Tin tức 24h - Trên tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP) ngày 5/1 đưa tin Giáo sư Carl Thayer, Học viện Quốc phòng Úc nhận định, tình hình Biển Đông có thể sẽ lắng dịu trong ngắn hạn khi các quốc gia có tranh chấp lãnh thổ ở khu vực này đang thương thuyết để đạt được Bộ quy tắc ứng xử (COC) với Trung Quốc.
Tuy nhiên, theo vị chuyên gia này, tình hình có thể thay đổi vào giữa năm khi tòa án trọng tài Liên hợp quốc về Luật Biển bắt đầu xét xử đơn kiện của Philippines về tính hợp pháp trong yêu sách chủ quyền của Trung Quốc trên hầu hết vùng biển này.
Hiện tại, có ít nhất bốn cuộc họp thương lượng về COC giữa Trung Quốc và các thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã được lên kế hoạch tổ chức vào đầu năm nay.
Theo Giáo sư Carl Thayer, các thành viên ASEAN sẽ tự kiềm chế để không tác động tới mục tiêu nhắm tới, bởi đang có hy vọng đạt được COC.
Trong nhiều năm qua, ASEAN đã hối thúc các bên đạt được một bộ quy tắc có tính ràng buộc pháp lý, vạch ra những quy định hành xử để ngăn ngừa nguy cơ xung đột bùng phát trên vùng biển tranh chấp. Trong khi đó, Trung Quốc luôn tìm cách né tránh đàm phán COC và khăng khăng rằng, tranh chấp lãnh thổ nên được giải quyết song phương.
Biển Đông sẽ lặng sóng trước phiên tòa xét xử?
Tuy nhiên, quan điểm của Bắc Kinh đã bắt đầu thay đổi vào năm ngoái. Tháng 9/2013, Trung Quốc và các nhà ngoại giao cao cấp của ASEAN đã tổ chức một cuộc tham vấn đầu tiên về COC tại thành phố Tô Châu.
“Dù muộn nhưng Trung Quốc đã phát hiện ra rằng, bộ quy tắc ứng xử thực sự giống như những gì họ đang thúc đẩy, cụ thể là đặt các tranh chấp sang một bên và tập trung vào hợp tác”, Oh Ei Sun - chuyên gia cao cấp tại Trường nghiên cứu quan hệ quốc tế S. Rajaratnam ở Singapore cho hay.
Tuy nhiên, đến ngày 30/3/2014, Philippines sẽ phải đệ trình trước Tòa án trọng tài LHQ về Luật Biển những lập luận chống yêu sách chủ quyền của Trung Quốc trên vùng biển trong phạm vi cái gọi là “đường 9 đoạn”, mà theo đó “ôm trọn” gần hết Biển Đông.
Tóm lại, các đặc quyền về biển của Trung Quốc ngoài 200 hải lý tính từ bờ biển của nước này ở biển Đông rất hạn chế.
Tòa án quốc tế sau đó sẽ gửi đến Trung Quốc một văn kiện để yêu cầu Trung Quốc trả lời.
Nếu Bắc Kinh không trả lời, thì theo Giáo sư Thayer, tòa án sẽ sớm đưa ra quyết định. Tuy nhiên, đây là một việc chưa có tiền lệ và ông Thayer cũng không rõ câu chuyện sẽ diễn tiến ra sao và kết thúc như thế nào.
Trong vụ kiện này, Philippines đã đưa ra lập luận rằng, đường chín đoạn trái với luật pháp quốc tế như trong UNCLOS và không thể hiện các đặc quyền biển của Trung Quốc giới hạn trong lãnh hải 12 hải lý và vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa 200 hải lý tính từ đường cơ sở.
Philippines cũng như Trung Quốc và các quốc gia ven biển khác ở Biển Đông có các đặc quyền ở vùng lãnh hải 12 hải lý, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa 200 hải lý.
Bãi cạn Scarborough chỉ là đá. Như định nghĩa trong mục 121 của UNCLOS, thực thể địa lý ở biển là đá chỉ được hưởng đặc quyền về lãnh hải chứ không được hưởng đặc quyền về vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Vì vậy vùng nước ngoài 12 hải lý tính từ bãi cạn (trong phạm vi 200 hải lý tính từ bờ biển đảo Luzon của Philippines) đều thuộc đặc quyền của Philippines chứ không phải của Trung Quốc.
Trong tám thực thể địa lý ở Biển Đông Trung Quốc đang chiếm giữ có năm thực thể địa lý là bãi đá ngầm hoặc chỉ là phần nổi khi thủy triều xuống không được hưởng đặc quyền biển nào. Ba thực thể còn lại là đá chỉ được hưởng quyền lãnh hải 12 hải lý.
Phương Mai (Tổng hợp)
Thật sự thì Trung Quốc đã quá trắng trợn khi tiến hành việc khẳng định chủ quyền trên biển Đông với nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á. Trong một thời gian tới có thể Trung Quốc sẽ im hơi lặng tiếng nhưng âm mưu và bản chất của nước này sẽ không bao giờ thay đổi. Trung Quốc đang phải đối mặt với nhiều thách thức lớn nhưng dường như chính sự tự cao tự phụ đã khiến họ không thể nào nhìn nhận ra được mà vẫn cố tình giành giật vì lợi ích cá nhân
Trả lờiXóaTrung Quốc ơi là Trung Quốc, các người thật quá tự tin vào bản thân rồi, cứ tưởng cái gì vơ vào mình cũng đơn giản thế sao? Thật sự thì các người hãy tự gánh chịu những hậu quả mà chính các người đã gây ra đi, các người thật sự không xứng đáng đâu. Nếu như sau vụ xử này Trung Quốc có thể giảm bớt đi sự kiêu ngạo của mình thì thật là tốt biết mấy, chính vì không thể nhận ra được sai lầm nên Trung Quốc đang mất đi lòng tin của không ít bạn bè thế giới
Trả lờiXóaĐọc được bài viết này mà cũng thấy an tâm phần nào về vùng biển lãnh thổ của chúng ta.Hai quần đảo của chúng ta là Hoàng Sa và Trường Sa đang ngày đêm chịu những áp lực và nguy hiểm rất lớn đến từ phía Trung Quốc.Chính vì thế khi các cuộc họp của COC được diễn ra thì chúng ta không phải lo lắng gì nữa về những hành động bẩn thỉu đến từ phía Trung Quốc.
Trả lờiXóaHy vọng là sau phiên tòa này Trung Quốc có thể bớt đi được tính tự phụ của mình và nhìn xem mình đang ở đâu. Một khi đã đối diện với nhiều mâu thuẫn cùng với nhiều quốc gia thì rất khó để Trung Quốc thuận lợi đạt được mưu đồ của mình. Biển Đông thực chất chẳng có gì liên quan đến nước này cả, tại sao lại có sự nhận vơ một cách tự nhiên như không vậy nhỉ,Trung Quốc khiến cho thế giới phải bất ngờ khi để lộ bộ mặt tham vọng khi muôn giành bá chủ trên khu vực biển Đông cũng như biển Hoa Đông
Trả lờiXóaTrong thời gian vừa qua,tình hình biển đông của chúng ta có thể nói là rất căng thẳng.Chính vì vậy cần có sự can thiệp của luật pháp quốc tế mới có thể đem lại sự ổn định cho biển đông của chúng ta.Có như thế Trung Quốc mới không dám lộng hành,không dám ức hiếp những nước nhỏ bé trong khu vực đông nam á của chúng ta.Từ trước đến giờ chúng ta đã nhún nhường,giờ là lúc chúng ta phải vùng dậy.
Trả lờiXóaBiển đông chưa bao giờ là chủ đề ngừng bàn trong các năm trở lại đây.Cũng chính vì gần đây người ta khám phá ra trong lòng biển đông có những nguồn tài nguyên vô cùng quý giá,với số lượng rất lớn,và có thể làm cho tiềm lực kinh tế của nước nào sở hữu nó mạnh lên rất nhiều.Chính vì thế Trung Quốc,một nước cũng gần biển đông ra sức để độc chiếm biển đông.Nhưng chắc rằng những hành động này sẽ không được thực hiện,vì hiện nay đã có luật biển quốc tế.
Trả lờiXóaThời gian vừa qua là thời gian mà biển đông dậy sóng nhất bởi vì thời gian vừa qua trung quốc thúc đẩy xâm chiếm biển đông để khai thác những nguồn lợi từ nó.Chính vì thế những nước nằm trong khu vực biển đông có rất nhiều căng thẳng,bởi những áp lực mà trung quốc gây ra là rất lớn.Trung quốc bất chấp luật biển quốc tế mà chúng vẫn cố tình vi phạm.Chính vì thế những cuộc họp như thế này là rất cần thiết trong thời kì hiện nay.
Trả lờiXóaBiển đông-một chủ đề được bàn tán rất nhiều trong những năm vừa qua.Chúng ta cũng phải chịu biết bao sức ép từ phía Trung Quốc về vấn đề biển đông nhưng mà chúng ta vẫn đứng vững cho đến ngày hôm nay.Bọn trung quốc sẽ không thể làm gì được ta vì các tổ chức quốc tế đã vào cuộc.Và hiện giờ chúng lại chuyển sang chính sách không đạt được hoàn toàn thì cũng đạt được một nửa bằng cách chuyển sang hợp tác cùng phát triển.
Trả lờiXóaTrung Quốc hãy nhìn lại mình đi, chẳng có tí danh dự nào để nhìn người khác nữa rồi. Việt Nam và các nước trong khu vực Đông Nam Á không phải là những người dễ đối phó, chỉ biết im lặng chờ đợi cho các người muốn làm gì thì làm đâu. Mỗi quốc gia có một chủ quyền riêng, một lãnh thổ nhất định mà không một ai có quyền xâm phạm đến, cớ sao Trung Quốc lại có thể đưa ra những hành động trái với sự thật, phải chăng họ không bao giờ biết đến hai từ hổ thẹn với bản thân
Trả lờiXóaNói đi cũng phải nói lại, chúng ta im lặng không phải là bó tay nhìn Trung Quốc tung hoành ngang dọc. Luật pháp sẽ không bao giờ bênh vực cho những kẻ sai trái đâu, ai cũng có thể nhìn thấy là Trung Quốc đang mắc một căn bệnh hoang tưởng, tự tin quá mức với âm mưu một tay che cả biển Đông. Làm sao có thể thực hiện được điều này trong khi không chỉ riêng Việt Nam mà một lúc Trung Quốc gây hấn với biết bao quốc gia khác. Thật sự là quá mức tưởng tượng với ông láng giềng này
Trả lờiXóabiển đông, cái tên đáng nóng nên từng ngày trong thời gian gần đây...Cũng chính vì người ta khám phá ra trong lòng biển đông có những nguồn tài nguyên vô cùng quý giá,với số lượng rất lớn,và có thể làm cho tiềm lực kinh tế của nước nào sở hữu nó mạnh lên rất nhiều.do đố một số quốc gia lớn có tham vọng như Trung Quốc,một nước cũng gần biển đông ra sức để độc chiếm nguồn tài sản vô tận này.
Trả lờiXóatrung quốc một hiện tượng mới nổi của thế kỷ 21.. Một khi đã đối diện với nhiều mâu thuẫn cùng với nhiều quốc gia thì rất khó để Trung Quốc thuận lợi đạt được mưu đồ của mình. Biển Đông thực chất chẳng có gì liên quan đến nước này cả, tại sao lại có sự nhận vơ một cách tự nhiên như không vậy nhỉ,Trung Quốc khiến cho thế giới phải bất ngờ khi để lộ bộ mặt tham vọng khi muôn giành bá chủ trên khu vực biển Đông cũng như biển Hoa Đông
Trả lờiXóaTrung Quốc đã quá trắng trợn khi tiến hành việc khẳng định chủ quyền trên biển Đông với nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á. Trong một thời gian tới có thể Trung Quốc sẽ im hơi lặng tiếng nhưng âm mưu và bản chất của nước này sẽ không bao giờ thay đổi. chưa bao giờ trung quốc từ bỏ dã tâm của mình cả trên biển dông chúng dưa ra các yếu sách phi lí và đòi các quốc gia nhỏ hơn phải phục tùng
Trả lờiXóaTrung Quốc đã quá trắng trợn khi tiến hành việc khẳng định chủ quyền trên biển Đông với nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á. Trong một thời gian tới có thể Trung Quốc sẽ im hơi lặng tiếng nhưng âm mưu và bản chất của nước này sẽ không bao giờ thay đổi. chưa bao giờ trung quốc từ bỏ dã tâm của mình cả trên biển dông chúng dưa ra các yếu sách phi lí và đòi các quốc gia nhỏ hơn phải phục tùng
Trả lờiXóaCó thể trong thời gian tới Trung Quốc sẽ lắng xuống trước dư luận về vấn đề biển Đông, tuy nhiên tham vọng của Trung Quốc là vô cùng, chúng luôn muốn chiếm lấy Biển Đông, chúng ta phải hết sức cảnh giác trước những âm mưa xấu xa của chúng. Chúng ta phải giữ vững lập trường, phải giữ vững Hoàng Sa, Trường Sa.
Trả lờiXóa