Chia sẻ

Tre Làng

VÕ THỊ HẢO HAY VÕ THỊ BẤT HẢO?

Khoai@

Mình đọc bài "Ngày tang khốc cho dân tộc Việt Nam" của nhà văn Võ Thị Hảo được đăng trên BBC Tiếng Việt, và được trang Quê Choa của Bọ Lập đăng lại. Một bài khá dài với nội dung đề cập đến việc Quốc hội phê chuẩn Hiến pháp 2013. Lèo lái, trí trá ngược xuôi để rồi cuối cùng Võ Thị Hảo kết luận xanh rờn, việc Hiến pháp mới 2013 ra đời là một ngày tang khốc cho dân Việt Nam.


Vậy tại sao Võ Thị Hảo lại cuồng ngôn với BBC rằng: 
Hiến pháp mới sửa đổi gạt ra ngoài những quyền lợi quan trọng của dân", và rằng, "đó lại là một ngày tang khốc cho tự do và nhân quyền của người dân Việt Nam"?28/11/2013, ngày mà Quốc hội khóa VI thông qua bản Hiến pháp sửa đổi (HP), với tỉ lệ tán thành gần tuyệt đối 9, 59% đã tiếp nối bữa tiệc mừng kéo dài của một nhóm quyền lợi gần như vô giới hạn.
Hẳn ai cũng biết, sau một thời gian khá dài lấy ý kiến góp ý vào bản Dự thảo Hiến pháp mới, cuối cùng, ngày 28/11/2013 Quốc hội khóa VI thông qua bản Hiến pháp sửa đổi, với tỉ lệ tán thành 9, 59%. Mình nghĩ, con số này đã nói lên nhiều điều, và ít nhất nó thể hiện được tâm nguyện của người dân Việt Nam trong thời khắc này.

Thực lòng, mình không mấy bất ngờ khi có 2 đại biểu không nhấn nút, tức không biểu quyết. Mình cũng sẽ không ngạc nhiên khi có những ý kiến trái chiều được thể hiện ở việc nhấn nút phủ quyết. Điều đó thể hiện tính dân chủ, và phần nào bộc lộ xu hướng phản biện xã hội đối với các sự kiện chính trị quan trọng của đất nước. 

Nói như bác Hiệu Minh (bác Cua), thì đa số chưa chắc đã đúng, thiểu số chưa chắc đã sai, vì thế 2 đại biểu không nhấn nút chúng ta cũng nên trân trọng. Nếu đem so sánh Hiến pháp 1992 và Hiến pháp 2013, rõ ràng sự tiến bộ là rất đáng kể. Các chuyên gia pháp luật nổi tiếng đã thống kê có ít nhất 12 điểm mới so với Hiến pháp 1992. 


Một trong số các điểm mới đó không thể không nói đến quyền con người được đề cập trong Hiến pháp. Những quy định về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân đã được chuyển từ Chương 5 trong Hiến pháp cũ lên Chương 2 của Hiến pháp mới. Như vậy, riêng bố cục cũng đã thể hiện tầm quan trọng của chương về quyền con người. Chúng ta cũng thấy, tên chương cũng đã có sự thay đổi, trước đây là "quyền và nghĩa vụ cơ bản công dân", tức là chúng ta đã đánh đồng khái niệm "quyền con người" và "quyền công dân" (nhưng thực tế thì quyền con người rộng lớn hơn quyền công dân), thì nay tên chương là "quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản công dân". Điều này thể hiện Nhà nước đã có những nhận thức mới về quyền con người, đặc biệt coi trọng và cam kết bảo đảm quyền con người, quyền công dân đúng như những công ước quốc tế mà Việt Nam đã là thành viên. Trường hợp nào cần hạn chế đến quyền con người, quyền công dân thì phải do Hiến pháp, luật định trong những trường hợp thật cần thiết vì những lý do rất cụ thể đã được quy định rõ trong hệ thống pháp luật.

Tất nhiên, với bản Hiến pháp này, Việt Nam sẽ còn nhiều việc phải làm để những quyền con người đã được hiến định đi vào cuộc sống. Nói về quyền biểu tình, lập hội, ông Uông Chu Lưu, Phó Chủ tịch Quốc Hội đã nói: "Quyền về tự do dân chủ, lập hội, biểu tình không chỉ quy định trong Hiến pháp lần này mà cả các bản Hiến pháp trước đây. Để triển khai thực hiện thì rõ ràng tới đây phải ban hành luật để quy định rõ điều kiện, thủ tục trình tự...". 

Rõ ràng, bản Hiến pháp mới đã có rất nhiều tiến bộ, và hơn hết nó phù hợp với nguyện vọng của người dân Việt Nam. Chính các đại biểu của người dân, tức các đại biểu Quốc Hội đã bấm nút bày tỏ thái độ không chỉ của họ mà còn là thái độ của người dân đối với bản Hiến pháp 2013. Việc Võ Thị Hảo phát biểu một cách cuồng ngôn như vậy thể hiên sự tha hóa lệch lạc về tầm nhìn, hoặc vì động cơ phủ định sạch trơn những cố gắng của các đại biểu Quốc hội trong thực thi nhiệm vụ đại biểu cho người dân. Sâu xa hơn, đó là sự kích động, gây chia rẽ đoàn kết giữa đảng và dân.


Để minh chứng cho lời nói của mình, rằng "Hiến pháp này là hiến pháp của đảng", Võ Thị Hảo trơ trẽn dùng tiểu xảo trích dẫn để dẫn lời ông Uông Chu Lưu trên báo Tuổi Trẻ Online để lừa bịp người đọc, và đánh lận con đen. Hãy xem Võ Thị Hảo trích dẫn những gì:

Trong lời nói đầu của HP ghi rằng "nhân dân Việt Nam (VN) xây dựng, thi hành và bảo vệ Hiến pháp này". Điều đó có đáng tin? Ông Uông Chu Lưu, Phó chủ tịch QH đã trả lời PV báo Tuổi trẻ (ngày 29/11/2013): “… quá trình tham gia, quá trình chỉ đạo sửa đổi Hiến pháp thì có thể nói rằng đây là một quá trình thể chế hóa cương lĩnh, cụ thể hóa những điểm lớn, những mục tiêu lớn mà Đảng đã đề ra”.
Vậy khi đọc Tuổi Trẻ Online bằng cách vào google, tra cụm từ mà Võ Thị Hảo trích trong bài, bạn thấy gì?

Trong bài "Đảng gắn bó mật thiết với quá trình xây dựng bản Hiến pháp" trên Tuổi trẻ (xem ở đây) có đoạn ông Uông Chu Lưu trả lời phóng viên Tuổi Trẻ, xin trích nguyên văn:

Bản sửa đổi Hiến pháp lần này đã thể chế hóa được cương lĩnh của Đảng, trên cơ sở phát huy dân chủ, phát huy đại đoàn kết dân tộc, đề cao quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, và có thể nói là đã phân định được rõ chức năng, nhiệm vụ của cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp. (xem ảnh dưới, được chụp từ màn hình)
Tinh ý một chút, nếu đem so sánh câu trích dẫn của Võ Thị Hảo với câu của ông Uông Chu Lưu đã được Tuổi trẻ online trích dẫn ta sẽ thấy câu trích dẫn đã bị thêm đoạn đầu và bớt đi đoạn cuối. Lối trích dẫn này làm cho người đọc hiểu sai hoàn toàn phát biểu của ông Uông Chu Lưu và hiểu sai về bản chất của quá trình xây dựng Hiến pháp.

Như vậy có thể thấy, Võ Thị Hảo đã không trung thực khi viết bài, đã cắt xén câu chữ của ông Uông Chu Lưu để đánh lừa người đọc, nhằm chứng minh cho những nhận xét ác ý của mình về bản Hiến Pháp 2013. Là một cây bút sừng sỏ trong làng Văn Việt Nam, hơn ai hết Võ Thị Hảo hiểu được giá trị của những câu trích dẫn. Các bạn cũng có thể tìm thấy sự việc tương tự của Võ Thị Hảo qua việc viện dẫn lời ông Phan Trung Lý trong bài viết và cũng dễ dàng thấy rằng, một cách ma mãnh đến khốn nạn, Võ Thị Hảo đã cắt xén những lời phát biểu của ông này.


Vì Thế, tôi không tin là Võ Thị Hảo có tâm sáng trong việc viết bài này.

Ở một đoạn khác, Võ Thị Hảo viết rằng:
Trong các chương quy định về quyền tự do và quyền con người, nghe có vẻ kêu, nhưng lại chốt đuôi một "thòng lọng" khiến tiếp nối tình trạng lạm dụng và vô hiệu hóa các quyền đó như đã xảy ra lâu nay: "công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật”.
Không hiểu thứ tự do ngôn luận như Võ Thị Hảo đang diễn liệu có đúng quy định của pháp luật hay không? Có phải Võ Thị Hảo muốn nói đến thứ tự do ngôn luận vô chính phủ hay không? Chúng ta muốn tự do ngôn luận, tự do báo chí, hội họp, tiếp cận thông tin...nhưng không thể làm ảnh hưởng đến lợi ích của xã hội, của nhà nước, và đặc biệt là của công dân. Bà Võ Thị Hảo có thể tự do nói như thế, và tôi có thể nói về bà như đang viết, và đó là tự do. Tuy nhiên, cả tôi và bà không được đi quá xa, hay lạm dụng cái quyền của mình để làm mọi cách thay đổi thể chế chính trị này, như thế là phạm pháp. Tự do, nhưng bà không được tiếm danh nhân dân, thay mặt nhân dân, và càng không nên lấy lý do "tranh đấu vì dân" để phát biểu, thề thốt bằng cách xuyên tạc, bóp méo sự thật (như bà xuyên tạc lời nói của ông Uông Chu Lưu và ông Phan Trung Lý). 

Bà cũng không thể nói câu: "Theo quy định của pháp luật" nghĩa là, sẽ tiếp tục thảm trạng muôn thuở tạo điều kiện cho nhà cầm quyền ban hành vô số luật và văn bản dưới luật trái HP để hạn chế quyền của người dân, tạo lợi ích cục bộ và kẽ hở cho tham nhũng, tiếp tục ưu tiên những tập đoàn, doanh nghiệp độc quyền thụt két nhà nước hàng tỷ USD, đẩy VN tới bên bờ vực của sự vỡ nợ khốn đốn...". 


Trước hết, ai cũng biết Hiến pháp chỉ là "Luật Mẹ", và vì thế không thể quy định trăm thứ cu ti tỉ muội vào đó được. Để điều chỉnh các quan hệ xã hội người ta cần đến các văn bản Luật và dưới luật. Vì thế, không riêng Việt Nam, nước nào cũng phải ban hành các văn bản dưới luật, đó là sự thật. Tuy nhiên, về nguyên tắc, một điều mà ai cũng hiểu là các văn bản quy phạm pháp luật phải thống nhất với Hiến pháp, không được mâu thuẫn. Võ Thị Hảo căn cứ vào đâu mà dám khẳng định rằng: "sẽ tiếp tục thảm trạng muôn thuở tạo điều kiện cho nhà cầm quyền ban hành vô số luật và văn bản dưới luật trái HP để hạn chế quyền của người dân, tạo lợi ích cục bộ và kẽ hở cho tham nhũng, tiếp tục ưu tiên những tập đoàn, doanh nghiệp độc quyền thụt két nhà nước hàng tỷ USD, đẩy VN tới bên bờ vực của sự vỡ nợ khốn đốn"? Liệu đó có phải là sự hàm hồ có tính toán nhằm xuyên tạc bản Hiến Pháp này?


Trong một đoạn viết về "Dung dưỡng tham nhũng", Võ Thị Hảo lại trơ tráo phát biểu, "Hiến pháp tiếp tục mở đường cho tham nhũng nhà nước lộng hành".  

Vẫn lối viết đó, với những minh chứng "vô tiền khoáng hậu", không dẫn nguồn cũng chẳng cần mốc thời gian, từ "Báo cáo của Viện kiểm sát nhân dân Tối cao", "Theo một khảo sát quốc tế năm 2011", rồi "Theo tiến sĩ Vũ Quang Việt", cho đến "Báo cáo của nhóm chuyên gia trong Ủy ban kinh tế của QH" để kết luận: "Thế nhưng những con nợ kếch xù ấy vẫn được QH ưu đãi tiếp trong HP: DN nhà nước giữ vai trò chủ đạo". Võ Thị Hảo đã lại một lần nữa dùng tiểu sảo trích dẫn để lừa bịp, dùng những gì thuộc quá khứ để "kết luận" một cách võ đoán cho tương lai. Quả thật, nếu tài "gia cát dự" như thế này, thì lời khuyên chân tình cho Võ Thị Hảo là hãy chuyển sang nghề "Tìm mộ liệt sĩ" thay vì viết bài gửi cho BBC may ra có ích cho đời.


Đến đây, chắc không ai ngạc nhiên về sự Bất Hảo trong con người mang tên Võ Thị Hảo.


Còn nữa...



Phú Thọ, ngày 1 tháng 12 năm 2013

19 nhận xét:

  1. Nặc danh22:02 1/12/13

    Mắt hum húp; mồm rộng hoang hoác... con Hảo có tướng Bú Cặc...

    Trả lờiXóa
  2. Bỏ bầm! Chị thật chứ chú Khoái aka Són còn chưa phân biệt được các khái niệm quyền con người, nhân quyền với quyền công dân mà lên chém phần phật thế chả khác nào xuyên tạc, hạ thấp giá trị bản Hiến pháp vừa mới được sửa đổi phù hợp với ý Đảng, lòng Dân.

    Làm dư luận viên nhất thiết phải có cái tâm hồng, nhưng cũng buộc phải có cái tầm chuyên thì mới đóng góp thiết thực được cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân. Nhược bằng không thì hỏng bét!

    Trả lờiXóa
  3. Nặc danh23:04 1/12/13

    Đốp giải thích anh nghe?

    Trả lờiXóa
  4. Nặc danh06:58 2/12/13

    Hehe, Không thấy Đốp quay lại.
    Anh thấy có ví dụ đơn giản này nhé: Một người bị đi tù, anh ta bị mất quyền công dân, nhưng không mất đi quyền con người, vì tế anh ta được đối xử công bằng, và trong trường hợp không phải tử hình, anh ta vẫn được quyền sống, quyền làm người.
    Rõ chưa Đốp?
    Anh biết Đốp chuyên ngành luật, khá am hiểu về luật so sánh, một ngành luật mà ở Việt Nam, số chuyên gia đếm chưa hết đầu ngón tay. Quý lắm đấy. Liệu mà dùng cho có ích.

    Trả lờiXóa
  5. Quyền tự do ngôn luận là quyền cơ bản của mỗi con người , song không thể làm dụng nó để nói lên những ý kiến sai lệch về Đảng, chính quyền nhà nước. Bản sửa đổi hiến pháp được lấy ý kiến rộng rãi từ toàn bộ công dân Việt Nam. Nó thể hiện nguyện vọng của người dân Việt Nam nhằm xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa giàu đẹp. Với những lời lẽ thế này thì tốt nhất Hảo nên câm miệng lại. Đừng để những lời nói của những con người cặn bã của xã hội làm mờ đi lí tưởng cao đẹp của nước nhà.

    Trả lờiXóa
  6. nhắc đến BBC thì chúng ta có thể tin được gì từ cái đài đó vì giờ đây mục đích của chúng chỉ là cấu kết với bè lũ phản động, lũ cướp nước và các thế lực thù địch với nhà nước VIệt Nam để đăng những bài viết, thông tin sai lệch về những sự việc, xảy ra ở nhà nước, chính quyền, chế độ xã hội chủ nghĩa của ta bằng những đám rận chủ tay sai, bằng những tên tội phạm để xóa nhòa lý tưởng cao đẹp của Đảng và Nhà nước ta

    Trả lờiXóa
  7. Tiểu xảo cắt chỗ này, đắp chỗ kia của bà Hảo xem ra đã bị vạch mặt phanh phui rồi. Đúng là trò trẻ con, dại dột. Căn cứ vào đâu mà bà có thể phat ngôn "Hiến pháp mới sửa đổi gạt ra ngoài những quyền lợi quan trọng của dân" cơ chứ? Vẫn biết rằng ai cũng có quyền tự do ngôn luận, nhưng cái cách tự do của bà đã đi sai đường, lệch hướng mất rồi! "Biết thì thưa thớt, không biết thì dựa cột mà nghe" bà Hảo nhé! Đừng phát ngôn theo kiểu xuyên tạc và bóp méo sự thật như thế chứ?

    Trả lờiXóa
  8. Giờ chị mới rảnh để vãi vào bụi tre nhà Són!

    Thời chị còn làm báo cáo viên trung ương, khái niệm "quyền con người" của nhà nước chuyên chính vô sản và sau này là nhà nước pháp quyền XHCN khác với khái niệm "nhân quyền" của nhà nước pháp quyền dân chủ tư sản.

    Trong chế độ chính trị chuyên chính vô sản và pháp quyền XHCN, sự phân hóa, phân biệt và đấu tranh giai cấp theo phương pháp chuyên chính qua công cụ nhà nước và pháp luật được thể chế hóa là đương nhiên. Đã có chuyên chính giai cấp thì đương nhiên những quyền tự nhiên và quyền cơ bản của con người, vốn cấu thành khái niệm "nhân quyền" đặc sắc của cách mạng tư sản Phương Tây trong cuộc đấu tranh chống chuyên chính Phong kiến trước đó, thuộc giai cấp hoặc liên minh giai cấp thống trị cũ đang bị công cuộc cải tạo xã hội của giai cấp gắn với đảng cầm quyền hiện tại hạn chế hoặc tước đoạt. Trong nền chuyên chính như vậy chắc chắn không có khái niệm "nhân quyền" như một giá trị phổ quát mang tính tiến bộ và cách mạng của nhân loại. Thay vào đó, chúng ta đưa ra khái niệm "quyền con người" với tính cách như các quyền cơ bản được hiến định chủ yếu phục vụ quần chúng nhân dân, tức liên minh giai cấp tạo thành nền tảng chính trị của đảng cầm quyền hiện hành. Vì là quyền cơ bản hiến định mang tính phân biệt và chuyên chính giai cấp, nên điều kiện đủ để thực hiện những quyền con người cơ bản này còn chịu sự điều chỉnh của pháp luật. Pháp luật, hay còn gọi là công cụ chuyên chính giai cấp của nhà nước, khi này không còn là cơ chế bắt buộc nhà nước phải có nghĩa vụ bảo đảm việc thực thi các quyền con người cơ bản của người dân, mà trở thành công cụ để vô hiệu hóa (qua việc không ban hành) hoặc cản trở (qua việc chậm trễ ban hành) việc thực thi các quyền con người cơ bản của người dân.

    Trả lờiXóa
  9. Khái niệm "quyền công dân" đương nhiên có mối liên hệ và là một cấu phần của "nhân quyền" tư sản hoặc "quyền con người" vô sản. Nếu "nhân quyền" hay "quyền con người" chỉ bị nhà nước giới hạn nhằm bảo đảm việc thực thi quyền của cá nhân không làm ảnh hưởng tới việc thực thi quyền của cá nhân khác trong xã hội, thì "quyền công dân" luôn đi cùng khái niệm "nghĩa vụ công dân" của một công dân đối với một nhà nước nhất định thông qua chế định quốc tịch. Nhà nước, với vai trò và nghĩa vụ bảo đảm việc thực thi các quyền con người của công dân nước mình, người không quốc tịch hoặc người có quốc tịch nước ngoài trên vùng lãnh thổ thuộc chủ quyền nhà nước hoặc thuộc điều ước quốc tế, có quyền ban hành các nghĩa vụ phải thi hành cho các chủ thể được hưởng quyền con người vừa nêu.

    Vì thế, bản văn hiến pháp phải phân biệt được những quyền con người nào thuộc quyền tự nhiên và quyền cơ bản hiến định mà nhà nước chỉ được phép giới hạn chứ không được bác bỏ hay trì hoãn bằng pháp luật hoặc bằng cơ chế ban hành pháp luật, trên cơ sở tuân thủ các công ước quốc tế về quyền con người theo nguyên tắc "pacta sunt servanda" mà nhà nước đã gia nhập, và những quyền cơ bản hiến định mở rộng nào mà nhà nước cho rằng phục vụ tốt hơn lợi ích của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.

    Về câu chữ, Điều 3 Chương I và Chương II Hiến pháp 1992 vừa được sửa đổi là một sự tiến bộ theo hướng nó tiếp cận với những giá trị phổ quát được cả thế giới công nhận về "quyền con người" vốn là một thành quả của Cách mạng tư sản Pháp 1789 được thể hiện qua bản "Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền Pháp". Sau 224 năm cách mạng không ngừng nghỉ khắp thế giới, giá trị nhân quyền của bản tuyên ngôn này đã rọi sáng xứ An Nam nhờ ơn Đảng, ơn Quốc hội và ơn Chính phủ.

    Chị cho rằng hạn chế mà HP vừa rồi chưa khẳng định được là việc hiến định nguyên tắc "công dân được phép thực hiện với quyền tự quyết của mình tất cả các quyền con người và quyền công dân đã được hiến định phù hợp với các công ước quốc tế về quyền con người, trừ khi việc thực hiện các quyền đó phải tuân thủ các giới hạn được quy định bởi một văn bản pháp luật liên quan được ban hành phù hợp với công ước quốc tế, Hiến pháp và đã có hiệu lực pháp luật."

    HP còn ghi "Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định." là còn để kẽ hở cho việc xóa bỏ, cản trở việc thực hiện các quyền con người và quyền cơ bản của công dân trong thực tế.

    Riêng chị, HP càng sửa đổi thì càng xa rời giá trị chuyên chính vô sản và tiến tới các giá trị dân chủ tư sản. Là một nhà cách mạng vô sản chị buồn lắm!

    Có mấy lời phi lộ để quán triệt chú Són về sự khác nhau giữa báo cáo viên cấp trung ương với dư luận viên mạng ảo!!!

    Trả lờiXóa
  10. Nặc danh21:58 2/12/13

    Đốp nói thế thì anh thấy chả khác gì Khoai viết cả.
    Mệt

    Trả lờiXóa
  11. Nặc danh22:04 2/12/13

    Đốp vào đây mà tham khảo này:
    1.https://www.google.com.vn/url?sa=t&rct=j&q=&esrc=s&source=web&cd=2&cad=rja&ved=0CDIQFjAB&url=http%3A%2F%2Ftiasang.com.vn%2FDefault.aspx%3Ftabid%3D116%26CategoryID%3D42%26News%3D6185&ei=z6CcUv65EOKBiQfb44CACA&usg=AFQjCNEayBY4hZhqL9XnE4gnZVIrtqAEEg&sig2=pf970KYRRKGyRnympcbbLQ&bvm=bv.57155469,d.aGc

    2.https://www.google.com.vn/url?sa=t&rct=j&q=&esrc=s&source=web&cd=4&cad=rja&ved=0CEIQFjAD&url=http%3A%2F%2Fwww.anninhthudo.vn%2FBan-doc-lam-bao%2FKhong-nen-nham-lan-quyen-con-nguoi-voi-quyen-cong-dan%2F489219.antd&ei=z6CcUv65EOKBiQfb44CACA&usg=AFQjCNFcOvqh9g8BqGmVprJximhBXuqa3A&sig2=WYhtpscrt9s9y7iumy4OEg&bvm=bv.57155469,d.aGc

    3.https://www.google.com.vn/url?sa=t&rct=j&q=&esrc=s&source=web&cd=6&cad=rja&ved=0CFMQFjAF&url=http%3A%2F%2Ftks.edu.vn%2Fportal%2Fdetailtks%2F6690_67__Mot-so-van-de-ve-quyen-con-nguoi%2C-quyen-va-nghia-vu-co-ban-cua-cong-dan-trong-du-thao-sua-doi-Hien-phap-1992.html&ei=z6CcUv65EOKBiQfb44CACA&usg=AFQjCNG7-sPwzvlezvndjhScOF7rXWmunA&sig2=tLJKhr5rPsYedDKcPPubUg&bvm=bv.57155469,d.aGc

    4. https://www.google.com.vn/url?sa=t&rct=j&q=&esrc=s&source=web&cd=7&cad=rja&ved=0CFsQFjAG&url=http%3A%2F%2Fvietnamese.vietnam.usembassy.gov%2Fdoc_whatisdemocracy_ii.html&ei=z6CcUv65EOKBiQfb44CACA&usg=AFQjCNEgAva95dFm0FHRKzhZd3kY8EFLyg&sig2=rXb-Fy28al5TvyaHRzPKjQ&bvm=bv.57155469,d.aGc

    Đó, dễ hiểu hơn Đốp phân tích kiểu trung ương nhìu.

    Trả lờiXóa
  12. Nặc danh09:12 3/12/13

    Bác Sơn bị con mẹ đốp nó xỏ mũi dắt đi hơi bị kinh đấy

    Trả lờiXóa
  13. Nặc danh14:00 3/12/13

    Hehe, chưa biết ai dắt mũi ai đâu bạn.
    Nếu được dắt muiix bởi một cao nhân thì tốt quá, nhưng cái trình con mẹ Đốp này cũng thường. Chưa có cái còm nào ra hồn ngoài chiến thuật "Tiên hạ thủ vi cường" hay "Tiên phát chế nhân".
    Nhận xét về Đốp anh đã nhận xét ở phần trên rồi. Cái còm mới nhất của Đốp cứ lòng vòng lòng vòng, không đi vào vấn đề chính. Anh cũng biết mục đích của Đốp là dẫn dắt, những bài đó xa xưa lắm. Không có thời gian mà đốp mới chát.

    Trả lờiXóa
  14. Bài viết hay về con mụ Bất Hảo này. Nhưng có chỗ còn sai, V. H. Sơn à: "Quốc hội khóa VI thông qua bản Hiến pháp sửa đổi, với tỉ lệ tán thành gần tuyệt đối 9, 59%"

    Trả lờiXóa
  15. Cô Nặc cứ làm như chú Són là người dễ thòng dây thừng dong đi như loài móng guốc không bằng? Chú Són mà hiểu bài chị nhanh như vậy thì đã sớm được thăng chức chỉ đạo viên để không phải sớm hôm làm dư luận viên bờ lốc gờ pót bài theo chỉ đạo.

    Trả lờiXóa
  16. Nặc danh21:00 3/12/13

    Anh Sơn để cửa cho Đốp chơi nhà, dặt dẹo la liếm và oăng oẳng tí cho vui cửa vui nhà.
    Đỡ tốn tiền thuê bảo vệ. Đám zân chủ hay Ba que lảng vảng Đóp xơi luôn.
    Vui phết.

    Trả lờiXóa
  17. nguyentieupham11:07 4/12/13

    Bài hay nhưng quá nhiều lỗi chính tả không thể tha thứ được, nhất là trong bài viết có tính chất tranh luận chính trị như thế này. Khoai@ hãy đọc lại những chữ này trong bài để thấy sự cẩu thả của mình:"28/11/201" là năm nào? "gần tuyệt đối 9, 59%", 9,59 % mà gần tuyệt đối ư? "ông Uông Chung Lưu, Phó Chủ tịch Quốc Hội", chả có ông Uông Chung Lưu, Phó Chủ tịch Quốc Hội nào cả, chỉ có ông Uông Chu Lưu, Phó Chủ tịch Quốc Hội mà thôi; "Ở một đoạng khác", chả có đoạng nào cả, chỉ có đoạn mà thôi;"Có phải Võ Thị Hảo muốn nói đến thứ tự ngôn luận vô chính phủ hay không?", chả có "...thứ tự ngôn luận" nào cả, chỉ có"..thứ tự do ngôn luận.."mà thôi; không có "trăm thứ cu ti tỉ muội" mà chỉ có "trăm thứ cụ ti tỉ muội" mà thôi; viết thế này thì có phải là cẩu thả không: "may ra co ích chơ đời"!

    Trả lờiXóa
  18. Nặc danh18:17 4/12/13

    @nguyentieupham
    Cảm ơn bạn nhé,
    Trelang nhận lỗi và đã cố gắng sửa. Mong các bạn tiếp tục góp ý.

    Trả lờiXóa
  19. Bài viết rất hay , đã vach mặt được con mụ Hảo nhưng còn nhiều lỗi chính tả quá . đúng như bác nguyentieupham đã nói . Cần có những bài viết như thế này thì bọn rận nó mới hết xuyên tạc , mới hết có những bài văn bố láo , xảo trá đánh lừa người dân .

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog