Hải Dương là địa phương đã không kiểm soát tốt nạn chế pháo, đốt pháo nhiều năm, đặc biệt là đêm giao thừa Tết Quý Tỵ 2013. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã phê bình một số địa phương để xảy ra tình trạng đốt pháo, trong đó có Hải Dương. Trước Tết Giáp Ngọ, lãnh đạo tỉnh đưa ra cam kết giao thừa năm nay sẽ không có tiếng pháo.
Thế mà, pháo nổ hoành tráng khắp nơi trong đêm giao thừa. Ngày mồng một Tết cũng râm ran ở nhiều xã thuộc huyện Tứ Kỳ. Xác pháo ngập các lối đi, tràn trong các sân nhà người dân. Phóng viên các báo ghi lại được hình ảnh, có chứng cứ rõ ràng, không thể cãi được.
Các xã Hà Thanh, Tiên Động, Cộng Lạc có lượng pháo đốt nhiều nhất. Câu hỏi đặt ra là chính quyền của các xã này đã làm gì? Tại sao lại để cho dân vi phạm quy định cấm đốt pháo công khai như vậy?
Không chỉ Hải Dương, tại các huyện Khoái Châu và Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên, pháo nổ từ giao thừa cho đến sáng mùng một. Người dân đốt pháo tự nhiên, tự do như không hề có quy định cấm.
Để có pháo đốt vào dịp Tết, người dân phải chế pháo, mua pháo từ các đường dây khác nhau, vận chuyển về địa phương. Nhưng chính quyền xã không biết, huyện không hay, tỉnh cũng không rõ.
Pháo không phải là tép heroin mà có thể giấu. Heroin còn phát hiện, bắt giữ được, tại sao từng lô pháo to vật lại bỏ lọt. Vấn đề ở đây không phải là khó phát hiện, xử lý các vụ chế và buôn bán pháo lậu, mà vì không quyết tâm hành động mà thôi. Tại sao các địa phương khác kiểm soát được nạn buôn lậu pháo, đốt pháo mà Hải Dương và Hưng Yên không làm được.
Nếu như, tất cả các tỉnh, thành đều để tình trạng đốt pháo xảy ra như Hải Dương, Hưng Yên, thì Tết vừa qua cả nước đều đốt pháo. Vậy thì, còn chi phép nước, còn đâu là quy định của pháp luật, chỉ đạo của Thủ tướng.
Năm trước, Thủ tướng đã phê bình và các địa phương đã cam kết không để nạn đốt pháo xảy ra, thế nhưng năm nay, ít nhất có hai tỉnh là Hải Dương và Hưng Yên đã không thực hiện được cam kết.
Lời cam kết của lãnh đạo tỉnh Hải Dương tan theo xác pháo.
Nói là cam kết, nhưng thực ra ở đây không cần phải đặt ra lời cam kết. Đã là quy định của pháp luật thì phải làm, trách nhiệm của chính quyền là phải kiểm soát được các hoạt động trên địa bàn, dứt khoát không có một tiếng pháo.
Chẳng lẽ, năm nay Thủ tướng lại tiếp tục phê bình và lãnh đạo tỉnh lại tiếp tục cam kết. Phép nước đâu phải chuyện đùa.
Lê Thanh Phong/Lao Động
nên cẩn thận với pháo lậu ,nhiều đứa nghịch dại đã mất nguyên bàn tay vì mấy cái pháo vớ vẫn đấy rồi đấy.pháo ngày xưa tết là pháo lành đốt rất vui tai,.còn pháo bây giờ là cứ chơi nhau ném người nhau đấy chứ.mà hàm lượng của nó có thể gây hậu quả không lường,là một xã hội văn minh chúng ta nên tỏ ra có ý thức thì sẽ có một cái tết vui vẻ lành mạnh
Trả lờiXóaNói (cam kết ) mà không làm được thì tốt nhất là nên từ chức để người khác lên làm cho dân được nhờ. Các ông quan tỉnh, huyện, xã ở tỉnh Hải Dương và Hưng Yên có dám làm không?
Trả lờiXóaLại phê bình lãnh đạo tỉnh ,rồi năm sau lại tiếp tục đốt pháo .Tại sao Hải Dương lại lờn phép nước ?Đề nghị Thủ tướng có biện pháp với Hải Dương và Hưng Yên ,nếu không sang năm lại thêm nhiều tỉnh nữa.
Trả lờiXóathực sự đây là vấn đề nhậy cảm cần xin ý kiến các cấp , cả chính quyền và địa phương phải vào cuộc..phải áp dung các biện pháp giáo dục tuyên truyền..cần thiết phải cá dụng các biện pháp răn đe thì mới hiệu quả hiểu chưa :>?
Trả lờiXóaThủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã phê bình một số địa phương để xảy ra tình trạng đốt pháo, trong đó có Hải Dương. Trước Tết Giáp Ngọ, lãnh đạo tỉnh đưa ra cam kết giao thừa năm nay sẽ không có tiếng pháo. và các ông đã không làm được vậy thì phải xử lý sao đây
Trả lờiXóacó thể nói trong thời gian vừa qua đặc biệt là trong dịp tết nguyên đán cổ truyền của dân tộc.....thì tình trạng đốt pháo hoa vẫn còn xảy ra rất nhiều trên nhiều địa phương khác nhau...gây bức xúc họ dư luận và gây hậu quả cao trong xã hội
Trả lờiXóathực sự sự gia tăng và không hề có dấu hiệu giảm của nạn đốt pháo trong các dịp lễ tết này một phần không thể không có trách nhiệm của cơ quan quản lý cửa khẩu đề cho tiều thương tuồn pháo hoa và nội địa ta
Trả lờiXóaCác xã Hà Thanh, Tiên Động, Cộng Lạc có lượng pháo đốt nhiều nhất. Câu hỏi đặt ra là chính quyền của các xã này đã làm gì? Tại sao lại để cho dân vi phạm quy định cấm đốt pháo công khai như vậy? thì là do sự quản lý yếu kém của chính quyền địa phương và các cấp..
Trả lờiXóaVấn đề ở đây không phải là khó phát hiện, xử lý các vụ chế và buôn bán pháo lậu, mà vì không quyết tâm hành động mà thôi. Tại sao các địa phương khác kiểm soát được nạn buôn lậu pháo, đốt pháo mà Hải Dương và Hưng Yên không làm được. chúng ta phải có hình phát thích đáng vơi những người vô trách nhiệm để làm gương cho người khác
Trả lờiXóa