Thủ tướng ủng hộ đưa Hoàng Sa, Trường Sa vào SGK
Theo VNN, chiều 30-12, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có buổi làm việc với Hội Khoa học lịch sử Việt Nam.
Tại buổi làm việc, Chủ tịch Hội, GS Phan Huy Lê kiến nghị đưa việc phổ biến kiến thức về biển Đông và chủ quyền biển, đảo Hoàng Sa - Trường Sa vào sách giáo khoa (SGK) phổ thông. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng hiện trong chương trình giảng dạy ở các cấp học đã có nội dung này nhưng chưa đủ, chưa nhất quán, chưa cụ thể. Ông ủng hộ việc đưa những nghiên cứu đã rõ, đã được khẳng định về Hoàng Sa - Trường Sa vào SGK. Thủ tướng yêu cầu Bộ GD&ĐT chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao, thống nhất về cấp học, mức độ để đưa rõ vấn đề Hoàng Sa - Trường Sa khi tiến hành chương trình đổi mới xây dựng SGK phổ thông sau năm 2015.
Hội Khoa học lịch sử Việt Nam cũng kiến nghị Chính phủ về một trung tâm tư liệu biển Đông trực thuộc Cục Văn thư Lưu trữ Nhà nước để thống nhất đầu mối lưu giữ các tài liệu gốc, phục vụ đấu tranh bảo vệ chủ quyền cũng như khai thác nguồn lợi biển, đảo về lâu dài.
Thủ tướng đồng ý về chủ trương và giao các bộ Nội vụ, Ngoại giao, Quốc phòng nghiên cứu triển khai.
TL
Tốt quá, thật là một chủ trương đúng đắn cần phải thực hiện ngay.
Trả lờiXóaThủ tướng chính phủ ta thật sáng suốt khi ủng hộ việc phổ biến kiến thức về biển Đông cũng như hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa vào sách giáo khoa. Tuy chưa có được sự nhất quán và cách tiến hành cụ thể song ý kiến này đã thể hiện sự nhìn xa trông rộng về thời đại. Trong năm 2013 vừa qua, tình hình biển Đông đã có những biến động không nhỏ, đây chính là nguyên nhân dẫn đến sự tranh cãi của không ít nguồn thông tin vì thế chúng ta phải tự khẳng định lại sự thật
Trả lờiXóaSự cần thiết của việc phổ biến thông tin về biển Đông cũng như thông tin về hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là vô cùng cần thiết đối với thế hệ trẻ. Hiện nay khi tình hình biển Đông đang có nhiều diễn biến phức tạp với nhiều luồng dư luận trái chiều nhau khiến cho không ít người chưa hiểu rõ về thực trạng vấn đề này nguy cấp thế nào. Ngay từ hôm nay chúng ta phải cung cấp cho những công dân tương lai hiểu rõ về trách nhiệm và nghĩa vụ của mình trong việc giữ gìn và phát triển đất nước
Trả lờiXóaTình hình biển Đông đang có những diễn biến hết sức phức tạp, hứa hẹn nhiều biến động trong thời gian sắp tới. Năm vừa qua Trung Quốc đã có những động thái rõ rệt và công khai trên khu vực biển Đông của nước ta. Dư luận khắp nơi trên thế giới có vẻ như cũng rất bất bình trước sự bành trướng của Trung Quốc vì thế Việt Nam cần có những biện pháp tăng cường hơn nữa trách nhiệm cũng như nghĩa vụ của những thế hệ sau này – chủ nhân tương lai của một đất nước kiên cường
Trả lờiXóađó quả là một quyết định vô cùng sáng suốt của đảng ta...nó thể hiện sự khẳng định với bạn bè quốc tế rằng hoàng sa và trường sa là của việt nam không ai có thể nào chối cái được quyền sở hữu đó...chúng ta có đầy đủ chứng cứ và tài liệu cũng như hiện vật để chứng minh cho khẳng định đó và nếu bất kỳ kẻ nào có ý đồ xâm lược thì sẽ phải trả một cái giá đắt...thực sự nó sẽ còn ý nghĩa hơn nữa khi quyết đinhj này được đưa ra sớm hơn
Trả lờiXóaVấn đề tranh chấp trên biển Đông trong thời gian qua đang nóng dần lên với những hành động hết sức ngang ngược của bọn Trung quốc.Chúng nó không chỉ ngang nhiên đưa tàu đánh cá trái phép ra vùng lãnh thổ của việt nam mà chúng còn phát hành tem cùng các phần mềm nhằm tự nhận vơ đường lưỡi bò cho chúng.Như thế là không thể nào chấp nhận được.Trước âm mưu đó thì chúng ta cần phải cảnh giác và cùng nhau hành động để có thể ngăn chặn âm mưu đó.Và việc đưa Hoàng sa,trường sa vào sách giáo khoa của thủ tướng là hoàn toàn đúng đắn và sáng suốt.Hoàng sa,trường sa là của việt nam.
Trả lờiXóaChủ quyền của biển đảo luôn là được vấn đề được quan tâm trong thời gian tới.Những năm gần đây thì vấn đề tranh chấp trên biển đông luôn rất nóng.Trung quốc đang cho thấy rõ mưu đồ bành trướng của mình.Hoàng sa,trường sa là của việt nam.Điều này đã được khẳng định từ rất lâu rồi và luôn được bạn bè thế giới công nhận.Vậy mà trung quốc lại có thể nhận vơ là đường lưỡi bò của chúng.Việc thủ tướng đưa Hoàng sa và trường sa vào trong sách giáo khoa là vấn đề cần thiết để khẳng định vững chắc chủ quyền của dân tộc.
Trả lờiXóaToàn Đảng,toàn quân và toàn dân ta đang quyết tâm bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của dân tộc.Vấn đề tranh chấp trên biển đông trong thời gian qua đang nóng dần lên khi mà các bên liên quan không thể đưa ra được những thống nhất chung.Đảng và nhà nước ta đang có những chủ trương và chính sách hết sức đúng đắn và hợp lí để bảo vệ chủ quyền của dân tộc.Và việc đưa Hoàng sa và trường sa vào trong sách giáo sa vào trong sách giáo khoa là một chủ trương đúng đắn và hợp lí,Nó sẽ giúp cho chúng ta nhận thức đầy đủ về chủ quyền của mình.Và hơn thế nữa là khẳng định chủ quyền thiêng liêng của dân tộc việt nam.
Trả lờiXóaĐây là một việc làm cần thiết đúng đắn và lẽ ra chúng ta cần phải làm từ rất lâu rồi!
Trả lờiXóaĐây alf một ý tuwỏng hay cũng có thể nói là một chính sách hay cần thực hiện ngay. Vì chủ quyền biển đảo Việt Nam cần khẳng định cho lớp trẻ thế hệ tương lai của đất nước.Việc thủ tướng ủng hộ là một vấn đề mang tinh thần hưởng ứng trong nhân dân ta. Mọi người dân Việt Nam sẽ rất ủng hộ vấn đề này. Qua đây cũng khẳng định cho thế giới biết rằng lòng quyết tâm giữ vững chủ quyề biển đảo của nhân dân Việt Nam
Trả lờiXóaĐây là vấn đề nhạy càm nhưng hết sức cần thiết cho nhân dân Việt Nam. Thế hệ con cháu chúng ta phải hiểu được mảnh đất của cha ông mình đã để lại. Luôn tự hào và sẵn sàng hi sinh xương máu để bảo vệ mảnh đất thiêng liêng. Hơn lúc nào hết chúng ta không thể để Trung Quốc ngang nhiên xâm chiếm chủ quyền biển đảo của mình.
Trả lờiXóaThực sự là cần thiết cho chúng ta để con em mình luôn tự hào và tiếp nối truyền thống cha ông. Theo Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, các nhà sử học cần tích cực tham gia tư vấn, phản biện công trình nghiên cứu lịch sử và văn hóa dân tộc, như sách giáo khoa lịch sử, chương trình môn lịch sử trong trường học, các hoạt động liên quan đến lịch sử, văn hóa Việt Nam.
Trả lờiXóaTín hiệu đáng mừng. Thủ tướng cũng giao Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao, Ban Tuyên giáo Trung ương và các cơ quan liên quan nghiên cứu, đưa vấn đề Biển đông và chủ quyền của Việt Nam đối với 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa vào sách giáo khoa các cấp học với nội dung, mức độ, phạm vi và hình thức phù hợp khi triển khai xây dựng Đề án Đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.
Trả lờiXóaTrung Quốc đang tìm đủ mọi cách để xâm lấn chủ quyền lãnh thổ biển đảo của các nước xung quanh. Qua tuyên truyền khẩu hiệu, in thành sách, trên hộ chiếu, trên các loại đồ chơi. Việt Nam không thể khoanh tay đứng nhìn cũng như im lặng trước những hành động vô lý của Trung Quốc. Việc đưa những hiểu biết về biển đảo vào sách giáo khoa là hết sức cần thiết.
Trả lờiXóaTự hào và luôn nhớ về Hoàng Sa, Trường Sa. Chúng ta cần tôn vinh chủ nghĩa yêu nước Việt Nam, tôn vinh phẩm chất và khí phách cao đẹp của những ngư dân và những người lính đang ngày đêm bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc ở vùng biển đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Biển đảo quê hương chính là một phần máu thịt mà cha ông để lại. Chúng ta phải kiên quyết bảo vệ nó.
Trả lờiXóa