(PetroTimes) - Căng thẳng giữa Trung Quốc với các quốc gia hữu quan xung quanh tranh chấp biển đảo tại biển Hoa Đông và Biển Đông đang có những động hướng phức tạp sau khi nhiều nước trên thế giới lên tiếng chỉ trích dự thảo sửa đổi “Biện pháp thực hiện Luật Ngư nghiệp” của tỉnh Hải Nam, Trung Quốc mới được thông qua (có hiệu lực từ ngày 1/1/2014). Không những Mỹ, Nhật Bản, mà Nghị sĩ Philippines Rufus Rodriguez cũng đã trình dự thảo nghị quyết phản đối Trung Quốc xung quanh vấn đề kể trên lên Hạ viện trong ngày 13/1 và Tổng thống Aquino ủng hộ vấn đề nhạy cảm này.
Theo trang tin Rappler.com, 2 thành phố Marikina và Paranaque còn tuyên bố, nếu thừa nhận quy định mới của Trung Quốc sẽ đồng nghĩa với việc chấm dứt vụ kiện Trung Quốc mà Philippines đang đeo đuổi, hơn nữa quy định mới trái luật pháp quốc tế nên Manila không bị ràng buộc. Có không ít chuyên gia nhận định, với những động thái đã và đang diễn ra chứng tỏ Trung Quốc đang dồn sức giải quyết “vấn đề Biển Đông”.
Lộ rõ mưu đồ
Ngày 11/1, Thị trưởng đảo Kalayaan (tỉnh Palawan) Eugenio Bito-ono coi động thái của Trung Quốc đang làm leo thang căng thẳng, phức tạp thêm tình hình Biển Đông, đồng thời đe dọa hòa bình và ổn định trong khu vực. Đại sứ Philippines tại Trung Quốc Erlinda Basilio đang xác minh thông tin về quy định mới của Trung Quốc và Manila sẽ đưa ra hành động phù hợp sau khi xác minh hoặc đã thảo luận với Bắc Kinh về vấn đề này.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Philippines Raul Hernandez cho biết, Manila đã chỉ đạo Đại sứ quán Philippines tại Bắc Kinh hỏi rõ về quy định mới của Trung Quốc. Bởi theo quy định mới của Trung Quốc tại Biển Đông, tàu thuyền nào vi phạm quy định đánh bắt cá vừa được chính quyền tỉnh Hải Nam thông qua sẽ bị buộc phải rời khỏi cái gọi là “vùng hành chính mới của Trung Quốc tại Biển Đông”, sẽ bị tịch thu dụng cụ đánh bắt cá và bị phạt một khoản tiền lên đến 82.000USD. Trong một số trường hợp, tàu cá nước ngoài có thể bị tịch thu và thủy thủ đoàn sẽ bị truy tố theo luật pháp Trung Quốc. Theo Bộ Ngoại giao Philippines, quy định mới của Bắc Kinh nhằm củng cố thêm tuyên bố mở rộng “đường lưỡi bò” của Trung Quốc tại Biển Đông. Đài Loan cũng không công nhận quy định mới của Bắc Kinh.
Ảnh bên: Máy bay trực thăng SH-60K Nhật Bản
Ngày 12/1, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Kono cũng chỉ trích quy định mới của Trung Quốc và coi đây là hành động mang tính cá nhân, không được luật pháp quốc tế cho phép. Trước đó (9/1), người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Jen Psaki đã lên án lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc ở Biển Đông vì “mang tính khiêu khích và có khả năng gây nguy hiểm”. Bà Jen Psaki nhấn mạnh, Trung Quốc đã không đưa ra bất kỳ lời giải thích hay căn cứ nào dựa theo luật pháp quốc tế cho những tuyên bố mở rộng hàng hải (có hiệu lực từ 1/1/2014).
Ngày 10/1, Trung Quốc đã bác bỏ chỉ trích kể trên của Mỹ. Bởi theo Bắc Kinh, lệnh cấm đánh bắt cá nhằm bảo vệ nguồn thủy sản. Theo ông Andrei Ostrovsky, Phó giám đốc Viện Nghiên cứu Viễn Đông của Nga, đằng sau tuyên bố kể trên của Washington là cuộc chơi mà Mỹ thực hiện trong khu vực này bấy lâu nay.
Ngày 10/1, tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng cho rằng, Trung Quốc đang đẩy mạnh các nỗ lực kiểm soát (bất hợp pháp) tại Biển Đông bằng cách tăng cường bố ráp ở các khu vực tranh chấp. Giáo sư Carlyle Thayer đến từ Học viện Quốc phòng Australia cho rằng, những quy định mới của tỉnh Hải Nam là ví dụ mới nhất về việc Bắc Kinh sử dụng (thủ đoạn) luật pháp và các quy định trong nước để thúc đẩy tuyên bố chủ quyền và quyền tài phán (bất hợp pháp) của họ. Và với cách làm này, Trung Quốc có thể ép buộc láng giềng tuân thủ “những cơ sở pháp lý cho tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh” - thừa nhận tuyên bố chủ quyền (vô lý, phi pháp) tại Biển Đông của họ.
Đây là lần đầu tiên Trung Quốc làm rõ một tuyên bố pháp lý áp dụng với ngư trường mà Bắc Kinh tranh chấp với các nước láng giềng. Nhưng quy định mới về đánh bắt tại Biển Đông lại không hề công bố rộng rãi ở bên ngoài Trung Quốc. Giới chuyên gia cho rằng, các nước Đông Nam Á có thể thách thức vùng cấm đánh bắt mới của Trung Quốc qua Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển.
Ngày 11/1, tờ Yomiuri (Nhật Bản) cho biết, Tokyo đã quyết định ghi quần đảo Takeshima/Dokdo, cùng quần đảo Senkaku/Điếu Ngư thuộc lãnh thổ Nhật Bản vào sách giáo khoa trung học cơ sở và trung học phổ thông của nước này. Nội dung sách giáo khoa mới được sử dụng từ năm 2016.
Nhận định của giới chuyên môn
Ngày 11/1, tờ South China Morning Post dẫn lời Giám đốc Ban Pháp chế thuộc Sở Thủy sản và Hải dương tỉnh Hải Nam (Trung Quốc) Lâm Vân thừa nhận, chưa có sự rõ ràng trong cách Bắc Kinh xác lập “vùng biển thuộc quyền tài phán của Hải Nam”. Bởi theo bà Lâm Vân, Quốc hội Trung Quốc chưa bao giờ xác định một biên giới như vậy và tỉnh Hải Nam càng không có quyền làm điều đó. Theo bà Lâm Vân, tàu tuần tra của tỉnh Hải Nam sẽ hoạt động theo bản đồ “đường lưỡi bò”, một yêu sách phi lý và không có căn cứ của Trung Quốc. Điều này cũng đồng nghĩa với việc lệnh cấm đánh bắt phi lý của Trung Quốc ngang nhiên áp đặt trên Biển Đông mơ hồ về pháp lý như “đường lưỡi bò” mà Bắc Kinh từng tuyên bố trước đó.
Ảnh bên: Xe bọc thép M1113 trong biên chế lục quân Philippines
Tạp chí The Diplomat dẫn nhận định của Giáo sư James Holmes thuộc Học viện Quân sự Hải quân Mỹ cho rằng, Trung Quốc đang tìm cách quản lý Biển Đông như thể vùng biển này là của riêng Bắc Kinh. Việc dùng tàu tuần tra bán quân sự, không phải tàu hải quân để thực hiện quy định kể trên là chiến lược ngoại giao “cây gậy nhỏ” và nếu không có quốc gia nào phản ứng, Trung Quốc sẽ thành công trong việc lập ra một hiện trạng mới tại Biển Đông. Theo nhận định của phóng viên Hãng AP Christopher Bodin, Bắc Kinh đang tăng cường “quyền cảnh sát” tại Biển Đông.
Nhiều nhà ngoại giao, kinh tế và học giả tham dự Diễn đàn viễn cảnh khu vực năm 2014 tại Singapore hôm 9/1 đã tỏ ra bất an trước viễn cảnh an ninh tại Châu Á - Thái Bình Dương trong năm 2014. Giáo sư Tomohito Shinoda đến từ Đại học Quốc tế Nhật Bản cho rằng, nếu Trung Quốc trở nên lấn lướt trong khi sức mạnh Mỹ có phần yếu đi, còn Nhật Bản vẫn duy trì được sức mạnh, thì Washington sẽ liên minh với Tokyo đối đầu với Bắc Kinh, đẩy khu vực trở về cục diện chiến tranh lạnh.
Chuyên gia về Trung Quốc và châu Á của Trung tâm nghiên cứu chiến lược quốc tế ở Washington (Mỹ) Bonnie Glaser đã nêu ra 3 khả năng xảy ra xung đột quân sự Mỹ - Trung. Thứ nhất, căng thẳng ngày càng lên cao giữa Trung Quốc và Nhật Bản, đặc biệt là nguy cơ xảy ra xung đột quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Thứ hai, xung đột quanh eo biển Đài Loan. Thứ ba, nguy cơ bất ổn tại CHDCND Triều Tiên. Thiếu tướng Chu Thành Hổ, Giáo sư tại Đại học Quốc phòng Trung Quốc cũng có cùng quan điểm với chuyên gia Bonnie Glaser.
Ngày 10/1, tại khách sạn Le Meridan ở thủ đô New Delhi, Ấn Độ đã diễn ra hội thảo với chủ đề “Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) của Trung Quốc và những thách thức hàng hải mới đối với châu Á-Thái Bình Dương và cấu trúc an ninh Biển Đông”. Các diễn giả đã cảnh báo về nguy cơ đối đầu giữa Trung Quốc với các nước trong khu vực, đặc biệt với Nhật Bản; nguy cơ đối với an ninh hàng hải tại biển Hoa Đông, cũng như những thách thức mới đối với Châu Á - Thái Bình Dương và cấu trúc an ninh Biển Đông. Các diễn giả cũng cho rằng, giải quyết tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông là vấn đề khó khăn và phức tạp, đòi hỏi các bên liên quan phải tuân thủ Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển.
Gia tăng áp lực
Theo tiết lộ của trang quân sự Strategy Page, Mỹ đã huy động một lực lượng đồ sộ gồm chiến đấu cơ, vệ tinh và tàu ngầm để theo dõi nhất cử nhất động của tàu sân bay Liêu Ninh trong chuyến tập trận ở Biển Đông (đã trở về căn cứ trên đảo Hải Nam hôm 1/1).
Theo tuần san quốc phòng Janes Defense Weekly, tàu USS Cowpens được Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương Mỹ giao nhiệm vụ theo dõi các hoạt động trên biển của tàu Liêu Ninh. Tư lệnh lực lượng tác chiến mặt nước của Mỹ, Trung tướng Thomas Copeman cho biết, tàu USS Freedom đã tiến hành vài cuộc tuần tra tại một số khu vực có liên quan mật thiết đến lợi ích của Mỹ trên Biển Đông - đã sử dụng radar đặc chủng và các thiết bị cảm biến để giám sát hoạt động của tàu thuyền tại vùng biển này.
Ảnh: Đại sứ Nhật Bản Keiichi Hayashi và Đại sứ Trung Quốc Lưu Hiểu Minh
Ngày 11/1, mạng “Japan News Network” cho biết, để tăng cường sức mạnh phòng vệ đối với các hòn đảo lân cận Okinawa, Nhật Bản quyết định cải tạo hệ thống đối với tàu sân bay Izumo sắp đưa vào hoạt động (hạ thủy tháng 8/2013), để có chức năng Bộ Tư lệnh tiền tuyến, tăng cường chỉ huy thống nhất và hoạt động tốt trên biển, trên mặt đất và trên không. Theo đó, tàu sân bay Izumo rất có thể trở thành tàu chỉ huy của lực lượng đổ bộ đoạt đảo (giống Thủy quân lục chiến Mỹ) do Nhật Bản thành lập. Được biết, trong 5 năm tới, Nhật Bản sẽ trang bị máy bay vận tải Osprey Mỹ có thể cất hạ cánh thẳng đứng trên tàu sân bay Izumo và khi đó nó sẽ trở thành tàu chiến chi viện lớn nhất.
Ngày 9/1, Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida và Bộ trưởng Quốc phòng Itsunori Onodera đã tranh thủ được sự ủng hộ của Pháp đối với quần đảo Senkaku/Điếu Ngư khi 2 ông có chuyến công du tới Paris. Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius cho biết, tại cuộc họp “2+2” giữa Bộ trưởng Quốc phòng và Ngoại trưởng Nhật - Pháp, hai bên đã nhất trí tăng cường hợp tác trong lĩnh vực công nghiệp và kỹ thuật quốc phòng. Trước đó khi trả lời phỏng vấn Hãng thông tấn PTI nhân kết thúc chuyến thăm Ấn Độ, ông Itsunori Onodera đã nhấn mạnh, đối thoại là cách duy nhất để giải quyết bất đồng sau khi Trung Quốc thiết lập ADIZ trên biển Hoa Đông.
Sau đó, ông Itsunori Onodera còn thề bảo vệ lãnh thổ Nhật Bản khi đề cập tới việc 3 tàu Trung Quốc xâm nhập khu vực biển Hoa Đông khi đi vào vùng lãnh hải ngoài khơi quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư hôm 12/1. Đây là lần đầu tiên trong năm 2014 tàu Trung Quốc đi vào vùng lãnh hải đang tranh chấp. Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga cho biết, Trung Quốc đã hoãn các chương trình trao đổi trong lĩnh vực tư nhân với Nhật Bản dự kiến diễn ra trong tháng 1.
Ngày 10/1, tờ Dong-A Ilbo cho biết, lính thủy đánh bộ của Hàn Quốc và Mỹ sẽ diễn tập đổ bộ quy mô lớn vào cuối tháng 3 với sự tham gia của khoảng 10.000 binh sĩ. Đây là cuộc diễn tập thứ 2 thuộc kiểu này sau khi được tổ chức năm 2011. Trước đó (từ cuối tháng 2 tới đầu tháng 3), Mỹ-Hàn sẽ diễn tập chỉ huy thường niên mang mật danh Key Resolve trong 2 tuần. Sau đó, Mỹ - Hàn còn diễn tập huấn luyện trên thực địa mang tên Đại bàng non vào cuối tháng 4 để kiểm tra khả năng sẵn sàng chiến đấu của binh sỹ hai nước.
Tăng cường sức mạnh
Ngày 12/1, Bộ Ngoại giao Hàn Quốc cho biết, đã đồng ý chi 920 tỉ won (866 triệu USD, tăng 5,8% so với 869,5 tỉ won năm 2013) trong năm nay để chia sẻ chi phí duy trì quân đội Mỹ tại nước này. Ngày 11/1, Mỹ cho biết có kế hoạch triển khai 12 máy bay chiến đấu F-16 tới Hàn Quốc trong tháng 1 để duy trì khả năng quân sự của Washington tại Châu Á - Thái Bình Dương. Trước đó (9/1), hải quân Mỹ đã giới thiệumáy bay do thám P-8 (một trong những mẫu máy bay do thám mới nhất của Mỹ tại Nhật Bản, có khả năng dò tìm và phát hiện các loại tàu ngầm hiện đại) trước các phóng viên tại căn cứ quân sự Atsugi, gần Tokyo.
Theo giới truyền thông, Nhật - Mỹ đang lên kế hoạch tiến hành một cuộc diễn tập chung (trung tuần tháng 2) liên quan đến máy bay MV-22 Osprey ở tỉnh Kochi, miền Tây Nhật Bản. Nhật Bản cũng đã đặt mua 42 máy bay chiến đấu F-35 của Mỹ và lô đầu tiên sẽ bàn giao trong năm 2016. Ngày 8/1, phát ngôn viên lục quân Philippines, Đại úy Anthony Bacus cho biết, Manila sẽ mua 14 xe bọc thép chở quân M113 vào năm 2015 nhằm tăng cường khả năng yểm trợ hỏa lực của họ. Trước đó, Bộ Quốc phòng Philippines cho biết, cần hơn 85 tỉ peso để hiện đại hóa các lực lượng vũ trang trong giai đoạn 2014-2018.
Theo tờ Kanwa Defens Review, trung đoàn J-11BS thứ năm của không quân Trung Quốc đã được thành lập ở một sân bay của Liên Vân Cảng với 24 máy bay chiến đấu mới. Lô máy bay này đều trang bị động cơ WS-10A và hiện Trung Quốc đã trang bị 5 trung đoàn, lần lượt đóng quân ở Tân Cương, Hải Nam, Đại Liên và Liêu Ninh. Trong đó lực lượng được triển khai ở đảo Hải Nam có phạm vi tác chiến chủ yếu tại Biển Đông. Ngày 10/1, Cục Hải dương nhà nước Trung Quốc (SOA) trang bị thêm tàu hải cảnh mới mang số hiệu CCG-3401 để củng cố sự quản lý của Bắc Kinh tại Biển Đông và động thái trên chứng minh rõ ý đồ độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc. Theo tuần báo Defense News, các đồng minh châu Á của Mỹ đều lo ngại Trung Quốc.
Ngày 10/1, tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng cho biết, căng thẳng Trung - Nhật xung quanh việc Thủ tướng Shinzo Abe viếng đền Yasukuni hôm 26/12/2013 tiếp tục được Đại sứ 2 nước tại Anh đề cập khi có cuộc trả lời phỏng vấn với Hãng BBC. Nhật Bản đã biện minh cho chuyến thăm đền Yasukuni của Thủ tướng Shinzo Abe - đến để cầu nguyện cho hòa bình, đồng thời nhắc lại lời kêu gọi thiết lập đường dây nóng giữa Tokyo và Bắc Kinh bởi theo Bộ trưởng Quốc phòng Itsunori Onodera và Ngoại trưởng Fumio Kishida, Tokyo muốn xây dựng nền hòa bình lâu dài ở Châu Á - Thái Bình Dương.
Hồng Thất Công - Tuấn Quỳnh
Trung quốc thì lúc nào cũng vậy cả thôi.Âm mưu của chúng thì ai chẳng biết được.Mới bước sang năm mới mà chúng đã có những tuyên bố này tuyên bố nọ như vậy rồi thì thật là khốn nạn.Vấn đề tranh chấp trên biển đông luôn rất là căng thẳng.Không phải tự nhiên mà tình hình nó lại diễn biến như vậy.Nếu trung quốc mà chịu hợp tác,mà chịu tuân thủ theo luật pháp quốc tế thì có lẽ chẳng có chuyện đó rồi.Người trung quốc hãy dừng ngay những việc làm xấu xa đó lại đi.Đúng là dày mặt quá.
Trả lờiXóaĐúng là cái lũ tàu khựa đi đến đâu cũng làm cho người khác ghét thêm thôi.Lúc nào cũng tự cho mình cái quyền tự quyết.Tuy nhiên thì những việc làm của tàu khựa lại rất sai trái và luôn bị dư luận thế giới chỉ trích.Vấn đề tranh chấp của Trung quốc và các nước khác trên biển đông đang có diễn biến hết sức khó lường.Và trung quốc đang lộ rõ âm mưu đen tối của mình.Đó là một âm mưu xấu xa và bỉ ổi.Nhật bản sẽ cảnh giác với âm mưu đó và trung quốc sẽ không dễ dàng đạt được mục đích của mình đâu.Đúng là cái lũ nhận vơ.
Trả lờiXóaTrung quốc đang muốn thực hiện tham vọng của mình nên muốn gây hấn với tất cả các nước.Việc làm của trung quốc trong thời gian qua là không thể nào chấp nhận được.Họ ngang ngược và rất phi lí.Hết vùng nhận dạng phòng không giờ lại đến cái quy định đánh bắt cá ở Hải Nam nữa.Chúng nó còn cái việc gì là không làm không.Tuy nhiên khi nói về những việc làm này thì dư luận thế giới đã lên tiếng chỉ trích hết sức gay gắt.Họ cho rằng trung quốc đang muốn phá vỡ nền hòa bình của thế giới.Vậy nên trung quốc sẽ không làm được gì đâu nếu như thế giới đang quay lưng với họ.
Trả lờiXóa