Chia sẻ

Tre Làng

TRUNG QUỐC ĐANG XEM THƯỜNG CÔNG ƯỚC LIÊN HỢP QUỐC VỀ LUẬT BIỂN

Trung Quốc đơn phương tăng yêu sách với tàu cá các nước trên phần lớn Biển Đông (ảnh minh họa).

Nhận định về việc Trung Quốc (TQ) ra lệnh cho tàu cá nước ngoài phải xin phép chính quyền địa phương trước khi đánh bắt hoặc thăm dò tại 2/3 diện tích biển Đông, các nhà phân tích cho rằng, hành động này nhiều khả năng sẽ làm cho tranh chấp ở biển Đông trở nên căng thẳng hơn.
"Đây là một diễn tiến quan trọng, nhưng không bất ngờ" - ông John Tkacik, chuyên gia về TQ, từng làm việc tại Bộ Ngoại giao Mỹ - nói. Ông cho rằng, việc tuyên bố khu vực quản lý mới của tỉnh Hải Nam dường như là một phần trong chính sách của TQ, nhằm siết chặt dần dần sự kiểm soát của họ trong khu vực. "Với thông báo này, rõ ràng TQ đang xem thường Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển". Theo ông Tkacik, TQ đang bước ra khỏi sự mơ hồ trước đây về quy chế pháp lý "đường chín đoạn", để ban bố một "biện pháp cấp tỉnh", nhằm xem phản ứng của các nước khác như thế nào và cho rằng, các nước ĐNA có thể vận dụng Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển để thách thức vùng cấm đánh cá mới của TQ.

Theo trang tin Washington Free Bacon và Hãng thông tấn AP, chính quyền tỉnh Hải Nam công bố lệnh mới từ hạ tuần tháng 11 năm ngoái, có hiệu lực từ ngày 1.1.2014. Quy định việc tất cả các tàu đánh cá nước ngoài đi vào khu vực quản lý hành chính mới của Hải Nam phải được sự cho phép của giới chức TQ. Tàu nào vi phạm sẽ bị xua đuổi, tịch thu hải sản và phạt tiền lên đến 82.600USD. Có thể tàu cá bị tịch thu, thủy thủ bị truy tố theo luật pháp TQ. Đây là lần đầu tiên TQ đưa ra yêu sách pháp lý rõ ràng đối với ngư trường nằm trong phạm vi "đường chín đoạn" - thường được gọi là "đường lưỡi bò" - mà TQ tự ý vạch ra và cho là "hải phận lịch sử" của họ.

Liên quan đến vấn đề biển Đông, ngày 17.12.2013 vừa qua, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry phát biểu tại Philippines rằng, Mỹ muốn tranh chấp hàng hải trong khu vực được giải quyết một cách hòa bình. "Chúng tôi ủng hộ mạnh mẽ nỗ lực của ASEAN với TQ để nhanh chóng đi tới Bộ Quy tắc ứng xử COC - coi đó là chìa khoá để giải quyết các nguy cơ sự cố, hiểu lầm". Ngoại trưởng Mỹ cho rằng trong tiến trình đó, các bên liên quan cần có trách nhiệm, làm rõ tuyên bố chủ quyền của mình và tuân thủ luật pháp quốc tế. Cũng trong khu vực biển Đông, hồi đầu tháng 12 năm ngoái, một chiến hạm TQ suýt "chạm mặt" với tàu chiến Mỹ USS Cowpens, buộc tàu Mỹ phải chỉnh lái để tránh va chạm. Đây được xem là vụ đối đầu nghiêm trọng nhất giữa hai nước trên biển Đông kể từ năm 2009. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel cáo buộc TQ "vô trách nhiệm" trong vụ đối đầu và cho rằng, những vụ việc tương tự nếu tiếp tục xảy ra sẽ có nguy cơ làm gia tăng căng thẳng giữa hai nước.

4 nhận xét:

  1. Nặc danh20:29 12/1/14

    Quốc tế phải có hành động cần thiết để ngăn chặn hành động nguy hiểm của Trung Quốc đe dọa an ninh hòa bình thế giới!

    Trả lờiXóa
  2. Nặc danh20:30 12/1/14

    Quốc tế phải có hành động cần thiết để ngăn chặn hành động nguy hiểm của Trung Quốc đe dọa an ninh hòa bình thế giới!

    Trả lờiXóa
  3. Với những việc làm như vậy thì có thể thấy được rằng trung quốc đang muốn nhanh chóng để đạt được tham vọng bá chủ biển đông của mình.Những việc làm đó là không thể nào chấp nhận được.Việt nam đã tăng cường mạnh mẽ cho quân sự trong những năm qua.Và giờ đây sức mạnh hải quân của việt nam đã thật sự tăng cường đáng kể.Vậy nên việt nam chẳng có lí do gì phải sợ bọn Tàu Khựa các người cả.Hãy dừng ngay hoạt động vô lí của mình lại đi Trung quốc ạ.

    Trả lờiXóa
  4. Bọn Tàu khựa nó không chỉ xem thường mà nó còn dày mặt nữa.Chủ quyền biển đảo của việt nam đã được thế giới công nhận từ lâu rồi.Ngoài ra công ước quốc tế về luật biển cũng đã đề cập rõ về vấn đề chủ quyền biển đảo.Vậy mà trung quốc lại đang xem thường nó,họ liên tiếp có những hành động ngang ngược và hết sức phi lí để có thể cụ thể hóa ước mơ đường lưỡi bò cũng như là tham vọng độc chiếm biển đông của mình.Liên Hợp quốc cần phải can thiệp ngay để không cho trung quốc có những hành động phi lí như vậy được.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog