TƯỚNG PHẠM VĂN ĐỒNG: " NHIỆT TÌNH + NGU DỐT = PHÁ HOẠI....
Cuối cùng, những người còn lại trong NN thì toàn là những người ĐAM MÊ chức quyền, ĐÂM MÊ LUÔN CẢ CÁI CHUYỆN CHƠI XẤU NHAU(LEVEL CAO CẤP VỀ THỦ ĐOẠN) BÁC TRỌNG GỌI LÀ SUY THOÁI ĐẠO ĐỨC CHỨ LÀ GÌ ?....CHƠI XẤU NHAU RIẾT RỒI ĐÂM RA NGHIỆN, NGHIỆT RIẾT THÀNH ĐAM MÊ....
thời điểm đó NGÂN HÀNG + DN đua nhau cho vay tràn lan để đầu tư...> giờ lòi ra 220.000 tỷ bội chi....
HUỲNH UY DŨNG TỐ CÁO PACE TRỐN THUẾ (BÁN NƯỚC DÃI KIẾM LÃI), XÁC MINH CÁC HÓA ĐƠN ĐẦU VÀO L1-L2 DO PACE XUẤT RA.
Đúng là thủ tục hành chính nhiều lúc "hành" người dân nhiều quá ,nhiều lúc có quá nhiều những giấy tờ, thủ tục rắc rối , phức tạp khi giải quyết một công việc nào đó , cũng phải công nhận rằng việc hành chính là khá phức tạp nhưng hi vọng rằng điều đó sẽ được khắc phục , giải quyết trong tương lai không xa
Trả lờiXóaCó thể nói tham nhũng, lãng phí là những hiện tượng đã xuất hiện từ rất lâu trong lịch sử xã hội loài người và ngày càng phổ biến trên phạm vi toàn thế giới. Tham nhũng, lãng phí là những nguy cơ đe dọa nghiêm trọng đến sự phát triển của mỗi quốc gia và cả thế giới. Vì vậy, đấu tranh phòng, chống tham nhũng và lãng phí là vấn đề không chỉ của riêng quốc gia nào mà là vấn đề có tính toàn cầu.
Trả lờiXóaNền hành chính Việt Nam là nền hành chính còn non kém, chưa thực sự đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước trong tình hình hiện nay, không những vậy nền hành chính của chúng ta còn mang nặng tính quan liêu, bao cấp do vậy mà gây thất thoát lãng phí rất lớn mỗi năm cho nhà nước ta. Việc đổi mới, cải cách cơ quan hành chính nhà nước là việc làm hết sức cần thiết góp phần vào công cuộc phát triển chung của đất nước.
Trả lờiXóaMột trong những khó khăn có tính chất ngày càng nghiêm trọng mà nước ta phải đối mặt đó là tình trạng tham nhũng, lãng phí ngày càng gia tăng với tính chất ngày càng phức tạp hơn. Mặc dù Đảng và Nhà nước đã đưa ra nhiều chủ trương, chính sách phòng, chống tham nhũng tuy nhiên tình trạng này vẫn còn nghiêm trọng, với những biểu hiện tinh vi, phức tạp, xảy ra trên nhiều lĩnh vực, nhiều cấp, nhiều ngành, nhất là trong các lĩnh vực quản lý, sử dụng đất đai, tài nguyên, khoáng sản; đầu tư xây dựng cơ bản; quản lý ngân sách; thu thuế, phí; quản lý, sử dụng vốn, tài sản trong doanh nghiệp nhà nước; tín dụng, ngân hàng; công tác cán bộ; quan hệ giữa các cơ quan nhà nước với người dân, doanh nghiệp, gây bức xúc trong xã hội và là thách thức lớn đối với sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước.
Trả lờiXóaNhư Bác Hồ đã từng nói, tham nhũng, lãng phí, quan liêu là kẻ thù của nhân dân, của bộ đội, của Chính phủ, là thứ giặc trong lòng, là giặc nội xâm. Người đã đặt vấn đề chống tham nhũng như một nhiệm vụ cấp bách nhằm làm sạch đội ngũ cán bộ của Đảng và Nhà nước. Người coi chống tham ô, lãng phí và bệnh quan liêu cũng quan trọng và cần thiết như việc đánh giặc trên mặt trận, đây là mặt trận tư tưởng và chính trị. Các đơn vị, cơ quan ban ngành cần nghiêm túc nhìn nhận, kiểm tra, giám sát để nhằm phát hiện và ngăn chặn kịp thời nếu có biểu hiện tham nhũng, lãng phí.
Trả lờiXóaTham nhũng gây hậu quả xấu về nhiều mặt, làm giảm sút lòng tin của nhân dân, là một trong những nguy cơ lớn đe dọa sự tồn vong của Đảng và chế độ. Công tác phòng chống tham nhũng và lãng phí luôn được coi là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong chỉ đạo, điều hành với mục tiêu được xác định là ngăn chặn, từng bước đẩy lùi tham nhũng, lãng phí.
Trả lờiXóaVới tình hình phát triển như hiện nay, khoa học công nghệ ngày càng phát triển, nền kinh tế thị trường cần được đẩy mạnh, việc nâng cao năng lực trình độ của các cán bộ, đội ngũ nhân viên rất hết sức quan trọng. Đồng thời chúng ta cũng kết hợp với việc đẩy lùi tham nhũng và lãng phí, đây có thể nói là hai vấn đề vẫn còn nan giải, và đang được thực hiện một cách thường xuyên nhưng chưa được triệt để, chúng ta cần phải vào cuộc một cách mạnh mẽ hơn nữa.
Trả lờiXóaXã hội phát triển, kinh tế nước nhà cũng từng ngày đi lên, với mong muốn bắt kịp thế giới, thì yêu tố thông thoáng, nhanh gọn của các thủ tục hành chính ngày càng quan trọng. Vì thế việc nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ viên chức thực hiện thủ tục này đặt ra bức thiết hơn bao giờ hết. Kèm theo đó là kiên quyết đấu tranh chống nạn tham những, của quyền gây bức xúc trong nhân dân. Có thể mới có thể kích thích được sự đầu tư phát triển của các nhà đầu tư, nền kinh tế mới phát triển.
Trả lờiXóaNhà nước ta ngày càng quan tâm tới việc thu hút các nguồn đầu tư để xây dựng phát triển và nâng cao chất lượng dân sinh. Chính vì thế các chính sách, nghị quyết đảng bộ ưu tiên khuyến khích thực hiện điều này, và để làm được điều đó cần giảm bớt các thủ tục hành chính rườm rà gây mất thời gian bức xúc trong các nhà đầu tư. Cơ chế một cửa đã được áp dụng và mang lại rất nhiều kết quả khả quan sau hơn 1 năm đi vào thực tế. Chính vì thế, nhà nước ta cần phải quan tâm hơn , chú trọng hơn vào việc này, tránh tình trạng nguồn vốn thì nhiều mà không thể giải ngân tái đầu tư vào các dự án tiếp theo, gây tiền lệ xấu trong giới đầu tư.
Trả lờiXóađất nước còn nghèo, chưa phát triển là bao, mà có những người chỉ vì muốn oai, muốn sang trọng, muốn người khác phục mình nên làm những việc làm hết sức lãng phí, trong khi những việc làm đó không mang lại những giá trị gì về vật chất lẫn tinh thần. nhà nước ta cần quản lí chặt, để tránh những sự lãng phí không đáng có.
Trả lờiXóa