PetroTimes - Đề cập đến các hành động mới đây của Trung Quốc tại biển Hoa Đông và Biển Đông tại phiên điều trần trước Ủy ban Tình báo của Hạ viện Mỹ về các mối đe dọa toàn cầu, Giám đốc Tình báo Quốc gia Mỹ James Clapper cho biết, việc Trung Quốc hung hăng theo đuổi tham vọng chủ quyền ở các vùng biển Đông Á đang gây ra mối lo ngại lớn với các nước trong khu vực.
Ảnh bên: Giám đốc Tình báo Quốc gia Mỹ James Clapper
Theo lãnh đạo tình báo quốc gia Mỹ, việc này bắt nguồn từ tư duy của Trung Quốc về cái gọi là “danh phận lịch sử” của mình.
Ông Clapper cũng cảnh báo rằng rằng, Trung Quốc đang theo đuổi một chính sách hiện đại hóa quân sự hết sức quy mô với mục đích đối trọng với cái mà Bắc Kinh cho là sức mạnh quân sự của Mỹ. Quá trình hiện đại hóa quân đội của Trung Quốc diễn ra trong tất cả các lĩnh vực, cả không gian thực và không gian mạng và có một ngày, Bắc Kinh sẽ vươn ra, chứng tỏ quyền lực của mình trên toàn cầu.
Theo Giám đốc Tình báo Mỹ, Trung Quốc tỏ ra rất quan ngại về chiến lược “xoay trục” sang châu Á của Mỹ - một nỗ lực của chính quyền Obama nhằm đẩy mạnh sự hiện diện quân sự, ngoại giao, kinh tế của Mỹ trong khu vực. Bắc Kinh xem đây là nỗ lực ngăn chặn “sự trỗi dậy” của Trung Quốc của Washington.
“Họ (Trung Quốc) khá mạnh bạo khi khẳng định cái mà họ tin là danh phận hiển nhiên của mình”, ông Clapper nói với các nhà lập pháp Mỹ.
Ông cũng nói thêm rằng, tranh chấp chủ quyền đối với một số đảo và nguồn năng lượng, đặc biệt là ở Biển Đông, đã tạo thành ngòi nổ tiềm năng cho xung đột.
Cũng tại phiên điều trần nói trên, Nghị sỹ Đảng Dân chủ Ruppersberger đã miêu tả tuyên bố đơn phương áp đặt “vùng nhận dạng phòng không” (ADIZ) của Trung Quốc trên biển Hoa Đông, bao trùm lên quần đảo Senkaku/Điếu Ngư đang tranh chấp với Nhật, như một động thái “gây hấn và cưỡng chiếm” và là một sự sỉ nhục với luật pháp quốc tế.
Trong khi đó, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ phụ trách Đông Á Daniel Russel kêu gọi Bắc Kinh không thiết lập vùng nhận dạng tương tự ở Biển Đông.
Ông Russel nói rằng, các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc cần phải dựa trên luật pháp quốc tế. "Không ai theo luật quốc tế có thể tự nhiên đưa ra quyền kiểm soát một khu vực biển rộng lớn được".
Minh Châu (theo AP)
Học thuyết quân sự hải quân Trung Quốc, đặt mục đích chiến lược là cạnh tranh vị trí đứng đầu trong khu vực châu Á Thái Bình Dương mà mục tiêu trước mắt là vùng nước biển Đông và biển Hoa Đông, được coi như sân nhà của Hải quân Trung Quốc đồng thời cũng là vị trí chiến lược với rất nhiều các đồng minh châu Á của Mỹ, trong đó có Nhật Bản. Trung Quốc đang dần lộ rõ bản chất xấu xa của mình khi lật ngửa lá bài tham vọng ngông cuồng
Trả lờiXóaĐể thực hiện mục tiêu ban đầu của học thuyết quân sự hải quân, Trung Quốc đã phát triển lực lượng Hải quân mạnh, bao gồm ba thành phần tác chiến chủ yếu. Lực lượng chiến hạm và tàu ngầm, lực lượng không quân hải quân và lực lượng lính thủy đánh bộ. Mặc dù nền công nghiệp quốc phòng Trung Quốc có những bước nhảy vọt cuối thế kỷ 20 và thập niên đầu thế kỷ 21 tuy nhiên dường như nước này đã quá tự tin vào bản thân mình khi đối mặt tranh chấp với những đất nước ẩn chứa sức mạnh tiềm tàng như Việt Nam ta
Trả lờiXóaNền công nghiệp thiết kế - chế tạo và sản xuất hầu hết dựa trên công nghiệp giá rẻ mà Trung Quốc thu được trong quá trình các nhà đầu tư nước ngoài xâm nhập đại lục, năng lực thiết kế, công nghệ vật liệu, công nghệ điện tử viễn thông, công nghệ động lực trạm nguồn hầu hết phải sao chép thì liệu có thể giúp Trung Quốc thực hiện thành công giấc mơ bá chủ không? Đúng là lúc nào Trung Quốc cũng trong trạng thái mơ mộng hão huyền, chẳng có tí tầm nhìn thực tế tí nào
Trả lờiXóaTrước tình hình đó, xét trên phương diện phát triển khoa học công nghệ đuổi kịp châu Âu và Mỹ là “giấc mơ Trung Quốc”, trên góc độ chất lượng các chế phẩm công nghệ được đưa vào khai thác sử dụng có chất lượng cao, hải quân Trung Quốc còn rất lâu mới có thể đạt được tỷ lệ vũ khí trang bị có số lượng lớn, chất lượng cao và trình độ khai thác sử dụng như hải quân Mỹ hoặc hải quân Nga. Trung Quốc các người hãy mau chóng tỉnh ngộ để đối mặt với sự thật đi
Trả lờiXóaPhân tích mà các chuyên gia đã cho thấy đến cuối năm 2013, không quân và hải quân Trung Quốc vẫn chưa có đủ yếu tố để tiến hành những chiến dịch hải quân tầm xa. Bắc Kinh chỉ có thể cân bằng lực lượng trên một vùng biển (Hoa Đông hoặc Biển Đông) ở cự ly nghìn km. Như thế thì có vẻ như giấc mộng Trung Hoa còn quá xa vời so với tầm ngắm của nước này, những ảo tưởng trước đây sẽ sớm tan thành mây khói và Trung Quốc sẽ phải gánh chịu hậu quả do việc làm trơ trẽn của mình
Trả lờiXóa