Chia sẻ

Tre Làng

VIỆT NAM ƠI, HÃY TỰ TIN

Cuteo@

Ở khắp Việt Nam và trên toàn thế giới những người quan tâm đến Việt Nam hiện đang bày tỏ sự vui mừng vì ý nghĩa chính trị của các sự kiện diễn ra hôm Thứ Năm 28/11/2013, khi Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam chính thức phê chuẩn hiến pháp được sửa đổi sau hơn một năm tranh luận với mức độ công khai trước nay chưa từng thấy về các ưu điểm và khiếm khuyết của hiến pháp năm 1992 đã tỏ ra lạc hậu. Ngay lúc này có thể có ba nhận định.

Thứ nhất, về mặt thời sự, việc thông qua hiến pháp được nhiều người chú ý bởi đã có những cuộc tranh luận toàn quốc trong thời gian quốc hội lấy ý kiến rộng rãi từ người dân. Lần đầu tiên, những tiếng nói của hầu như tất cả các giới, các thành phần trong xã hội ở cả trong và ngoài nước đều được Ban soan thảo lắng nghe một cách nghiêm túc. Quốc hội – từ thuở ban đầu đến nay vẫn là cơ quan quyền lực cao nhất của nhà nước, đại diện cho lợi ích của nhân dân Việt Nam và phục vụ cho lợi ích của người dân. Nói như vậy chẳng có ai cãi, và chí ít cũng giúp lý giải kết quả 486/488 đại biểu tán thành và chỉ có 2 đại biểu không biểu quyết trong một cơ quan do nhân dân bầu ra. Và họ, các đại biểu Quốc hội đang tỏ rõ là đại diện của người dân. Thật tình chẳng có gì đáng ngạc nhiên về bản thân kết quả này ngoại trừ chuyện nó đang bị xuyên tạc về ý nghĩa bởi những "đạo diễn bất đồng chính kiến", hay xa hơn là chống đối chính quyền và đảng cộng sản. Điều này gợi ý ít nhiều về những "vở tuồng góp ý" diễn ra xung quanh việc góp ý xây dựng hiến pháp mới mà chúng ta đã thấy trên mạng internet nhằm lái Việt Nam đi chệch mục tiêu chính trị; những vở tuồng mà bản thân nó nhìn chung không liên quan đến chính lợi ích của người dân và của dân tộc Việt Nam.

Thứ hai, kết quả việc phê chuẩn hiến pháp đã phản ánh các quan điểm của đại đa số đại biểu của Quốc hội (tức người dân), và nó đã cung cấp những thông tin về thực trạng chính trị ở Việt Nam. Kết quả kiểm phiếu cuối cùng cho thấy sự nhất trí cao giữa Đảng và người dân về bản hiến pháp. Tuy nhiên, sẽ vẫn còn có những người không đồng tình đã và sẽ tiếp tục cổ xúy cho những cải cách lớn hơn, điều đó cho thấy một môi trường chính trị khá cởi mở ở đất nước này. Hiện nay, bất cứ ai có chút ít hiểu biết về chính trị ở Việt Nam đều biết rằng nhà nước vẫn chấp nhận và tôn trọng những ý kiến khác biệt. Và điều này được thể hiện ở chỗ có nhiều người không phải là đảng viên cộng sản, nhưng vẫn là đại biểu quốc hội, và có rất nhiều ý kiến của những người không phải đảng viên đã được lắng nghe, ghi nhận và đưa vào nội dung hiến pháp. Tỉ lệ 98% tán thành hiến pháp sửa đổi phản ánh sự lựa chọn của người dân Việt Nam, và nó hoàn toàn không phải là "sự lựa chọn cuối cùng và duy nhất" kiểu Bắc Hàn.

Thứ ba, tuy ý nghĩa lịch sử của quá trình sửa đổi hiến pháp Việt Nam đã tương đối rõ, chúng ta có đủ lý do để nghĩ rằng những hiệu ứng quan trọng nhất của quá trình này sẽ được thể hiện ở các thể chế chính thức của Việt Nam, mà suy cho cùng các thể chế này sẽ có những thay đổi đáng kể ngay sau khi hiến pháp mới có hiệu lực. Điều này cũng sẽ được thể hiện ở các thay đổi khá lớn mà chúng ta đã quan sát được trong văn hóa chính trị của Việt Nam trong những năm gần đây.

Lần đầu tiên trong lịch sử lãnh đạo đất nước của Đảng Cộng sản ở Việt Nam, đất nước này đã chứng kiến sự gia tăng thảo luận chính trị công khai gần như không bị can thiệp. Với nguồn phản biện từ một bản kiến nghị ban đầu có chữ ký của 72 vị được gọi là "trí thức và nhân sĩ" (nhưng hoàn toàn không đại diện cho giới nhân sĩ trí thức Việt Nam) có những mối quan hệ lâu đời với đảng và nhà nước, Việt Nam ngày nay có một văn hóa chính trị sống động hoàn toàn trái ngược với những gì có thể quan sát được ở Trung Quốc hay Bắc Hàn, và cho đến nay hoàn toàn không có sự đàn áp nào của nhà nước.

Để có một bản hiến pháp đáp ứng được kỳ vọng của tất cả mọi người là điều không tưởng. Thế nên, vẫn còn một số người còn đôi chút thất vọng, điều này là dễ hiểu. Ngay cả những người, như tác giả bài này cũng vẫn thấy thất vọng ít nhiều về điều mà mình mong mỏi để giải quyết những hạn chế thể chế căn bản hiện đang kìm hãm sự phát triển của đất nước. Phần mình, tôi sẽ tiếp tục dành tâm huyết và sức lực để hiểu và lý giải rõ hơn các bước phát triển đương đại ở Việt Nam với tư cách là một nhà phê bình thân thiện bên cạnh những người bạn trong và ngoài nhà nước hiện đang phấn đấu vì một tương lai tươi sáng.

Việt Nam còn đầy hứa hẹn. Kết quả việc quốc hội phê chuẩn hiến pháp hôm nay khiến ta có lý do để tiếp tục tin tưởng vào một ngày mai đẹp đẽ. Quan điểm riêng của tôi là thách thức lớn nhất mà Việt Nam đang đối mặt xuất phát từ những gì thiếu minh bạch và trách nhiệm giải trình trong hệ thống chính trị của mình; các đặc điểm tiêu cực của thể chế cũ đã trở thành gánh nặng phá hoại nền tảng của sự tăng trưởng nhanh bền vững và công bằng xã hội.

Hôm trước khi diễn ra buổi bỏ phiếu phê chuẩn hiến pháp, nhà nước ban hành thêm một nghị định nữa (Nghị định 174/CP), theo đó những hành vi nhằm lật đổ chính quyền, xuyên tạc lịch sử, phá hoại khối đoàn kết dân tộc, kích động chiến tranh hoặc tội phạm.v.v.. sẽ bị phạt tiền. Mới nghe, điều này có vẻ mâu thuẫn với sự kiện cách đây hai tuần Việt Nam đã được bầu vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc với số phiếu tín nhiệm cao nhất, và tất nhiên số phiếu đó không ám chỉ rằng Liên hiệp quốc cũng giống như Bắc Hàn. Khi được bầu vào hội đồng nhân quyền, Việt Nam đã cam kết cổ xúy nhân quyền trên toàn cầu và ngay tại Việt Nam. Đây quả thực là những giá trị mang lại nguồn cảm hứng tạo nên hiến pháp đầu tiên của Việt Nam. Vì thế, không đáng ngạc nhiên khi người dân nhận ra quyền con người của mình được nhấn mạnh hơn trong bản hiến pháp này và nó được kế thừa từ giá trị nhân quyền của các bản hiến pháp trước đó do chính Chủ tịch Hồ Chí Minh thẩm định và phê chuẩn vào năm 1946.

Ở Việt Nam, trong bộ máy nhà nước không thiếu những người thông minh, có năng lực và tận tụy. Cái mà người dân đòi hỏi là một thể chế cần thiết cho một nền kinh tế có hiệu năng cao. Với vị trí địa lý và vai trò đang trỗi dậy của Việt Nam trong thương mại thế giới, nền kinh tế của Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng. Nhưng tốc độ, những cách phân phối, và chất lượng của sự tăng trưởng đó sẽ còn đáng ngờ chừng nào vẫn còn được quản lý theo cách không minh bạch. Có nhiều điều có thể học hỏi từ việc lắng nghe những nhà phê bình thân thiện ở cả trong lẫn ngoài nước.

Một cảnh báo được đưa ra có lẽ là không thừa đối với những người có thiên hướng bắt chước thái độ đắc thắng kiểu Trung Quốc cho rằng mô hình của mình luôn luôn nhất, việc thông qua hiến pháp và vào hội đồng nhân quyền Liên Hiệp Quốc là những dịp để dè bỉu những nước khác trên thế giới, đặc biệt là những nơi ủng hộ chủ nghĩa tự do và dân chủ (được xem là) "của phương Tây". Thực ra, chủ nghĩa tự do và (nhất là) chủ nghĩa tân tự do và dân chủ phương Tây đang gặp khủng hoảng ở nhiều nơi, mà Mỹ là ví dụ điển hình. Bài học rút ra từ lịch sử và thực tiễn cho thấy, dù là thể chế nào đi chăng nữa, tính hợp pháp và hữu dụng của hiến pháp cần được thể hiện ở mục đích phục vụ nhân dân.

Các hiến pháp có ý nghĩa hay vô nghĩa nhờ vào nội dung thì ít, mà nhờ nhiều vào mức độ ủng hộ và chấp nhận dành cho hiến pháp đó. Hôm nay ở Việt Nam, các đại biểu Quốc hội đã bày tỏ các sở nguyện của họ. Người dân đã khá hài lòng một bản hiến pháp được kế thừa, tích hợp các giá trị nhân quyền từ bản hiến pháp đầu tiên năm 1946 lẫn Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền quốc tế. Với bản hiến pháp này, người Việt với mọi xu hướng chính trị có thể đóng góp vào sự phát triển của đất nước trên một sân chơi công bằng hơn và minh bạch hơn. Cho dù, người dân đón nhận kết quả biểu quyết của quốc hội về bản hiến pháp mới với những cảm giác lẫn lộn. Nhưng ai cũng phải thừa nhận, về mặt chính trị, Việt Nam hiện nay tiến bộ hơn nhiều so với cách đây chỉ một năm và bỏ một khoảng cách khá xa so với nền chính trị thời kỳ hiến pháp 1946 với những nội dung về nhân quyền được coi là nới rộng theo tiêu chí hội nhập quốc tế. Việt Nam ngày nay có một môi trường bàn luận chính trị sống động, nhìn chung không bị can thiệp, và rõ ràng là đa dạng.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nói trước cuộc bỏ phiếu rằng sẽ có việc phải làm "sau khi chúng ta thông qua hiến pháp", điều đó cho thấy, với cương vị Chủ tịch Quốc hội ông cũng đã nắm chắc ý nguyện các đại biểu, và tâm tư nguyện vọng của người dân. Nhưng điều này hoàn toàn không cho thấy ý kiến của một số người cho rằng "gạo đã nấu thành cơm" trước cuộc kiểm phiếu cuối cùng, ám chỉ việc bỏ phiếu chỉ là hình thức là ý kiến đúng. Ông cũng tuyên bố rằng giới lãnh đạo ủy ban hiến pháp của Quốc hội rất trân trọng các ý kiến đóng góp xây dựng bản hiến pháp, thậm chí cả nhiều quan điểm bất đồng đã được trình bày trong và xung quanh quá trình sửa đổi hiến pháp. Chúng ta có quyền hy vọng rằng ông và những người Việt khác thực sự chia sẻ tình cảm này.

Thực tế, Việt Nam đang khuyến khích môi trường bàn luận chính trị công khai và sự quan tâm ngày càng tăng của công chúng đối với chính trị. Những người cổ xúy cải cách, trong đó có tác giả bài này, tin rằng con đường đi đến thịnh vượng đòi hỏi phải có một hiến pháp thích hợp với những đòi hỏi bắt buộc về trách nhiệm giải trình và tính minh bạch như hiến pháp mới được thông qua. 

Có ai bảo chính trị là chuyện dễ đâu. Trước mắt còn nhiều khó khăn phải giải quyết. Nhưng, Việt Nam hãy tự tin!

Chào đoàn kết.

Bài Cuteo@ viết theo giọng văn của Jonathan London
------------------
Jonathan London: 

29 nhận xét:

  1. Chẳng có cái gì được gọi là vẹn toàn cả. Bản hiến pháp cũng vậy, có quá nhiều ý kiến tham gia thảo luận, thế nên có người suy nghĩ kiểu này, người suy nghĩ kiểu khác là hết sức bình thường. Vấn đề bây giờ là làm thế nào để bản Hiến Pháp mới này phát huy được hết vai trò của mình, xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp, văn minh, đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân.

    Trả lờiXóa
  2. Sinh viên trường Luật13:49 3/12/13

    Tôi không ngạc nhiên về chuyện vừa xảy ra. Quốc hội nầy đại diện cho Đảng Cộng Sản, không phải cho nhân dân Việt Nam. Vì thế, hiến pháp này là vô nghĩa và phi pháp. Tôi cũng không tin vào kết quả của bất cứ hình thức thỏa hiệp nào với chính quyền hiện tại, vì nhóm cầm quyền sẽ không bao giờ từ bỏ quyền lực và lợi ích của họ,

    Trả lờiXóa
  3. nói không liên quan một tí nhưng mà cái thằng bên trên, sinh viên trường luật gì gì ấy nói ngu quá, gần 500 đại biểu cử tri thay mặt cho toàn thể người dân nước Việt Nam đi biểu quyết về Hiến pháp mới, ấy vậy mà lại nói là Hiến pháp không phải cho nhân dân Việt Nam! bản Hiến pháp này thực sự là một cột mốc lịch sử trong quá trình phát triển của đất nước ta, nó đã giải quyết được nhiều vấn đề thiết thực đã và đang tồn tại ở nước ta!

    Trả lờiXóa
  4. gần đây, nước Việt Nam chúng ta đã có hai sự kiện hết sức nổi bật, thứ nhất là vào ngày 12/11, nước ta đã trúng cử vào Hội đồng nhân quyền liên hợp quốc với số phiếu cao nhất(184/192 phiếu đồng ý) và tới ngày 28/11, quốc hội với gần 500 đại biểu cử tri đã thống nhất thông qua bản Hiến pháp với thể hiện đúng tâm tư nguyện vọng của người dân! hai sự kiện này đã đánh dấu những cột mốc lịch sử trong sự phát triển của đất nước ta, cùng với đó là những bước tiến dài trên con đường đi lên xã hội chủ nghĩa ở nước ta!

    Trả lờiXóa
  5. Nặc danh14:42 3/12/13

    Có hết tham nhủng ko vậy pác!có hết dân oan đi khiếu kiện hay ko!?cho đến cuối thế kỉ này có thấy cái CNXH nó ra "nàm thao" chứ!!!pó tay cho cái chế độ độc tài dối trá

    Trả lờiXóa
  6. chúng ta đang trên con đường đi lên xã hội chủ nghĩa, phải nhấn mạnh là đang đi lên, nghĩa là vẫn trong thời kì quá độ, chưa hoàn thành! chính vì thế mà chúng ta cần có thời gian để hoàn thiện! một bản Hiến pháp mới không phải sẽ là hoàn hảo cho tất cả mọi thứ sau này! khi mà đất nước thay đổi, đời sống nhân dân thay đổi thì lại có những điều cần phải thay đổi trong bản Hiến pháp! chúng ta cần phải tin tưởng vào những điều mà Đảng và nhà nước đã và đang làm được vì tất cả điều đó đều nhằm mục đích cải thiện đời sống nhân dân và đưa đất nước ta phát triển vững mạnh!

    Trả lờiXóa
  7. Cũng chẳng biết như thế nào nữa nhưng mà tôi thấy việc sửa đổi hiến pháp lần này mang lại rất nhiều điều tích cực , đúng là chuyện sửa đổi hiến pháp không phải là chuyện đơn giản vẫn còn đó những hạn chế , nhưng cứ tự tin lên , thấy cái gì hay , nên làm thì cứ làm đi!!

    Trả lờiXóa
  8. con đường xã hội chủ nghãi mà Đảng, nhân dân Việt Nam chúng ta đang đi là con đường hoàn toàn đúng đắn, nó thể hiện được ý chí, nguyện vọng của nhân dân. Trong kỳ họp của quốc hội nhằm thông qua hiến pháp sửa đổi để có thể áp dụng trong năm 2014, đa phần sự ủng hộ, biểu quyết của các đại biểu quốc hội là đồng ý và cũng có 2 đại biểu không đồng ý biểu quyết, nó thể hiện được sự đồng tình của nhân dân trong công cuộc xây dựng đất nước cũng như thể hiện được tính dân chủ, quyền làm chủ của người dân. Xây dựng đất nước phải dựa trên cơ sở lợi ích của nhân dân chứ không phải của giai cấp cầm quyền. Điều này Việt Nam đang làm rất tốt, rất đúng đắn.

    Trả lờiXóa
  9. Sự đồng thuận của đa số nhân dân, đại biểu quốc hội cũng như có những sự phản ứng không thông quan hiến pháp sửa đổi trong kỳ họp của quốc hội ngày 28/11/2013 đó là điều nên mừng. Quyền lợi của nhân dân đã được các đại biểu quốc hội-người đại diện cho quần chúng nhân dân phản ánh đối với quốc hội, đó là sự tiến triển tốt trong công cuộc xây dựng đất nước xã hội chủ nghĩa của chúng ta, mà nó không phạm phải những sai lầm như bắc Triều Tiên. Chứ không hề có cái gọi là tranh giành lợi ích như nhữn bọn phản động vẫn gầm rú bậy bạ.

    Trả lờiXóa
  10. diendanxahoidansu.wordpress.com17:48 3/12/13

    Quốc hội khóa XIII, tại kỳ họp thứ 6, ngày 28-11-2013 đã thông qua và ra nghị quyết thực hiện bản Hiến pháp vẫn giữ nội dung cơ bản của thể chế chính trị như Hiến pháp 1992, mặc dù đã nhận được yêu cầu của nhiều người nặng lòng vì nước đòi dừng việc thông qua Hiến pháp sửa đổi, trả quyền hiến định cho nhân dân. Quốc hội khóa XIII đã thông qua một bản hiến pháp thể chế hóa cương lĩnh của Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), coi thường nguyện vọng của đông đảo nhân dân muốn xây dựng một hiến pháp làm nền tảng cho một chế độ dân chủ với nhà nước pháp quyền thật sự của dân, do dân và vì dân. Như vậy, Quốc hội khóa XIII đã tự chứng tỏ không đại diện cho nhân dân và phải chịu trách nhiệm trước lịch sử và dân tộc; hiến pháp này không thật sự là hiến pháp của nhân dân và người dân có thể sử dụng quyền bất tuân dân sự của mình.

    Hiến pháp mới được thông qua trên thực tế vẫn tiếp tục giữ cho ĐCSVN đứng ngoài và đứng trên pháp luật, duy trì một thể chế tập trung mọi quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp nhằm duy trì sự lãnh đạo tuyệt đối độc quyền của ĐCSVN đối với toàn xã hội, tiếp tục giữ đất đai thuộc sở hữu toàn dân, kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, lực lượng vũ trang phải trung thành với ĐCSVN. Nhiều quyền công dân và quyền con người tuy được ghi nhận, song vẫn giữ cụm từ được thực hiện “theo quy định của pháp luật,” tạo điều kiện cho việc vô hiệu hóa các quyền này bằng các văn bản pháp quy dưới luật như đã thể hiện rõ trong thực tiễn nhiều năm qua.

    Chúng tôi đòi Quốc hội, Chính phủ và cơ quan lãnh đạo ĐCSVN tôn trọng các quyền tự nhiên của con người và quyền tự do dân chủ của công dân, trước hết là quyền tự do ngôn luận, quyền tự do báo chí, quyền lập hội, quyền biểu tình, quyền bầu cử và ứng cử. Đặc biệt chúng tôi yêu cầu ngay từ bây giờ phải làm mọi việc cần thiết cho một cuộc bầu cử trung thực Quốc hội khóa XIV để Quốc hội thực sự đại diện cho dân, có năng lực và thực quyền đáp ứng được trách nhiệm của mình.

    Chúng tôi kêu gọi những người có lương tri trong giới cầm quyền cùng với nhân dân cả nước và đồng bào ở nước ngoài nhận rõ thực trạng hiện nay của đất nước, không nản lòng mà tiếp tục phát huy truyền thống yêu nước kiên cường, đoàn kết và hợp sức đấu tranh bằng các phương thức ôn hòa để thực hiện các quyền con người và quyền công dân của mình, để thúc đẩy tiến trình cải cách chính trị nhằm đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng và lạc hậu, phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia

    Trả lờiXóa
  11. Việc thông qua văn bản Hiến pháp mới của nước ta với số phiều bình chọn, ủng hộ chiếm tuyệt đại đa số là 486/488 trong đó có 2 người không bầu được do sự khách quan là có 1 bị bãi miễn là Bà Hoàng Yến đoàn Long An và một người đột tử vào năm 2012 là ông K’rá đoàn Đắc Nông thì đã cho thấy sự đồng tình của các đại biểu Quốc hội sau những ngày làm việc hết sức công tâm, nhiệt tình. Nó nói lên tâm trạng của những người trong cuộc trước một chặng đường mới khi văn bản pháp luật cao nhất được thông qua làm chỗ dựa cho tất cả các hành động

    Trả lờiXóa
  12. CHÚNG TA TIN TƯỞNG VIỆT NAM sẽ tuyej tin trên con đường giao lưu quốc tês và hội nhập đất nước, với những thành tích trong thời gian qua trên lĩnh vực nhân quyền, rồi thì bản hiến pháp với những số liệu chấp thuận rất cao cho thấy sự đồng tình của người dân cũng nhưn bạn bè thế giới với việt nam l;à qua tuyệt vời, đây là buowcss tạo đà rất quan trong cho việt nam. viewejt nam sẽ tự tin hơn, tôi tin chắc như thế

    Trả lờiXóa
  13. Với bản hiến pháp mới được thông qua vừa rồi đã thể hiện được mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân luôn gắn bó khăng khít tin tưởng lẫn nhau, tình Đảng ý dân, đồng lòng. Được sự tin tưởng của nhân dân như thế này thì chúng ta rất tự tin về sự phát triển tiếp của đất nước ta trong tương lai, Việt Nam ơi cố lên.

    Trả lờiXóa
  14. NGUYỄN ĐÌNH TẤN-CỤC TRƯỞNG CỤC THUẾ TPHCM-GÓC ngừ HUẾ19:30 3/12/13

    đừng nói bậy gì nha, tôi là con nuôi của PAPA NGUYỄN SINH HÙNG đây- CHỦ TỊCH QUỐC HỘI VIỆT NAM - HIẾN PHÁP 2013 LÀ BẢN HÙNG CA VĂN HỌC ĐỈNH CAO TRÍ TUỆ CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM !

    HIẾN PHÁP 2013 ĐƯỢC THÔNG QUA BỞI 29 CON BÒ TPHCM. CÒN 1 NGƯỜI KHÔNG BỎ PHIẾU THÔNG QUA HIẾN PHÁP 2013 LÀ LÊ THANH HẢI BÍ THƯ TPHCM - NGƯỜI NGỒI TRONG HÌNH, NHÌN HÒN DÁI ĐÂM ĐINH...

    https://ttxva.org/ngoi-nhin-hon-dai-dam-dinh/

    MẠI ZÔ MẠI ZÔ….RƯỢI CÀNG CŨ CÀNG NGON ĐÂY….NGUYỄN TẤN DŨNG THỦ TƯỚNG VIỆT NAM BÁN RẺ LƯƠNG TÂM ĐÂY- NGUYỄN TẤN DŨNG CHỈ ĐÁNG LÀ THẰNG CẦM CU CHO NGÔ ĐÌNH DIỆM TÈ NÈ BÀ CON HẢI NGOẠI ƠI…..
    http://www.hennhausaigon2015.com/2013/12/01/41908/

    CĂN CỨ CHƯƠNG IV CỦA HIẾN PHÁP 2013 – HIẾN ĐỊNH VIỆC BẢO VỆ TỔ QUỐC, HUỲNH UY DŨNG(DŨNG LÒ VÔI) ĐÃ CÓ ĐƠN GỬI TÒA ÁN QUỐC TẾ TỐ CÁO NHÓM :
    1. NGUYỄN TẤN DŨNG THỦ TƯỚNG VIỆT NAM CẦM ĐẦU VI PHẠM HIỆP ĐỊNH PARI 1973, CẤU KẾT VỚI NGOẠI BANG ( TRUNG CỘNG ) PHẢN BỘI MẶT TRẬN DÂN TỘC GIẢI PHÓNG MIỀN NAM VIỆT NAM - Chính phủ lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam ,
    2. LÊ THANH HẢI BÍ THƯ TPHCM
    3. TRƯƠNG MỸ HOA, NGUYÊN PHÓ CHỦ TỊCH NƯỚC VIỆT NAM
    4. NGUYỄN MINH TRIẾT, NGUYÊN PHÓ CHỦ TỊCH NƯỚC VIỆT NAM
    5. NGUYỄN THỊ THU HÀ PHÓ BÍ THƯ TPHCM- GÓC NGỪ TÂY NINH (THỦ PHỦ MTGPMNVN)
    6. TẤT CẢ BỌN LÂU LA CỦA NGUYỄN TẤN DŨNG
    ĐỀ NGHỊ QUỐC HỘI TỪ TỪ LOẠI BỎ HẾT BỌN LÂU LA CỦA NGUYỄN TẤN DŨNG- LÊ THANH HẢI (NHÓM ĐẠI DIỆN MẶT TRẬN GIẢI PHÓNG MIỀN NAM VIỆT NAM) , RA KHỎI BỘ MÁY NHÀ NƯỚC VIỆT NAM CỦA HIẾN PHÁP 2013. ĐỂ PHÒNG NGỪA NGUY CƠ KHẢ NĂNG BỌN LÂU LA NÀY QUAY ĐẦU CẤU KẾT VỚI MỸ PHÁ HOẠI ĐẢNG – NHÀ NƯỚC CỦA HIẾN PHÁP 2013.

    http://zini.vn/nghi.nguyenthanh.737

    https://www.facebook.com/tat.axit.1


    KÍNH THƯA QUỐC HỘI, TRƯỚC ĐÂY ĐẢNG TA ĐÃ SÁNG SUỐT GIÚP BẠN CAMPUCHIA TIÊU DIỆT SẠCH CỎ PÔN PÓT NHƯ THẾ NÀO THÌ HÔM NAY VỚI HIẾN PHÁP 2013 THÔNG QUA 98% NHƯ THẾ NẦY, ĐÂY LÀ CƠ SỞ VỮNG CHẮT ĐỂ QUỐC HỘI PHẢI MẠNH TAY LOẠI TRỪ HẾT KHỎI BỘ MÁY NHÀ NƯỚC CỦA HIẾN PHÁP 2013, KHÔNG CHỪA 1 CỌNG CỎ NÀO CÓ LIÊN QUAN GỌI LÀ M.TR.D.T.G.P.M.N.VN, CÓ THỂ CHỪA LẠI 1 ÔNG THỦ TƯỚNG MIỀN NAM BÙ NHÌN CŨNG KHÔNG SAO... CHÚC PAPA NGUYỄN SINH HÙNG GHI THÊM 1 BÀN THẮNG NỮA....TẠI ỔNG ĐAM MÊ CÁI GHẾ TT NÊN CHẾ ĐỘ (M.TR.D.T.G.P.M.N.VN - Chính phủ lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam ) SUY VONG-TRÍCH LỜI CHIÊM TINH GIA – TRƯƠNG TẤN SANG CHỦ TỊCH NƯỚC VN.( ĐỪNG VÌ CHIẾC GHẾ -ĐỂ RỒI CHẾ ĐỘ SUY VONG), LINK phía dưới:

    http://www.thanhnien.com.vn/pages/20121127/chu-tich-nuoc-truong-tan-sang-vi-cai-ghe-che-do-se-suy-vong.aspx

    Trả lờiXóa
  15. Bản Hiến Pháp chẳng phải được soạn trong ngày một, ngày hai, mà đó là cả một thời gian dài chuẩn bị. Bản dự thảo Hiến Pháp cũng đã được gửi đến từng gia đình để lấy ý kiến, tất cả đều rất dân chủ. Và hơn thế, đã có 486/488 đại biểu đại diện cho nhân dân tán thành, không có một ý kiến nào không tán thành, vậy là quá rõ về tính đúng đắn của bản Hiến Pháp mới này rồi. Vậy cớ sao mọi người cứ phải nâng lên, đặt xuống, xuyên tạc này nọ làm gì nữa chứ? Nếu như thật sự là những con người dân chủ, là những con người yêu nước thực thụ thì hãy dừng ngay những hành động ngu ngốc ấy đi, bọn rận chủ à!

    Trả lờiXóa
  16. Với sự kiện bản hiến pháp mới được thông qua vói số phiếu tán thành gần như tuyệt đối thể hiện tình Đảng - Dân một lòng. Thể hiện sự tin tưởng tuyệt đối của nhân dân đối vói sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản. Đối với chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước. Đảng - Dân một lòng thì làm gì cũng dễ, làm chuyện gì cũng thành công, vì thế đây là mốc son mới cho sự phát triển tiếp theo của Việt Nam hiện tại và trong tương lai. Việt Nam ơi cố lên.

    Trả lờiXóa
  17. Với bản hiến pháp mới này thể hiện sự tin tưởng tuyệt đối của nhân dân với Đảng và nhà nước này chúng ta càng tin tưởng ràng trong tương lại Việt Nam sẽ phát triển nhanh chóng để sánh ngang với các nước trong khu vực và trên thế giới. Bằng sự chỉ đạo tuyệt đối, sáng suốt của Đảng, và sự tin tưởng tuyệt đối của nhân dân thì không gì là không thể ngăn cản được Việt Nam ta hội nhập quốc tế và phát triển ở cả hiện tại và tương lai.

    Trả lờiXóa
  18. Chúng ta có thể thấy hiến pháp xã hội chủ nghĩa như một văn bản có tính chất chương trình, như một phương tiện để biểu đạt các chính sách chính trị. Hiến pháp ở Việt Nam bây giờ là một nền tảng cho các nhà lập pháp, các nhà luật học, các luật sư, và những người khác thảo luận về các vấn đề chính sách hiện tại và các định hướng về chủ nghĩa hợp hiến.

    Trả lờiXóa
  19. Hiến pháp và Luật, rõ ràng đều có một bản chất liên quan với nhau. Một Hiến pháp cần phải có hiệu lực pháp luật; cho nên nó cũng phải là luật. Tuy nhiên nó không chỉ là luật, nó còn phải trên cả luật. Và như vậy có một sự khác biệt ở đây. Việc ở đây có một sự khác biệt như vậy, việc một bản hiến pháp cần phải không chỉ là luật, mà còn hơn thế nữa, có thể chứng minh được qua hàng trăm thực tế.

    Trả lờiXóa
  20. Một bản Hiến pháp không chỉ là một văn bản luật, như những văn bản luật khác, mà nó còn là một văn bản luật nền tảng của một quốc gia. Hiến pháp sửa đổi quy định, nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ. Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.

    Trả lờiXóa
  21. Qua lần sửa đổi HIến pháp lần này, Đảng Cộng sản Việt Nam gắn bó mật thiết với Nhân dân, phục vụ Nhân dân, chịu sự giám sát của Nhân dân, chịu trách nhiệm trước Nhân dân về những quyết định của mình. Mọi hành vi chống lại độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, chống lại sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đều bị nghiêm trị.

    Trả lờiXóa
  22. Đây là sự kiện có tính chất lịch sử của thời kỳ mới xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, hội nhập quốc tế, đưa đất nước phát triển. Hiến pháp thể hiện tinh thần đổi mới và là bản Hiến pháp được chuẩn bị với tinh thần như vậy nên đã thể hiện được ý Đảng, lòng dân chắt lọc được tinh hoa trí tuệ của toàn dân vào bản hiến pháp thông qua lần này.

    Trả lờiXóa
  23. Việc phê chuẩn thông qua bản Hiến pháp sửa đối, bổ dung không những có ý nghĩa đối với chính trị mà còn là sự thay đổi với mục đích phù hợp đối với tất cả các lĩnh vực trong đời sống xã hội, là kinh tế, văn hóa, lịch sử, ngoại giao, quân sự....Điều kiện tồn tại bản sửa đổi này là do tình hình xã hội, đất nước hiện tại đã có nhiều đổi khác, không còn có thể giữ được những thứ đã lạc hậu, cũ kĩ từ những năm 90 của thế kỷ trước nữa, trước tình hình mới, điều kiện hội nhập, Việt Nam cần phải làm cho bản Hiến Pháp của mình thêm hiệu quả và vững chắc, phù hợp và cần thiết.

    Trả lờiXóa
  24. Trong suốt quá trình phát triển thì luôn cần có sự biến đổi tư duy , cải cách đổi mới các vấn đề pháp lý nhằm củng cố nền pháp luật Việt Nam đồng thời đảm bảo các quyền lợi cho mọi công dân và thể hiện sự tiến bộ phát triển của Nhà Nước !

    Trả lờiXóa
  25. Tư duy có đổi mới của những lãnh đạo cấp cao trong Quốc Hội cũng đã thể hiện được tầm nhìn chiến lược của quốc gia trong thời kì mới ! Loại bỏ những tư tưởng lạc hậu trước kia , khẳng định quá trình phát triển của đất nước ta trong giai đoạn mới phát triển bền vững mà không hề chậm chạp chút nào !

    Trả lờiXóa
  26. Quá trình vận động của bất kì sự vật hiện tượng nào cũng cần có những sự thay đổi cần thiết và quá trình mở cửa hội nhập quốc tế thì việc sửa đổi bổ sung hiến pháp của của nước ta hợp theo sự phát triển của quá trình hội nhập ấy ! nhưng hội nhập cần có sự quyết định đúng đắn , tránh đi nhầm đường sai hướng gây ảnh hưởng sai lầm nghiêm trọng !

    Trả lờiXóa
  27. Quá trình vận động phát triển của đất nước luôn tạo ra những sự kiện mới đòi hỏi phải thay đổi cách nhìn nhận cho phù hợp với sự phát triển của đất nước. Và ở đây luật phát cũng thế phải thay đổi để phù hợp với yêu cầu phát triển đất nước. Trong thời gian vừa qua đất nước ta đã tiến hành sửa đổi hiến pháp nhằm mục đích để phù hợp bắt kịp sự phát triển của đất nước. Và bản hiến pháp đã được thông qua với tình Đảng ý dân nhất trí một lòng, thể hiện sự sáng suốt tài tình trong chỉ đạo phát triển của đất nước, điều này thể hiện rằng đất nước ta chỉ cần có sự chỉ đạo của Đảng Cộng Sản và sự đồng tình ủng hộ của nhân dân sẽ giúp đưa đất nước ta phát triển. Và việc thông qua bản hiến pháp là bước thành công đầu trong bước phát triển chung của đất nước.

    Trả lờiXóa
  28. Luật sửa đổi hiến pháp mới để khẳng định nền luật pháp của ta luôn trên đà phát triển ! Đồng thời thể hiện thực hóa quá trình hoàn thiện thể chế luật pháp , đảm bảo cơ sở pháp lý vững chắc cho các hoạt động liên quan tới pháp luật của nước ta !

    Trả lờiXóa
  29. Những kết quả tuyệt vời của một thời gian làm việc căng thẳng mệt mỏi nhưng rất công tâm chính xác để rồi tất cả hồ hởi đón nhận một kết quả mĩ mãn của toàn dân . Sự tán thành gần như là toàn bộ của quốc hội , cũng là của nhân dân về hiến pháp mới lần này . Chúng ta sẽ cùng nhau chào đón một tương lai mới cho dân tộc . Việt Nam ơi ! Tiến Lên !

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog