Chia sẻ

Tre Làng

THÌ CỨ HÃY SỐNG CHO RA SỐNG

Thì cứ hãy sống cho ra sống

Đú đởn tí, nói linh tinh về cái vụ PISA ...

Thực ra, sáng nay CNN cũng có bàn về cái vấn đề học sinh Mỹ kém về một số môn, và đặc biệt là....ít đọc.

Trong phóng sự của CNN, có nhắc đến cái tên Việt Nam.

Thực ra, nói về giáo dục thì dài lắm, khó lắm.

Ngay cả cái chuyện, giáo dục Mỹ kết hợp với các doanh nghiệp để đào tạo ra những người có chuyên môn vững vàng, chuyên biệt, đáp ứng những yêu cầu cụ thể, thì nhiều nhà giáo dục học cũng đâu có tán đồng.

Câu chuyện giáo dục nên con người thế nào, thường gắn với mỗi giai đoạn thịnh suy trên tiến trình văn minh của loài người.

Mình vẫn thích câu nói: "Chúng ta là những con người trước đã, rồi mới trở thành những kẻ hành nghề! Khi con dao đã được mài sắc, nó mới có thể cắt mọi thứ được."

Trong lịch sử thế giới, có những giai đoạn thịnh vượng rồi thoái trào của nhiều dân tộc như: Hy Lạp, La Mã, Mông Cổ, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Pháp, Mỹ.....

Cuộc đời con người so với sự tồn tại của một dân tộc là rất ngắn.

Lịch sử loài người so với sự tồn tại của vũ trụ chẳng thấm vào đâu.

Con người đã được xem như là loài đáng sống nhất, thì cứ hãy sống cho ra sống.

IQ, EQ, PISA, SAT, TOEFL, TOEIC....chỉ là hình thức, phương tiện.

14 nhận xét:

  1. Nặc danh10:13 5/12/13

    Giáo dục Mỹ thì bây giờ đang trong giai đoạn khủng hoảng. Giáo dục cơ sở thì quá chia rẽ - chẳng hạn như vùng San Jose ở bắc Cali có đến mười mấy "school district" (khu học chánh), quản lý riêng biệt, tiền bạc phân phối không đồng đều, điều lệ không giống nhau. Học sinh ra trường lớp 12 chưa chắc viết được một bài văn ra hồn. Giáo dục đại học thì ngày càng mắc mỏ, sinh viên ra trường ai cũng nợ nần chồng chất, mà kiếm việc thì khó khăn.

    Cái khó của dạy nghề từ trung học là đa số học sinh lứa tuổi này vẫn chưa biết muốn làm gì. Nên dạy nghề quá sớm cũng phí công ở cái xứ mà cái bằng đại học chưa chắc ăn nhập với việc làm về sau.

    Trả lờiXóa
  2. Nước ta còn đang trên con đường phát triển nên cần hoàn thiện trên tất cả các mặt của đời sống, xã hội. Nền giáo dục Việt Nam cũng chưa thể sánh được với những nước phát triển trên thế giới nhưng nền giáo dục Việt Nam sẽ sớm bắt kịp những nước lớn đó vì bù lại nhân dân ta lại có đức tính cần cù chịu khó vì vậy những học sinh nước ta vẫn có những giải cao trong các kỳ thi quốc tế không thua kém bất kỳ quốc gia nào trên thế giới.

    Trả lờiXóa
  3. Mỗi nước có một nền giáo dục khác nhau. Ở Mỹ người được đào tạo ra nhằm đáp ứng những yêu cầu của việc làm, đáp ứng những yêu cầu tuyển người của những công ty mà trong tương lai họ sẽ làm, đất nước như một trường chuyên lớn mà người đào tạo sẽ chỉ chuyên về lĩnh vực của mình. Như vậy một người không thể phát triển toàn diện được. Chính vì vậy họ bị sa vào cuộc khủng hoảng giáo dục này. Ít nhất thì về đạo đức con người thì Việt Nam lại được đánh giá cao hơn hẳn, mục đích của giáo dục Việt Nam là phát triển toàn diện con người.

    Trả lờiXóa
  4. chúng ta cũng không cần quan tâm cho lắm tới nền giáo dục của nước Mỹ, họ có khủng hoảng hay làm sao thì có lẽ đấy cũng là câu chuyện của đất nước họ thôi! thế nhưng điều mà chúng ta đáng quan tâm ở đây chính là nền giáo dục của nước nhà! đã từ lâu chúng ta đều biết chương trình học của nước Việt Nam chúng ta vẫn còn khá cồng kềnh, chưa phát huy được tác dụng cũng như đội ngũ cán bộ giáo viên còn non yếu, chưa có kinh nghiệm! đất nước ta đang ngày càng phát triển và chắc hẳn ai cũng sẽ mong sớm có những cải cách giáo dục để thế hệ con em mình có thể hoàn thiện hơn về mọi mặt!

    Trả lờiXóa
  5. Kết quả của chúng ta đạt được vừa rồi đã tạo thêm niềm tin trong chúng ta, nhưng chất lượng giáo dục trung học khá rồi, việc đổi mới sắp tới phải mạnh hơn ở những vấn đề khác. Như nội dung phải xoáy vào những phần quan trọng, làm sao để con người phát triển tốt hơn, đồng thời, tăng cường giáo dục đạo đức lý tưởng, khoa học xã hội nhân văn, kỹ năng sống cho mỗi người chúng ta.

    Trả lờiXóa
  6. Việt Nam đang trong quá trình hội nhập, chúng ta nên và cần biết mình đang ở đâu, học sinh Việt Nam có thể hội nhập hay không. PISA cũng trả lời được câu hỏi này, cho chúng ta thấy các em yếu ở đâu, cần bổ sung kiến thức gì. Qua cuộc thi này, chúng ta đã thấy chúng mạnh ở điểm nào và yếu ở điểm nào, từ đó có hướng giải quyết cho đúng đắn, phù hợp với nền kinh tế của chúng ta hiện nay.

    Trả lờiXóa
  7. Kết quả PISA không nên nhìn vào đó mà nói là Việt Nam giỏi mà nên nói là giá trị con người Việt Nam có nhiều tiềm năng, nếu được đầu tư đúng mức và đúng phương pháp thì cái tiềm năng đó mới có thể phát huy hết hiệu quả. Còn nhiều cuộc thi nữa, còn nhiều thử thách cho chúng ta, đây mới chỉ là bước khởi đầu, còn nhiều bước tiếp theo nữa, hãy làm tốt công việc của mình đi và nghĩ tới tương lai xa hơn.

    Trả lờiXóa
  8. Trẻ em Việt Nam căn bản thông minh không kém gì các nước phát triển. Trong các cuộc thi trên thế giới đã khẳng định như vậy, đặc biệt là các cuộc thi Olympic dành cho học sinh, sinh viên. Mong rằng sau này Việt Nam chúng ta sẽ phát triển hơn nhờ thế hệ con em sau này. Nhưng muốn được như vậy, chúng ta phải có một cơ chế quản lý và tổ chức thật hợp lý thì mới phát triển được.

    Trả lờiXóa
  9. Có thể nói, qua cuộc thi PISA vừa rồi, chúng ta lại một lần nữa khẳng định vị trí của mình trên trường quốc tế về trí tuệ. Có thể nói, học sinh, sinh viên Việt Nam rất giỏi, điều đó được thể hiện qua các cuộc thi quốc tế. Nhưng chẳng qua là do cơ chế đào tạo chất lượng giáo dục của Việt Nam chưa được tốt so với các nước khác, và một phần cũng là do nền kinh tế của Việt Nam vẫn còn yếu kém nên mới như vậy thôi.

    Trả lờiXóa
  10. PISA chỉ đánh giá về Toán, Khoa học và Đọc hiểu. Những lĩnh vực khác, dù không cần so sánh chúng ta cũng nhận thấy đang yếu hơn so với nước bạn như về giao tiếp, kỹ năng sống… thế nên PISA cũng chỉ là một con số thông kê mang tính chất tương đối, bởi nền giáo dục của Việt Nam đang từng bước, từng bước được nhà nước quan tâm, phát triển. Chả thế mà Việt Nam vẫn có những thần đồng nổi tiếng năm châu, có những giải nhất nhì các cuộc thi olympic. Con số không nói lên tất cả, nó chỉ là một cách để chúng ta hoặc định được chính sách phát triển giáo dục cho phù hợp thôi.

    Trả lờiXóa
  11. PISA là chương trình đánh giá học sinh quốc tế" do OECD khởi xướng và chỉ đạo, nhằm tìm kiếm các chỉ số đánh giá tính hiệu quả - chất lượng của hệ thống giáo dục của mỗi nước tham gia, qua đó rút ra các bài học về chính sách đối với giáo dục phổ thông. Và lần đầu tiên Việt Nam có học sinh xếp thứ 8 về Khoa học, thứ 17 về môn Toán và thứ 19 về môn Đọc hiểu trong số 65 quốc gia và vùng lãnh thổ, chính vì thế,chúng ta không hề thua kém gì các học sinh tương đương tuổi ở các nước phát triền. Chính vì thế, việc tham gia PISA là cần thiết, qua đó chúng ta biết được điểm mạnh, điểm yếu mà có phương pháp phát huy cũng như điều chỉnh cần thiết.

    Trả lờiXóa
  12. Việt Nam đang đi trên con đường hội nhập với thế giới, thế nên các tiêu chuẩn đánh giá học sinh của thế giới cũng vì thế dần được lấy làm tiêu chuẩn đào tạo của các trường phổ thông cũng như đại học. Vì thế học sinh, sinh viên Việt Nam cũng quen dần với TOEIC, PISA, SAT, TOEFL hơn, nhưng không vì thế mà máy móc áp dụng lên tất cả. Cái gì cũng có hai mặt, nếu áp dụng luôn, với trình độ trang thiết bị chưa đầy đủ, giáo viên chất lượng đang thiếu dễ gây lên tình trạng học theo thành tích, giả tạo. Đón đầu theo thế giới là đúng nhưng cũng nên biết mình ở đâu để có bước đi cụ thể chính xác, có thế hiệu quả mới cao.

    Trả lờiXóa
  13. NGUYỄN ĐÌNH TẤN-CỤC TRƯỞNG CỤC THUẾ TPHCM-GÓC ngừ HUẾ08:55 6/12/13

    https://ttxva.org/chac-chan-va-khong-tranh-duoc/

    NGUYÊN CHỦ TỊCH NƯỚC VIỆT NAM LÀ CỬ NHÂN TOÁN HỌC!

    ĐEM TÊN NGUYỄN MINH TRIẾT LÊN ĐOẠN ĐẦU ĐÀI BẮN BỎ- VÌ TÊN NÀY CỐ TÌNH CHỈ RA: BỎ ĐIỂU 4 CỦA HIẾN PHÁP LÀ TỰ XÁC, GIỜ YÊU CÂU NGUYỄN MINH TRIẾT TRẢ LỜI CÂU HỎI: THÔNG QUA ĐIỀU 4 CỦA HIẾN PHÁP 2013 CÓ TỰ XÁC KHÔNG CHỨ? THẬT LINH TINH KHI ĐÒI PHÂN HÓA NỘI BỘ ÔNG OBAMA CHỨ…
    http://vnreview.vn/goc-nhin-vnreview/-/view_content/content/852912/tai-sao-hoc-sinh-viet-nam-dat-diem-toan-pisa-vuot-my

    http://chauxuannguyen.org/2013/11/27/toan-dan-hay-dong-thanh-thet-lon-phan-doi-hien-phap-moi-cua-dcs/comment-page-1/#comment-125747

    Trả lờiXóa
  14. Nền giáo dục của nước ta theo tôi nghĩ là cũng đã tạm ổn,vì chúng ta đã đào tạo ra được biết bao nhiêu nhân tài,bao nhiêu vị giáo sư tầm cỡ thế giới như Ngô Bảo Châu.Chính vì thế chúng ta không phải chạy theo nền giáo dục Mỹ làm gì cả.Chúng ta chỉ cần cải tổ lại bộ máy giáo dục của chúng ta sao cho trơn chu hơn nữa là được,làm sao tìm ra được giải pháp thông minh giúp học sinh tiêp thu được nhiều kiến thức hơn sẽ tốt hơn là đi chạy theo các giải pháp từ những nước khác.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog