ĐSPL - Thủ tướng Chính Phủ nhấn mạnh không thể để cảnh sát giao thông (CSGT) phải làm việc trong tình trạng như hiện nay được.
Trong phiên họp Chính phủ ngày (2/12), Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu Bộ trưởng Bộ Tài Chính, Bộ trưởng Bộ Công an: “CSGT trời nắng, trời mưa cũng phải có mặt, chính vì thế cần phải có bồi dưỡng xứng đáng cho CSGT thường xuyên phải làm thêm ngoài giờ hoặc mua thiết bị hỗ trợ cho họ hoạt động. Nếu kinh phí thu về được nộp cho ngân sách thì phải tính cơ chế cấp lại cho Bộ Công an để mua trang thiết bị và chi bồi dưỡng cho CSGT yên tâm làm việc”. Thủ tướng cũng nhấn mạnh không thể để CSGT phải làm việc trong tình trạng như hiện nay được.
CSGT: Nghề xuyên đêm…
Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang cho biết, để hạn chế được 3 tiêu chí tai nạn giao thông như trong thời gian vừa qua là nhờ sự tăng cường tuần tra, xử lý vi phạm của lực lượng CSGT. Song, do lực lượng CSGT còn mỏng, nên anh em phải căng kéo, bám đường và nếu chia bình quân chỉ tính riêng quốc lộ, mỗi CSGT phải đảm đương 70km đường và chia nhau trực 24/24h.
Chia sẻ với ngành công an, Bộ trưởng Bộ Giao thông - Vận tải Đinh La Thăng nhấn mạnh,CSGT thường xuyên phải tham gia các chiến dịch an toàn giao thông, theo tôi, nếu cứ làm cao điểm từng đợt thì được, chứ bắt anh em phải làm suốt như thế này thì không ổn.
Người dân đeo khẩu trang còn điều lệnh CSGT chưa được đeo khẩu trang |
Đánh giá về lực lượng CSGT hiện nay, đồng chí Trung tướng Đỗ Đình Nghị, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự an toàn xã hội cho biết “Biên chế hiện nay còn thiếu, các chiến sỹ CSGT liên tục phải làm thêm ngoài giờ, làm đêm - làm hôm, chưa kể có việc đột xuất, hay những hôm có sự kiện lớn thì thời gian làm việc còn nhiều hơn, trang thiết bị cho lực lượng CSGT còn thiếu, dùng sức người là chính. Ở các nước trên thế giới, khu vực đường xá bụi bặm, ô nhiễm, CSGT được trang bị khẩu trang, kính râm, hạ tầng được đầu tư tốt hơn, nhiều tuyến đường họ có hệ thống giám sát giao thông, CSGT không phải đứng đường”.
CSGT Lạng Sơn bị đối tượng đe dọa, hành hung trong khi đang thi hành nhiệm vụ |
Giải thích rõ hơn về công việc của CSGT, đồng chí Phạm Quang Huy, Trưởng phòng Hướng dẫn luật và điều tra, xử lý tai nạn giao thông đường bộ - đường sắt Cục cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt chia sẻ "Thông thường ở các địa phương, mỗi ngày CSGT phải làm việc 8 tiếng cho 1 ca trực, chia làm 2 kíp trực, mỗi kíp 4 tiếng, kíp 1 từ 6h - 10h và từ 14h – 18h, ca 2 từ 10h -14h và từ 18h – 22h. Thông thường mỗi 1 chốt trực có 2 người, thường xuyên phải làm thêm ngoài giờ, làm việc vào ban đêm, chưa kể đến khi xảy ra tai nạn giao thông thì CSGT luôn là người đến đầu tiên trong bất cứ điều kiện thời tiết khắc nghiệt nào”.
Với gần 30 năm gắn bó với nghề CSGT, Đại tá Nguyễn Danh Thuy, nguyên Trưởng phòng CSGT đường bộ, đường sắt, Công an tỉnh Hải Dương tâm sự “Thực trạng hiện nay là các tuyến quốc lộ huyết mạch, điểm đen về giao thông tại các tỉnh và trong nội đô các thành phố lớn, mật độ phương tiện tham gia giao thông luôn quá tải trong khi cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng kịp, lưu lượng người, phương tiện tham gia giao thông tăng lên từng ngày. Chưa kể đến các tuyến đường chính để vận chuyển hàng hóa từ khu vực các cửa khẩu biên giới, cảng biển đi các tỉnh, thành phố là cung đường để hàng hóa thẩm lậu vào nước ta... CSGT thường xuyên phải huy động tối đa lực lượng, phương tiện để vừa bảo đảm TTATGT, vừa đấu tranh ngăn chặn các loại tội phạm hoạt động trên tuyến. CSGT ngoài duy trì hoạt động 24/24 ở các điểm chốt chặn còn thường xuyên tổ chức tuần tra kiểm soát cơ động để kịp thời phát hiện, xử lý các vi phạm, trời nắng cũng như trời mưa, đêm hay ngày thì CSGT vẫn phải làm nhiệm vụ, không bao giờ bỏ chốt”.
CSGT Hoàn Kiếm, Hà Nội bị đối tượng tông xe thẳng vào người phải nhập viện Việt Đức |
Là người thường xuyên phục vụ lực lượng CSGT trong công tác cứu hộ, Ông Nguyễn Tiến Dũng, TGĐ Công ty Đầu tư xây dựng và Thương mại Vượng Phát – chủ sở hữu xe cứu hộ 365365 chia sẻ “Đêm cũng như ngày, khi người vi phạm giao thông nhiều, thiếu phương tiện cứu hộ CSGT thường xuyên phải gọi đơn vị chúng tôi đến hỗ trợ, cứu hộ xe, làm việc đêm khuya, sáng sớm là chuyện bình thường. Với tình hình công việc hiện nay của CSGT, tôi thấy các chiến sĩ rất vất vả, trời nắng cũng như trời mưa đều phải ra đứng đường làm nhiệm vụ, thậm chí mối hiểm nguy luôn rình rập”
Bị hành hung, dọa “giết”, bệnh tật… ai hay ?
Đại tá Tiến sĩ, NGƯT Phạm Trung Hòa Trưởng Khoa Cảnh sát giao thông, Học viện Cảnh sát nhân dân phân tích “Nhiệm vụ của CSGT được tiếp xúc đủ mọi đối tượng, từ người tốt có, người xấu có, khi vi phạm giao thông có nhiều người thì tôn trọng luật pháp, có người thì chống trả lại lực lượng. Tôi rất đau xót khi thấy vài năm gần đây đã có rất nhiều vụ việc CSGT bị hành hung, dọa giết, có những chiến sỹ CSGT bị hy sinh khi làm nhiệm vụ”.
Đối tượng Trần Đình Thương (áo thun sọc) này chẳng những không chấp hành mà liên tục chửi bới rồi lao vào đánh túi bụi 1 CSGT TP Hồ Chí Minh trước sự chứng kiến theo dõi của hàng trăm người dân (Ảnh Người Lao động) |
Điển hình, tại Hà nội, chiến sỹ CSGT bị đối tượng vi phạm giao thông vác luôn chiếc máy cắt cỏ mang theo hòng sát hại, kết quả là chiến sỹ CSGT đã bị lưỡi dao chém làm đứt gân tay, gãy xương tay phải, sau đó làm rách mũi, rách má trái và sứt mẻ nhiều răng, sức khỏe bị tổn hại 28%.
Ở Cần Thơ, CSGT bị đối tượng vi phạm dùng lời lẽ thô tục xúc phạm lực lượng làm nhiệm vụ, đối tượng còn xông vào giật đứt nút áo và dùng 2 tay bóp cổ một cán bộ CSGT đang làm nhiệm vụ, phải đến khi có sự can thiệp của lực lượng hỗ trợ, đối tượng mới được khống chế.
Đau lòng hơn, ở Thừa Thiên Huế, chiến sỹ CSGT còn bị xe máy của đối tượng vi phạm đâm thẳng vào người dẫn đến hy sinh. Trên đường đi tuần tra, chiến sỹ CSGT ở Đắk Lắk đã bị xe tải chạy ngược chiều tông trực diện khiến chiến sỹ tử vong tại chỗ.
Tài xế tông thẳng vào Cảnh sát. |
Còn ở TP HCM, CSGT bị hy sinh khi truy đuổi nhóm thanh niên đua xe trái phép… đây chỉ là một vài vụ việc hiện hữu trên báo chí mà dư luận đã biết tới. Tiến sĩ Phạm Trung Hòa cũng phân tích thêm “Cùng với duy trì TTATGT, lực lượng CSGT và các đơn vị nghiệp vụ còn thường xuyên trao đổi thông tin, tổ chức triệt phá nhiều vụ buôn lậu, bắt giữ các đối tượng phạm pháp hình sự. Các tỉnh, thành phố có địa bàn giáp ranh, chung tuyến đường, CSGT còn phối hợp chặt chẽ với các lực lượng để đấu tranh các chuyên án, đón lõng, bắt giữ các đối tượng buôn lậu, triệt phá nhiều đường dây vận chuyển vũ khí, ma túy”.
Nói về các bệnh mà CSGT hay gặp phải, PGS.TS Nguyễn Văn Thạch, Phó Giám đốc BV Việt Đức, Viện trưởng Viện Chấn thương chỉnh hình, kiêm Trưởng khoa PTCS nhận định“CSGT là người làm việc ở ngoài trời, thời tiết khắc nghiệt, môi trường ô nhiễm, bụi khói, dầm mưa dãi nắng nên rất dễ mắc bệnh về đường hô hấp, thấp khớp do phải đứng ngoài trời nhiều giờ. Các bạn đến Bệnh viện Việt Đức thì mới thấy được nỗi khổ của CSGT, khi tai nạn xảy ra tôi tin chắc họ là người phải có mặt đầu tiên, dù bất cứ thời tiết lúc đó là mưa hay nắng, đêm hay ngày, ở Vùng cao, có lẽ nhiệt độ rét mướt, khó khăn mấy thì CSGT cũng vẫn phải có mặt”
Tắc đường là nỗi khổ của người dân Hà Nội và TP.HCM, CSGT luôn là người đứng ra xử lý |
Thượng tá Nguyễn Văn Tòng - Phó phòng CSGT - Công an Hà Nội - cho hay “Ở Hà nội, các bệnh các chiến sỹ thường gặp phải là căn bệnh hen suyễn... Bởi lẽ, với mức độ ô nhiễm không khí, khói bụi, xăng xe hiện nay thì không thể tránh khỏi. Phải công nhận là, lực lượng CSGT ở các đô thị lớn đã mắc phải căn bệnh nghề nghiệp, bởi thường xuyên dãi nắng, dầm mưa, tiếp xúc trực tiếp với khói bụi, tiếng ồn... Họ là những người đang phải làm việc trong môi trường ô nhiễm nghiêm trọng mà không được trang bị các thiết bị bảo hộ. Môi trường không khí ở các đô thị lớn, ô nhiễm đến mức báo động”.
Theo kết quả nghiên cứu của TS Nguyễn Bá Toại - Trường ĐH Xây dựng Hà Nội: Nồng độ bụi tại nơi CSGT làm việc ở TpHCM vượt ngưỡng cho phép từ 5 đến 15%, nồng độ SO2 vượt từ 10 đến 30%, đặc biệt, các chất gây ung thư từ không khí như chì, 282-C39 benzene, NO2 vượt ngưỡng nhiều lần không khí ở Hà Nội luôn chìm trong bụi và khói xe, bởi tốc độ tăng bình quân các phương tiện giao thông tăng cao theo mỗi năm từ 15-20%, góp phần lớn vào việc phát thải độc hại. Theo nghiên cứu của ARIA Technologies - công ty chuyên cung cấp giải pháp phần mềm tính toán, mô phỏng ô nhiễm môi trường không khí và hỗ trợ dự báo khí tượng - thì nguồn gây ra ô nhiễm chính là giao thông.
Số liệu của Trung tâm Quan trắc môi trường cho thấy, tại nhiều nút giao thông như Kim Liên - Giải Phóng, Phùng Hưng - Hà Đông, những khu vực đông dân cư, nồng độ bụi thường cao hơn mức cho phép, có lúc lên gấp 7 lần. Các khí ô nhiễm khác như CO, SO2 dưới tiêu chuẩn, nhưng đang có xu hướng tăng. Nguồn ô nhiễm từ hoạt động giao thông chiếm tới 70% tỉ lệ nguồn gây ô nhiễm ở Hà Nội.
Còn theo Viện Nghiên cứu Khoa học kỹ thuật – Bảo hộ lao động, CSGT thường mắc các bệnh như viêm khớp, bệnh tai mũi họng, viêm xoang, việm tai, vẹo vách ngăn... CSGT khi làm việc thường xuyên phải chịu đựng căng thẳng, nên cũng mắc một số bệnh như tim mạch, huyết áp. Tuy nhiên, CSGT lại không được dùng các thiết bị bảo hộ. Trong khi người dân không chịu nổi khói bụi, đeo khẩu trang khi tham gia giao thông, còn lực ượng CSGT lại không.
Chắc chắn cần phải có bồi dưỡng xứng đáng cho CSGT
Bộ trưởng Bộ Giao thông - Vận tải Đinh La Thăng cho biết, tổng số tiền phạt lỗi giao thông thu về trong 11 tháng của năm 2013 đã nộp ngân sách hơn 2.000 tỉ đồng, số tiền xử phạt này hiện nay theo quy định phải nộp hết về cho Bộ Tài chính chứ Bộ Công an không giữ. Tuy nhiên, chế độ cho các CSGT làm nhiệm vụ rất ít ỏi, Ông đề nghị Chính phủ cần có cơ chế để bồi dưỡng cho CSGT làm việc trong ngày nghỉ, ngoài giờ...
Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang đề xuất nếu chuyển tiền phạt về Bộ Công an để cân đối, điều hòa sẽ thuận lợi hơn. Bộ trưởng cho rằng, có nguồn kinh phí này sẽ tăng bồi dưỡng cho CSGT trực tuần tra, đồng thời bù thêm vào xăng xe, mua thêm camera, xe tuần tra, máy đo độ cồn…
Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết, Bộ Tài chính cũng đang nghiên cứu theo hướng số tiền phạt nêu trên để lại địa phương 30%, còn 70% thì đưa lên trung ương và chi cho lực lượng công an.
Còn nhớ 4.2012, nguyên Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh (hiện là Trưởng Ban Nội chính Trung ương) đã nêu ý tưởng và chính quyền Tp.Đà Nẵng đã thực hiện thí điểm việc “bồi dưỡng” cho CSGT từ nguồn thu xử phạt hành chính trong lĩnh vực trật tự ATGT. Đây là địa phương đầu tiên trong cả nước thực hiện chính sách “đặc biệt” này. Theo đó, tùy theo vị trí, mỗi CSGT được nhận thêm số tiền ngoài lương cao nhất là 5 triệu đồng/người/tháng, thấp nhất là 1,5 triệu đồng.
Ở khía cạnh Luật pháp, Luật Lao động ban hành ngày 18/6/2012, quy định rõ tại điều 97 rằng: "Làm việc vào ban đêm được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc của ngày làm việc bình thường. Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày."
Việc chi bồi dưỡng xứng đáng cho CSGT là hết sức cần thiết, bởi họ phải làm việc trong môi trường có tính đặc thù riêng. Không thể so sánh và đưa ra câu hỏi rằng, liệu khi chi bồi dưỡng có giảm được tiêu cực của một bộ phận cán bộ, chiến sĩ trong lực lượng? Hai chuyện hoàn toàn khác nhau. Việc chống tiêu cực trong lực lượng là trách nhiệm của lãnh đạo ngành. Việc chi bồi dưỡng, nên được hiểu là “trợ giúp” cho nghề nghiệp đặc thù.
Cho đến thời điểm này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đã chỉ đạo rõ “Cần tính quy chế chi bồi dưỡng xứng đáng cho cảnh sát giao thông thường xuyên phải làm thêm ngoài giờ hoặc mua thiết bị hỗ trợ cho họ hoạt động để CSGT yên tâm làm việc”. Như vậy, người lãnh đạo cao nhất của Chính phủ đã chỉ đạo rất rõ, hy vọng tới đây với sự đồng thuận cao của các Bộ, ngành và nhân dân, các chiến sỹ CSGT sớm nhận được chế độ thù lao tương xứng với công việc của mình.
Nguyễn Thanh Liêm
http://ttxva.org/thu-tuong-yeu-cau-tinh-co-che-chi-boi-duong-cho-canh-sat-giao-thong/
Trả lờiXóa1. CÔNG TÌNH, BA DŨNG THỦ TƯỚNG VIỆT NAM: CÓ CÔNG LỚN TRONG VIỆC KÊU GỌI NÀO LÀ " LÒNG TIN CHIẾN LƯỢC", RỒI NÀO LÀ " KHAI MINH, MINH ĐỊNH" CÁI CHI CHI, NGHE SAO LẠ QUÁ?!(giống thằng hề Giản tử Cung hiệu trưởng doanh nhân PACE) TẠI DIỂN ĐÀN Đối thoại Shangri-La lần thứ 12 - Singapore ngày 31/5/2013.
2. CÔNG TÌNH, BA DŨNG VẮT HẾT ÓC ra TẠI ĐẠI HỘI ĐỒNG LIÊN HIỆP QUỐC, RỐNG khang cả HỌNG, lấy HẾT SỨC phun ra lời vàng ngọc, ĐỂ cố LẤY LÒNG ÔNG ANH TRUNG QUỐC(đồng thời cố ý tố cáo tội ác cũa USA) NÓI VỀ : CHUYỆN BA CHÀNG LÍNH NGỰ LĂM VỚI HỌC THUYẾT " MỘT NGƯỜI VÌ MỌI NGƯỜI", RỒI THÌ LÀ " Mỗi người Việt Nam chúng tôi đã phải hứng chịu một lượng bom đạn gấp gần 10 lần trọng lượng cơ thể mình", "THẬT TỘI NGHIỆP CHO 1 ĐẤT NƯỚC XA XÔI MANG TÊN VIETNAMESE" CỦA CHÚNG TÔI QUÁ ĐI HÀ..V.V...
KÍNH THƯA BA DŨNG KÍNH MẾN:
TẤT CẢ CÔNG SỨC ĐÓ GIỜ ĐÂY ĐỔ SÔNG ĐỔ BIểN HẾT, BA DŨNG LÀM VẬY ĐỂ CHI?(cáo mượn oai hùm hả) ĐỂ RỒI DÂN TỘC VIỆT NAM NẦY BIẾT ƠN BA DŨNG BẰNG CÁCH THỂ HIỆN QUA BẢN HIẾN PHÁP 2013, ĐỂ RỒI BA DŨNG PHẢI MANG TRỌNG TỘI PHẢN BỘI? BA DŨNG TỪNG TUYÊN BỐ TRƯỚC QUỐC HỘI LÀ MỘT LÒNG THEO ĐẢNG MÀ? NHƯNG TẠI VÌ BA DŨNG LÀ NGƯỜI MIỀN NAM, ăn NÓI KHÔNG CÓ ĐẦU CÓ ĐUÔI NHƯ BÁC CẢ TRỌNG, RẰNG BA PHẢI NÓI LÀ BA THEO ĐẢNG CS(HCM) CHỨ KHÔNG PHẢI ĐẢNG LAO ĐỘNG, NÊN NGƯờI TA MỚI khép BA DŨNG PHẢN BỘI "MẶT TRẬN DÂN TỘC GIẢI PHÓNG MIỀN NAM VIỆT NAM", BA DŨNG THẤY VIỆC LÀM CỦA BA QUÁ KHÔI HÀI KHÔNG? BẰNG CHỨNG ĐÂY NÈ BA DŨNG À:
http://chauxuannguyen.org/2013/12/05/158915/
http://www.thanhnien.com.vn/pages/20121127/chu-tich-nuoc-truong-tan-sang-vi-cai-ghe-che-do-se-suy-vong.aspx
TÓM LẠI LÀ BA DŨNG BIẾT LÀM CHÍNH TRỊ KHÔNG VẬY? BẢN HIẾN PHÁP 2013 KHIẾN BA TRỞ THÀNH KẺ BÙ NHÌN ĐÓ!
CON TRAI CỦA BA: NGUYỄN THANH NGHỊ - thứ trưởng bộ XÂY DỰNG,đã ký!
http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/123548/thu-tuong--xay-dung-long-tin-chien-luoc-o-chau-a.html
http://news.zing.vn/Thu-tuong-phat-bieu-truoc-Dai-hoi-dong-Lien-Hop-Quoc-post356037.html
cảnh sát giao thông là lực lượng phải làm việc ngoài xã hội khá nhiều, họ phải hoàn thành nhiệm vụ không kể ngày đêm, họ cũng phải gánh nhuwgnx trách nhiệm trong việc đảm bảo giao thông thông suốt trên các con đường, tuyến phố. nhưng họ cũng phải chịu những chỉ chích rất lớn từ những nguwoif dân, những nguwoif vi pham, đã tới lúc tạo điều kiện cho các cảnh sát giao thông có một điều kiện làm việc tốt hơn, thứ nhát là về giờ giấc và khen thưởng, thứ hai là về các công cụ hở trợ thứ ba có sự bố trí lực lượng một cách hợp lí để có thể làm tốt, không nenn để quá thưa cảnh sát cũng như quá đông tại một khu vực
Trả lờiXóaKhi nhắc tới lực lượng cảnh sát giao thông, hầu như mọi người đều chỉ nhìn vào những cái tiêu cực của một bộ phận mà đánh giá, mà bình phẩm, mà nhận xét. Chẳng có mấy ai thực sự thấu hiểu được cái nỗi vất vả, khổ cực mà bao chiến sĩ cảnh sát giao thông vẫn ngày ngày chịu đựng, nguy hiểm luôn rình rập, bụi đường, khói xe cộ... Việc đầu tư trang thiết bị cho lực lượng cảnh sát giao thông cũng như tăng bồi dưỡng là một việc làm hết sức cấp bách, mong rằng bộ công an sẽ nhanh chóng thực thi việc này, để các chiến sĩ sẽ có thêm động lực làm việc tốt hơn.
Trả lờiXóanhững quan tâm của thủ tướng sẽ góp phần làm cho hiệu quả cong việc ảu các cảnh sát giao thông thêm hiệu quả hơn, đmả bảo trật tự trên đương tốt hơn và như thế người dân có thể yên tâm khi lưu thông trên các con đương tuyến phố hơn, tuy nhiên không chỉ như thế mà coán bộ cảnh sát giao thông cần phải làm việc một cách nghiem túc và nhanh chong, hiệu quả hơn, cần ó những giai pháp có tính hopwjj thời hơn, không nên để nhwugnx khó khăn vướng mắc nhỏ mà làm ảnh hưởng tới những việc làm của mình
Trả lờiXóaRất đồng tình với việc chỉ đạo tăng bồi dưỡng cho cảnh sát giao thông thường xuyên phải làm thêm ngoài giờ cũng như việc đầu tư mua sắm trang thiết bị hỗ trợ hoạt động để cho các cảnh sát giao thông có thể yên tâm hoàn thành tốt nhiệm vụ. Cảnh sát giao thông là lực lượng trực tiếp tiếp xúc với người dân, là những người trực tiếp bảo vệ bình yên cho người dân trên mỗi tuyến đường. Cảnh sát giao thông có làm tốt nhiệm vụ thì người dân mới an toàn khi tham gia giao thông. Mong rằng việc tăng bồi dưỡng cũng như trang bị thêm thiết bị hỗ trợ cho lực lượng cảnh sát giao thông sẽ sớm được thực thi.
Trả lờiXóaĐáng nhẽ ra việc tăng bồi dưỡng và đầu tư thêm trang thiết bị hỗ trợ cho cảnh sát giao thông phải được tiến hành từ lâu rồi. Cảnh sát giao thông là lực lượng chịu nhiều nguy hiểm nhất, từ khói, bụi ô nhiễm môi trường cho tới những hành vi đánh đập, chửi bói và lăng mạ của một bộ phận người thiếu ý thức. Muốn giao thông được đảm bảo thì đương nhiên phải đầu tư nhiều hơn nữa vào lực lượng giao thông thôi.
Trả lờiXóaSuốt ngày đả kích cảnh sát giao thông, nhưng trong chúng ta có ai biết được những khó khăn vất vả mà cảnh sát giao thông phải chịu đựng. Nắng mưa, nguy hiểm luôn rình rập. Hít đủ khói bụi, lại hay bị chống lại bởi người dân không biết chấp hành luật. Những khó khăn như thế liệu các bâc có thấu hiểu cho họ. Thiết nghĩ việc thay đổi chế độ đãi ngộ với cảnh sát giao thông là rất hợp lí.
Trả lờiXóaThật đáng thương đối với người chiến sĩ công an giao thông,vì nhiệm vụ cao cả là bảo vệ tính mạng cho những người tham gia giao thông mà anh đã bị những người này cả tâm tông xe vào anh.Kẻ đã tông xe vào anh nhất định sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự trước pháp luật.Hành động đó thật là không thể chấp nhận được đối với một người công dân Việt Nam.
Trả lờiXóaChúng ta thật cảm thấy thương xót với những chú cảnh sát giao thông.Ngày ngày vất vả ngoài đường,phơi nắng phơi gió để đảm bảo trật tự an toàn giao thông cho người dân.Vậy mà những kẻ mất dạy,vô văn hóa đã cố tình đâm vào chú cảnh sát giao thông là cho chú bị thương phải nhập viện cấp cứu.Chúng thật là đáng chết ngàn lần.Chúng sẽ phải trả giá đắt với những hành vi phạm tội của chúng.
Trả lờiXóaNhà nước phải có biện pháp để khắc phục những gì nguy hại cho những người cảnh sát giao thông,có như thế thì họ mới có thể gắng hết sức mình để hoàn thành nhiệm vụ của mình được.Những chú cảnh sát giao thông hằng ngày phải chịu bụi bặm ngoài đường,phải hít bao nhiêu khói xe,và đằng sau đó là tiềm ẩn nguy cơ nguy hại hơn đó là gặp những kẻ điên rồ đâm xe vào người.Vụ việc cần phải giải quyết nghiêm minh,để đòi lại công bằng.
Trả lờiXóaNhững gì mà cảnh sát giao thông hững chịu chỉ là những lời chỉ trích từ xã hội,hêt tham nhũng rồi bây giờ đến họ bị ảnh hưởng về sức khỏe và tính mạng.Họ ngày đêm ra sức làm việc cho người dân,vậy mà những gì người dân đối xử với họ thật là quá đáng.Người dân chúng ta cần phải xem xét lại những hành động của mình đối với những người thực hiện luật pháp của pháp luật.
Trả lờiXóađúng là mọi người cần phải biết rõ nhiều điều về những chiến sĩ cảnh sát giao thông, họ ngày ngày phải làm việc dưới những điều kiện hết sức khắc nghiệt, ngày nắng cũng như ngày mưa họ đều phải ra ngoài trời làm việc, rồi còn thời gian làm việc nữa, họ có thể phải làm cả ngày cả đêm! ấy thế mà người dân thì lại luôn nhìn vào những mặt thiếu tích cực để từ đó ra sức chỉ trích rồi nói xấu! mọi người hãy nghĩ lại đi!
Trả lờiXóaSự quan tâm của thủ tướng cũng như của chính phủ dành cho lực lượng cảnh sát giao thông thật đáng khích lệ. Hàng ngày những chiến sĩ cảnh sát giao thông phải dầm mưa dãi nắng điều khiển giao thông, không những thế còn bị một số kẻ quá khích , côn đồ hành hung. Vì vậy chúng ta cần có những chính sách hợp lí dành cho lực lượng cảnh sát giao thông.
Trả lờiXóaNhững chiến sĩ cảnh sát giao thông phải dầm mưa dãi nắng để thực hiện nhiệm vụ của mình. Bên cạnh đó họ còn bị các đối tượng vi phạm giao thông quá khích hành hung có thể nguy hiểm đến tính mạng. Vì vậy chúng ta cần trang bị đầy đủ phương tiện cũng như bồi dưỡng hợp lí cho lực lượng cảnh sát giao thông để họ hoàn thành tốt công việc của mình, đồng thời cũng có thể bảo đảm sức khỏe và tính mạng cho họ.
Trả lờiXóa