Chia sẻ

Tre Làng

ĐẸP GÌ Ở ĐÂY?

Khoai@

Ai chả phải mưu sinh, ai chả kiếm tiền? Cứ làm như không viết được chữ để bán thì không sống được vậy?

Ấy là anh nói đến các ông đồ trên phố.

Làm gì thì làm phải tôn trọng luật pháp. Kiếm tiền ai chả muốn, nhưng nếu việc làm của mình vi phạm luật pháp thì phải bỏ. Hành động viết chữ chui trên phố, làm mất mỹ quan đô thị, cản trở giao thông của người đi bộ và góp phần tạo nên sự nhếch nhác cho bộ mặt đô thị là điều không nên chút nào.

Mang tiếng là ông đồ, tức nhiều chữ, là người có văn hóa sao lại có cách hành xử gây khó dễ cho cơ quan chức năng từ cơ quan văn hóa, trật tự đô thị, đến công an? Nên nhớ rằng các cơ quan chức năng phải thực thi mệnh lệnh của cấp trên, và việc các ông đồ chạy trốn rồi quay lại dựng lều là vi phạm luật pháp. 

Bài viết "Ông Đồ" dựng lều viết chữ "chui" trên vỉa hè Văn Miếu của VTC News, sử dụng từ "Truy đuổi ông đồ" là không ổn chút nào. Tác giả bài báo không nên nói những ông đồ không biết quy định của thành phố để bao biện cho những vi phạm của các ông đồ này. Bởi lẽ, chính nhà báo đã viết rằng, các ông bị truy đuổi liên tục (bị truy đuổi có nghĩa là các ông biết bị thành phố cấm rồi), nhưng chỉ được một lúc, các ông lại quay lại đấy thôi? Tác giả cũng không nên nói nếu không dựng lều viết chữ thì các ông đồ sẽ gặp khó khăn trong cuộc sống. Xin hỏi nhà báo, những ngày thường thì các ông đồ này sống bằng nghề gì vậy?

Nói cho đúng, nếu luật pháp được thực thi nghiêm minh, các ông này sẽ bị phạt.

Anh thật, ai cũng yêu cái đẹp và xin chữ ông đồ cũng là nét văn hóa đẹp cần lưu giữ. Nhưng lưu giữ như thế nào, phát triển nó ra làm sao vẫn còn là câu chuyện dài. Có một điều chắc chắn rằng, sẽ không ai đồng tình việc lưu giữ một nét đẹp văn hóa bằng cách chà đạp lên những nét văn hóa khác của cộng đồng.

Vậy đẹp gì ở đây?

12 nhận xét:

  1. tại sao báo chí lại có thể sử dụng những từ như truy đuổi ông đồ như vậy được? Vẫn biết ông đồ, tức nhiều chữ, là người có văn hóa, họ cho chữ là để phục vụ nhu cầu của người dân Việt Nam chúng ta với truyền thống hiếu học từ ngàn xưa đến nay. Đó là nét đẹp văn hóa của dân tộc, của thủ đô hàng ngàn năm văn hiến. Nhưng cũng phải nói rằng, các ông đồ cũng phải tuân thủ pháp luật, những quy định của thành phố để tránh tạo ra những hình ảnh nhơm nhếch cho thành phố, gây mấy cảnh quan đô thị.

    Trả lờiXóa
  2. Lưu giữa nét đẹp văn hóa, truyền thống của dân tộc là điều rất hoan nghênh và đáng nên làm, nó luôn luôn nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của nhân dân và chính quyền, nhưng lưu giữ như thế nào, phát triển nó ra làm sao vẫn còn là câu chuyện dài. Có một điều chắc chắn rằng, sẽ không ai đồng tình việc lưu giữ một nét đẹp văn hóa bằng cách chà đạp lên những nét văn hóa khác của cộng đồng. Và những ông đò hoạt động ở vỉa hè Văn Miếu những ngày qua khi chưa được sự cho phéo của cơ quan chức năng là sai trái và cần được dẹp bỏ.

    Trả lờiXóa
  3. Vẫn biết xin chữ và cho chữ là cái đẹp, là nét văn hóa đẹp cần lưu giữ của dân tộc ta. Nhưng làm gì thì làm phải tôn trọng luật pháp. Kiếm tiền ai chả muốn, nhưng nếu việc làm của mình vi phạm luật pháp thì phải bỏ. Hành động viết chữ chui trên phố, làm mất mỹ quan đô thị, vi phạm những quy định của thành phố thì đó là điều không nên. Nó vô tình làm mất đi giá trị, vẻ đẹp của văn hóa truyền thống ấy. Vậy nên các ông đồ cần phải chấp hành nghiêm chỉnh những quy định của chính quyền thành phố nhằm xây dựng một nét đẹp văn hóa theo đúng nghĩa, đúng bản chất của dân tộc.

    Trả lờiXóa
  4. Ông đồ thời ngày nay đâu còn như ông đồ thời ngày xưa, kiếm ăn bằng viết chữ chửi thì đã đành, đằng này nhiều ông đồ còn chặt chém khách màu chữ với những giá cắt cổ, mà khi viết xong rồi thì buộc họ phải nhận, mà thực ra thì mình nhìn không biết chứ những người có ít kinh nghiêm thì nhìn ra là chữ mấy ông đồ này viết chẳng ra cái thể thống gì cả, đúng là tiền mất, tật mang.

    Trả lờiXóa
  5. Chúng ta bây giờ làm gì cũng cần phải có pháp luật, những quy định. Việc viết chữ lâu nay đã là nét đẹp của người dân mỗi khi xuân về, do vậy việc giữ gìn nét đẹp đấy chính là trách nhiệm của mọi người, cho nên những ông đồ cũng cần nên chú ý tới nét đẹp này chứ, sao lại có thể có những hành động mất thẩm mỹ đến như vậy, ảnh hưởng tới rất nhiều người, gây phản cảm trong quần chúng nhân dân.

    Trả lờiXóa
  6. Thật đáng buồn thay… một dân tộc đang trên đà phát triển, đang tiến đến xây dựng một một xã hội văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam, , nhưng đôi khi người Việt Nam còn có suy nghĩ tiểu nông lắm. Còn suy nghĩ chưa hết về tác hại của những việc mình làm, mà chỉ thấy cái lợi trước mắt, biết làm sao được, muốn xây dựng một xã hội văn minh hơn thì những viên gạch nền móng chính là tuổi trẻ chúng ta, do vậy, chính chúng ta là những con người đưa truyền thống về đúng quỹ đạo của nó.

    Trả lờiXóa
  7. Cứ mỗi đồ xuân sang là thấy ông đồ già... Câu nói đã đi vào văn thơ VIệt Nam.Nhưng hình ảnh ông đồ già thời nay sao mà hiếm hoi như vậy.Xã hội ngày càng phát triển,nhiều người chạy xô với xu thế hiện tại mà quên đi những nét đẹp văn hóa vốn có và quý báu của dân tộc ta từ xưa đến nay.Thật đáng buồn với thế hệ trẻ ngày nay.

    Trả lờiXóa
  8. Từ xa xưa,chúng ta vẫn thường thấy hình ảnh của những ông đồ già đi cho chữ xuân mỗi dịp xuân về.Nhưng hiện nay thì hình ảnh này không còn thấy trên các đường phố của hà nội nữa.Cũng một phần là do xã hội hiện nay thay đổi nhiều,xu thế mọi người không nhìn nhận những điều xa xưa nữa.Chính vì thế hiện nay chúng ta chỉ bắt gặp hình ảnh những cụ đồ già ở trên những ngôi chùa,những nơi thanh tịnh mà thôi.

    Trả lờiXóa
  9. Trong mỗi con người chúng ta đều có cái tâm của mỗi người,không ai là không có cái tâm cả,kể cả những người độc ác như thế nào thì họ vẫn có cái tâm của họ.Chính vì thế mỗi người chúng ta lúc về già mới cảm thấy trân trọng điều này.Vì thế những người già rất trân trọng những gì mà các cụ xa xưa để lại cho chúng ta.Hình ảnh ông đồ già là hình ảnh tượng trưng cho những gì quý báu của dân tộc còn xót lại.

    Trả lờiXóa
  10. Hình ảnh cụ đồ già với những nét chữ thư pháp tuyệt đẹp hiện nay đang trở nên rất hiếm.Ngày xưa cứ mỗi độ xuân về là lại thấy hình ảnh cụ đồ già ngồi trên các góc phố của hà nội.Rồi từng người,từng người đến xin chữ cụ để cho năm mới thêm may mắn và thành công.Nhưng xã hội ngày càng phát triển nên hình ảnh cụ đồ già dần trở nên mờ nhạt đi trong mắt mọi người.Chúng ta cần phải tôn trọng những thứ quý giá của dân tộc như thế này.

    Trả lờiXóa
  11. Nét đẹp truyền thống của dân tộc nó giản dị trong từng thứ hàng ngày mà trong cuộc sống tấp nập người ta thường quên lãng đi và dần đánh mất nó đi.Những nét đẹp bình dị mà chúng ta hiếm có thể bắt gặp được trong cuộc sống bon chen hiện tại ở ngoài chốn đô thị đông người.Cuộc sống của chúng ta rất giản đơn,những gì đến với chúng ta thì chúng ta hãy trân trọng nó,đừng để mất đi giá trị của cuộc sống.

    Trả lờiXóa
  12. giữ gìn bản sắc dân tộc là luôn luôn được đảng và nhà nước ta hửng ứng và hoan nghênh....nhà nước ta luôn tọa mọi điều kiện cần thiết cho nhân dân ta phát huy các văn hóa từ ngàn đời ..thế nhưng không phải vì thế mà thích làm gì thì làm

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog