Tốt cộng với xấu lấy quân bình và đẻ ra lý lẽ "ở đâu cũng có người tốt kẻ xấu".
Vui cộng với buồn lấy quân bình và đẻ ra lý lẽ "triệu người vui cũng có triệu người buồn"
Anh hùng cộng với anh khùng lấy quân bình và đẻ ra lý lẽ "ở đâu cũng có anh hùng, ở đâu cũng có thằng khùng thằng điên"
Đó là quân bình hóa các giá trị, nghĩa là khỏa lấp các khoảng cách và đánh đồng các chủ thể. Điều đó tạo ra những khái niệm "nửa nạc nửa mỡ", mập mờ, lập lờ. A cũng có tốt có xấu, B cũng có tốt có xấu, suy ra A cũng như B.
Điều tối kỵ khi nói về lịch sử chính là những khái niệm nửa nạc nửa mỡ, mập mờ và lập lờ, tất cả phải rõ ràng, nếu chưa rõ ràng thì làm cho rõ ràng, nếu đã rõ ràng thì giữ cho nó luôn rõ ràng.
Tuy nhiên, báo giới Việt Nam hình như không nghĩ vậy trong loạt bài viết về hải chiến Hoàng Sa 1974 rất rầm rộ trong thời gian qua, điều mà họ nỗ lực trong từng đó thời gian dường như chỉ duy nhất nhằm cào bằng các giá trị lịch sử.
Họ bóng gió, từ bóng gió đi đến ngang nhiên, đòi vinh danh 74 người lính VNCH tử trận trong Hải Chiến Hoàng Sa, đòi rữa mặt (có lẽ đúng hơn là phẩu thuật thẩm mỹ) cho ngụy quân VNCH để từ chổ là một anh bù nhìn bất tài độc ác đến chổ có bộ mặt hiền lương hùng tráng hơn, tất cả núp dưới cái vỏ "làm theo đường lối", đường lối nói rằng : cần hòa hợp dân tộc.
Để tránh phải nhìn nhận lịch sử một cách tù mù thông qua cái vỏ ngôn từ mập mờ, lập lờ của giới truyền thông, cần phải đi sâu phân tích, cần phải triệt để với từng khái niệm.
I. Vinh danh 74 người lính VNCH tử nạn ?
Trước hết, vinh danh là làm cho tên tuổi người nào đó được vẻ vang, tôn trọng, ngưỡng mộ bằng cách này hay cách kia vì công lao của họ.
Tuy nhiên trong cách sử dụng từ hiện hành thì vinh danh có một nghĩa chuyển : Vinh danh là làm cho tên tuổi người nào đó được vẻ vang, tôn trọng, ngưỡng mộ bằng cách này hay cách kia vì hành động của họ là một tấm gương đáng để người khác học tâp.
Như vậy để được vinh danh, một người cần có công lao, hoặc phải là một tấm gương đáng học tập.
Xét về công lao, ở đây xét đến công lao với tổ quốc, dân tộc.
74 người lính này phục vụ cho Việt Nam Cộng Hòa chính quyền bù nhìn không qua bầu cử do Mỹ lập nên tại miền Nam Việt Nam hoàng chia cắt đất nước ta làm hai. Phục vụ cho một chính quyền bán nước tuyệt đối không phải công lao mà ngược lại là tiếp tay cho quân bán nước, cướp nước.
Còn nói riêng trong sự kiện Hải Chiến Hoàng Sa, 74 người lính ấy, mặc dù tử nạn nhưng họ không giúp cho VN giữ lại được tấc đất Hoàng Sa nào, hay gián tiếp giúp cho lợi ích của tổ quốc trên Hoàng Sa không bị phương hại hoặc ít bị phương hại hơn. Đó cũng chưa là công lao.
Như vậy, trong suốt quá trình hay trong sự kiện đang được nói đến, 74 người lính này chẳng có công lao gì để xét vinh danh.
Lại xét cái chết và cuộc đời của họ liệu có đáng để học tập?
Phục vụ cho ngụy quyền bán nước thì nhất định, nhất định không thể là một hành động đáng học tập mà ngược lại, đáng bị chỉ trích.
Thế còn cái chết của họ, liệu có đáng để thế hệ sau học tập khi rơi vào hoàn cảnh tương tự? Đây chính là điểm để người ta nhập nhèm đánh lận con đen con trắng.
Người ta đánh đồng rằng cứ "người Việt Nam chết trong một cuộc giao tranh với quân xâm lược" thì đó là sự hi sinh vì tổ quốc, mà sự hi sinh vì tổ quốc đương nhiên đáng học tập, đáng vinh danh.
Logic của loại cào bằng này là A có 1 số biểu hiện như B thì suy ra A và B là một. Biểu hiện đó ở đây là cái chết trong 1 cuộc giao tranh với quân xâm lược.
Tuy nhiên, "người Việt Nam chết trong một cuộc giao tranh với quân xâm lược", thì có đến hằng hà sa số khả năng có thể xảy ra, khả năng thứ nhất đương nhiên là anh dũng hi sinh vì tổ quốc, khả năng thứ hai là chết vì đạn lạc, khả năng thứ ba bất tài nên không thể chống đỡ mà chết , hoặc giả đang chạy té khói mà chết chẳng hạn.
Hải Quân VNCH vượt trội đối phương về cả 3 yếu tố căn bản: Thế trận (chủ động, tầm khống chế..) Khí tài (mạnh, nhiều, hiện đại hơn hẳn) Cơ hội tác chiến (khai hỏa trước, đánh phủ đầu..) nhưng hoảng loạn đến mức bắn nhầm vào nhau. 2 chiến hạm hoàn toàn không nổ phát súng nào mà chạy thẳng qua Subich giao nộp tàu, vũ khí cho Mỹ, 1 chiến hạm bị chìm do đồng đội bắn, 1 chiếc bỏ chạy về Đà Nẵng trong khi nó dư sức đương đầu với đám tàu cổ lỗ, tí hon của Trung Quốc. (LV)
Sau đó phía VNCH không có bất cứ một phương án thu hồi Hoàng Sa nào, mặc dù trong tay lực lượng Không quân và Hải quân mạnh tầm cở thế giới (do Mỹ trang bị cho), đủ sức đánh cho bật Trung Quốc ở Hoàng Sa.
Ngược lại, chỉ với vài máy bay cũ mèm thu được của VNCH, Quân đội Nhân dân Việt Nam đã đánh cho mấy chục sư đoàn được trang bị tận răng của Polpot (Campuchia) phải thất điên bát đảo, chỉ biết cắm đầu mà chạy. Và nên nhớ rằng những máy bay F5E, C130 (chiến lợi phẩm) khi bay từ VN sang đánh CPC rồi bay về cự ly không nhỏ hơn từ Đà nẵng bay ra Hoàng sa đâu. (HNQ)
Còn trong Hải Chiến Hoàng Sa, quân VNCH hoảng loạn bắn loạn xạ, bắn cả vào nhau, thay vì bắn vào tàu địch thì bắn lên đảo nơi có đồng đội đang ở đấy, chỉ sau 30 phút (kể từ lúc quân VNCH nã pháo vào tàu Trung Quốc) số tử trận (74) số thì toán loạn tháo lui.
Phải hiểu làm sao trong 30 phút đó, tàu Trung Quốc có thể kịp đổ bộ và đánh cùng quân VNCH một trận oanh liệt? Rõ ràng, VNCH thua vì hoảng loạn, yếu vía, và 74 người lính ấy, có chăng là vong mạng trong làn đạn pháo, họ đến cơ hội để "anh dũng" cũng không có, nói đến mưu trí tất nhiên lại càng là một chuyện khôi hài.
Rốt lại, những cái chết ấy, là tử trận, không có gì đáng học tập và tất nhiên không thể vinh danh. Ứng xử với 74 cái chết ấy, có chăng là sự tưởng nhớ vì nó chỉ gợi lên sự xót thương, chỉ có xót thương, dẫu sao họ cũng là người Việt Nam, 74 người Việt Nam đã chết, Hoàng Sa đã bị mất kiểm soát thực tế. Tưởng nhớ và nghi nhớ sự mất mát ấy để làm động lực giành giữ lại lãnh thổ của đất nước đó là việc nên làm.
II. Rửa mặt cho VNCH ?
Cố giáo sư Trần Chung Ngọc viết sau nhiều những nghiên cứu của mình :
"...không phải là sau Hiệp định Genève và vì Bắc Việt gài cán bộ ở lại Mỹ mới can thiệp vào Việt Nam mà Mỹ đã can thiệp vào Việt Nam từ trước đã lâu. Mỹ đã đồng lõa với thực dân Pháp trong mưu toan tái lập nền đô hộ của Pháp trên dân Việt Nam.
Những người thực sự tin rằng Mỹ là “đồng minh” của Nam Việt Nam, muốn giúp dân Việt Nam để chống lại Cộng Sản, để cho dân Việt Nam, hay ít ra là dân miền Nam, được tự do dân chủ, nên nhớ kỹ rằng chính Mỹ đã đài thọ hơn 80% chiến phí cho Pháp trong cuộc chiến tiền-Genève, từ 1945 đến 1954, để Pháp tái lập chế độ thực dân ở Việt Nam, đưa Việt Nam trở lại vòng nô lệ Pháp, trong khi Mỹ đã biết rõ chế độ thực dân Pháp đối với dân Việt Nam là như thế nào?
Lịch sử Việt Nam sẽ lên án hành động đế quốc thực dân này. Nếu chúng ta coi Pháp là quân xâm lăng thì Mỹ cũng là kẻ xâm lăng không kém. Chỉ sau khi Pháp thất trận Mỹ mới đưa ra chiêu bài giúp Việt Nam, bảo vệ nền tự do (sic) của Nam Việt Nam trong khi, như chúng ta đã biết, theo Hiệp Định Genève, Nam Việt Nam không phải là một quốc gia độc lập mà chỉ là một vùng rút quân của Pháp và những lực lượng quân sự dưới quyền Pháp, trong đó có lực lượng quốc gia, chờ ngày Tổng Tuyển Cử trên toàn thể đất nước vào năm 1956.
Cuộc kháng chiến chống Pháp đã chứng tỏ lòng người dân Việt muốn gì. Và đây là quyền tự quyết của Việt Nam mà Mỹ đã hứa là sẽ không can thiệp trong một bản tuyên ngôn đơn phương (unilateral declaration) sau khi Hiệp Định Genève được ký kết. Do đó, mọi lý do Mỹ dùng để can thiệp vào Việt Nam trở thành vô giá trị, không thể biện minh được ..."
Đó đều là những sự thật vốn không còn phải bàn cãi, và quân lực VNCH trước làm tay sai cho Thực Dân Pháp chống lại dân tộc, sau lại theo Đế Quốc Mỹ với cùng một thân phận cũng là chuyện chẳng có gì phải bàn cãi.
Quân Lực VNCH cùng với quân đội Mỹ đã giết bao nhiêu người, đốt bao nhiêu làng xóm, thả bao nhiêu bom đạn, và cuối cùng họ đã phá vỡ mọi kỷ lục điền kinh để tháo chạy như thế nào, điều đó lịch sử đã ghi nhận.
Mới chỉ gần 40 năm trôi quan thôi, lịch sử rất rõ ràng, không chỉ qua chứng tích, qua lời kể của các chứng nhân, qua tài liệu của các bên mà còn qua những nghiên cứu hết sức khoa học và khách quan, có chăng là người đương thời cố tình phủ bụi lên lịch sử dân tộc mà thôi.
Giả như, 74 người lính đã chết trong trận Hải Chiến Hoàng Sa năm ấy có khoảnh khắc anh dũng cuối đời, hay thậm chí cái chết của họ giúp cho Hoàng Sa được giữ lại thì cũng không thể vì đó mà cào bằng giá trị ấy (được thể hiện ở Hoàng Sa) vào tới đất liền, nơi mà hàng triệu người Việt Nam đã chết vì Mỹ và Quân Lực VNCH.
Huống hồ trong trận chiến ấy, những gì họ thể hiện là gì? Là sự khiếp nhược và hoảng loạn, không chiến thuật, không chi viện, không một kế hoạch tái chiếm nào.
Để cái logic: "Nếu chứng minh được A có một điểm tốt thì suy ra A tốt" có đất dựng võ, họ buộc bới móc, và khi bới móc không thấy họ phải thôi bùng lên, và họ đã làm thế. Rất thô thiển.
III. Hòa hợp, hòa giải dân tộc?
Một hành động, luôn có chủ thể, phương thức và mục đích. Mục đích của hòa giải hòa hợp có lẽ không có nhiều bàn cãi, tất cả vì lợi ích hiện tại và tương lai đất nước, vì tình đồng bào.
Còn chủ thể, hòa giải với ai, hòa hợp với ai? Chí ít đó là với những người còn sống, không ai hòa hợp với cả người chết, VNCH đã chết, 39 năm về trước, bây giờ và cả mai sau, mãi mãi chẳng có chủ thể nào mang tên VNCH cả.
Rửa mặt cho VNCH với cái danh hòa hợp dân tộc, e rằng là một sự lố bịch không sợ lố miệng nhưng họ đã nói đã làm cái điều lố bịch đó. Muốn hòa hợp ở hiện tại phải tô hồng quá khứ là một cách hiểu xuẩn ngốc vô cùng.
Một trong số những phương thức đề ra để hòa hợp dân tộc là "cởi bỏ thù hận", cởi bỏ thù hận, nghĩa là nhìn nhau với cái nhìn bao dung hơn, để nói với nhau rằng "mọi chuyện đã trôi qua, hận thù vì quá khứ là điều vô nghĩa" chứ không phải đem xóa nhẹm hết đi, hay đánh lận trắng đen. Huống chi, đấy lại là lịch sử dân tộc, lịch sử dân tộc thì phải luôn sáng rõ nhất có thể dù trong trong hoàn cảnh nào.
Muốn cởi bỏ những đè nặng quá khứ lại càng phải hiểu rõ quá khứ, thấu hiểu rồi mới có thể ứng xử phải phép với thực tại. Hòa hợp không thể ngã giá với lịch sử, lại càng không thể ngả giá với nhau, mà tìm đến với nhau bằng chân tình.
Kim chỉ nam của báo chí, phải là sự thật, ngược bằng phản sự thật ấy là phản báo chí.
Nguồn: Kịch Bản Quảng Cáo
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét