Chia sẻ

Tre Làng

BỰC MÌNH VÌ THÓI NỊNH QUAN TRÊN

Lao Động - Hàng chục học sinh của Trường Trung cấp Luật Đồng Hới, Quảng Bình đứng trong mưa lạnh để làm đội "tiêu binh" đón thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thúy Hiền vào làm việc với nhà trường. Chuyện xảy ra ngày 19.2 vừa qua.


Người dân chứng kiến học sinh cầm cờ đứng chờ giữa trời lạnh chỉ để vẫy vẫy đón một quan chức, không ai không bực mình.

Bực mình vì cái trò nịnh quan trên của cấp dưới. Có lẽ bà Thứ trưởng Nguyễn Thúy Hiền không chỉ đạo chuyện này, và chắc cũng không có nhu cầu phải được đón tiếp như quan phủ đi kinh lý ngày xưa. Có chăng là nhu cầu của quan sở tại. Họ phải tỏ ra rất kính trọng quan trên, để được lòng và để được những việc khác. Vì để được việc mình, họ sẵn sàng bắt học sinh phải đứng vẫy cờ bất chấp cái rét cắt da cắt thịt.

Bà Thứ trưởng chắc sẽ rất đau lòng khi ngồi trong xe hơi, nhìn ra cửa kính, thấy hai hàng học sinh đứng làm "tiêu binh" đón bà. Không biết bà có xuống xe bắt tay chào và cảm ơn các em hay không. Chắc các em sẽ thấy ấm áp khi nhận được sự quan tâm như vậy.

Cái kiểu đón tiếp quan chức trên xuống long trọng và đậm đặc chất quan lại phong kiến không thiếu ở nước mình. Bắt cơ sở đón tiếp, cờ xí rợp trời, băng rôn khẩu hiểu nhiệt liệt đón chào đồng chí A, B, C về thăm và làm việc... Dân chúng ra chào đón, vẫy tay giống như bá tánh được dịp thấy "long nhan". Có những quan chức không hài lòng về cách tiếp đón này, nhưng cũng không ít người khoái chí vì thấy mình như bậc quân vương.

Còn nữa, cái tập quán giới thiệu chức danh chức vụ của quan trên cũng hình thức ghê gớm. Ông quan đó có bao nhiêu chức danh phải đọc cho kỳ hết, thiếu một chức coi chừng quan giận. Chỉ riêng khoản giới thiệu này thôi cũng mất biết bao nhiêu thì giờ.

Tại sao phải tổ chức đón tiếp kiểu quan lại như vậy. Quan chức, dù cấp nào, đi làm việc là công việc của họ, không thể bắt dân chúng mất thì giờ để đón tiếp. Đi làm việc thì phải làm cho tốt, việc gì phải băng rôn, khẩu hiệu, cờ xí long trọng.

Quan chức tạo hình ảnh và giá trị trong mắt dân chúng không phải là những hình thức bên ngoài, mà những việc làm được cho dân cho nước.

Hãy dẹp gấp những trò đón tiếp hình thức, tốn kém, mất thì giờ và mất lòng dân.

30 nhận xét:

  1. Nặc danh15:35 21/2/14

    Đấy, muốn xã hội tiến lên thì phải phê phán, chứ cứ nịnh bợ chỉ làm đảng nhanh sụp đổ thôi!

    Trả lờiXóa
  2. Nặc danh16:47 21/2/14

    Khong phai the.Cac chau quy trong ba Thu truong nen ra don day thoi.

    Trả lờiXóa
  3. Cần nhìn nhận dưới góc độ văn hóa vụ việc này.... không ai tôn sư trọng đạo như vậy được, nếu là sư thì cũng ko ai nhận lễ như vậy của học trò được. Coi đây là bài học kinh nghiệm để có ứng xử linh hoạt trong các vụ việc tương tự.

    Trả lờiXóa
  4. Trong chuyện này, không trách bà thứ trưởng, người đáng trách là ông hiệu trưởng Trường trung cấp Luật Đồng Hới. Vì chuộng hình thức, muốn lấy lòng cấp trên, mà ông đã bày cái trò đón tiếp vớ vẩn đó. Vấn đề ở đây không chỉ là bắt học sinh đứng chờ đợi quan chức trong trời mưa lạnh, mà cho dù nắng ấm, cũng không phải đón tiếp gì sất.

    Trả lờiXóa
  5. Chưa hết xôn xao chuyện đón bà thứ trưởng, cũng tại Quảng Bình, ngày 19 -20.2, Phòng Giáo dục huyện Quảng Trạch tổ chức thi bơi vì thành tích hội khỏe Phù Đổng giữa trời giá rét với 69 lượt học sinh tiểu học và 220 học sinh THCS tham gia.

    Phụ huynh sốt ruột vì sợ con nhiễm bệnh, nhưng lệnh của Phòng Giáo dục thì ai dám cãi. Thầy cô giáo thương học trò đành phải vác chăn đi theo quấn cho những “vận động viên” sau khi bơi dưới ruộng lên.

    Trả lờiXóa
  6. Theo tôi, người đáng trách không chỉ là ông Hiệu trưởng Trường trung cấp Luật Đồng Hới, mà cả tập thể cấp ủy ở đó nữa. Vì thế nếu đã kỷ luật thì phải kỷ luật tập thể, để mọi người cùng phải lo giữ khuôn phép.

    Trả lờiXóa
  7. Bài viết rất hay. Cần có hình thức kỷ luật lãnh đạo ra quyết định bắt học sinh làm "tiêu binh" để nghênh đón lãnh đạo cấp trên và cuộc thi bơi trong thời tiết giá lạnh không đảm bảo an toàn cho học sinh.

    Trả lờiXóa
  8. Chuyện này đã thấm tháp gì so với thời tôi đi học THCS cách đây gần 10 năm. Lúc đó, mỗi khi tỉnh nhà có sự kiện trọng đại là lại huy động Hs ở huyện tôi (huyện tôi giáp thành phố) đi ngồi giơ biển xếp chữ tại SVĐ tỉnh. Hàng ngàn hs ngồi hàng giờ tay giơ biển ngay ngắn theo hiệu lệnh. Cho dù trời nắng gắt hay mưa to thì hs chúng tôi cũng không được đội mũ, che ô hay khoác áo mưa. Mỗi đợt như thế kéo dài khoảng 1 tuần từ 5h sáng đên 11-12h trưa. Còn việc đứng làm “tiêu binh” để đón lãnh đạo thì như chuyện thường ngày ở huyện. Hs đến trường là để học tập chứ có phải là để làm những công việc này đâu… Mấy hôm nay theo dõi những bài viết về sự kiện “hs làm tiêu binh” này khiến tôi nhớ về tuổi thơ dữ dội quá.

    Trả lờiXóa
  9. Su viec cho thay su may moc, yeu kem cua doi ngu can bo quan ly giao duc o cac cap. Buon thay cho nen giao duc nuoc nha. Luc nao, nam nao, o tinh nao cung co chuyen noi. Nhung moi nam cac cau chuyen xem ra cang tram trong hon. Qua buon!

    Trả lờiXóa
  10. Tôi nghĩ, về vụ việc trên, ông hiệu trưởng nhà trường đáng trách trước, song bà thứ trưởng ( dù đã có thanh minh là có "cho kính ô tô xuống vẫy tay chào các em học sinh", thì càng đáng trách hơn. Là một "bậc phụ huynh" thì ai mà không biết được điều tối thiểu, các em ( như con cháu mình) đứng giữa trời rét để chào đón mình, thì không dừng xe lại để hỏi thăm và yêu cầu ông hiệu trưởng cho các em nghỉ...

    Trả lờiXóa
  11. Vụ bắt các cháu đứng giữa trời lạnh chỉ để đón một vị thứ trưởng là một việc làm khó chấp nhận được đối với lãnh đạo của trường. Nó phản ánh một thực tế, sự xu nịnh và háo danh quá đáng trong hầu hết cán bộ công chức. Thật đàng buồn!

    Trả lờiXóa
  12. Dù thời tiết rét đậm, rét hại nhưng gần 300 em học sinh ở huyện Quảng Trạch (Quảng Bình) vẫn phải căng mình thi môn bơi tại Hội khỏe Phù Đổng. Việc này khiến các bậc phụ huynh rất bức xúc.
    Theo đó, trong các ngày 19 và 20/2, huyện Quảng Trạch đã tổ chức giải bơi tại Hội khỏe Phù Đổng cho 220 học sinh THCS và 69 em bậc Tiểu học. Cuộc thi được diễn ra tại Đập tràn thuộc xã Quảng Phong.

    Theo dự báo thời tiết, vào ngày 19/2 thời tiết ở Quảng Bình là 12oC, còn ngày 20 là 13oC. Dù thời tiết rét như vậy nhưng Ban tổ chức Hội khỏe Phù Đổng huyện Quảng Trạch vẫn tổ chức cho các em thi bơi.

    Trả lờiXóa
  13. Vậy xin hỏi anh có đủ tự tin cho con mình (THCS tức là tầm 12-15 tuổi) xuống hồ nước dưới cái lạnh gần 10 độ C không. Tùy vào thể trạng con người nhé. Nói gở "lỡ như chẳng may" chuyện đấy xảy ra liệu anh có đủ can đảm đứng ra nhận trách nhiệm không ?

    Trả lờiXóa
  14. So sánh thiếu khoa học. Muốn cởi trần tập luyện trên tuyết người ta phải tập luyện nhiều giai đoạn với nhiệt độ giảm dần thì mới thích nghi được. Đằng này đùng một cái bắt thi bơi ở nhiệt độ 13 độ C là Vô trách nhiệm, là chạy theo bệnh thành tích đó.

    Trả lờiXóa
  15. Câu trả lời của vị Trưởng phòng Giáo dục huyện Quảng Trạch thật vô trách nhiệm và thiếu tính nhân văn. Chỉ vì ảnh hưởng đến vấn đề kinh phí mà bắt các em nhỏ phải nhảy xuống nước thi bơi dưới thời tiết lạnh như cắt da, cắt thịt này

    Trả lờiXóa
  16. Ủng hộ việc này. Phải dạy cho bọn trẻ biết cuộc sống không phải lúc nào cũng tươi đẹp. Phai có những lúc khó khăn thì bọn nó mới biết quý trọng cuộc sống này. Lạnh có 1 tí mà đã kêu, thể trạng học sinh bây giờ yếu quá

    Trả lờiXóa
  17. Bình thường mà. Nếu các bạn xem nhiều báo chí nước ngoài viết về cách dạy kỹ năng sống cho học sinh thì chắc hẳn các bạn thấy bình thường. Ở các nước có thời tiết khắc nghiệt, nhiệt độ ngày có thể xuống âm, ngay bậc mầm non, nhà trường đã dạy cho các em kỹ năng sống, kỹ năng tồn tại trong thời tiết giá rét, các em phải đứng ngoài tuyết và tắm. Ấy vậy mà thấy các em vẫn vô tư tắm mà chẳng thấy lạnh chút nào. Tại sao? tại vì các em đã có kỹ năng đối phó được với thời tiết lạnh.

    Trả lờiXóa
  18. việc quá đề cao hình thức đó tiếp có lẽ xuất phát từ tư tưởng phong kiến từ cả hai phía chủ và khách: Bản thân người lãnh đạo khi đi thăm cơ sở cũng có phần quan cách, ít khi đến mà không báo trước. " Lãnh đạo đến thường được thông báo để cơ sở tổ chức đón tiếp bằng cờ kèn đèn trống… Về phía "chủ nhà" cũng có tâm lý dựng kịch bản đón khách, nhiều nơi còn đặt câu hỏi trước để giao lưu như một vở kịch…", TS nguyễn Văn Thanh nói.

    Trả lờiXóa
  19. Bệnh hình thức của chúng ta vẫn còn nặng" Đúng ra phải viết là: " Bệnh hình thức chúng ta ngày càng nặng "mới đúng. Cùng với vô số những căn bệnh trầm khac khác như; bệnh thành tích. bệnh 'suy' nhân cách, "suy' liêm sĩ, "suy lòng tự trọng...v..v..

    Trả lờiXóa
  20. , hình ảnh trên không chỉ được bắt gặp trong ngành giáo dục mà còn thấy nhiều lĩnh vực khác gây tốn kém và không ít phiền hà cho cả người đón khách lẫn người ghé thăm.…"Bệnh hình thức của chúng ta vẫn còn nặng. Tôi cho rằng cần đổi mới cải tiến hoạt động tiếp đón khách sao cho thiết thực và có nghĩa chứ không nên lúc nào cũng cầm cờ, vẫy hoa, giăng biểu ngữ....Nếu không quá đặc biệt thì nên dần bình thường hóa hoặt động đón tiếp, không ảnh hưởng tới hoạt động chung của cộng đồng."

    Trả lờiXóa
  21. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa
  22. Đúng là thời tiết mưa rét nhưng các em cũng đã mặc áo ấm, Thứ trưởng đến thăm trường cũng là một vinh dự của nhà trường và các em việc đón chào tuy có rườn rà một chút nhưng cũng là thể hiện tinh thần hiếu khách phù hợp với truyền thống tôn sư, trọng đạo vì thứ trưởng cũng từng là cô giáo của trường như lãnh đạo nhà trường đã trần tình.
    Thiết nghĩ, các trang mạng nên kiểm duyệt đưa tin bài chặt chẽ hơn, định hướng dư luận theo hướng trong sáng, khách quan hơn đừng đưa thêm “hạt sạn” lên không gian mạng, hãy trả lại sự trong lành cho không gian mạng./.


    Trả lờiXóa
  23. Bình thường, khi trường được đón cán bộ cấp cao đến thăm và làm việc thì học sinh vẫn thường hay xếp hàng hai bên đường, vẫy cờ chào đón. Đây là một việc hết sức bình thường, thể hiện lòng hiếu khách của nhà trường chứ có gì là gê gớm tới mức mà giật tít là "bắt học sinh" chứ. Với cả nếu trời có lạnh thì đó là điều kiện thời tiết, mà lạnh thì có áo ấm thôi, chứ có gì mà phải làm to chuyện như thế nhỉ? đúng là mấy kẻ rảnh hơi chuyên bới móc linh tinh thôi!

    Trả lờiXóa
  24. Tại một trường Trung cấp, các em học sinh đều đã lớn, có thể suy diễn được ý đồ của lãnh đạo nhà trường. Hành động biến học sinh thành các công cụ rõ ràng đi ngược lại mục tiêu cao cả của giáo dục. Nếu người có trách nhiệm trong vụ việc này là những nhà giáo có kinh nghiệm thực sự thương yêu tôn trọng học sinh luôn nghĩ tới mục tiêu giaos dục,chắc chắn đã không làm như thế... Ở địa vị khách mời, chắc hẳn cũng cảm thấy không yên lòng khi được chào đón như vậy", nhà tâm lý giáo dục phân tích.

    Trả lờiXóa
  25. Khí hậu lạnh, nhiệt độ từ 10 – 13 độ C, học sinh lại phải thi bơi ở cái đập tràn trên cánh đồng xã Quảng Phong. Tinh thần thể thao và thành tích “Phù Đổng” của huyện nhà thật là hiếm thấy. Nhưng tinh thần gì không biết, sức khỏe của học sinh bị thầy giáo đem ra đánh cược với thời tiết khắc nghiệt. Thể thao là để bảo vệ sức khỏe, không phải là để hủy hoại sức khỏe, thưa quý thầy.

    Trả lờiXóa
  26. Trả lời vì sao không hoãn cuộc bơi để bảo đảm sức khỏe cho học sinh, ông Trưởng phòng giáo dục huyện cho rằng vì tinh thần thể thao và vì lịch đã lên từ trước. Thật khó thuyết phục với cách giải thích này. Lịch bơi có gì quan trọng đến mức không hoãn được. Ngay tại Hà Nội, còn có quy định trời rét quá học sinh được nghỉ học để đảm bảo sức khỏe. Học sinh được trang bị áo ấm đầy đủ, còn chưa cho đến trường vì trời lạnh, nói gì đến chuyện cởi trần bơi giữa đồng mùa giá rét.

    Trả lờiXóa
  27. Bàn về cách đón tiếp bằng cờ đèn, kèn trống, TS Nguyễn Tùng Lâm nói: "Có nhiều cách để thể hiện hiếu khách, nhưng ý nghĩa nhất vẫn nên xuất phát từ tình cảm chân thật. Một khi đón bằng tình cảm thật hoàn toàn khác với việc diễn trò khuôn sáo hình thức, phản giáo dục …"

    Trả lờiXóa
  28. Tôi làm lụng vất vả, đóng thuế để trả lương cho công chức nhà nước. Tại sao lại bắt con tôi ra đứng như vậy? Nếu các vị làm được những việc mà dân yêu thương, họ sẽ tự động ra đón chứ không cần ai bắt buộc cả.

    Trả lờiXóa
  29. Ngay tết vừa rồi, hội chợ quận Lê Chân, Hải Phòng ngày khai mạc và bế mạc (sát đến tết). Chính quyền quận cũng ép hiệu trưởng các trường trên địa bàn phải cử giáo viên tham dự cho đông trong khi giáo viên bận mải lo têt gia đình. Không thấy làm xấu hổ, ra tết có đoàn chèo đến biểu diễn tại nhà văn hóa Hồ sen, Lê chân, Hp họ cũng ép giáo viên phải đi xem.

    Trả lờiXóa
  30. hiếu khách vốn là truyền thống của người Việt. Trong trường hợp nhà trường huy động học sinh ra đón khách thì ở chừng mực nào đó có thể chấp nhận được miễn là không ảnh hưởng tới điều kiện học tập cũng như sức khỏe của các em. "Tuy nhiên nếu bắt học sinh đứng gần một giờ đồng hồ dưới cái mưa rét cắt da thì quả là không nên", TS Thanh nhận định.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog